Đề cương ôn tập Giữa kì 1 Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức

Bộ đề cương ôn tập Giữa kì 1 Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức với các dạng bài đa dạng có lời giải chi tiết giúp học sinh lớp 10 nắm vững được kiến thức cần ôn tập để đạt điểm cao trong bài thi Văn 10 Giữa kì 1.

Đề cương ôn tập Giữa kì 1 Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức

Quảng cáo

Nội dung kiến thức Văn 10 Giữa kì 1 Kết nối tri thức

I. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ÔN TẬP

A. Phần 1: Nội dung kiến thức cần ôn tập

1. Văn bản:

- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện nói chung và thần thoại nói riêng: cốt truyện, không gian, thời gian, nhân vật, lời người kể chuyện ngôi thứ ba và lời nhân vật.

- Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.

- Phân tích và đánh giá được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ như từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, đối, nhân vật trữ tình (chủ thể trữ tình).

a. Truyện

Nội dung

Kiến thức

1. Cốt truyện

Được tạo nên bởi sự kiện (hoặc chuỗi sự kiện). Sự kiện là sự việc, biến cố dẫn đến những thay đổi mang tính bước ngoặt trong thế giới nghệ thuật hoặc bộc lộ những ý nghĩa nhất định với nhân vật hay người đọc – điều chưa được họ nhận thấy cho đến khi nó xảy ra.

2. Truyện kể

Truyện kể được tạo thành từ sự kiện trong cốt truyện được triển khai hoặc liên kết với nhau theo một mạch kể nhất định. Mạch kể này thống nhất với hệ thống chi tiết và lời văn nghệ thuật (bao gồm các thành phần lời kể, lời tả, lời bình luận, ...)

3. Người kể chuyện

- Truyện kể chỉ tồn tại khi có người kể chuyện. Trong nhiều loại hình tự sự dân gian, người kể chuyện có thể là người trực tiếp diễn xướng để kể lại câu chuyện cho công chúng. Trong tự sự của văn học viết, người kể chuyện là “vai” hay “đại diện”

mà nhà văn tạo ra để thay mình thực hiện việc kể chuyện. 

4. Nhân vật

Là con người cụ thể được khắc họa trong tác phẩm văn học bằng các biện pháp nghệ thuật. Cũng có những trường hợp nhân vật trong tác phẩm văn học là thần linh, loài vật, đồ vật, ... nhưng khi ấy, chúng vẫn đại diện cho những tính cách, tâm lí, ý chí hay khát vọng của con người. Nhân vật là phương tiện để văn học khám phá và cắt nghĩa về con người.

Quảng cáo

b. Thể loại thần thoại

Nội dung

Kiến thức

1. Khái niệm

Là thể loại truyện kể xa xưa nhất, thể hiện quan niệm về vũ trụ và khát vọng chinh phục thế giới tự nhiên của con người thời nguyên thuỷ.

 

2. Phân loại

- Thần thoại kể về nguồn gốc vũ trụ và muôn loài (thần thoại suy nguyên).

- Thần thoại kể về cuộc chinh phục thiên nhiên và sáng tạo văn hoá (thần thoại sáng tạo)

3. Tính chất và vai trò

Ra đời trong “tuổi ấu thơ” của loài người nên thần thoại mang tính nguyên hợp: chứa đựng các yếu tố nghệ thuật, tôn giáo, triết học, lịch sử, ... Vì vậy, thần thoại có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc lưu giữ di sản văn hoá nguyên thuỷ của cộng đồng.

4. Cốt truyện

Cốt truyện đơn giản có thể là cốt truyện đơn tuyến, tập trung vào một nhân vật hoặc là một tổ hợp nhiều cốt truyện đơn (tạo thành một “hệ thần thoại”). 

5. Nhân vật

- Nhân vật chính của thần thoại là các vị thần, hoặc những con người có nguồn gốc thần linh, có năng lực siêu nhiên nên có thể được miêu tả với hình dạng khổng lồ, hoặc với sức mạnh phi thường... 

- Chức năng của nhân vật trong thần thoại là cắt nghĩa, lí giải các hiện tượng tự nhiên và đời sống xã hội, thể hiện niềm tin của con người cổ sơ cũng như những khát vọng tinh thần có ý nghĩa lâu dài của nhân loại.

6. Câu chuyện

Câu chuyện trong thần thoại gắn liền với thời gian phiếm chỉ, mang tính ước lệ và không gian vũ trụ với nhiều cõi khác nhau. Lối tư duy hồn nhiên, chất phác, trí tưởng tượng bay bổng, lãng mạn đã làm nên sức cuốn hút và sức sống lâu bền cho thần thoại.

Quảng cáo

c. Thơ

Nội dung

Kiến thức

1. Khái niệm

Thơ là hình thức tổ chức ngôn từ đặc biệt, tuân theo một mô hình thi luật hoặc nhịp điệu nhất định. Mô hình này làm nổi bật mối quan hệ giữa âm điệu và ý nghĩa của ngôn từ thơ ca. Với hình thức ngôn từ như thế, thơ có khả năng diễn tả được những tình cảm mãnh liệt hoặc những ấn tượng, xúc động tinh tế của con người trước thế giới.

- Thơ trữ tình là loại tác phẩm thơ thường có dung lượng nhỏ, thể hiện trực tiếp cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình.

2. Nhân vật trữ tình

Là người trực tiếp bộc lộ rung động và tình cảm trong bài thơ trước một khung cảnh hoặc sự tình nào đó. Nhân vật trữ tình có mối liên hệ mật thiết với tác giả song không hoàn toàn đồng nhất với tác giả. 

3. Hình ảnh thơ

Là các sự vật, hiện tượng, trạng thái đời sống được tái tạo một cách cụ thể, sống động bằng ngôn từ, khơi dậy cảm giác (đặc biệt là những ấn tượng thị giác) cũng như gợi ra những ý nghĩa tinh thần nhất định đối với người đọc. 

3. Vần thơ

Sự cộng hưởng, hoà âm theo quy luật giữa một số âm tiết trong hay cuối dòng thơ. Vần có chức năng liên kết các dòng thơ và góp phần tạo nên nhịp điệu, nhạc điệu cĩng như giọng điệu của bài thơ. 

4. Nhịp điệu

Những điểm ngắt hay ngừng theo chu kì nhất định trên văn bản do tác giả chủ động bố trí. Nhịp điệu chứa đựng sự lặp lại có biến đổi của các yếu tố ngôn ngữ và hình ảnh nhằm gợi ra cảm giác về sự vận động của sự sống và thể hiện cảm nhận thẩm mĩ về thế giới.

5. Nhạc điệu

Cách tổ chức các yếu tố âm thanh của ngôn từ để lời văn gợi ra cảm giác về âm nhạc (âm hưởng, nhịp điệu). Trong thơ, những phương thức cơ bản để tạo nhạc điệu là gieo vần, điệp, phối hợp thanh điệu bằng trắc,...

6. Đối

Cách tổ chức lời văn thành hai vế cân xứng và sóng đôi với nhau về cái ý và lời. Căn cứ vào sự thuận chiều hay tương phản với ý và lời, có thể chia thành hai loại: đối cân (thuận chiều), đối chọi (tương phản).

7. Thi luật

Toàn bộ những quy tắc tổ chức ngôn từ trong thơ như gieo vần, ngắt nhịp, hoà thanh, đối, phân bổ số tiếng trong một dòng thơ, số dòng trong cả bài thơ,...

8. Thể thơ

Sự thống nhất giữa mô hình thi luật và loại hình nội dung của tác phẩm thơ. Các thể thơ được hình thành và duy trì sự ổn định của chúng trong quá trình phát triển của lịch sử văn học.

Quảng cáo

................................

................................

................................

Các dạng bài Văn 10 Giữa kì 1 Kết nối tri thức

II. MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP MINH HỌA

1. Dạng 1: Đọc – hiểu

Bài tập 1. Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:

Cũng cờ, cũng biển cũng cân đai

Cũng gọi ông Nghè có kém ai.

Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng,

Nét son điểm rõ mặt văn khôi.

Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ,

Cái giá khoa danh ấy mới hời.

Ghế chéo lọng xanh ngồi bảnh chọe,

Nghĩ rằng đồ thật hóa đồ chơi.

(Tiến sĩ giấy – Nguyễn Khuyến)

Câu 1. Xác định thể thơ?

Câu 2. Anh/chị biết gì về loại trò chơi dân gian “tiến sĩ giấy”?

Câu 3. Xác định và phân tích hiệu quả của điệp từ “cũng” trong câu thơ đầu?

Câu 4. Em có suy nghĩ gì về câu thơ “Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng”?

Câu 5. Câu thơ cuối cùng bộc lộ tình cảm, thái độ gì của tác giả?

Câu 6. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) để chia sẻ với Nguyễn Khuyến về hiện trạng tiến sỹ giấy trong xã hội đương thời?

Bài tập 2. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

NGỌN LỬA PROMETE

Thuở xa xưa, thế gian chưa có loài người, chỉ mới có các vị thần. Không muốn để tình cảnh trống vắng kéo dài, hai anh em Prométhée và Epiméthée xin phép Ouranos và Gaia cho mình tạo ra cho thế gian thêm nhiều cái gì đó để cho cuộc sống đông vui.

Ouranos và Gaia đồng ý và giao luôn việc đó cho hai anh em. Cậu em Epiméthée mừng quá, tranh ngay lấy đất và nước nhào nặn ra trước hết các loài vật và ban cho mỗi con vật một đặc ân của thần, một “vũ khí” để có thể phòng thân, hộ mệnh, bảo vệ được cuộc sống của giống loài mình. Con thì được ban ân huệ chạy nhanh như gió. Con thì có đôi mắt sáng xanh nhìn thấu cả đêm đen. Con thì có thân hình khổng lồ khỏe mạnh hết chỗ nói. Có con thân hình bé nhỏ nhưng lại có nọc độc gớm ghê...

Công việc tạo muôn loài đã xong xuôi, Epiméthée gọi Prométhée đến để xem xét lại. Mọi việc đều tốt nhưng khi xem kỹ lại thì thấy rằng còn sót lại một con, một con mà chàng Epiméthée đần độn lại quên mất chẳng ban cho một đặc ân, một thứ “vũ khí” gì.

Đó chính là con người! Một con người trần trụi hoàn toàn trước mặt Prométhée. Làm thế nào bây giờ? Làm thế nào để con người sống được ở thế gian khi các “nguyên liệu” đặc ân đã sử dụng phân phối hết rồi? Con người sẽ sống thế nào trước các con vật: hổ, báo, voi, sói, vẹt, nhím, gấu, ngựa, sư tử, cá, chim...là những con vật đã được sáng tạo hoàn hảo? Là những con vật đã được ban cho đặc ân của thần thánh? Và rồi còn phải đương đầu với nắng, mưa, bão tố, núi lửa phun, nước sông dâng, đất liền phút chốc thành biển cả, bãi bể hóa nương dâu... biết bao biến thiên, tai họa khôn lường? Prométhée đã nghĩ thế. Và vị thần có bộ óc thông minh, có tài nhìn xa trông rộng này quyết sửa chữa bằng được cái thiếu sót của chú em lơ đễnh, đần độn của mình. Prométhée dựa theo thân hình trang nhã của các vị thần tái tạo lại con người cho có một thân hình đẹp đẽ thanh tao, vóc dáng thẳng, đi bằng hai chân để đôi tay được thảnh thơi làm nhiều việc khác. Nhưng như thế vẫn chưa đủ. Con người vẫn còn bấy yếu và thua kém nhiều so với các con vật.

Prométhée liền băng ngay lên bầu trời cao xa tít tắp, đến tận cỗ xe của thần Mặt trời-Hélios, lấy lửa của thần Mặt trời châm vào ngọn đuốc của mình đem xuống trao cho loài người. Từ đó, thế gian, mặt đất lúc nào cũng rực cháy ngọn lửa của Prométhée ban cho.

Con người thoát khỏi cảnh sống tăm tối, giá lạnh, đói khát. Ngọn lửa trở thành người bạn thân thiết, người bảo vệ chắc chắn nhất, một vũ khí mạnh nhất của loài người. Ngọn lửa của con người hơn hẳn bộ lông dày, hàm răng sắc, cặp móng nhọn, thân hình khỏe mạnh đồ sộ, tài bay cao, nhìn xa, chạy nhanh của bất cứ con vật nào. Và với ngọn lửa của Prométhée, con người đã tạo dựng được cuộc sống ngày càng văn minh, hạnh phúc hơn.

Và từ đó dẫu mong manh và bấy yếu

Giống loài người đã có ngọn lửa của Prométhée

Ngọn lửa thiêng dạy cho họ biết bao nghề.

(Theo Nguyễn Văn Khỏa, Trích Thần thoại Hy Lạp, NXB Văn Hóa, Quyển tái bản lần thứ 2/2002. Tr.61 – 62)

Prométhée: tiếng Hy Lạp: người tiên đoán.

2Epiméthée: tiếng Hy Lạp: người lơ đễnh, đãng trí, đần độn.

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?

Câu 2. Văn bản trên là thần thoại suy nguyên hay thần thoại sáng tạo?

Câu 3. Truyện được kể bằng ngôi kể thứ mấy?

Câu 4. Nhân vật chính trong truyện là ai?

Câu 5. Trong văn bản, các vị thần đã làm những công việc gì?

Câu 6. Theo bạn, vì sao “Ngọn lửa trở thành người bạn thân thiết, người bảo vệ chắc chắn nhất, một vũ khí mạnh nhất của loài người”?

Câu 7. Bạn có nhận xét gì về hình dáng con người khi được Prométhée tái tạo “có một thân hình đẹp đẽ thanh tao, vóc dáng thẳng, đi bằng hai chân để đôi tay được thảnh thơi làm nhiều việc khác”

Câu 8. Bài học ý nghĩa nhất mà (anh) schị rút ra được từ câu chuyện là gì? Vì sao? Hãy trình bày bằng đoạn vắn ngắn khoảng 4-5 dòng.

Bài tập 3. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Ngọc Hoàng thượng đế cai quản cả trên trời, dưới đất. Bộ hạ của Ngọc Hoàng rất nhiều, trong đó nữ thần Lửa được Ngọc Hoàng giao cho một trọng trách lớn: giữ lửa. Lửa của nữ thần này có rất nhiều loại, có loại lửa thường, thần rất sẵn lòng cho nếu ai thành tâm đến xin, có loại lửa xanh chỉ thần Sét mới được dùng… Đặc biệt có một thứ lửa rất màu nhiệm có thể đặt nồi không mà nấu được những thức ăn rất ngon lành. Nhưng thứ lửa này chỉ nhà trời mới được dùng, còn những người trần mắt thịt thì không bao giờ được biết đến. Người hạ giới cũng biết thứ lửa này nhưng chưa ai có thể lấy được vì nữ thần Lửa là một bà già rất khô khan và hung dữ. Bà có một thứ bảo bối dùng làm vũ khí luôn luôn ngậm trong miệng. Đó là rất nhiều chiếc lưỡi đỏ lòm, có thể liếm một cái là cháy trụi hàng cánh đồng, hàng dải núi và làm khô cạn hết nước ao hồ.

Nhưng có một lần người đốn củi vào rừng, tình cờ bắt gặp bếp lửa khi thần đi vắng. Người này mừng lắm bèn chặt một ống nứa, đặt lên trên bếp và chỉ lúc sau trong ống đã hiện ra cơm, cá, thịt,…Anh ta chén một bữa no nê rồi lăn ra ngủ. Chẳng dè, một lúc sau thần Lửa trở về. Thấy có người lạ khám phá ra bí mật của mình, thần bèn rút bát nước luôn đeo sát bên mình dội tắt bếp lửa rồi bỏ đi mất. Khi người đốn củi tỉnh dậy thì bếp nguội, tro lạnh, anh ta biết thần không muốn cho mình hưởng của quý này, nhưng vì tiếc của nên anh ta cố bới đống tro tàn ra xem, thì may thay hãy còn một chấm đỏ. Anh ta mừng rỡ vội mang về nhà. Từ đấy, ngày nào gia đình anh ta cũng có cơm thịt ê hề. Và cũng từ đó anh ta luôn chú ý giữ gìn không để lửa tắt. Nhưng có một lần, anh ta đi vắng, ngọn lửa được ủ trong trong bếp bỗng bốc lên và cháy cả vào vách nhà. Cô vợ thấy thế hốt hoảng, mang cả vò nước ở chái xối vào lênh láng. Đến khi chồng về thì tiếc thay ngọn lửa đã tắt ngấm. Từ đó người trần không ai còn được dùng đến ngọn lửa thần nữa. Họ chỉ có thứ lửa thường và cả ngọn lửa này nếu không biết cách giữ gìn thì cũng có thể bị mất nốt.

Người ta rất sợ những cơn giận của thần Lửa nên họ hết sức chiều chuộng ngọn lửa. Không mấy ai dám để cơn giận của thần bốc lên vì như vậy sẽ gây ra những đám cháy. Người ta lại còn sợ rằng những lúc cháy ấy hốt hoảng đổ nước nhiều thì lửa lại tắt đi mất.

(Nữ thần Lửa, trích Kho tàng Thần Thoại Việt Nam, NXB Văn hóa – Thông tin, tr 180, 181)

Câu 1. Xác định nhân vật chính trong truyện thần thoại trên là ai?

A. Nữ thần Lửa, Ngọc Hoàng

B. Nữ thần Lửa

C. Ngọc Hoàng

D. Người đốn củi, cô vợ người đốn củi

Câu 2. Nữ thần Lửa được miêu tả là:

A. Nữ thần khô khan, hung dữ nhưng có trách nhiệm

B. Nữ thần khô khan, hung dữ

C. Nữ thần độc ác, ma mãnh

D. Nữ thần khô khan nhưng tốt bụng

Câu 3. Không gian bao quát được nói đến trong truyện Nữ thần Lửa là:

A. Trên trời

B. Dưới hạ giới

C. Núi rừng

D. Đáp án A và B

Câu 4. Dòng nào sau đây cho ta biết về công việc của nữ thần Lửa?

A. Nữ thần Lửa được Ngọc Hoàng giao cho một trọng trách lớn: giữ lửa.

B. Lửa của nữ thần có nhiều loại: lửa thường, lửa xanh,…

C. Lửa nhiệm màu có thể đặt nồi không cần nấu mà có thức ăn ngon lành.

D. Thần bèn rút bát nước luôn mang theo mình dội tắt bếp rồi bỏ đi mất.

Câu 5. Phát biểu nào sau đây nói lên đặc điểm về cốt truyện của thần thoại Nữ thần Lửa.

A. Xoay quanh quá trình sáng tạo ra vạn vật và con người.

B. Xoay quanh chiến tích của những người anh hùng.

C. Xoay quanh việc giữ lửa của nữ thần và quá trình lấy lửa, bảo vệ lửa của con người.

D. Xoay quanh cuộc chiến mở rộng địa bàn.

Câu 6. Xác định chủ đề của truyện Nữ thần Lửa:

A. Thể hiện nhận thức chất phác, hồn nhiên về thế giới tự nhiên, đồng thời bày tỏ khát vọng lí giải và chinh phục các hiện tượng tự nhiên của người xưa.

B. Thể hiện nhận thức chất phác, hồn nhiên về thế giới tự nhiên, đồng thời thể hiện thái độ sợ hãi trước các hiện tượng tự nhiên của người xưa.

C. Thể hiện ước mơ bay bổng, lãng mạn của người xưa về thế giới tự nhiên.

D. Thể hiện niềm tin về sự tồn tại của thần linh và khát vọng lí giải các hiện tượng tự nhiên.

Câu 7. Qua truyện thần thoại trên, người xưa thể hiện thái độ như thế nào đối với nữ thần Lửa?

A. Thái độ sợ hãi, ghét bỏ

B. Thái độ sợ hãi

C. Thái độ chiều chuộng

D. Đáp án B và C

Câu 8. Em có nhận xét gì về chi tiết: “…có một thứ lửa rất màu nhiệm, có thể đặt nồi không mà nấu được những thức ăn ngon lành”?

Câu 9. Qua truyện Nữ thần Lửa, anh/chị hãy lí giải vì sao người xưa lại thường tin rằng mọi hiện tượng trong tự nhiên đều do các vị thần sáng tạo ra?

Câu 10. Anh/chị hãy rút ra một thông điệp có ý nghĩa nhất sau khi đọc văn bản.

................................

................................

................................

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên