Bộ 25 Đề thi Vật Lí 10 Giữa học kì 1 năm 2024 tải nhiều nhất
Bộ 25 Đề thi Vật Lí 10 Giữa học kì 1 năm 2024 tải nhiều nhất
Tuyển chọn Bộ 25 Đề thi Vật Lí 10 Giữa học kì 1 năm 2024 tải nhiều nhất chọn lọc được các Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn và sưu tầm từ đề thi Vật Lí 10 của các trường THPT. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Giữa Học kì 1 môn Vật Lí 10.
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Vật Lí 10
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
Câu 1: Để xác định hành trình của một con tàu trên biển, người ta không dùng đến thông tin nào dưới đây?
A. Kinh độ của con tàu tại mỗi điểm.
B. Vĩ độ của con tàu tại điểm đó.
C. Ngày, giờ con tàu đến điểm đó.
D. Hướng đi của con tàu tại đểm đó.
Câu 2: Một chiếc xe lửa đang chuyển động, quan sát chiếc va li đặt trên giá để hàng hóa, nếu nói rằng:
1. Va li đứng yên so với thành toa.
2. Va li chuyển động so với đầu máy.
3. Va li chuyển động so với đường ray.
Thì nhận xét nào ở trên là đúng?
A. 1 và 2.
B. 2 và 3.
C. 1 và 3.
D. 1, 2 và 3.
Câu 3: Một người tập thể dục chạy trên một đường thẳng. Lúc đầu người đó chạy với vận tốc trung bình 5m/s trong thời gian 4 phút. Sau đó người ấy giảm vận tốc còn 4m/s trong thời gian 3 phút. Người đó chạy được trên quãng đường bằng bao nhiêu?
A. 1,2km
B. 0,72km
C. 1,920km
D. 2km
Câu 4: Vật chuyển động thẳng đều có đồ thị tọa độ - thời gian như hình sau:
Phương trình chuyển động của vật có dạng nào sau đây?
A. x = 5 + 5t
B. x = 4t
C. x = 5 − 5t
D. x = 5 + 4t
Câu 5: Một hòn bi nhỏ bắt đầu lăn nhanh dần đều từ đỉnh xuống một đường dốc dài l = 1m với v0 = 0. Thời gian lăn hết chiều dài của đường dốc là 0,5s. Vận tốc của hòn bi khi tới chân dốc là:
A. 10m/s
B. 8m/s
C. 5m/s
D. 4m/s
Câu 6: Cho đồ thị vận tốc – thời gian của một xe chuyển động trên đường thẳng. Gia tốc của xe trong khoảng thời gian (5s => 10s) là:
A. 0,2m/s2
B. 0,4m/ s2
C. 0,6m/ s2
D. 0,8m/ s2
Câu 7: Chọn câu sai trong các câu sau:
A. Trong không khí, vật nào có lực cản nhỏ hơn sẽ rơi nhanh hơn
B. Trong chân không, các vật nặng nhẹ rơi như nhau
C. Sức cản của không khí là nguyên nhân làm cho các vật rơi trong không khí nhanh chậm khác nhau.
D. Ở cùng một nơi trên Trái Đất vật nặng sẽ rơi với gia tốc lớn hơn vật nhẹ.
Câu 8: Một vật được buông rơi tự do tại nơi có g = 10m/s2. Quãng đường vật đi được trong giây thứ 3 có giá trị là:
A. 8m
B. 15m
C. 25m
D. 22,4m
Câu 9: Tìm câu sai. Trong chuyển động tròn đều thì:
A. mọi điểm trên bán kính của chất điểm đều có cùng một tốc độ góc.
B. tốc độ dài của chất điểm là không đổi.
C. mọi điểm trên cùng một bán kính có tốc độ dài khác nhau.
D. vectơ vận tốc của chất điểm là không đổi.
Câu 10: Nhận xét nào sau đây của hành khách ngồi trên đoàn tàu đang chạy là không đúng?
A. Cột đèn bên đường chuyển động so với toa tàu
B. Đầu tàu chuyển động so với toa tàu
C. Hành khách đang ngồi trên tàu không chuyển động so với đầu tàu
D. Người soát vé đang đi trên tàu chuyển động so với đầu tàu
PHẦN II: TỰ LUẬN (5 điểm)
Câu 1: Một thang cuốn tự động đưa khách từ tầng 1 lên tầng 2 mất 1,4 phút. Nếu không dùng thang người đi bộ phải mất khoảng thời gian là 4,6 phút để đi từ tầng 1 lên tầng 2. Coi vận tốc của người đi bộ và thang cuốn là không đổi. Nếu thang cuốn vẫn chuyển động và người đó vẫn bước đi trên thang cuốn thì thời gian từ tầng 1 lên tầng 2 là bao nhiêu?
Câu 2: Hai xe khởi hành cùng lúc từ hai nơi A, B và chuyển động thẳng ngược chiều nhau. Xe từ A lên dốc chậm dần đều với vận tốc đầu v1 = 72km/h và gia tốc a. Xe từ B xuống dốc nhanh dần đều với vận tốc đầu v2 = 54km/h và gia tốc bằng gia tốc của xe từ A. Biết AB = 157,5km. Hai xe gặp nhau sau bao lâu kể từ thời điểm ban đầu?
Câu 3: Hai viên bi A và B được thả rơi tự do từ cùng độ cao. Bi A rơi sau bi B 0,5s. Tính khoảng cách giữa 2 bi sau 2s kể từ lúc bi B bắt đầu rơi? Lấy g= 10m/s2.
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Vật Lí 10
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
Câu 1: Có hai lực đồng quy có độ lớn bằng 10 N và 15 N. Trong số các giá trị sau đây, giá trị nào có thể là độ lớn của hợp lực ?
A. 26 N.
B. 16 N.
C. 2 N.
D. 1 N.
Câu 2: Trường hợp nào sau đây có liên quan đến quán tính?
A. Chiếc bè trôi trên sông.
B. Vật rơi trong không khí.
C. Giũ quần áo cho sạch bụi.
D. Vật rơi tự do.
Câu 3: Định luật II Niutơn cho biết:
A. lực là nguyên nhân làm xuất hiện gia tốc của vật.
B. mối liên hệ giữa khối lượng và vận tốc của vật.
C. mối liên hệ giữa lực tác dụng, khối lượng riêng và gia tốc của vật.
D. lực là nguyên nhân gây ra chuyển động.
Câu 4: Đặt một cốc đầy nước lên trên tờ giấy học trò. Tác dụng rất nhanh một lực F theo phương nằm ngang của tờ giấy thì hiện tượng gì sẽ xảy ra với tờ giấy và cốc nước
A. Tờ giấy rời khỏi cốc nước mà nước vẫn không đổ.
B. Tờ giấy chuyển động về một hướng, cốc nước chuyển động theo hướng ngược lại.
C. Tờ giấy chuyển động và cốc nước chuyển động theo.
D. Tờ giấy bị đứt ở chỗ đặt cốc nước.
Câu 5: Lực tác dụng và phản lực của nó luôn:
A. khác nhau về bản chất.
B. xuất hiện và mất đi đồng thời.
C. cùng hướng với nhau.
D. cân bằng nhau.
Câu 6: Phát biểu nào sau đây là đúng.
A. Càng lên cao thì gia tốc rơi tự do càng nhỏ.
B. Để xác định trọng lực tác dụng lên vật người ta dùng lực kế.
C. Trọng lực tác dụng lên vật tỉ lệ với trọng lượng của vật.
D. Trọng lượng của vật không phụ thuộc vào trạng thái chuyển động của vật đó.
Câu 7: Một lò xo có chiều dài tự nhiên 10 cm và có độ cứng 40 N/m. Giữ cố định một đầu và tác dụng vào đầu kia một lực 1 N để nén lò xo. Chiều dài của lò xo khi bị nén là
A. 5 cm.
B. 15 cm.
C. 10 cm.
D. 7,5 cm.
Câu 8: Lí do chính khi ô tô đi qua những đoạn đường có khúc cua thì phải đi chậm lại là
A. để ô tô không bị văng về phía tâm khúc cua.
B. để lực hướng tâm cần thiết giữ ô tô chuyển động tròn không quá lớn.
C. để lái xe có thể quan sát xe đi ngược chiều.
D. để tăng lực ma sát nghỉ cực đại giữ ô tô không bị văng ra khỏi đường.
Câu 9: Một vật chuyển động trên mặt phẳng ngang, đại lượng nào sau đây không ảnh hưởng đến gia tốc chuyển động của vật?
A. vận tốc ban đầu của vật.
B. Độ lớn của lực tác dụng.
C. Khối lượng của vật.
D. Gia tốc trọng trường.
Câu 10: Một vật có khối lượng m = 4 kg đang ở trạng thái nghỉ được truyền một hợp lực F = 8N. Quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian 5s đầu bằng
A. 30 m.
B. 25 m.
C. 5 m.
D. 50 m.
PHẦN II: TỰ LUẬN (5 điểm)
Bài 1: Một vật có khối lượng 1,2kg đặt trên sàn nằm ngang. Hệ số ma sát trượt giữa vật với mặt sàn là μ = 0,2. Vật bắt đầu được kéo đi bằng lực 6N theo phương nằm ngang.
a) Tính vận tốc và quãng đường vật đi được sau 3s đầu tiên.
b) Sau 3s đó lực F ngừng tác dụng. Tính quãng đường vật còn đi tiếp cho đến khi dừng lại. Lấy g = 10m/s2.
Bài 2: Một vật được ném ngang từ độ cao 65m. Sau khi chuyển động được 2 giây, vectơ vận tốc của vật hợp với phương ngang một góc 30°.
a) Tính vận tốc đầu của vật.
b) Thời gian chuyển động của vật.
c) Tầm bay xa của vật. Lấy g = 10m/s2.
Bài 3: Một vật có khối lượng 20kg được treo vào một sợi dây chịu được lực căng đến 210N. Nếu cầm dây mà kéo vật chuyển động lên cao với gia tốc 0,25m/s2 thì dây có bị đứt không? Lấy g = 10m/s2.
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Vật Lí 10
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 3)
Phần 1: Trắc nghiệm (5 điểm)
Câu 1:Một đoàn tàu bắt đầu rời ga, chuyển động nhanh dần đều thì sau 20s nó đạt vận tốc 36km/h. Hỏi sau bao lâu tàu đạt vận tốc 54km/h:
A. 23s B. 26s
C. 30s D. 34s
Câu 2: Vật chuyển động chậm dần đều
A. Véc tơ gia tốc của vật cùng chiều với chiều chuyển động.
B. Gia tốc của vật luôn luôn dương.
C. Véc tơ gia tốc của vật ngược chiều với chiều chuyển động.
D. Gia tốc của vật luôn luôn âm.
Câu 3: Một người đi bộ trên một đường thẳng với vân tốc không đổi 2m/s. Thời gian để người đó đi hết quãng đường 780m là
A. 6 min 15s B. 7 min 30s
C. 6 min 30s D. 7 min 15s
Câu 4: Một vật rơi tự do không vận tốc ban đầu từ độ cao 5m xuống. Vận tốc của nó khi chạm đất là
A. v = 8,899m/s B. v = 10m/s
C. v = 5m/s D. v = 2m/s
Câu 5: Công thức liên hệ giữa tốc độ góc ωω với chu kì T và tần số f là:
A.ω = 2πT; f = 2πω
B. T = 2πω; f = 2πω
C.T = 2πω; ω = 2πf
D. ω = 2πf; ω = 2πT
Câu 6: Phương trình liên hệ giữa đường đi, vận tốc và gia tốc của chuyển động chậm dần đều (a ngược dấu với v0 và v) là :
A. v2 - v02 = -2as
B. v2 + v02= 2as
C.v2 + v02 = -2as
D. v2 - v02 = 2as
Câu 7. Phương trình chuyển động thẳng đều của một chất điểm có dạng: x = 10t – 5. (x: km, t: h). Quãng đường đi được của chất điểm sau 2h là:
A. 40 km. B. 15 km. C. 20 km. D. 10 km.
Câu 8: Một vật nặng rơi từ độ cao 80m xuống mặt đất. Sau bao lâu vật chạm đất? Lấy g = 10 m/s2.
A. t = 1s. B. t = 2s. C. t = 3 s. D. t = 4 s.
Câu 9. Các công thức liên hệ giữa vận tốc dài với vận tốc góc, và gia tốc hướng tâm với tốc độ dài của chất điểm chuyển động tròn đều là:
Câu 10. Công thức cộng vận tốc:
Phần 2: Tự luận (5 điểm)
Câu 1: Một mô-tô đang chuyển động thẳng đều với tốc độ 6 m/s thì tăng tốc chuyển động nhanh dần đều. Sau 3 s xe đạt tốc độ là 18 m/s.
a) Tính gia tốc của xe
b) Viết phương trình chuyển động của xe kể từ lúc tăng tốc
c) Tính quãng đường mô-tô đi được và vận tốc của mô-tô sau 6 s.
d) Ngay khi mô-tô bắt đầu tăng tốc thì ở phía trước cách mô-tô một đoạn là 72 m có một ô-tô thứ hai đang chuyển động thẳng đều với tốc độ 6 m/s. Hỏi sau bao lâu kể từ lúc mô-tô tăng tốc thì hai xe gặp nhau
Câu 2: Người ta thả rơi một hòn đá từ một độ cao h, sau 5s thì vật chạm đất. Lấy g = 10 m/s2
a) Tính độ cao h và vận tốc của hòn đá khi vừa chạm đất.
b) Tính quãng đường của hòn đá đi được trong giây thứ 5
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Vật Lí 10
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 4)
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
Câu 1: Đây là phát biểu của định luật nào: "gia tốc của một vật thu được tỉ lệ thuận với lực tác dụng lên vật và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật."
A. Định luật III Niutơn.
B. Định luật I Niutơn.
C. Định luật II Niutơn.
D. Định luật bảo toàn động lượng
Câu 2: Trong công thức tính vận tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều v=v0 +at thì:
A. v luôn dương.
B. a luôn dương.
C. a luôn cùng dấu với v.
D. a luôn ngược dấu với v.
Câu 3: Phải tác dụng vào vật có khối lượng là 5kg theo phương ngang một lực là bao nhiêu để vật thu được gia tốc là 1m/s2
A. 4N B. 5N
C. 3N D. 6N
Câu 4: Một ôtô đang chuyển động với vận tốc 20m/s thì hãm phanh sau 10s vận tốc ôtô còn 15m/s. Tính quãng đường ôtô đi được kể từ lúc hãm phanh đến lúc dừng hẳn?
A. 400m B. 800m
C. 1200m D. 40m
Câu 5: Cho hai lực đồng quy có độ lớn F1 = F2 = 45N. Góc tạo bởi hai lực là 1200. Độ lớn của hợp lực là bao nhiêu?
A. 90N B. 45N
C. 0N D. 60N
Câu 6: Một ôtô chuyển động thẳng đều có phương trình chuyển động x=5+40.t, x tính bằng km và t tính bằng giờ. Biết ôtô chuyển động không đổi chiều. Tính quãng đường ôtô đi được sau 2h.
A. 80km B. 20km.
C. 85km D. 80m.
Câu 7: Một đoàn tàu vào ga chuyển động với vận tốc 36km/h thì chuyển động chậm dần đều. Sau 20s, vận tốc còn 18km/h. Sau bao lâu kể từ khi hãm phanh thì tàu dừng hẳn?
A. 30s. B. 40s.
C. 42s. D. 50s.
Câu 8: Một vật rơi tự do từ độ cao 80m. Lấy g=10 m/s2. Quãng đường vật rơi được trong 2s đầu và trong giây thứ 2 là:
A. 45m và 20m B. 20m và 15m
C. 20m và 35m D. 20m và 10m
Câu 9: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về chuyển động tròn đều?
A. Véc tơ gia tốc luôn hướng vào tâm quỹ đạo
B. Tốc độ góc không đổi
C. Tốc độ dài thay đổi theo thời gian
D. Quỹ đạo là đường tròn
Câu 10: Một em bé ngồi trên ghế của một chiếc đu quay đang quay với tần số 5 vòng/phút. Khoảng cách từ chỗ người ngồi đến trục quay của chiếc đu là 3m. Gia tốc hướng tâm của em bé đó là bao nhiêu?
A. aht = 8,2 m/s2
B. aht = 2,96 m/s2
C. aht = 29,6.102 m/s2
D. aht = 0,82 m/s2
PHẦN II. TỰ LUẬN (5 điểm)
Câu 1 (1 điểm): Nêu khái niệm về sự rơi tự do?
Câu 2 (3 điểm): Lúc 7h có hai chiếc xe chuyển động cùng chiều nhau từ hai vị trí A và B cách nhau 400 m.
– Xe thứ nhất chuyển động nhanh dần đều qua A với vận tốc 36km/h để đi về B. Sau 10s xe đi được quảng đường là 200m
– Xe thứ hai ở B chuyển động với vận tốc không đổi 72 km/h.
Chọn A là gốc tọa độ, chiều dương từ A đến B, gốc thời gian lúc 7h.
a. Tính gia tốc của xe thứ nhất.
b. Quãng đường xe thứ nhất đi được khi vận tốc tăng từđến
c. Viết phương trình chuyển động của hai xe.
d. Tìm vận tốc của xe thứ nhất đối với xe thứ hai khi chúng gặp nhau.
Câu 3 (1 điểm): Chiều dài của kim phút của một đồng hồ dài 10cm. Tính tốc độ dài của một điểm nằm ở đầu kim phút?
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Vật Lí 10
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 5)
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
Câu 1. Phương trình chuyển động của một chất điểm có dạng x = 10 – 3t + t2 (x đo bằng m, t đo bằng giây). Công thức tính vận tốc của chất điểm theo thời gian là
A) v = 10 + 3t (m/s) B) v = -3 + 2t (m/s).
C) v = 3 + t (m/s). D) v = 3 + 2t (m/s).
Câu 2. Chọn câu đúng: Một hệ tọa độ cố định gắn với vật làm mốc và một đồng hồ đo thời gian gọi là
A) Mốc thời gian. B) Sự chuyển động của vật đó.
C) Quỹ đạo của chuyển động. D) Hệ quy chiếu.
Câu 3. Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 20 m xuống đất. Lấy g = 10 m/s2. Vận tốc của vật ngay trước khi chạm đất là
A) 20 m/s B) 200 m/s C) m/s D)m/s
Câu 4. Chuyển động nhanh dần đều là chuyển động trong đó
A) Quãng đường đi được tăng dần.
B) Vận tốc có độ lớn tăng dần theo thời gian.
C) Vecto gia tốc không đổi cả về hướng và độ lớn, luôn cùng hướng với vecto vận tốc.
D) Gia tốc luôn luôn dương.
Câu 5. Một chiếc thuyền chuyển động thẳng ngược chiều dòng nước, đi được 15 km trong 1 giờ, nước chảy với vận tốc 5 km/h. Vận tốc của thuyền đối với nước là
A) 5 km/h. B) 20 km/h. C) 15 km/h D) 10 km/h.
Câu 6. Chọn phát biểu sai: Trong chuyển động thẳng biến đổi đều.
A)Vận tốc v là hàm bậc nhất theo thời gian.
B) Độ lớn gia tốc a không đổi.
C) Tích giữa gia tốc và vận tốc không đổi.
D) Tọa độ x là hàm bậc hai theo thời gian.
Câu 7. Chọn phát biểu đúng.
A) Chuyển động chậm dần đều theo chiều dương của trục tọa độ có a > 0.
B) Chuyển động thẳng chậm dần đều có a < 0.
C) Chuyển động thẳng nhanh dần đều theo chiều dương của trục tọa độ có a > 0.
D) Chuyển động nhanh dần đều có a > 0.
Câu 8. Chọn câu đúng: Chuyển động thẳng đều là chuyển động trong đó
A) Quỹ đạo là đường thẳng và tốc độ trung bình như nhau trên mọi quãng đường.
B) Quỹ đạo là đường thẳng, quãng đường đi được không đổi.
C) Tốc độ không thay đổi.
D) Quỹ đạo và tốc độ không đổi.
Câu 9. Khi ô tô đang chạy với vận tốc 10 m/s trên một đoạn đường thẳng thì người lái xe tăng ga và ô tô chuyển động nhanh dần đều. Sau 10 giây ô tô đạt vận tốc 14 m/s. Gia tốc a và vận tốc của ô tô sau 40 giây tăng ga là bao nhiêu?
A) 0,4 m/s2 và 26 m/s. B) 0,2 m/s2 và 8 m/s.
C) 1,4 m/s2 và 66 m/s. D) 0,2 m/s2 và 18 m/s.
Câu 10. Một vật được thả rơi từ độ cao 78,4 m xuống đất. Bỏ qua lực cản của không khí. Gia tốc rơi tự do g = 9,8 m/s2. Quãng đường vật đi được trong 3 giây cuối trước khi chạm đất bằng
A) 44,1 m. B) 73,5 m. C) 34,3 m. D) 4,9 m.
PHẦN II: TỰ LUẬN (5 điểm)
Bài 1. Một đoàn tàu rời ga chuyển động thẳng nhanh dần đều. Sau 1 phút tàu đạt tốc độ 36km/h. Tính:
a. Gia tốc của đoàn tàu .
b. Tính quãng đường mà tàu đi được trong thời gian nói trên.
c. Nếu tiếp tục tăng tốc như vậy thì sau bao lâu nữa tàu đạt tốc độ 72km/h.
Bài 2. Một đồng hồ treo tường có kim giờ dài 20cm, kim giây dài 25 cm (tính từ trục quay). Tính vận tốc dài của đầu các kim.
..........................
..........................
..........................
Tải xuống để xem đề thi Vật Lí 10 Giữa học kì 1 năm 2024 đầy đủ!
Xem thêm bộ đề thi Vật Lí 10 năm 2024 chọn lọc khác:
- Đề thi Vật Lí 10 Học kì 1 có đáp án (13 đề)
- Đề thi Vật Lí 10 Giữa học kì 2 có đáp án (3 đề)
- Đề thi Vật Lí 10 Học kì 2 có đáp án (3 đề)
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 10 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 10
- Giáo án Toán 10
- Giáo án Tiếng Anh 10
- Giáo án Vật Lí 10
- Giáo án Hóa học 10
- Giáo án Sinh học 10
- Giáo án Lịch Sử 10
- Giáo án Địa Lí 10
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 10
- Giáo án Tin học 10
- Giáo án Công nghệ 10
- Giáo án Giáo dục quốc phòng 10
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 10
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 10 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 10
- Đề cương ôn tập Văn 10
- Đề thi Toán 10 (có đáp án)
- Đề thi cương ôn tập Toán 10
- Đề thi Toán 10 cấu trúc mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 10 (có đáp án)
- Đề thi Vật Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Hóa học 10 (có đáp án)
- Đề thi Sinh học 10 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 10 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Kinh tế & Pháp luật 10 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 10 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 10 (có đáp án)
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 10 (có đáp án)