Bài tập hàng ngày Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều (có lời giải)
Tài liệu Bài tập hàng ngày Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều có đáp án, chọn lọc giúp Giáo viên và phụ huynh có thêm tài liệu cho học sinh ôn tập hàng ngày môn Tiếng Việt lớp 4.
Bài tập hàng ngày Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều (có lời giải)
Bài tập hàng ngày Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều Tập 1
Bài 1: Chân dung của em
BÀI ĐỌC 1: Tuổi ngựa.
Bài 1. Bạn nhỏ mang gì về cho mẹ sau khi đi khắp trăm miền?
A |
B |
C |
D |
Bài 2. Khổ thơ thứ 3 trong bài Tuổi ngựa có những hình ảnh nào?
A. Màu hoa mơ trắng như màu trang giấy.
B. Mùi hoa huệ ngọt ngào.
C. Gió và nắng xôn xao trên cánh đồng đầy hoa cúc dại.
D. Tất cả đáp án trên.
Bài 3. Ở khổ thơ cuối, bạn nhỏ tuổi ngựa nhắn nhủ mẹ điều gì?
A. Ngựa con sẽ đi rất xa không bao giờ về với mẹ của mình.
B. Mẹ đừng buồn, dù đi xa đến đâu con vẫn tìm về với mẹ.
C. Từ nay ngựa con sẽ ở nhà không bao giờ đi nữa.
D. Ngựa con thích đi xa nhưng vì mẹ nên không đi nữa.
Bài 4. Đọc bài thơ và cho biết, bạn nhỏ trong bài thơ là nhân vật thế nào?
………………………………………………………… ………………………………………………………… ………………………………………………………… ………………………………………………………… ………………………………………………………… |
BÀI VIẾT 1: Viết đoạn văn về một nhân vật (Cấu tạo của đoạn văn)
Bài 1. Nối câu hỏi ở cột trái với câu trả lời thích hợp ở cột phải để nêu các bước cần làm khi viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi ngựa.
Bài 2. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Em được bố mua cho cuốn sách "100 truyện cổ tích Việt Nam” rất hay và thú vị. Trong cuốn sách này, em thích nhất là nhân vật Thạch Sanh, nhân vật chính của câu chuyện cổ tích cùng tên. Thạch Sanh là một chàng trai mồ côi, sống một mình trong túp lều cũ dưới gốc đa. Anh có tấm lòng nhân hậu, luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác. Thạch Sanh đã dũng cảm đánh nhau với chằn tinh, trừ hại cho dân, giết đại bàng để cứu công chúa - con vua Thủy Tề. Đặc biệt, dù biết mẹ con Lý Thông luôn muốn hãm hại mình, nhưng anh vẫn rộng lượng tha thứ cho họ. Anh là một biểu tượng tốt đẹp về cái thiện, là hình ảnh tiêu biểu cho người anh hùng dân gian, luôn bảo vệ công lí. Thạch Sanh sẽ là tấm gương sáng về lòng nhân hậu để em học tập và noi theo.
(Sưu tầm)
a) Đoạn văn trên viết về nội dung gì?
b) Câu mở đầu của đoạn văn (câu mở đoạn) có tác dụng gì?
c) Các câu tiếp theo phát triển những ý nào của câu mở đoạn?
BÀI ĐỌC 2: Cái răng khểnh.
Bài 1. Bạn nhỏ trong bài đọc không thích cười vì lí do gì?
A. Vì bạn nhỏ buồn.
B. Vì bạn nhỏ đang mệt.
C. Vì bạn nhỏ có cái răng khểnh.
D. Tất cả các phương án trên.
Bài 2. Một số bạn trong lớp và bố có quan điểm khác nhau như thế nào về chiếc răng khểnh của bạn nhỏ:
Các bạn trong lớp: |
|
Bố bạn nhỏ: |
|
Bài 3. Khi biết lí do bạn nhỏ không hay cười vì răng khểnh, người bố trong câu chuyện đã nói gì?
A. Răng khểnh đẹp vì nó làm nụ cười trở nên đặc biệt, khác với người khác.
B. Răng khểnh không đẹp nhưng phải chấp nhận vì không thay đổi được.
C. Mỗi người đều có nét riêng, nên tự hào vì nét riêng đó của mình.
D. A và C đều đúng.
Bài 4. Câu chuyện muốn nói điều gì? Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn thành câu trả lời.
(vẻ đẹp diệu kì, quý trọng sự khác biệt, điểm riêng biệt)
Mỗi người đều có một (1)…………………, không ai giống ai. Sự khác biệt, độc đáo của mỗi người làm nên (2) ………………… đa dạng của cuộc sống. Mỗi chúng ta cần (3) ………………… của chính mình.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: Danh từ.
Bài 1. Xếp các từ sau vào nhóm phù hợp:
chích chòe, chén, cô giáo, em bé, xe máy, bác sĩ, máy tính, thằn lằn, cá mập
- Danh từ chỉ người
- Danh từ chỉ vật
- Danh từ chỉ con vật
Bài 2. Ghép các dòng sau sao cho hợp lý.
Bài 3. Gạch chân vào các danh từ có trong các câu văn, câu thơ sau.
a) Tàu đến, chú bé vụt đứng dậy, háo hức đưa tay vẫy, chỉ mong có một hành khách nào đó vẫy lại.
b) Dưới đôi cánh chuồn chuồn là lũy tre xanh rì rào trong gió, là bờ ao với những khóm khoai nước rung rinh.
c)
Rễ siêng không ngại đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù.
Vươn mình trong gió tre đu
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành.
(Tre Việt Nam, Nguyễn Duy)
BÀI VIẾT 2: Luyện tập viết đoạn văn về một nhân vật (Tìm ý và sắp xếp ý).
Bài 1. Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống.
(đáng yêu, khám phá, bay nhảy, bạn nhỏ tuổi Ngựa, hiếu thảo, hiếu động)
1. Em viết về nhân vật: (1) ………………………………
2. Em sẽ viết:
a) Cảm nghĩ về nhân vật: (2) ………………………………
b) Tính tình: (3) ………………………………, không ở yên một chỗ.
c) Sở thích, ước mơ: thích (4) ………………………………, mơ ước (5) …………………………... những miền đất lạ.
d) Tính cách: nhanh nhẹn, (6) …………………………...
Bài 2. Các ý dưới đây phù hợp với đoạn văn miêu tả nhân vật nào trong các bài đọc em đã học.
BÀI ĐỌC 3: Vết phấn trên mặt bàn
Bài 1. Nhân vật Thi ca trong văn bản hiện lên với những đặc điểm nào
………………………………………………………. ………………………………………………………. ………………………………………………………. ………………………………………………………. ………………………………………………………. ………………………………………………………. |
Bài 2. Tại sao Minh lại xoá đường ranh giới đi?
A. Vì Thi Ca không viết bằng tay trái nữa.
B. Vì Minh xin cô giáo đổi sang chỗ ngồi khác.
C. Vì Minh ân hận bởi hành động của mình khiến Thi Ca buồn.
D. Vì Thi Ca vào bệnh viện nên Minh ngồi một mình.
Bài 3. Nếu là Minh, em sẽ nói gì với Thi Ca khi bạn đi học trở lại?
………………………………………………………. ………………………………………………………. ………………………………………………………. ………………………………………………………. ………………………………………………………. ………………………………………………………. |
BÀI VIẾT 3: Luyện tập viết đoạn văn về một nhân vật.
Bài 1. Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn thành đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về nhân vật Ma-ri-a trong câu chuyện dưới đây:
(tách trà, phát hiện, ấn tượng nhất, suy nghĩ, thật đáng
khâm phục, quan sát, thí nghiệm)
Em đã đọc nhiều câu chuyện, nhưng cô bé Ma-ri-a trong đoạn trích“Nhà phát minh 6 tuổi” là nhân vật em thấy (1) …………………………. . Mặc dù mới 6 tuổi, nhưng Ma-ri-a đã rất thích (2) …………………………. Một lần, gia đình cô bé có tiệc, gia nhân bưng bát trà lên, (3) …………………………. thoạt đầu trượt trong đĩa. Nhưng khi nước trà rớt ra đĩa thì những tách trà kia bỗng nhiên dừng chuyển động, cứ như có cái gì ngăn lại. Ma-ri-a không ngừng tò mò, (4) …………………………. “Thế là vì sao nhỉ?". Cô bé với bộ đồ trà. Sau đến nhà bếp và tiến hành (5) …………………………. với bộ đồ trà. Sau nhiều lần thực hiện, cô bé vỡ oà khi nhận ra: Chỉ cần giữa chiếc bát đựng nước trà và chiếc đĩa có một chút nước thì bát đựng trà không bị trượt nữa. Nhờ óc quan sát, ham mày mò tìm hiểu, Ma-ri-a đã (6) …………………………. ra một quy luật tự nhiên. Ma-ri-a (7) ………………………….
Bài 2. Hãy viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của mình về một nhân vật em đã học (hoặc đã đọc, đã nghe):
................................
................................
................................
Bài tập hàng ngày Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều Tập 2
BÀI 11: TRÁI TIM YÊU THƯƠNG
BÀI ĐỌC 1: Món quà
Bài 1. Vì sao mấy hôm nay, Chi rất bối rối?
A. Vì sắp đến sinh nhật mình mà chưa biết tổ chức như thế nào.
B. Vì sắp đến sinh nhật Vy – bạn thân của Chi mà Chi chưa biết tặng gì cho bạn.
C. Vì sắp đến sinh nhật mẹ mà Chi chưa biết mua gì để tặng mẹ.
D. Vì Chi sắp phải chia xa Vy mà chưa chọn được món quà chia tay nào.
Bài 2. Việc Chi quyết định dùng toàn bộ số tiền tiết kiệm và vay má thêm tiền để mua quà cho Vy đã cho thấy điều gì?
A. Chi rất hoang phí, không biết cách tiết kiệm tiền.
B. Chi có rất nhiều tiền.
C. Chi rất quan tâm bạn bè và muốn tặng bạn món quà bạn thích.
D. Chi rất thông minh và biết cách chi tiêu hợp lí.
Bài 3. Chọn từ phù hợp để hoàn thiện nội dung bài đọc “Món quà”.
(gắn kết, cảm thông, nhân ái, dành dụm, quyên góp)
Câu chuyện kể về việc Chi đã dùng số tiền ……………….. định mua quà sinh nhật cho Vy để ……………….. cho Thư chữa bệnh. Qua đó, truyện ca ngợi tấm lòng ……………….. của bạn Chi. Chính sự yêu thương, ……………….., chia sẻ của Chi là niềm vui, là sợi dây ……………….. tình bạn.
Bài 4. Nếu em là Vy, em có trách Chi không? Vì sao?
…………………………………………………………. …………………………………………………………. …………………………………………………………. …………………………………………………………. …………………………………………………………. …………………………………………………………. |
BÀI VIẾT 1: Luyện tập viết thư thăm hỏi (Mở đầu và kết thúc bức thư)
Bài 1. Lời chào nào dưới đây thích hợp cho bức thư thăm hỏi bạn bè?
A. Tiến thân mến!
B. Tiến kính yêu!
C. Tiến chính là người mà em muốn viết thư để hỏi thăm.
D. Tiến kính mến!
Bài 2. Tìm từ thích hợp để hoàn thiện phần mở đầu cho bức thư thăm hỏi thầy cô.
Hà Nội, chúc mừng, vui và tự hào, Nhà giáo Ưu tú, kính yêu
……………….., ngày 25 tháng 12 năm 2023 Cô Nga ………………..! Con mới nhận được tin cô được trao danh hiệu ……………….., con ……………….. lắm! Nên hôm nay con viết bức thư này để gửi lời chia vui và ……………….. tới cô ạ! |
Bài 3. Lời chúc nào dưới đây phù hợp cho phần kết của bức thư thăm hỏi một người bạn?
A. Chúc cậu công tác tốt và đạt được nhiều thành công, thăng tiến trong công việc!
B. Chúc cậu luôn mạnh khoẻ, học tập tốt và giành được thật nhiều thành tích cao nhé! Tớ chờ thư cậu!
C. Kính chúc cậu luôn mạnh khoẻ, gặp nhiều niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống!
D. Chúc mừng cậu nhiều!
Bài 4. Tìm từ ngữ thích hợp để hoàn thành phần kết thúc cho bức thư thăm hỏi thầy cô.
(gặp gỡ, khỏe mạnh, niềm vui, phụ lòng, công tác)
Cô ơi! Con luôn mong có dịp cô trò mình được ………………. và tâm sự với nhau. Con chúc cô ………………., ………………. tốt và có được thật nhiều ………………. trong cuộc sống. Con xin hứa sẽ học thật giỏi để không ………………. cô ạ! Học trò của cô Đạt Nguyễn Thành Đạt |
BÀI ĐỌC 2: Buổi học cuối cùng
Bài 1. Trong buổi học cuối cùng, các bạn học sinh có thái độ thế nào?
Cả lớp |
|
không nghịch đùa, gõ thước |
Bàn con trai |
trang nghiêm hơn trước |
|
Bàn con gái |
lặng yên, bím tóc cũng nơ hồng |
Bài 2. Thái độ trang nghiêm, nghiêm túc của các bạn nhỏ trong buổi học cuối cùng cho thấy điều gì?
A. Các bạn rất ngoan, không bao giờ mắc lỗi và làm cô buồn.
B. Các bạn rất trân trọng cô giáo và buổi học cuối cùng.
C. Các bạn rất trầm lặng và ít nói.
D. Các bạn rất đoàn kết.
Bài 3. Mái tóc của cô được miêu tả như thế nào?
A. Bạc phơ.
B. Hoa râm.
C. Đen óng.
D. Mượt mà.
Bài 4. Dòng thơ nào chứa hình ảnh so sánh trong khổ thơ dưới đây?
Cô vẫn là cô, mái tóc hoa râm
Bàn tay xương gầy, bám đầy phấn trắng
Giọng nói êm êm, nụ cười như giọt nắng
Sao buổi học này, chúng em mới nhận ra.
Bài 5. Các bạn nhỏ muốn bù đắp điều gì cho cô và có bù đắp được không?
…………………………………………………………. …………………………………………………………. …………………………………………………………. …………………………………………………………. …………………………………………………………. …………………………………………………………. |
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: Tra từ điển
Bài 1. Từ điển tiếng Việt được dùng để làm gì?
A. Tra cứu nghĩa của các từ tiếng Việt.
B. Học cách đánh vần của các vần, tiếng tiếng Việt.
C. Tra cứu nghĩa của các từ thuộc nhiều ngôn ngữ trên thế giới.
D. Tóm tắt kiến thức cơ bản của môn tiếng Việt.
Bài 2. Các từ trong quyển từ điển được sắp xếp theo thứ tự nào? Điền ĐÚNG/ SAI thích hợp vào chỗ trống.
☐ Các mục từ được sắp xếp ngẫu nhiên, không theo quy định nào.
☐ Các mục từ được sắp xếp theo thứ tự chữ cái mở đầu từ.
☐ Các từ cùng vần trong một mục từ được xếp theo thứ tự dấu thanh (không dấu, dấu huyền, dấu hỏi, dấu ngã, dấu sắc, dấu nặng).
☐ Các từ cùng vần trong một mục từ được xếp theo thứ tự dấu thanh (không dấu, dấu hỏi, dấu sắc, dấu huyền, dấu ngã, dấu nặng).
Bài 3. Nối từ với nghĩa tương ứng.
BÀI VIẾT 2: Luyện tập viết thư thăm hỏi (Viết nội dung chính)
Bài 1. Nên đưa những thông tin gì vào phần kể về tình hình của bản thân cho tình huống: Viết thư cho một người bạn ở xa để thăm hỏi khi bà bạn vừa mất?
A. Tớ vừa giành được giải cao trong kì thi Học sinh giỏi cấp Quận và bố mẹ hứa sẽ thưởng cho tớ một chuyến du lịch Đà Lạt.
B. Tớ vẫn khoẻ và chăm chỉ học tập, cậu yên tâm nhé!
C. Bà tớ cũng đang ốm nặng, tớ buồn và suy nghĩ nhiều lắm, không khí gia đình tớ dạo này lúc nào cũng bị bao trùm bởi nỗi lo âu.
D. Bà tớ vừa từ Tuyên Quang xuống chơi với gia đình tớ, mang cho tớ bao nhiêu là quà, tớ vui lắm!
Bài 2. Em hãy viết nội dung chính cho một bức thư thăm hỏi người thân.
…………………………………………………………. …………………………………………………………. …………………………………………………………. …………………………………………………………. |
BÀI ĐỌC 3: Những hạt gạo ân tình
Bài 1. Đơn vị của ông Hai Trí hành quân sang nước nào?
☐ Cam-pu-chia. |
☐ Lào. |
☐ Thái Lan. |
☐ Mi-an-ma. |
Bài 2. Đơn vị của ông Hai Trí hành quân sang Cam-pu-chia để làm gì?
A. Giúp nhân dân nước bạn khắc phục hậu quả của thiên tai.
B. Giúp nhân dân nước bạn thoát khỏi chế độ diệt chủng Hít-le.
C. Giúp nhân dân nước bạn thoát khỏi chế độ diệt chủng Pôn Pốt.
D. Giúp nhân dân nước bạn khắc phục hậu quả chiến tranh.
Bài 3. Điền các từ thích hợp vào chỗ trống để được nội dung bài đọc “Những hạt gạo ân tình”.
(tình cảm gắn bó, thảm họa diệt chủng, Việt Nam, Cam-pu-chia, đóng góp)
Bài đọc cho thấy những …………………. to lớn của bộ đội …………………. trong việc giúp đất nước và người dân …………………. thoát khỏi …………………., đồng thời thể hiện …………………. giữa bộ đội Việt Nam và nhân dân Cam-pu-chia.
Bài 4. Từ nhan đề bài đọc gợi ra cho em những suy ngẫm gì?
…………………………………………………………. …………………………………………………………. …………………………………………………………. …………………………………………………………. …………………………………………………………. …………………………………………………………. |
................................
................................
................................
Xem thêm các bài học Tiếng Anh 4 hay khác:
- Giải bài tập Tiếng Anh 4 mới
- Giải sách bài tập Tiếng Anh 4 mới
- Top 20 Đề thi Tiếng Anh lớp 4 có đáp án
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài tổng hợp Từ vựng, Ngữ pháp, Bài tập Tiếng Anh lớp 4 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Tiếng Anh 4 Tập 1 và Tập 2.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 4 (các môn học)
- Giáo án Toán lớp 4
- Giáo án Tiếng Việt lớp 4
- Giáo án Tiếng Anh lớp 4
- Giáo án Khoa học lớp 4
- Giáo án Lịch sử và Địa lí lớp 4
- Giáo án Đạo đức lớp 4
- Giáo án Công nghệ lớp 4
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 4
- Giáo án Tin học lớp 4
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Bộ đề thi Tiếng Việt lớp 4 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 có đáp án
- Bài tập Tiếng Việt lớp 4 (hàng ngày)
- Ôn hè Tiếng Việt lớp 4 lên lớp 5
- Bộ đề thi Toán lớp 4 (có đáp án)
- Toán Kangaroo cấp độ 2 (Lớp 3, 4)
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 4 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần lớp 4 (có đáp án)
- 24 Chuyên đề Toán lớp 4 (nâng cao)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 4
- Ôn hè Toán lớp 4 lên lớp 5
- Bộ đề thi Tiếng Anh lớp 4 (có đáp án)
- Bộ đề thi Lịch Sử & Địa Lí lớp 4 (có đáp án)
- Bộ đề thi Đạo Đức lớp 4 (có đáp án)
- Bộ đề thi Tin học lớp 4 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học lớp 4
- Đề thi Công nghệ lớp 4