Top 4 Đề kiểm tra 15 phút Vật Lí 10 Học kì 1 có đáp án (3 đề)
Đề kiểm tra 15 phút Vật Lí 10 Học kì 1 có đáp án (3 đề)
Phần dưới là danh sách Top 4 Đề kiểm tra 15 phút Vật Lí 10 Học kì 1 có đáp án (3 đề). Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp bạn ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi Vật Lí 10.
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề kiểm tra 15 phút Học kì 1
Môn: Vật lí 10
Thời gian làm bài: 15 phút
(Đề 1)
Câu 1: Chuyển động thẳng đều là gì?
Câu 2: Để xác định vị trí của tàu cảnh sát biển 8001 giữa đại dương, người ta dùng những tọa độ nào?
Câu 3: Một ôtô khởi hành từ bến xe Giáp Bát, chuyển động thẳng nhanh dần đều, sau khi đi được 25m thì nó đạt vận tốc 5 m/s. Tính gia tốc của ô tô và vận tốc nó đạt được sau khi đi 25m tiếp theo?
Câu 4: Khoảng 14h30 ngày 6/9/2016, tại quốc lộ 20 qua thị trấn Đạm Ri (Đạ Huoai, Lâm Đồng), xe khách chở 30 người có biểu hiện mất phanh. Phát hiện sự việc, tài xế Phan Văn Bắc khéo léo điều khiển xe tải và ra tín hiệu để mũi ôtô khách tiếp xúc với đuôi xe của mình, dìu phương tiện này xuống hết đoạn dốc khoảng 500 m trên đèo Bảo Lộc cho đến khi cả hai dừng lại an toàn ở cuối dốc. Giả sử khi 2 xe dính vào nhau ở ngay đỉnh dốc, chúng có cùng tốc độ bằng 54km/h . Coi hai xe chuyển động thẳng chậm dần đều cho đến khi dừng hẳn.
a) Lập phương trình chuyển động của 2 xe lúc đã dính vào nhau và cùng chuyển động xuống dốc
b) Viết công thức vận tốc của hai xe lúc đã dính vào nhau và cùng chuyển động xuống dốc
Đáp án & Hướng dẫn giải
Câu 1 (2 điểm):
Chuyển động thẳng đều là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng, trong đó vật đi được những quãng đường bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau bất kỳ,
Câu 2 (2,0 điểm):
Để xác định vị trí của một vật trên một mặt phẳng, người ta dùng hệ trục tọa độ gồm 2 trục Ox và Oy vuông góc với nhau. Để xác định vị trí của một tàu biển giữa đại dương, người ta dùng trục Ox là vĩ độ, trục Oy là kinh độ của tàu.
Câu 3 (2,5 điểm):
Ô tô bắt đầu chuyển động nhanh dần đều với gia tốc a và tại thời điểm t = 0 ô tô có v0 = 0.
Sau quãng đường S1 = 25 m ô tô đạt vận tốc v1 = 5 m/s. Áp dụng công thức độc lập ta được:
v12 – v02 = 2.a.S1 (0,50 điểm)
Suy ra: (1,00 điểm)
Sau 25m tiếp theo ôtô có vận tốc v2. Ta có: v22 – v12 = 2.a.S2 (0,50 điểm)
(0,50 điểm)
Câu 4 (3,5 điểm):
a) Chọn gốc tọa độ là đỉnh dốc, chiều dương là chiều từ đỉnh dốc đến chân dốc.
Chọn gốc thời gian là lúc hai xe bắt đầu dính vào nhau ở đỉnh dốc. (0,50 điểm)
Ta có: t = 0 thì v = v0 = 54 km/h = 15 m/s.
Hai xe dừng lại ở chân dốc (v1 = 0) sau quãng đường S = 500 m.
Gia tốc của hai xe được xác định từ hệ thức độc lập:
⟹ Phương trình chuyển động của 2 xe lúc đã dính vào nhau:
x = x0 + v0.t + 0,5at2 = 0 + 15.t – 0,5.0,225.t2 = 15t – 0,1125t2 (m). (1,00 điểm)
b) Vận tốc của hai xe sau khi dính nhau là: v = v0 + at = 15 – 0,225t (m/s). (1,00 điểm)
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề kiểm tra 15 phút Học kì 1
Môn: Vật lí 10
Thời gian làm bài: 15 phút
(Đề 2)
Câu 1: Trong chuyển động tròn đều vectơ vận tốc dài có
A. phương không đổi và luôn vuông góc với bán kính quỹ đạo.
B. độ lớn thay đổi và có phương trùng với tiếp tuyến quỹ đạo.
C. độ lớn không đổi và có phương trùng với tiếp tuyến quỹ đạo.
D. độ lớn không đổi và có phương trùng với bán kính quỹ đạo.
Câu 2: Chuyển động cơ là sự thay đổi … của vật này so với vật khác theo thời gian. Từ cần điền vào chỗ trống là:
A. chiều
B. phương
C. hướng
D. vị trí
Câu 3: Phương trình chuyển động của một chất điểm có dạng x = 10 + 60t (km, h). Chất điểm đó xuất phát từ điểm nào so với gốc tọa độ và với vận tốc bằng bao nhiêu?
A. Từ điểm cách gốc tọa độ 60 km với vận tốc 10 km/h.
B. Từ gốc tọa độ với vận tốc 60 km/h.
C. Từ điểm cách gốc tọa độ 10 km với vận tốc 60 km/h.
D. Từ gốc tọa độ với vận tốc 10 km/h.
Câu 4: Trong đồ thị vận tốc theo thời gian v(t) của một chuyển động thẳng của một vật như hình dưới. Những đoạn ứng với chuyển động thẳng nhanh dần đều là:
A. AB, EF.
B. AB, CD.
C. CD, EF.
D. CD, FG.
Câu 5: Trong các phương trình sau, phương trình chuyển động thẳng chậm dần đều là
A. x = t² + 4t – 10
B. x = –0,5t – 4.
C. x = 5t² – 20t + 5
D. x = 10 + 2t + t².
Câu 6: Một vật rơi tự do từ độ cao h xuống mặt đất. Công thức tính độ lớn vận tốc v của vật ngay trước khi chạm đất của vật rơi tự do là
Câu 7: Sự rơi tự do là sự chuyển động của vật khi
A. không có lực tác dụng.
B. tổng các lực tác dụng lên vật bằng không.
C. vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực với vận tốc ban đầu bằng không.
D. bỏ qua lực cản của không khí.
Câu 8: Một chiếc phà chạy xuôi dòng từ A đến B mất 3 giờ, khi chạy về mất 6 giờ. Nếu phà tắt máy trôi theo dòng nước từ A đến B thì mất
A. 13 giờ.
B. 12 giờ.
C. 11 giờ.
D. 10 giờ.
Câu 9: Trạng thái đứng yên hay chuyển động có tính tương đối vì trạng thái chuyển động
A. được quan sát ở nhiều thời điểm khác nhau.
B. được xác định bởi nhiều người quan sát khác nhau.
C. không ổn định, đang đứng yên chuyển thành chuyển động hoặc ngược lại.
D. được quan sát trong nhiều hệ quy chiếu khác nhau.
Câu 10: Để ước lượng độ sâu của một giếng cạn nước, một người dùng đồng hồ bấm giây, ghé sát tai vào miệng giếng và thả một hòn đá rơi tự do từ miệng giếng; sau 3s thì người đó nghe thấy tiếng hòn đá đập vào đáy giếng. Giả sử tốc độ truyền âm trong không khí là 330 m/s, lấy g = 9,9 m/s2. Độ sâu định lượng của giếng nước đó là
A. 43 m.
B. 45 m.
C. 39 m.
D. 41 m.
Đáp án & Hướng dẫn giải
Câu 1: Chọn C
Trong chuyển động tròn đều vectơ vận tốc dài có độ lớn không đổi và có phương trùng với tiếp tuyến quỹ đạo.
Câu 2: Chọn D
Chuyển động cơ là sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác theo thời gian
Câu 3: Chọn C.
Khi t = 0 thì x = x0 = 10 (km) ⟹ Chất điểm đó xuất phát từ điểm cách gốc tọa độ 10 km.
Vận tốc ban đầu của chất điểm là: v0 = 60 km/h.
Câu 4: Chọn B.
Chuyển động thẳng nhanh dần đều là chuyển động có gia tốc không đổi theo thời gian và cùng chiều với vận tốc v, đồng thời v có giá trị phụ thuộc theo thời gian là một hàm bậc nhất:
v = v0 + at với a ≠ 0.
Trong đồ thị (v, t) thì đường biểu diễn v theo t là một đường thẳng. Ta thấy đoạn AB và CD trê đồ thị biểu diễn vận tốc v có gía trị tăng đều theo thời gian.
Câu 5: Chọn C.
Trong chuyển động thẳng chậm dần đều, gia tốc a và vận tốc v luôn trái dấu.
Phương trình biểu diễn sự phụ thuộc của x theo t trong chuyển động biến đổi đều là hàm bậc hai của thời gian theo t: x = x0 + v0t + 0,5at2.
Từ các phương trình trên ta thấy phương trình: x = 5t2 – 20t + 5 có a = 2,5 > 0; v0 = -20 < 0 thõa mãn điều kiện a.v0 < 0 nên đây là phương trình chuyển động thẳng chậm dần đều.
Câu 6: Chọn B.
Công thức tính độ lớn vận tốc v của vật ngay trước khi chạm đất của vật rơi tự do là:
Câu 7: Chọn C.
Sự rơi tự do là sự chuyển động của vật khi vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực với vận tốc ban đầu bằng không.
Câu 8: Chọn B.
Coi thuyền là (1), nước là (2), bờ là (0).
Vận tốc của thuyền so với bờ là:
Khi thuyền chạy xuôi dòng thì:
Khi thuyền chạy xuôi dòng thì:
Giải (*) và (**) ta tìm được vận tốc của nước so với bờ:
Nếu phà tắt máy trôi theo dòng nước từ A đến B thì mất:
Câu 9: Chọn D.
Trạng thái đứng yên hay chuyển động có tính tương đối vì trạng thái chuyển động được quan sát trong nhiều hệ quy chiếu khác nhau.
Câu 10: Chọn D.
Ta có 3 s là thời gian để viên đá rơi nhanh dần đều xuống vực phát ra âm thanh và thời gian để âm thanh chuyển động đều từ vực đến tai người nghe: t1 + t2 = 3 s (1)
Quãng đường đá rơi = quãng đường âm thanh truyền:
Từ (1) và (2), suy ra: t2 = 0,124 s; t1 = 2,875 s
Độ cao từ vách núi xuống đáy vực: S = va.t2 = 330.0,124 = 40,92 m.
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề kiểm tra 15 phút Học kì 1
Môn: Vật lí 10
Thời gian làm bài: 15 phút
(Đề 3)
Câu 1: Điều nào sau đây là đúng khi nói về đặc điểm hợp lực của hai lực song song, cùng chiều?
A. Độ lớn bằng tổng độ lớn của hai lực thành phần.
B. Cùng chiều với hai lực thành phần.
C. Phương song song với hai lực thành phần.
D. Cả ba đặc điểm trên.
Câu 2: Hai lực cân bằng là hai lực
A. có cùng độ lớn.
B. cùng giá, cùng chiều và cùng độ lớn.
C. đặt vào một vật, cùng giá, ngược chiều và cùng độ lớn.
D. trực đối.
Câu 3: Chọn câu trả lời sai. Điều kiện cân bằng của vật rắn khi chịu tác dụng của ba lực không song song là
A. hợp lực của ba lực phải bằng không
B. hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba
C. ba lực phải đồng phẳng và đồng quy và có hợp lực bằng không
D. ba lực đồng quy nhưng không đồng phẳng
Câu 4: Ba vật dưới đây (Hình a, b, c) vật nào ở trạng thái cân bằng bền ?
A. Hình b
B. Hình c
C. Hình a
D. Không có hình nào
Câu 5: Điều nào sau đây là đúng khi nói về cách phân tích một lực thành hai lực song song
A. Chỉ có duy nhất một các phân tích một lực thành hai lực song song.
B. Có vô số cách phân tích một lực thành hi lực song song.
C. Việc phân tích một lực thành hai lực song song phải tuân theo quy tắc hình bình hành.
D. Chỉ có thể phân tích một lực thành hai lực song sing nếu lực ấy có điểm đặt tại trọng tâm của vật mà nó tác dụng.
Câu 6: Gọi là lực tác dụng lên vật rắn có trục quay O, d là cánh tay đòn của lực đối với trục quay O. Mômen của lực là:
Câu 7: Điều kiện cân bằng của một vật rắn có trục quay cố định là
A. hợp lực tác dụng lên vật bằng 0.
B. momen của trọng lực tác dụng lên vật bằng 0.
C. tổng momen của các lực làm vật quay theo một chiều phải bằng tổng momen của các lực làm vật quay theo chiều ngược lại.
D. giá của trọng lực tác dụng lên vật đi qua trục quay.
Câu 8: Một ngẫu lực F tác dụng vào một thanh cứng như hình vẽ. Momen của ngẫu lực tác dụng vào thanh đối với trục O là:
A. (F’.x – F.d).
B. (F’.d – F.x).
C. (F.x + F’.d).
D. F.d
Câu 9: Chọn câu đúng.
A. Khi vật rắn cân bằng thì trọng tâm là điểm đặt của tất cả các lực.
B. Trọng tâm của bất kỳ vật rắn nào cũng nằm trên trục đối xứng của vật.
C. Mỗi vật rắn chỉ có một trọng tâm và có thể là một điểm không thuộc vật đó.
D. Trọng tâm của bất kỳ vật rắn nào cũng đặt tại một điểm trên vật.
Câu 10: Nhận xét nào dưới đây về hợp lực của hai lực song song và cùng chiều là không đúng ?
A. Độ lớn của hợp lực bằng tổng giá trị tuyệt đối độ lớn của hai lực thành phần
B. Hợp lực hướng cùng chiều với chiều của hai lực thành phần
C. Hợp lực có giá chia trong khoảng cách giữa hai giá của hai lực thành phần những đoạn tỉ lệ thuận với hai lực ấy
D. Nếu ℓ là khoảng cách giữa hai giá của hai lực thành phần là ℓ1, ℓ2 là những đoạn chia trong (ℓ = ℓ1 + ℓ2) thì giữa các lực thành phần F1, F2 và F có hệ thức
Câu 11: Mức quán tính của vật quay quanh một trục không phụ thuộc vào
A. tốc độ góc của vật
B. khối lượng của vật
C. hình dạng và kích thước của vật
D. vị trí của trục quay
Câu 12: Hình vẽ sau mô tả ba ô tô chở hàng leo dốc. Hình nào cho biết ô tô dễ gây tai nạn nhất ?
A. Hình c
B. Hình b
C. Hình a
D. Như nhau
Câu 13: Điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế là
A. giá của trọng lực phải xuyên qua mặt chân đế.
B. giá của trọng lực thẳng đứng.
C. giá của trọng lực nằm ngoài mặt chân đế.
D. trọng tâm của vật ở ngoài mặt chân đế.
Câu 14: Hai người khiêng một vật nặng 1200N bằng một đòn tre dài 1m, một người đặt điểm treo của vật cách vai mình 40cm. Bỏ qua trọng lượng của đòn tre. Mỗi người phải chịu một lực bao nhiêu?
A. 480 N, 720 N.
B. 450 N, 630 N
C. 385 N, 720 N
D. 545 N, 825 N
Câu 15: Một người nâng một tấm gỗ dài 1,5 m, nặng 30 kg và giữ cho nó hợp với mặt đất nằm ngang một góc 60°. Biết trọng tâm của tấm gỗ cách đầu mà người đó nâng 120 cm, lực nâng vuông góc với tấm gỗ. Tính lực nâng của người đó.
A. 300 N
B. 51,96 N
C. 240 N
D. 30 N
Đáp án & Hướng dẫn giải
Câu 1: Chọn D.
- Hợp lực của hai lực song song là một lực song song, cùng chiều và có độ lớn bằng tổng các độ lớn của 2 lực: F = F1 + F2
Câu 2: Chọn C.
+ Hai lực trực đối cùng giá, ngược chiều và cùng độ lớn khi đặt vào hai vật khác nhau sẽ không cân bằng. Ví dụ: Lực và phản lực.
Câu 3: Chọn D
Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của 3 lực không song song.
- Ba lực đó phải có giá đồng phẳng và đồng quy.
- Hợp lực của 2 lực đó phải cân bằng với lực thứ 3:
→ phát biểu D là sai
Câu 4: Chọn C.
Khi vật bị lệch ra khỏi vị trí cân bằng mà vật có thể tự trở về vị trí cân bằng ban đầu được thì cân bằng như vậy gọi là cân bằng bền →Vật ở hình a cân bằng bền.
Câu 5: Chọn C.
Khi phân tích một lực thành hai lực song song, ta phải tuân theo quy tắc hình bình hành.
Câu 6: Chọn A.
Mômen của lực là: M = F.d
Câu 7: Chọn C.
Điều kiện cân bằng của một vật rắn có trục quay có định là tổng momen của các lực làm vật quay theo một chiều phải bằng tổng momen của các lực làm vật quay theo chiều ngược lại.
Câu 8: Chọn D.
Công thức tính momen của ngẫu lực: M = F.d.
Momen của ngẫu lực phụ thuộc vào độ lớn của ngẫu lực, vào khoảng cách d giữa hai giá của hai lực, không phụ thuộc vào vị trí trục quay O.
Câu 9: Chọn C
Trọng tâm của vật rắn trùng với điểm đặt của trọng lực tác dụng lên vật, nếu vật không đòng chất thì trọng tâm không nằm trên trục đối xứng, trọng tâm của bất kỳ vật rắn có thể không nằm trên vật (ví dụ như cái nhẫn).
Câu 10: Chọn C
Hợp lực của hai lực song song và cùng chiề là một lực song song, cùng chiều và có độ lớn bằng tổng các độ lớn của 2 lực. F = F1 + F2.
- Giá của hợp lực chia trong khoảng cách giữa 2 điểm thành những đoạn tỉ lệ nghịch với độ lớn 2 lực (chia trong)
Câu 11: Chọn A
Mức quán tính của vật quay quanh một trục không phụ thuộc vào tốc độ góc của vật mà phụ thuộc vào khối lượng của vật và vào sự phân bố khối lượng đó đối với trục quay. Khối lượng càng lớn và được phân bố càng xa trục quay thì momen quán tính càng lớn và ngược lại.
Câu 12: Chọn A
Hình C có trọng tâm gần đuôi xe nhất, dễ bị chệch ra khỏi mặt chân đế nhất → dễ gây tai nạn nhất.
Câu 13: Chọn A.
Điêu kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế là giá của trọng lực phải xuyên qua mặt chân đế.
Câu 14: Chọn A.
Gọi d1 là khoảng cách từ điểm treo đến vai d1 = 40cm
P = P1 + P2 = 1200 ↔ P1 = P – P2 = 1200 – P2
P1.d1 = P2.d2 ↔ (1200 – P2).0,4 = P2. 0,6
→ P2 = 480 N → P1 = 720 N.
Câu 15: Chọn D.
Điều kiện cân bằng: MF/(O) = MP/(O)
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề kiểm tra 15 phút Học kì 1
Môn: Vật lí 10
Thời gian làm bài: 15 phút
(Đề 4)
Câu 1: (4 điểm)
a) Ngẫu lực là gì? Nêu một vài ví dụ về ngẫu lực.
b) Chứng minh rằng momen của ngẫu lực không phụ thuộc vào vị trí của trục quay vuông góc với mặt phẳng chứa ngẫu lực.
Câu 2: (6 điểm)
a) Một vật rắn treo vào dây như hình vẽ và nằm cân bằng. Biết 2 lực căng dây: . Vật có khối lượng là bao nhiêu?
b) Thanh nhẹ OB có thể quay quanh trục O. Tác dụng lên thanh các lực F1 và F2 đặt tại A và B. Biết lực F1 = 20 N, OA = 10 cm, AB = 40 cm. Thanh cân bằng, các lực F1 và F2 hợp với AB các góc . Tính F2
Đáp án & Hướng dẫn giải
Câu 1:
a)
+ Ngẫu lực: là hệ hai lực song song, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng vào một vật. (1,00 điểm)
+ Ví dụ: (1,00 điểm)
- Dùng tay vặc vòi nước ta đã tác dụng vào vòi một ngẫu lực.
- Khi ô tô sắp qua đoạn đường ngoặt, người lái xe tác dụng một ngẫu lực vào tay lái (vô lăng)
b)
Gọi O’ là vị trí bất kỳ của trục quay vuông góc với mặt phẳng chứa ngẫu lực, ta luôn có:
Momen của ngẫu lực: M’ = F1d'1 + F2d'2 = F(d'1 + d'2) = F.d (1) (1,00 điểm)
d là khoảng cách giữa hai giá của hai lực, không phụ thuộc vị trí O của trục quay.
Xét trục quay đi qua O, momen của ngẫu lực lúc này là:
M = F1d1 + F2d2 = F(d1 + d2) = F.d (2) (1,00 điểm)
Từ (1) và (2) → M = M’→ momen của ngẫu lực không phụ thuộc vào vị trí của trục quay vuông góc với mặt phẳng chứa ngẫu lực (đpcm).
Câu 2:
a)
+ Vật cân bằng nên: (1,50 điểm)
+ Chiếu phương lên trục Oy thẳng đứng ta được:
b) Theo điều kiện cân bằng của Momen lực:
+ OB = OA + AB = 50 cm
Xem thêm đề thi Vật Lí 10 chọn lọc, có đáp án hay khác:
- Đề thi Vật Lí 10 Giữa học kì 1 có đáp án (3 đề)
- Đề thi Vật Lí 10 Học kì 1 có đáp án (13 đề)
- Đề kiểm tra 15 phút Vật Lí 10 Học kì 2 có đáp án (3 đề)
- Đề thi Vật Lí 10 Giữa học kì 2 có đáp án (3 đề)
- Đề thi Vật Lí 10 Học kì 2 có đáp án (3 đề)
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 10 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 10
- Giáo án Toán 10
- Giáo án Tiếng Anh 10
- Giáo án Vật Lí 10
- Giáo án Hóa học 10
- Giáo án Sinh học 10
- Giáo án Lịch Sử 10
- Giáo án Địa Lí 10
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 10
- Giáo án Tin học 10
- Giáo án Công nghệ 10
- Giáo án Giáo dục quốc phòng 10
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 10
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 10 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 10
- Đề cương ôn tập Văn 10
- Đề thi Toán 10 (có đáp án)
- Đề thi cương ôn tập Toán 10
- Đề thi Toán 10 cấu trúc mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 10 (có đáp án)
- Đề thi Vật Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Hóa học 10 (có đáp án)
- Đề thi Sinh học 10 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 10 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Kinh tế & Pháp luật 10 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 10 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 10 (có đáp án)
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 10 (có đáp án)