Bài tập hàng ngày Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo (có lời giải)
Tài liệu Bài tập hàng ngày Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo có đáp án, chọn lọc giúp Giáo viên và phụ huynh có thêm tài liệu cho học sinh ôn tập hàng ngày môn Tiếng Việt lớp 4.
Bài tập hàng ngày Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo (có lời giải)
Bài tập hàng ngày Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo Tập 1
CHỦ ĐỀ: TUỔI NHỎ LÀM VIỆC NHỎ
BÀI 1: NHỮNG NGÀY HÈ TƯƠI ĐẸP
ĐỌC: Những ngày hè tươi đẹp
Bài 1. Trước khi trở lại thành phố, bạn nhỏ đã nhờ ông bà điều gì?
A. Gửi lời chào tạm biệt đến những người bạn trong làng.
B. Để ý đến con lợn út.
C. Nói với bố mẹ cho bạn nhỏ về thăm quê vào hè năm sau.
D. Bảo quản mấy món đồ chơi của mình.
Bài 2. Chi tiết nào cho thấy ông bà và cô Lâm rất thương bạn nhỏ?
A. Bịn rịn tiễn bạn nhỏ ra đầu ngõ.
B. Gửi cho bạn nhỏ rất nhiều quà bánh.
C. Chăm sóc con lợn út giúp bạn nhỏ.
D. Cùng bạn nhỏ trở lại thành phố.
Bài 3. Việc bạn nhỏ hứa sẽ tập hợp sách gửi về làm tủ sách ở đình làng có ý nghĩa như thế nào?
A. Giúp các bạn nhỏ ở làng có thêm một nơi đọc sách, giao lưu, sinh hoạt.
B. Khiến những người bạn ghi nhớ công ơn của bạn nhỏ.
C. Thể hiện tình cảm của bạn nhỏ dành cho quê hương.
D. Giúp quê hương trở nên giàu đẹp hơn.
Bài 4. Những người bạn sau đây đã tặng cho bạn nhỏ món quà gì?
Điệp |
|
Hòn bi ve |
Văn |
Chồng bánh đa chưa nướng |
|
Lê |
Cây cỏ chọi gà |
|
Tuyết |
Hòn đá hình siêu nhân |
Bài 5. Nối các đoạn với nội dung tương ứng.
Từ đầu đến "trôi nhanh quá" |
|
Tình cảm của ông bà và cô Lâm dành cho con cháu |
Tiếp theo đến "ra đầu ngõ" |
Cảm xúc của bạn nhỏ khi mùa hè khép lại |
|
Tiếp theo đến "ở đình làng" |
Cảm xúc của bạn nhỏ trên đường trở lại phố |
|
Còn lại |
Tình cảm của bạn nhỏ với những người bạn ở quê |
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: Danh từ
Bài 1. Em hãy gạch chân các danh từ trong đoạn văn sau:
Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thuỷ tinh.
Bài 2. Em hãy xác định từ loại của các từ sau:
niềm vui, nỗi buồn, cái đẹp, sự đau khổ |
………………………………………………………… ………………………………………………………… ………………………………………………………… ………………………………………………………… |
Bài 3. Kể tên ba danh từ chỉ người và ba danh từ chỉ sự vật trong bức tranh dưới đây.
………………………………………………………… ………………………………………………………… ………………………………………………………… |
Bài 4. Em hãy đặt một câu chứa một danh từ mà em tìm được ở bài 3:
………………………………………………………… ………………………………………………………… ………………………………………………………… |
VIẾT: Bài văn kể chuyện
Bài 1. Kể tên các phần trong bài văn kể lại một câu chuyện?
………………………………………………………… ………………………………………………………… ………………………………………………………… ………………………………………………………… ………………………………………………………… ………………………………………………………… |
Bài 2. Đọc bài văn dưới đây và xác định nội dung 3 phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn kể lại câu chuyện Cô bé Lọ Lem.
Em được mẹ tặng cuốn sách có nhan đề "100 câu chuyện cổ tích hay nhất thế giới". Đối với em, thú vị nhất trong cuốn sách là câu chuyện "Cô bé Lọ Lem". Chuyện kể rằng, đã lâu lắm rồi, ở một đất nước xa xôi, có cô bé xinh đẹp tên là Lọ Lem. Sau khi mẹ Lọ Lem mất, bố cô lấy vợ mới. Người vợ mới có hai cô con gái riêng và chẳng yêu thương Lọ Lem chút nào. Không lâu sau, bố Lọ Lem cũng qua đời, cuộc sống của cô càng khổ cực. Một ngày nọ, vua tổ chức vũ hội. Mẹ kế và hai cô con gái đi dự hội, bắt Lọ Lem ở nhà nhặt đậu lẫn trong đống tro. Lọ Lem khóc nức nở. Thế rồi, một bà tiên xuất hiện giúp cô nhặt đậu, hoá phép cho cô váy dạ hội và đôi giày thuỷ tinh tuyệt đẹp. Bà còn biến quả bí ngô thành cổ xe ngựa đưa Lọ Lem đi dự hội. Bà dặn Lọ Lem phải về trước 12 giờ đêm, nếu không mọi phép thuật sẽ tan biến. Ở vũ hội, Lọ Lem xinh đẹp đến mức hoàng tử chỉ khiêu vũ với mình cô. Đến 12 giờ, vì vội ra về, Lọ Lem làm rơi một chiếc giày. Hoàng tử sai người đi khắp nơi tìm chủ nhân của chiếc giày. Hai cô chị cũng ướm thử giày nhưng không vừa. Tới lượt Lọ Lem thì vừa như in. Hoàng tử vui mừng đón cô về cung. Từ đó, họ sống bên nhau hạnh phúc đến cuối đời. Em rất thích câu chuyện này vì cái kết thật có hậu. "Cô bé Lọ Lem" xứng đáng là một trong những câu chuyện cổ tích hay nhất thế giới. (Nguyễn Ngọc Mai Chi) |
………………………………………………………… ………………………………………………………… ………………………………………………………… ………………………………………………………… ………………………………………………………… ………………………………………………………… |
BÀI 2: ĐÓA HOA ĐỒNG THOẠI
ĐỌC: Đóa hoa đồng thoại
Bài 1. “Đóa hoa đồng thoại” là cuộc thi:
A. sáng tác truyện.
B. vẽ tranh.
C. hùng biện.
D. diễn kịch nói.
Bài 2. Chi tiết nào cho thấy, cuộc thi mang lại những giá trị tốt đẹp, giúp đỡ cho cộng đồng?
A. Các tác phẩm đoạt giải được dịch sang tiếng Nhật, biên tập, vẽ minh họa, in ấn và phát hành rộng rãi.
B. Toàn bộ lợi nhuận từ việc bán sách được trao tặng cho các quỹ khuyến học, khuyến đọc của Việt Nam.
C. Thí sinh đoạt giải Đặc biệt được tham gia lễ trao giải tại Nhật Bản và được khắc tên trên cúp “Đóa hoa đồng thoại”.
D. Cuộc thi sẽ kết nối trái tim của người dân Nhật Bản và Việt Nam
Bài 3. Cụm từ "truyện đồng thoại" được hiểu như thế nào?
A. Truyện sáng tác dành cho trẻ em, trong đó loài vật và các vật được nhân hoá để tạo nên một thế giới thần kì.
B. Truyện có nhiều nhân vật với những lời thoại hay, hấp dẫn, tạo nên nhiều tình huống kịch tính.
C. Truyện viết về thiếu nhi, do chính thiếu nhi sáng tác, có kèm hình ảnh sinh động.
D. Truyện kể về những việc xảy ra trong đời sống thường ngày thông qua ngôn ngữ hồn nhiên, trong sáng của trẻ em.
Bài 4. Thí sinh đoạt giải Đặc biệt được tham gia lễ trao giải ở đâu?
☐ |
☐ |
☐ |
☐ |
Bài 5. Trình bày nội dung chính của bài đọc “đóa hoa đồng thoại”
………………………………………………………… ………………………………………………………… ………………………………………………………… ………………………………………………………… ………………………………………………………… ………………………………………………………… |
VIẾT: Lập dàn ý cho bài văn kể chuyện
Bài 1. Trình bày các bước lập dàn ý cho bài văn kể chuyện.
………………………………………………………… ………………………………………………………… ………………………………………………………… ………………………………………………………… ………………………………………………………… |
Bài 2. Dựa vào gợi ý dưới đây lập dàn ý cho bài văn kể lại câu chuyện mà em đã đọc?
*Gợi ý
- Mở bài
+ Nhờ đâu mà em biết đến câu chuyện định kể?
+ Đó là câu chuyện nào?
- Thân bài
+ Mở đầu câu chuyện đó như thế nào?
+ Diễn biến câu chuyện đó như thế nào?
+ Kết thúc câu chuyện đó như thế nào?
- Kết bài
+ Suy nghĩ, cảm xúc của em về câu chuyện đó như thế nào?
+ Qua câu chuyện, em rút ra được bài học gì?
………………………………………………………… ………………………………………………………… ………………………………………………………… ………………………………………………………… ………………………………………………………… ………………………………………………………… ………………………………………………………… ………………………………………………………… ………………………………………………………… ………………………………………………………… |
................................
................................
................................
Bài tập hàng ngày Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo Tập 2
CHỦ ĐỀ: CUỘC SỐNG MẾN YÊU
BÀI 1: CUỘC PHIÊU LƯU CỦA BỒ CÔNG ANH
ĐỌC: Cuộc phiêu lưu của bồ công anh
Bài 1. Bồ công anh út chọn dừng chân ở đâu?
☐ Cánh đồng. |
☐ Bờ suối. |
☐ Cánh rừng. |
☐ Sa mạc. |
Bài 2. Nơi bồ công anh út dừng chân có gì thú vị, đánh dấu ☑ trước phương án trả lời đúng.
☐ Những bông hoa cỏ mật tỏa hương ngào ngạt.
☐ Những bông hoa vàng li ti trải thảm đón chào.
☐ Những chú dế gảy lên khúc ca đồng quê rộn rã.
☐ Những thảm cỏ xanh mướt mát.
☐ Những đàn cừu trắng muốt thản nhiên gặm cỏ.
Bài 3. Những sự vật dưới đây đã làm gì để chào đón bồ công anh út?
- Những chú dế:
………………………………………………………… ………………………………………………………… |
- Những đóa hoa đủ màu
………………………………………………………… ………………………………………………………… |
- Từng giọt sương trong vắt, mát lạnh và ngọt lành:
………………………………………………………… ………………………………………………………… |
Bài 4. Nối các phần với nội dung phù hợp.
Từ đầu đến "Chúng con đi đây" |
|
Vẻ đẹp của nơi bồ công anh út dừng lại. |
Từ "Chúng bay bay" đến "mẹ ơi!" |
Bồ công anh út bắt đầu cuộc sống mới ở miền đất mới ngọt ngào, đáng yêu. |
|
Từ "Bồ công anh" đến "thân mình bồ công anh" |
Cuộc phiêu lưu đầy thú vị của bồ công anh út. |
|
Còn lại
|
Những cánh hoa bồ công anh chào mẹ rồi theo gió bay đi. |
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: Câu
Bài 1. Sắp xếp các từ ngữ trong mỗi dòng dưới đây thành câu và chép lại cho đúng:
a) đã / mùa xuân / về
…………………………………………………………………………………………………..
b) đáng / Em bé / yêu
…………………………………………………………………………………………………..
c) Bầu trời / trong xanh / cao / và
…………………………………………………………………………………………………..
Bài 2. Đoạn văn dưới đây có bao nhiêu câu?
Về đêm, cảnh vật thật im lìm. Sông thôi vỗ sóng dồn dập vô bờ như hồi chiều. Hai ông bạn già vẫn trò chuyện. Ông Ba trầm ngâm. Thỉnh thoảng ông mới đưa ra một nhận xét dè dặt. Trái lại, ông Sáu rất sôi nổi. Ông hệt như Thần Thổ Địa của vùng này.
…………………………………………………………………………………………………….
Bài 3. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống để tạo thành câu:
a) ……………. là loài hoa em thích nhất.
b) ………………. sáng lấp lánh trên bầu trời đêm.
c) Người gẫn gũi với em nhất là ………..
d) Những tán lá ……………….
Bài 4. Đặt câu:
a) Giới thiệu một loại cây ăn quả mà em thích.
…………………………………………………………………………………………………….
b) Chỉ hoạt động của bác sĩ.
…………………………………………………………………………………………………….
VIẾT: Bài văn miêu tả cây cối
Bài 1. Em hãy cho biết nội dung chính của những đoạn văn sau:
Đoạn văn |
Nội dung chính |
Em được sinh ra và lớn lên ở miền Nam có thời tiết lúc nào cũng quanh năm nắng nóng nữa. Và nơi đây lại luôn luôn được biết đến là một vùng đất nổi tiếng với hương vị của trái sầu riêng thơm ngát. Và trái sầu riêng cũng là loại quả mà em thích ăn nhất nữa, hương vị của nó thật đặc biệt. |
|
Khi được nhìn ngắm nhìn những trái sầu riêng mới thích thú biết bao nhiêu, trái sầu riêng này lại có lớp gai nhọn bên ngoài trông chẳng khác những trái mít ở ngoài miền Bắc cả thế nhưng nó lại đặc biệt hơn ở phần bên trong nữa. Khi bổ trái sầu riêng ra em nhận thấy ở mỗi trái sầu riêng chỉ có từ 3 đến 5 múi mà thôi. Điều đặc biệt nhất ở đây đó chính là mỗi múi sầu riêng nhìn đều rất to chứ nó không có nhiều múi nho nhỏ và có nhiều xơ như trái mít đâu, nhìn thật thơm ngon nữa. |
|
Trái sầu riêng cũng nặng khoảng 1, 2 cân thỉnh thoảng có trái cá biệt có thể lên đến 3, 4 cân. Thực sự em ăn trái sầu riêng khi chín nó lại có được một mùi hương rất thơm và đậm đà biết bao nhiêu. Em chỉ cần đứng từ xa thôi mà khi bổ sầu riêng chín ra em cũng có thể ngửi thấy hương vị của nó rồi. Đã có rất nhiều người như lại không thích mùi hương và cả hương vị của nó do không quen. Thế nhưng ăn dần lại trở lên thật nghiện món này. Từng múi sầu riêng thơm ngon và béo ngậy mới thật hấp dẫn và đặc biệt làm sao. Đó như một món quà của tạo hóa, của thiên nhiên ban tặng. |
|
Em luôn luôn rất thích cùng gia đình mình thưởng thức những trái sầu riêng ngọt lịm và cũng bổ dưỡng biết bao nhiêu cứ mỗi khi hè về. |
|
Bài 2. Bài văn trên được miêu tả theo trình tự nào?
…………………………………………………… …………………………………………………… …………………………………………………… …………………………………………………… …………………………………………………… …………………………………………………… |
BÀI 2: BÁC SĨ CỦA NHÂN DÂN
ĐỌC: Bác sĩ của nhân dân
Bài 1. Bài đọc nói về bác sĩ nào?
☐ Phạm Ngọc Thạch. |
☐ Hồ Đắc Di. |
☐ Đặng Văn Ngữ. |
☐ Tôn Thất Tùng. |
Bài 2. Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch đã có thành tựu nào?
A. Tìm ra cách phòng và chữa bệnh lao phổi.
B. Tìm ra cách phòng và chữa bệnh ung thư.
C. Tìm ra cách phòng và chữa bệnh HIV.
D. Tìm ra cách phòng và chữa bệnh phong.
Bài 3. Hình ảnh bác sĩ được miêu tả như thế nào?
…………………………………………………………... …………………………………………………………... …………………………………………………………... …………………………………………………………... …………………………………………………………... …………………………………………………………... |
Bài 4. Nối các từ với nghĩa phù hợp.
Túc trực |
|
Lúc còn sống. |
Sinh thời |
Chữa bệnh, điều trị bệnh nói chung. |
|
Cống hiến |
Đóng góp to lớn, quý giá. |
|
Chữa trị |
Có mặt thường xuyên ở bên cạnh. |
VIẾT: Quan sát, tìm ý cho bài văn miêu tả cây cối
Bài 1. Em hãy sắp xếp các đoạn văn dưới đây theo trình tự hợp lí:
|
Cây roi được trồng cạnh giếng, thân cao gần 5m, to như cột nhà. Những cành lớn mọc từ thân cây đều to như cổ chân, chắc nịch, có thể gánh được hai người một lần. Lá cây roi có vẻ ngoài như lá xoài nhưng ngắn hơn. Khắp cành nhánh, lá roi mọc dày, chồng chéo lên nhau tạo thành tán cây rộng xanh um, che bóng mát cho cả khu vực quanh giếng. Năm nay, lần đầu cây ra hoa, từng chùm hoa nhỏ li ti xinh xắn lắm. Rồi khi nắng bắt đầu rực rỡ, những chùm roi đầu tiên cũng xuất hiện. Chúng có hình như cái chuông, nhỏ như quả cà chua bi. Chỉ một thời gian nữa thôi, chúng sẽ to hơn, như cái nắm tay và chuyển đỏ. Đó là lúc trái roi đã chín. |
|
Sau vườn nhà em có một cây roi hơn bốn năm tuổi. Sau bao ngày chăm sóc, năm nay, cuối cùng cây cũng cho lứa quả đầu tiên. |
|
Thấy cây roi ra trái, cả nhà mừng lắm. Nên chiều nào cả nhà cũng ra xem quả và tưới nước cho cây. |
Bài 2. Theo em, bài văn trên được miêu tả theo trình tự nào?
……………………………………………………………………....................………………….
……………………………………………………………………....................………………….
……………………………………………………………………....................………………….
BÀI 3: XÔN XAO MÙA HÈ
ĐỌC: Xôn xao mùa hè
Bài 1. Sự vật nào sau đây không được tác giả miêu tả khi mùa hè đến?
☐ Quả mít. |
☐ Bông lúa. |
☐ Dưa hấu. |
☐ Hoa gạo. |
Bài 2. Bầy chim làm gì vào mùa hè?
A. Dậy sớm, luyện thanh.
B. Ca hát, nhảy múa.
C. Bay lượn, nô đùa.
D. Làm tổ, kiếm ăn.
Bài 3. Vào mùa hè, các em nhỏ có trò chơi nào?
A. Thả diều, thổi sáo.
B. Nhảy dây, bắn bi.
C. Đánh chuyền, thổi kèn lá.
D. Trốn tìm, ô ăn quan.
Bài 4. Từ "dậy" trong câu thơ "Từng bông lúa dậy hương chiêm" nghĩa là gì?
A. Mùi thơm tỏa mạnh ra xung quanh.
B. Chuyển từ tư thế nằm sang tư thế ngồi, hay từ tư thế nằm hoặc ngồi sang tư thế đứng.
C. Chuyển từ trạng thái ngủ sang trạng thái thức.
D. Không gian chợt bừng sáng lên nhanh chóng.
Bài 5. Vì sao bài thơ có tên là "Xôn xao mùa hè"?
…………………………………………………………... …………………………………………………………... …………………………………………………………... …………………………………………………………... …………………………………………………………... |
................................
................................
................................
Xem thêm các bài học Tiếng Anh 4 hay khác:
- Giải bài tập Tiếng Anh 4 mới
- Giải sách bài tập Tiếng Anh 4 mới
- Top 20 Đề thi Tiếng Anh lớp 4 có đáp án
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài tổng hợp Từ vựng, Ngữ pháp, Bài tập Tiếng Anh lớp 4 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Tiếng Anh 4 Tập 1 và Tập 2.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 4 (các môn học)
- Giáo án Toán lớp 4
- Giáo án Tiếng Việt lớp 4
- Giáo án Tiếng Anh lớp 4
- Giáo án Khoa học lớp 4
- Giáo án Lịch sử và Địa lí lớp 4
- Giáo án Đạo đức lớp 4
- Giáo án Công nghệ lớp 4
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 4
- Giáo án Tin học lớp 4
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Bộ đề thi Tiếng Việt lớp 4 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 có đáp án
- Bài tập Tiếng Việt lớp 4 (hàng ngày)
- Ôn hè Tiếng Việt lớp 4 lên lớp 5
- Bộ đề thi Toán lớp 4 (có đáp án)
- Toán Kangaroo cấp độ 2 (Lớp 3, 4)
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 4 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần lớp 4 (có đáp án)
- 24 Chuyên đề Toán lớp 4 (nâng cao)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 4
- Ôn hè Toán lớp 4 lên lớp 5
- Bộ đề thi Tiếng Anh lớp 4 (có đáp án)
- Bộ đề thi Lịch Sử & Địa Lí lớp 4 (có đáp án)
- Bộ đề thi Đạo Đức lớp 4 (có đáp án)
- Bộ đề thi Tin học lớp 4 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học lớp 4
- Đề thi Công nghệ lớp 4