Đề cương ôn tập Học kì 2 Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức

Bộ đề cương ôn tập Học kì 2 Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức với các dạng bài đa dạng có lời giải chi tiết giúp học sinh lớp 10 nắm vững được kiến thức cần ôn tập để đạt điểm cao trong bài thi Văn 10 Học kì 2.

Đề cương ôn tập Học kì 2 Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức

Quảng cáo

Nội dung kiến thức Văn 10 Học kì 2 Kết nối tri thức

I. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ÔN TẬP

A. Phần 1: Nội dung kiến thức cần ôn tập

1. Văn bản:

-  Vận dụng hiểu biết về Nguyễn Trãi để đọc hiểu một số tác phẩm của ông.

- Nhận biết và phân tích được bối cảnh lịch sử - văn hóa được thể hiện trong văn bản văn học.

- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện: người kể chuyện ngôi thứ ba và người kể chuyện ngôi thứ nhất, điểm nhìn, lời người kể chuyện, lời nhân vật.

- Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo mà người viết thể hiện qua văn bản; phát hiện được các giá trị đạo đức, văn hóa từ văn bản.

- Phân tích và đánh giá được đề tài, thông tin cơ bản của văn bản thông tin, cách đặt nhan đề của tác giả; nhận biết được mục đích của người viết; biết suy luận và phân tích mối liên hệ giữa các chi tiết và vai trò của chính trong việc thể hiện thông tin.

- Nhận biết được một số dạng văn bản thông tin có sự lồng ghép giữa thuyết minh với một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận và giải thích được mục đích của sự lồng ghép đó; nhận biết và phân tích được sự kết hợp giữa phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ.

Quảng cáo

- Phân tích, đánh giá được cách đưa tin và quan điểm của người viết ở một bản tin.

- Nhận biết và phân tích được bối cảnh lịch sử hoặc bối cảnh văn hóa, xã hội của văn bản; nêu được ý nghĩa của văn bản đối với quan niệm sống của bản thân.

a. Văn học trung đại Việt Nam

Nội dung

Kiến thức

1. Quá trình hình thành

Văn học trung đại Việt Nam hình thành, phát triển trong khoảng thời gian từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX, trong thời kì phong kiến.

2. Đặc điểm chung

- Gồm hai bộ phận: văn học viết bằng chữ Hán và văn học viết bằng chữ Nôm.

- Văn học trung đại Việt Nam có liên hệ mật thiết với nguồn mạch văn học dân gian; đồng thời tiếp thu một cách chọn lọc, sáng tạo tinh hoa của nhiều nền văn học trong khu vực, đặc biệt là văn học cổ điển Trung Hoa.

-  Văn học trung đại Việt Nam luôn gắn bó sâu sắc với vận mệnh của quốc gia, dân tộc, thể hiện rõ tinh thần yêu nước và đề cao các giá trị nhân văn, nhân đạo.

- Văn học trung đại mang tính quy phạm, sáng tác văn học phải tuân theo những quy định chặt chẽ có tính khuôn mẫu, từ quan điểm sáng tác, kiểu tư duy nghệ thuật, hình thức thể loại đến hệ thống thi liệu và các thủ pháp ngôn ngữ,...

3. Các tác giả

Nền văn học trung đại Việt Nam được tạo dựng bởi các thế hệ trí thức giàu ý thức tự tôn dân tộc. Tác giả văn học trung đại Việt Nam hấp thụ tinh hoa văn hoá dân gian của người Việt và tiếp nhận ảnh hưởng của các hệ tư tưởng Nho, Phật, Đạo theo xu hướng dân tộc hoá. Nhiều tác giả là anh hùng dân tộc có đóng góp to lớn cho sự nghiệp dựng nước và giữ nước.

4. Văn nghị luận Việt Nam trung đại

Văn nghị luận Việt Nam thời trung đại có thành tựu rất phong phú, được viết theo nhiều thể văn khác nhau như hịch, cáo, chiếu, biểu thư, trát, luận thuyết, tự, bạt,... Văn nghị luận thời trung đại thường có bố cục mang tính quy phạm Với các phần đảm nhiệm những chức năng cụ thể, lời văn chứa nhiều điển tích, điển cố, lập luận chặt chẽ,... Trong đó, hịch, cáo, chiếu, thư là những thể văn tiêu biểu nhất. 

Quảng cáo

b. Người kể chuyện ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba

Nội dung

Người kể chuyện ngôi thứ nhất

Người kể chuyện ngôi thứ ba

1. Khái niệm

Người kể chuyện ngôi thứ nhất là người kể xưng “tôi” hoặc một hình thức tự xưng tương đương.

Người kể chuyện ngôi thứ ba là người kể chuyện ẩn danh, không trực tiếp xuất hiện trong tác phẩm như một nhân vật, không tham gia vào mạch vận động của cột truyện và chỉ được nhận biết qua lời kể.

2. Đặc điểm

- Tuỳ theo mức độ tham gia vào mạch vận động cốt truyện, người kể chuyện ngôi thứ nhất có thể là nhân vật chính, nhân vật phụ, người chứng kiến, người kể lại câu chuyện được nghe từ người khác hay xuất hiện với vai trò tác giả “lộ diện”.

- Người kể chuyện ngôi thứ nhất thường là người kể chuyện hạn trị (không biết hết mọi chuyện), trừ trường hợp ở vai trò tác giả “lộ diện” vận dụng quyền năng “biết hết" của mình.

Người kể chuyện ngôi thứ ba có khả năng nắm bắt tất cả những gì diễn ra trong câu chuyện, kể cả những biểu hiện sâu kín trong nội tâm nhân vật, do vậy có khả năng trở thành người kể chuyện toàn tri (biết hết mọi chuyện), song người kể chuyện ngôi thứ ba có sử dụng quyền năng toàn trị hay không còn tuỳ thuộc vào nguyên tắc tổ chức truyện kể của từng tác phẩm. 

 

3. Lời người kể chuyện

Lời người kể chuyện là lời kể, tả, bình luận của người kể chuyện, có chức năng khắc hoạ bối cảnh, thời gian, không gian, miêu tả sự việc, nhân vật, thể hiện cách nhìn nhận, thái độ đánh giá đối với sự việc, nhân vật.

4. Lời nhân vật

Lời của nhân vật là lời nói gắn với ý thức và cách thể hiện của nhân vật trong hình thức lời nói trực tiếp hay gián tiếp. 

5. Quyền năng của người kể chuyện

Thể hiện ở phạm vi miêu tả, phân tích, lí giải và mức độ định hướng đọc trong việc cắt nghĩa, đánh giá sự kiện, nhân vật được khắc hoạ trong tác phẩm văn học. 

Quảng cáo

................................

................................

................................

Các dạng bài Văn 10 Học kì 2 Kết nối tri thức

II. MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP MINH HỌA

1. Dạng 1: Đọc – hiểu

Bài tập 1. Đọc kĩ văn bản dưới đây, sau đó trả lời các câu hỏi:

Tưng bừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội

Đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội diễn ra từ 1-10 đến 10-10-2010. Trong những ngày Đại lễ, người dân Thủ đô và các du khách thập phương được đắm chìm trong không khí linh thiêng, hào hoa của đất Thăng Long xưa, đồng thời cảm nhận nét hiện đại, mạnh mẽ của Hà Nội ngày nay.

Ngày khai mạc được tổ chức trọng thể vào sáng 1-10-2010 tại Vườn hoa Lý Thái Tổ và đường Đinh Tiên Hoàng, xung quanh hồ Hoàn Kiếm.

Ngày khai mạc mở màn cho trên 50 hoạt động khác nhau trong 10 ngày Đại lễ. Có thể kể tới các hoạt động văn hoá nghệ thuật như: “Đêm Hồ Gươm lung linh và trình diễn áo dài truyền thống”, biểu diễn các điệu múa cổ Thăng Long - Hà Nội, biểu diễn Âm nhạc của các nghệ sỹ nổi tiếng Việt Nam, biểu diễn của các đoàn nghệ thuật quốc tế tại các sân khấu ngoài trời, Chương trình Lễ hội đường phố của Tuổi trẻ Thủ đô và cả nước tại Quảng trường Cách mạng Tháng Tám…

Hoạt động trưng bày hiện vật lịch sử 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội tại Trung tâm Hoàng thành Thăng Long, số 9 và 18 Hoàng Diệu khai mạc ngày 2-10. Kế tiếp đó, trong 10 ngày Đại lễ có nhiều triển lãm như: Triển lãm các trận đánh và chiến dịch nổi tiếng trong lịch sử quân sự Việt Nam, Triển lãm và Liên hoan thư pháp Thăng Long - Hà Nội tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Triển lãm Những tấm lòng với Thăng Long Hà Nội tại Cung Văn hoá Lao động Hữu nghị …

Trong dịp Đại lễ còn có Liên hoan ẩm thực Hà thành tại Công viên nước Hồ Tây, Liên hoan nghệ thuật Diều - Hà Nội tại Quảng trường Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, Liên hoan Du lịch quốc tế Thăng Long - Hà Nội tại Thiên đường Bảo Sơn…

Nhiều công trình trọng điểm chào mừng 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội cũng sẽ được khánh thành trong dịp này. Tổ chức Kỷ lục Guinness đã trao Bằng chứng nhận “Bức tranh gắn gốm lớn nhất thế giới” cho “Con đường gốm sứ”.

Các Bộ ngành, địa phương cũng tưng bừng tổ chức các hoạt động kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội như: Liên hoan Xiếc, Múa rối quốc tế, Triển lãm ảnh nghệ thuật quốc tế; Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng và triển lãm ảnh về "Các vùng kinh đô"... tại Phú Thọ; Lễ hội Cố đô Hoa Lư tại Ninh Bình; Lễ hội Làng Sen tại Nghệ An; Festival Tây Sơn - Bình Định và Liên hoan Võ cổ truyền Quốc tế tại Bình Định... Bên cạnh đó, hoạt động kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội cũng được tổ chức tại một số địa điểm ở nước ngoài.

Sự kiện quan trọng trong dịp Đại lễ là Lễ Mít tinh, Diễu binh, Diễu hành diễn ra sáng 10-10 tại Quảng trường Ba Đình. Đây là chương trình mít tinh, diễu binh diễu hành cấp quốc gia quy mô lớn nhất từ trước tới nay với sự tham gia của 31.000 người.

Khép lại 10 ngày Đại lễ, Đêm hội văn hoá nghệ thuật kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội tại Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình là đêm nghệ thuật hoành tráng được chốt lại bằng màn bắn pháo hoa nghệ thuật.

(Theo thegioidisan.vn)

Câu 1. Phong cách ngôn ngữ của văn bản trên là gì?

A. Nghệ thuật

B. Chính luận

C. Báo chí

D. Sinh hoạt

Câu 2. Theo đoạn trích, sự kiện nào được tổ chức mang tầm quốc gia, có quy mô lớn và số người tham gia đông nhất từ trước tới nay?

A. Trình diễn áo dài truyền thống

B. Liên hoan ẩm thực Hà Thành

C. Liên hoan Võ cổ truyền Quốc tế tại Bình Định

D. Mít tinh, diễu binh diễu hành tại Quảng trường Ba Đình

Câu 3. Nội dung chính được đề cập trong phần sa pô (đoạn văn in đậm) của văn bản là gì?

A. Thời gian diễn ra và không khí nổi bật của những ngày đại lễ

B. Tóm tắt diễn biến của các hoạt động trong dịp lễ

C. Tâm trạng của người dân Thủ đô và các du khách thập phương

D. Không khí chung của Thăng Long – Hà Nội xưa và nay

Câu 4. Câu văn sau sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

Trong dịp Đại lễ còn có Liên hoan ẩm thực Hà thành tại Công viên nước Hồ Tây, Liên hoan nghệ thuật Diều - Hà Nội tại Quảng trường Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, Liên hoan Du lịch quốc tế Thăng Long - Hà Nội tại Thiên đường Bảo Sơn…

A. Nhân hoá

B. Liệt kê

C. Nói quá

D. So sánh

Câu 5. Từ “đại lễ” trong văn bản có nghĩa là gì?

A. Ngày nghỉ lễ nhiều nhất trong năm

B. Ngày lễ lớn, có ý nghĩa quan trọng

C. Nghi lễ trọng đại được tiến hành

D. Ngày lễ có nhiều đồ vật dâng lên tổ tiên để tỏ lòng tôn kính

Câu 6. Các sự việc được thuật lại theo trình tự chủ yếu nào?

A. Theo thời gian (từ trước đến sau)

B. Theo không gian (từ thủ đô đến các địa phương)

C. Theo các mảng hoạt động

D. Theo tầm quan trọng của các sự kiện

Câu 7. Các sự kiện được đề cập đến trong văn bản khơi gợi những tình cảm chủ yếu nào từ phía người đọc?

(1) Tự hào về truyền thống của dân tộc

(2) Bất ngờ về những thay đổi giữa Hà nội xưa và nay

(3) Mến yêu thủ đô ngàn năm văn hiến

(4) Ngưỡng mộ trước những thành quả của đất nước

A. (1) – (3) – (4)

B. (1) – (2) – (3)

C. (2) – (3) – (4)

D. (1) – (2) – (4)

Câu 8. Chỉ ra những hoạt động trong dịp Đại lễ cho thấy sự tri ân của nhân dân ta đối với tổ tiên.

Câu 9. Theo anh/ chị, đất nước ta tổ chức đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội nhằm những mục đích gì?

Câu 10. Qua sự kiện Đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, hãy viết đoạn văn từ 5 – 7 câu nêu suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa nét đẹp truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.

................................

................................

................................

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học
Tài liệu giáo viên