Top 100 Đề thi Sinh học 11 Chân trời sáng tạo (có đáp án)

Tuyển chọn 100 Đề thi Sinh học 11 Chân trời sáng tạo Học kì 1, Học kì 2 năm 2024 mới nhất có đáp án và lời giải chi tiết, cực sát đề thi chính thức gồm đề thi giữa kì, đề thi học kì giúp học sinh 11 ôn luyện và đạt điểm cao trong các bài thi Sinh học 11.

Đề thi Sinh học 11 Chân trời sáng tạo (có đáp án)

Xem thử Đề thi GK1 Sinh 11 Xem thử Đề thi CK1 Sinh 11 Xem thử Đề thi GK2 Sinh 11 Xem thử Đề thi CK2 Sinh 11

Chỉ từ 50k mua trọn bộ đề thi Sinh học 11 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết, dễ dàng chỉnh sửa:

Đề thi Sinh học 11 Giữa kì 1 Chân trời sáng tạo

Đề thi Sinh học 11 Học kì 1 Chân trời sáng tạo

Đề thi Sinh học 11 Giữa kì 2 Chân trời sáng tạo

Đề thi Sinh học 11 Học kì 2 Chân trời sáng tạo

Xem thêm Đề thi Sinh học 11 cả ba sách:

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2024 - 2025

Môn: Sinh học 11

Thời gian làm bài: phút

A. Phần trắc nghiệm (7 điểm)

Câu 1: Đặc điểm nào sau đây là của sinh vật dị dưỡng?

A. Tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ.

B. Tổng hợp chất hữu cơ từ chất hữu cơ.

C. Sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ.

D. Sử dụng năng lượng hóa học để tổng hợp chất hữu cơ.

Câu 2: Khi nói về mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở cấp tế bào, có các phát biểu sau:

(1) Trao đổi chất chỉ là mặt biểu hiện bên ngoài của quá trình chuyển hoá bên trong của tế bào.

(2) Chuyển hoá nội bào bao gồm hai mặt của một quá trình thống nhất đó là đồng hoá và dị hoá.

(3) Đồng hóa là quá trình tổng hợp các chất phức tạp từ các chất đơn giản, đồng thời tích luỹ năng lượng trong các sản phẩm tổng hợp.

(4) Dị hóa là quá trình phân giải các chất đồng thời giải phóng năng lượng cho mọi hoạt động sống của tế bào.

Các phát biểu đúng là

A. (1), (2), (3).

B. (2), (3), (4).

C. (1), (2), (4).

D. (1), (2), (3), (4).

Câu 3: Đường đi của nước từ đất vào rễ theo con đường tế bào chất là

A. Tế bào vỏ rễ → Lông hút → Tế bào nội bì → Tế bào trụ bì → Mạch gỗ.

B. Lông hút → Tế bào vỏ rễ →  Tế bào nội bì → Tế bào trụ bì → Mạch gỗ.

C. Tế bào vỏ rễ → Lông hút → Tế bào trụ bì → Tế bào nội bì → Mạch gỗ.

D. Lông hút → Tế bào vỏ rễ → Tế bào trụ bì → Tế bào nội bì → Mạch gỗ.

Câu 4: Xác động thực vật phải trải qua quá trình biến đổi nào cây mới sử dụng được nguồn nitrogen?

A. Quá trình nitrate hóa và phản nitrate hóa.

B. Quá trình ammonium hóa và phản nitrate hóa.

C. Quá trình ammonium hóa và nitrate hóa.

D. Quá trình cố định đạm.

Câu 5: Động lực vận chuyển các chất của dòng mạch rây là

A. lực liên kết giữa các phân tử nước.

B. lực đẩy của rễ.

C. sự chênh lệch áp suất thấm thấu giữa các tế bào.

D. lực hút của lá.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về ý nghĩa của quá trình thoát hơi nước và con đường thoát hơi nước ở thực vật?

A. Ở những cây trưởng thành, cường độ thoát hơi nước qua cutin gần tương đương với cường độ thoát hơi nước qua khí khổng.

B. Chỉ lá cây mới có khả năng thoát hơi nước.

C. Sự thoát hơi nước và quang hợp ở lá có mối quan hệ mật thiết với nhau.

D. Các thực vật trong bóng râm, thực vật thuỷ sinh thoát hơi nước chủ yếu qua cutin.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về hậu quả của việc bón phân với liều lượng cao quá mức cần thiết cho cây?

A. Gây độc cho cây trồng và người sử dụng.

B.  Gây ô nhiễm nông phẩm và môi trường.

C. Làm cho đất đai màu mỡ nhưng cây không hấp thụ được chất dinh dưỡng.

D. Lượng phân bón dư thừa sẽ làm thay đổi tính chất của đất, giết chết các vi sinh vật có lợi trong đất.

Câu 8: Trong thí nghiệm chứng minh sự thoát hơi nước ở lá, tại sao phải cắt bỏ hết lá (chỉ còn lại rễ, thân, cành) ở một chậu thí nghiệm?

A. Để cây không hút được nước.

B. Để ngăn chặn quá trình vận chuyển nước trong thân.

C. Để tăng cường thoát hơi nước qua các bộ phận khác của cây (rễ, thân, cành).

D. Để ngăn quá trình thoát hơi nước của cây.

Câu 9: Phát biểu nào sau đây là đúng về dòng mạch rây?

A. Mạch rây được tạo thành do các tế bào rây nối liền với nhau, phần đầu của ống rây là các tế bào kèm.

B. Dịch vận chuyển theo mạch rây có thành phần chủ yếu là các amino acid được tổng hợp từ lá, một số chất được tổng hợp từ rễ.

C. Nước có thể vận chuyển ngang từ mạch gỗ sang mạch rây và ngược lại tuỳ theo nhu cầu của cây.

D. Các chất vận chuyển trong mạch rây chỉ có thể theo một chiều từ trên xuống.

Câu 10: Những cây nào sau đây thuộc thực vật C4

A. Đậu, khoai tây, lúa.

B. Khoai, sắn, lúa.

C. Mía, ngô, cao lương.

D. Xương rồng, thanh long, dứa.

Câu 11: Các sắc tố quang hợp hấp thụ và truyền năng lượng ánh sáng theo sơ đồ nào sau đây?

A. Carotenoid → Chlorophyll b → Chlorophyll a → Chlorophyll a ở trung tâm phản ứng.

B. Carotenoid → Chlorophyll a → Chlorophyll b → Chlorophyll a ở trung tâm phản ứng.

C. Carotenoid → Chlorophyll b → Chlorophyll a → Chlorophyll b ở trung tâm phản ứng.

D. Carotenoid → Chlorophyll a → Chlorophyll b → Chlorophyll b ở trung tâm phản ứng.

Câu 12: Trong các phát biểu sau:

(1) Cung cấp nguồn chất hữu cơ làm thức ăn cho sinh vật dị dưỡng.

(2) Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, dược liệu cho y học.

(3) Cung cấp năng lượng duy trì hoạt động sống của sinh giới.

(4) Trực tiếp điều hoà sự phân bố nguồn nước trên Trái Đất.

(5) Điều hòa không khí.

Số phát biểu đúng về vai trò của quang hợp là

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 13: Trong quang hợp, NADPH có vai trò nào sau đây?

A. Phối hợp với chlorophyl để hấp thụ ánh sáng.

B. Là chất nhận electron đầu tiên của pha sáng.

C. Là thành phần của chuỗi truyền electron để hình thành ATP.

D. Tham gia vào chu trình Calvin để tổng hợp chất hữu cơ.

Câu 14: Quá trình quang hợp của thực vật C3, C4 và CAM giống nhau ở điểm nào sau đây?

A. Chất nhận CO2 đầu tiên đều là RuBP (ribulose 1,5 biphosphate).                   

B. Sản phẩm đầu tiên đều là 3 - APG (3-Phosphoglyceric acid).

C. Đều có chu trình Calvin.

D. Đều diễn ra trên cùng một loại tế bào.

Câu 15: Trong thí nghiệm chứng minh sự hình thành tinh bột trong quang hợp, màu sắc lá sẽ thay đổi như thế nào sau khi tiến hành thí nghiệm?

A. Vị trí bị bịt kín bằng băng dính có màu xanh đen.

B. Vị trí không bịt kín bằng băng dính không có màu xanh đen mà chỉ có màu của KI.

C. Vị trí bị bịt kín bằng băng dính không có màu xanh đen mà chỉ có màu của KI.

D. Vị trí không bịt kín bằng băng dính không có màu của KI mà chỉ có màu của cồn 90o.

Câu 16: Biện pháp nào sau đây không được dùng để điều khiển quang hợp nhằm tăng năng suất cây trồng?

A. Tăng diện tích bề mặt lá bằng các kĩ thuật chăm sóc phù hợp.

B. Dùng đèn LED để chiếu sáng.

C. Bón thật nhiều phân bón và tưới thật nhiều nước cho cây.

D. Tuyển chọn các giống cây trồng có sự tích luỹ tối đa sản phẩm quang hợp vào các cơ quan có giá trị kinh tế.

Câu 17: Quá trình hô hấp ở thực vật không có ý nghĩa nào sau đây?

A. Đảm bảo sự cân bằng O2 và CO2 trong khí quyển.

B. Chuyển hóa năng lượng hóa học thành ATP cung cấp cho hoạt động sống của thực vật.

C. Tạo ra các sản phẩm trung gian để cung cấp cho quá trình tổng hợp các chất.

D. Giải phóng nhiệt năng giúp duy trì thân nhiệt, đảm bảo cho các hoạt động sống trong cơ thể diễn ra bình thường.

Câu 18: Trong các thí nghiệm về hô hấp ở thực vật, mẫu vật thường được sử dụng là

A. các loại quả còn xanh.

B. các cây đang đâm chồi.

C. các loại hạt đang nảy mầm.

D. các loại hoa có mùi thơm.

Câu 19: Khi nói về các nhân tố ảnh hưởng đến hô hấp, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Hàm lượng nước tỉ lệ nghịch với cường độ hô hấp.

B. Cường độ hô hấp và nhiệt độ tỉ lệ thuận với nhau.

C. Nồng độ CO2 cao gây ức chế quá trình hô hấp.

D. Nồng độ O2 cao gây ức chế quá trình hô hấp.

Câu 20: Cần bảo quản nông sản ở nhiệt độ thấp vì

A. nhiệt độ thấp làm quá trình trao đổi chất tạm dừng lại.

B. nhiệt độ thấp giúp đường chuyển hóa thành tinh bột dự trữ.

C. nhiệt độ thấp gây ức chế quá trình hô hấp tế bào.

D. nhiệt độ thấp kích thích vi khuẩn có lợi hoạt động mạnh.

Câu 21: Mô tả các giai đoạn của quá trình dinh dưỡng ở cơ thể người bằng cách nối các giai đoạn với đặc điểm tương ứng.

1. Lấy thức ăn

2. Tiêu hóa thức ăn

3. Hấp thụ các chất dinh dưỡng

4. Thải chất cặn bã

5. Tổng hợp các chất

a. Chất dinh dưỡng được hấp thụ vào máu và bạch huyết.

b. Thức ăn được đưa vào miệng.

c. Tế bào sử dụng các chất dinh dưỡng đó để tổng hợp thành những chất cần thiết.

d. Những chất không hấp thụ được đào thải ra ngoài qua hậu môn.

e. Thức ăn được vận chuyển, biến đổi cơ học và hóa học.

A. 1b, 2e, 3a, 4d, 5c.

B. 1a, 2b, 3e, 4d, 5a.

C. 1b, 2a, 3e, 4d, 5c.

D. 1a, 2b, 3e, 4d, 5c.

Câu 22: Động vật nào dưới đây có túi tiêu hóa?

A. Gà.

B. Giun đất.

C. Sán lá.

D. Chó.

Câu 23: Khi nói về quá trình tiêu hoá ở động vật, có bao nhiêu phát biểu dưới đây đúng?

(1) Tiêu hoá ở động vật chưa có cơ quan tiêu hoá là tiêu hoá nội bào, nhờ các enzyme thuỷ phân trong lysosome.

(2) Tiêu hoá ở động vật có túi tiêu hoá, quá trình tiêu hoá chỉ theo hình thức tiêu hoá ngoại bào.

(3) Tiêu hoá ở động vật đã hình thành ống tiêu hoá và các tuyến tiêu hoá, với sự tham gia của các enzyme chủ yếu là tiêu hoá ngoại bào.

(4) Tiêu hoá ở động vật ăn thịt và ăn tạp diễn ra trong cơ quan tiêu hóa.

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 24: Tác nhân nào sau đây không phải là nguyên nhân gây bệnh giun sán ở người?

A. Ô nhiễm thực phẩm.

B. Vệ sinh cá nhân không sạch sẽ.

C. Vệ sinh môi trường không tốt.

D. Ít vận động.

Câu 25: Trong quá trình trao đổi khí ở phổi, loại khí nào sẽ khuếch tán từ không khí ở phế nang vào máu?

A. Khí nitrogen.

B. Khí carbon dioxide.

C. Khí oxygen.

D. Khí hydrogen.

Câu 26: Cho các loài động vật sau: Cá mập, cá heo, cá sấu, thủy tức, ếch, ve sầu. Loài động vật thực hiện trao đổi khí qua mang là

A. Cá heo, cá mập, cá sấu, ếch. 

B. Cá mập.

C. Cá mập, cá heo, cá sấu, thủy tức, ếch, ve sầu.

D. Cá mập, cá heo, cá sấu.

Câu 27: Có bao nhiêu nguyên nhân sau đây giúp hoạt động hô hấp ở chim đạt hiệu quả cao nhất trong các động vật có xương sống trên cạn?

(1) Khi hít vào và thở ra đều có không khí giàu O2 đi qua phổi.

(2) Sau khi thở ra, trong phổi không có khí cặn.

(3) Hoạt động hô hấp ở chim là hô hấp kép nhờ hệ thống ống khí và túi khí.

(4) Chim có đời sống bay lượn trên cao nên sử dụng được không khí sạch, giàu O2 hơn.

(5) Dòng khí đi ngược chiều với dòng máu trong các mao mạch.

A. 4.

B. 3.

C. 2.

D. 1.

Câu 28: Tác nhân chủ yếu gây bệnh về đường hô hấp ở người là

A. Chất khí độc hại.

B. Khói thuốc lá.

C. Vi khuẩn, virus.

D. Bụi.

B. Phần tự luận (3 điểm)

Câu 1 (0,5 điểm): Việc bón quá ít hoặc quá nhiều phân bón sẽ ảnh hưởng như thế nào đến đất và cây trồng?

Câu 2 (1 điểm): Tại sao giữa trưa nắng gắt, cường độ ánh sáng mạnh nhưng cường độ quang hợp lại có thể giảm?

Câu 3 (1 điểm): Cho biết sự khác nhau về nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng ở các độ tuổi. Giải thích tại sao có sự khác nhau đó.

Câu 4 (0,5 điểm): Tại sao nuôi ếch cần chú ý giữ môi trường ẩm ướt?

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2024 - 2025

Môn: Sinh học 11

Thời gian làm bài: phút

A. Phần trắc nghiệm

Câu 1: Các chất vận chuyển trong dòng mạch rây có thể di chuyển theo

A. một hướng, từ lá xuống thân và rễ.

B. một hướng, từ rễ lên thân và lá.

C. hai hướng, từ lá xuống thân, rễ hoặc theo chiều ngược lại.

D. ba hướng, từ rễ lên thân, từ thân xuống rễ và từ lá thoát ra ngoài.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng về dòng mạch gỗ?

A. Mạch gỗ được tạo thành do các tế bào hình ống không có thành tế bào nối liền với nhau.

B. Mạch gỗ vận chuyển nước, các chất khoáng hoà tan và một số chất hữu cơ tổng hợp từ rễ lên thân và lá.

C. Động lực làm cho các chất di chuyển trong dòng mạch gỗ là do sự chênh lệch gradient nồng độ của các chất vận chuyển.

D. Trong mạch gỗ, lực liên kết giữa các phân tử nước và lực bám giữa phân tử nước với thành mạch dẫn có tác dụng kéo nước từ rễ lên lá.

Câu 3: Phân tử O2 giải phóng từ quang hợp có nguồn gốc từ

A. CO2.

B. RuBP.

C. H2O.

D. PGA.

Câu 4: Phát biểu nào không đúng khi nói về các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình quang hợp?

A. Thực vật C4 có điểm bù CO2 thấp hơn thực vật C3.

B. Nồng độ CO2 thích hợp cho cây quang hợp là 0,03 %.

C. Các loài thực vật có điểm bão hòa ánh sáng giống nhau.

D. Nhiệt độ ảnh hưởng đến quá trình quang hợp thông qua sự ảnh hưởng đến hoạt tính của enzyme xúc tác các phản ứng trong pha sáng và pha tối.

Câu 5: Hình thức hô hấp chủ yếu ở thực vật là

A. hô hấp kị khí.

B. hô hấp hiếu khí. 

C. lên men.

D. hô hấp kị khí và lên men.

Câu 6: Mục đích chính của việc ngâm hạt trước khi gieo là 

A. tăng cường lượng nước trong tế bào để kích thích quá trình hô hấp. 

B. giảm nồng độ CO2 trong tế bào để kích thích quá trình hô hấp.

C. tăng nồng độ O2 trong tế bào để kích thích quá trình hô hấp. 

D. giữ nhiệt độ ổn định phù hợp với quá trình hô hấp. 

Câu 7: Các động vật thuộc ngành Thân lỗ có hình thức tiêu hoá

A. ngoại bào. 

B. nội bào.

C. ngoài cơ thể. 

D. trong cơ thể.

Câu 8: Cho các bệnh sau đây, có bao nhiêu bệnh liên quan đến hệ tiêu hoá?

(1) Viêm loét dạ dày.

(2) Ung thư trực tràng.

(3) Nhồi máu cơ tim.

(4) Sâu răng.

(5) Viêm gan A.

(6) Suy thận mãn tính.

A. 6.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 9: Trong hoạt động hô hấp ở người, sự thay đổi của thể tích lồng ngực là nhờ

A. quá trình thông khí ở phổi.

B. sự co dãn của các cơ hô hấp.

C. sự thay đổi của áp suất trong lồng ngực. 

D. sự chênh lệch phân áp O2 và CO2.

Câu 10: Thứ tự các hoạt động diễn ra khi người hít vào là:

A. Cơ liên sườn co → Cơ hoành co → Lồng ngực và phổi dãn rộng → Không khí từ ngoài đi vào phổi.

B. Cơ liên sườn co → Cơ hoành dãn → Lồng ngực và phổi dãn rộng → Không khí từ ngoài đi vào phổi.

C. Cơ liên sườn dãn → Cơ hoành co → Lồng ngực và phổi dãn rộng → Không khí từ ngoài đi vào phổi.

D. Cơ liên sườn dãn → Cơ hoành dãn → Lồng ngực và phổi dãn rộng → Không khí từ ngoài đi vào phổi.

Câu 11: Trong điều kiện sinh lí bình thường, ở người trưởng thành, thời gian pha nhĩ co khoảng

A. 0,1 s.

B. 0,8 s.

C. 0,3 s.

D. 0,4 s.

Câu 12: Bộ phận nào sau đây giữ chức năng điều khiển hoạt động điều hoà tim mạch?

A. Tim.

B. Mạch máu.

C. Hành não.

D. Tuyến trên thận. 

Câu 13: Phát biểu nào không đúng khi nói về hoạt động của tim và hệ mạch?

A. Huyết áp giảm dần từ động mạch → mao mạch → tĩnh mạch.

B. Tim co dãn tự động theo chu kì là do hoạt động của hệ dẫn truyền tim.

C. Vận tốc máu trong hệ mạch tỉ lệ nghịch với tổng tiết diện của mạch.

D. Huyết áp tâm thu ứng với lúc tim giãn, huyết áp tâm trương ứng với lúc tim co.

Câu 14: Dụng cụ nào sau đây được sử dụng để đo huyết áp?

A. Nhiệt kế.

B. Ống nghe tim phổi.

C. Huyết áp kế điện tử.

D. Máy kích thích điện.

Câu 15: Adrenalin tác động đến sự hoạt động của tim làm cho

A. tim đập chậm hơn, yếu hơn, mạch máu co và huyết áp tăng.

B. tim đập nhanh hơn, mạnh hơn, mạch máu dãn và huyết áp giảm.

C. tim đập chậm hơn, yếu hơn, mạch máu co và huyết áp tăng.

D. tim đập nhanh hơn, mạnh hơn, mạch máu co và huyết áp tăng.

Câu 16: Miễn dịch không đặc hiệu có vai trò khi nào? 

A. Khi cơ thể bị các tác nhân gây hại xâm nhiễm.

B. Khi cơ thể không tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh. 

C. Khi cơ thể bị các vết thương ở da hay niêm mạc.

D. Khi cơ thể mắc các bệnh tự miễn.

Câu 17: Tiêm hoặc uống vaccine là

A. đưa kháng nguyên vào cơ thể.

B. đưa chất tạo kháng nguyên vào cơ thể.

C. đưa kháng nguyên hoặc chất tạo kháng nguyên vào cơ thể.

D. đưa kháng nguyên và kháng thể vào cơ thể.

Câu 18: Trường hợp hệ miễn dịch tạo ra các đáp ứng chống lại các tế bào, cơ quan của cơ thể được gọi là

A. hiện tượng dị ứng.

B. hiện tượng tự miễn.

C. hiện tượng di căn.

D. ung thư.

Câu 19: Khi nói về miễn dịch không đặc hiệu, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Miễn dịch không đặc hiệu chỉ xảy ra khi có kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể.

B. Miễn dịch không đặc hiệu có sự tham gia của các kháng thể do các tế bào lympho B tiết ra.

C. Miễn dịch không đặc hiệu có sự tham gia của tế bào lympho T độc và T nhớ.

D. Miễn dịch không đặc hiệu mang tính chất bẩm sinh, có thể di truyền và không cần tiếp xúc trước với kháng nguyên.

Câu 20: Đâu là cơ quan chính thực hiện chức năng bài tiết của cơ thể?

A. Gan.

B. Ruột.

C. Thận.

D. Phổi.

Câu 21: Sự duy trì ổn định của môi trường bên trong cơ thể, đảm bảo cho sự tồn tại và thực hiện được chức năng sinh lí của các tế bào gọi là

A. cân bằng áp suất thẩm thấu. 

B. cân bằng nội môi.

C. cân bằng độ pH.

D. cân bằng huyết áp.

Câu 22: Phát biểu nào không đúng khi nói về cân bằng nội môi?

A. Cân bằng nội môi có tính chất cân bằng động.

B. Điều hoà cân bằng nội môi chính là cân bằng áp suất thẩm thấu của tế bào.

C. Cân bằng nội môi đảm bảo cho sự tồn tại và thực hiện được chức năng sinh lí của các tế bào trong cơ thể.

D. Cân bằng nội môi gồm cân bằng hàm lượng nước; nồng độ các chất như glucose, các ion, amino acid, muối khoáng,...

Câu 23: Cảm ứng ở sinh vật là

A. khả năng chịu đựng những tác động từ môi trường xung quanh của cơ thể sinh vật.

B. sự thu nhận các kích thích từ môi trường của cơ thể sinh vật.

C. sự thu nhận và trả lời của cơ thể sinh vật đối với kích thích từ môi trường, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.

D. khả năng phản ứng của cơ thể sinh vật đối với kích thích từ môi trường, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.

Câu 24: Các phản ứng của thực vật trả lời các kích thích của môi trường được điều khiển bởi

A. dịch mạch gỗ.

B. hormone thực vật.

C. màng tế bào.

D. hệ thần kinh.

Câu 25: Hướng tiếp xúc là

A. phản ứng sinh trưởng của cây đối với sự tiếp xúc. 

B. sự sinh trưởng của rễ để tăng diện tích tiếp xúc với đất. 

C. sự sinh trưởng của thân để tránh tiếp xúc với đất. 

D. sự vận động của thân (cành) để lá tăng diện tích tiếp xúc với ánh sáng.

Câu 26: Trong quá trình cảm ứng ở thực vật, thông tin được truyền từ bộ phận tiếp nhận đến bộ phận xử lí dưới dạng

A. xung thần kinh.

B. các dòng electron hoặc các chất hoá học.

C. các phản ứng hoá học.

D. các ion khuếch tán qua màng sinh chất.

Câu 27: Ví dụ nào sau đây thuộc kiểu ứng động không sinh trưởng? 

A. Cây đóng khí khổng khi nhiệt độ tăng quá cao.

B. Hiện tượng “thức và ngủ” của lá cây họ Đậu theo đồng hồ sinh học.

C. Các loài cây như trầu bà, bầu, bí,... có thân quấn quanh giá thể.

D. Ngọn cây uốn cong về phía có ánh sáng.

Câu 28: Để chứng minh tính ứng động ở thực vật, ta có thể thường sử dụng bao nhiêu mẫu vật sau đây?

(1) Cây trinh nữ.

(2) Cây đậu.

(3) Hoa hồng. 

(4) Cây bắt ruồi.

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

B. Phần tự luận

Câu 1 (1 điểm): Giải thích tại sao ăn mặn (nhiều muối) thường xuyên sẽ tăng nguy cơ bị bệnh cao huyết áp.

Câu 2 (1 điểm): Hiện tượng “nở hoa của cây mười giờ” thuộc kiểu cảm ứng nào. Giải thích.

Câu 3 (1 điểm): Khi bị kẻ thù rượt đuổi, hoạt động của tim mạch ở động vật đã được điều hoà như thế nào để đảm bảo cho cơ xương hoạt động tốt nhằm thoát khỏi mối nguy hiểm?

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 2 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2024 - 2025

Môn: Sinh học 11

Thời gian làm bài: phút

A. Phần trắc nghiệm

Câu 1: Nếu dùng kim kích thích vào một chi của châu chấu, chúng sẽ có phản ứng như thế nào?

A. Châu chấu không có phản ứng gì.

B. Một chi của châu chấu sẽ co lại.

C. Tất cả các chi của châu chấu sẽ co lại.

D. Toàn bộ cơ thể của châu chấu sẽ phản ứng lại kích thích và co lại.

Câu 2: Trên sợi trục thần kinh, khoảng cách giữa các bao myelin được gọi là 

A. synapse. 

B. chuỳ synapse. 

C. eo Ranvier. 

D. thụ thể.

Câu 3: Chùy synpapse có đặc điểm nào sau đây?

A. Có chứa các khe synapse.

B. Có chứa bóng synapse và khe synapse.

C. Có bóng synapse chứa các chất trung gian hóa học.

D. Là màng sinh chất của neuron hay của các tế bào cơ quan.

Câu 4: Động vật có khả năng nhận biết các loại thức ăn có thể và không thể ăn được là nhờ vai trò của giác quan nào?

A. Thị giác. 

B. Xúc giác. 

C. Khứu giác. 

D. Vị giác.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về các dạng hệ thần kinh?

A. Hệ thần kinh dạng ống gồm các tế bào thần kinh tập trung lại tạo thành các hạch thần kinh, nối với nhau bằng các sợi thần kinh.

B. Hệ thần kinh dạng ống gồm phần đầu của ống phát triển mạnh thành não bộ, phần sau hình thành tuỷ sống.

C. Hệ thần kinh dạng lưới gồm các tế bào thần kinh tập trung thành từng cụm ở các bộ phận nhất định trên cơ thể.

D. Hệ thần kinh dạng ống có sự phân hoá thành hạch não, hạch ngực và hạch bụng.

Câu 6: Phát biểu nào không đúng khi nói về cơ chế thu nhận và truyền tín hiệu ánh sáng ở người?

A. Khi truyền đến mắt, giác mạc là bộ phận đầu tiên tiếp nhận ánh sáng.

B. Thụ thể tiếp nhận ánh sáng ở mắt là các tế bào que và tế bào nón.

C. Quá trình thu nhận và truyền tín hiệu ánh sáng được kiểm soát bởi tế bào que và tế bào nón.

D. Xung thần kinh được truyền đến vùng cảm nhận thị giác ở vỏ não qua các sợi thần kinh thị giác.

Câu 7: Có bao nhiêu loại thuốc sau đây có tác dụng giảm đau?

(1) Paracetamol. 

(2) Piperazin.

(3) Oxycodone. 

(4) Morphine.

A. 4.

B. 1.

C. 3.

D. 2.

Câu 8: Tập tính là

A. chuỗi phản ứng của động vật trả lời kích thích từ môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể).

B. chuỗi phản xạ của động vật trả lời kích thích từ môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể).

C. chuỗi phản ứng của động vật tiếp nhận kích thích từ môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể).

D. chuỗi cảm ứng của động vật trả lời kích thích từ môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể).

Câu 9: Vịt con mới nở sẽ đi theo vịt mẹ hoặc chủ lò ấp hoặc vật chuyển động đầu tiên chúng nhìn thấy. Đây là ví dụ về hình thức học tập nào ở động vật?

A. Quen nhờn.

B. In vết.

C. Học nhận biết không gian.

D. Học liên hệ.

Câu 10: Khi nói về tập tính học được, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Là loại tập tính từ khi sinh ra đã có.

B. Phụ thuộc vào sự phát triển của hệ thần kinh và tuổi thọ của động vật. 

C. Vừa có tính đặc trưng cho loài, vừa đặc trưng cho từng cá thể. 

D. Có khả năng di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Câu 11: Ví dụ nào sau đây không thuộc dạng tập tính xã hội?

A. Trong đàn sư tử, sư tử đực đầu đàn là con đực to khoẻ và hung dữ nhất; khi săn được mồi, con đực đầu đàn sẽ được ăn trước tiên.

B. Hầu hết các công việc trong xã hội loài ong đều do ong thợ đảm nhận như xây tổ, kiếm ăn, chăm sóc con non, chiến đấu để bảo vệ tổ khi bị xâm phạm.

C. Vào mùa đông, đàn ngỗng trời di cư từ phương bắc về phương nam để tránh rét.

D. Sư tử đực chiến đấu để đánh đuổi các con đực lạ ra khỏi lãnh thổ của nó. 

Câu 12: Con mèo tăng thêm 0,5 kg là ví dụ về quá trình

A. sinh trưởng.

B. phát triển.

C. cảm ứng.

D. sinh sản.

Câu 13: Ví dụ nào sau đây là nói về quá trình phát triển ở sinh vật?

A. Cây cam ra hoa.

B. Lợn tăng thêm 3 kg sau một tuần.

C. Sự tăng kích thước của lá cây.

D. Quả chuối đang chín.

Câu 14: Trong các yếu tố sau đây, có bao nhiêu yếu tố không ảnh hưởng đến tuổi thọ của sinh vật?

(1) Di truyền.

(2) Chế độ ăn uống. 

(3) Lối sống.

(4) Chất phóng xạ.

(5) Khói độc, bụi.

(6) Chế độ làm việc.

A. 0.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 15: Vị trí của mô phân sinh đỉnh nằm ở

A. đầu ngọn thân, ngọn cành, chồi bên và chóp rễ.

B. phần vỏ và trụ của thân, rễ.

C. vị trí gốc của lóng.

D. lá, hoa và quả của cây.

Câu 16: Mô phân sinh đỉnh có vai trò

A. giúp cây tăng trưởng theo đường kính.

B. giúp cây tăng trưởng theo chiều dài.

C. giúp lóng cây dài ra.

D. giúp vỏ cây dày hơn.

Câu 17: Cytokinin có vai trò 

A. gây ra tính hướng động của cây.

B. kích thích sự phát triển và nảy mầm của hạt, củ.

C. kích thích chồi bên phân chia mạnh mẽ tạo ra sự phân hoá chồi.

D. ức chế sự nảy mầm sớm, kích thích lá hoá già, kích thích sự chịu hạn.

Câu 18: Tương quan giữa hormone nào sau đây quyết định chiều hướng nảy mầm hoặc ngủ của chồi cây?

A. IAA/Ethylene.

B. IAA/Cytokinin.

C.IAA/ABA (Auxin/Abscisic acid).

D. GA/ABA (Gibberellin/Abscisic acid).

Câu 19: Để giảm tác động của hiện tượng ưu thế đỉnh trong canh tác chè, kĩ thuật viên trồng trọt có thể sử dụng biện pháp nào sau đây?

A. Ngắt búp chè thường xuyên.

B. Phun auxin lên cây chè.

C. Phun gibberellin lên cây chè.

D. Tưới nước và bón phân cho cây chè.

Câu 20: Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống.

Quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật bắt đầu từ khi ...(1)... cho đến khi ...(2)... và chia làm hai giai đoạn chính bao gồm: ...(3)... và ...(4)...

A. (1) hợp tử phân bào, (2) trưởng thành, (3) giai đoạn hợp tử, (4) giai đoạn con non.

B. (1) hợp tử phân bào, (2) trưởng thành, (3) giai đoạn phôi, (4) giai đoạn hậu phôi.

C. (1) sinh ra, (2) trưởng thành, (3) giai đoạn hợp tử, (4) giai đoạn con non.

D. (1) sinh ra, (2) trưởng thành, (3) giai đoạn phôi, (4) giai đoạn hậu phôi.

Câu 21: Động vật nào dưới đây thuộc hình thức phát triển qua biến thái không hoàn toàn?

A. Muỗi.

B. Ếch.

C. Ve sầu. 

D. Gà.

Câu 22: Ngày nay, độ tuổi dậy thì trung bình ở nữ và nam lần lượt là

A. 8 tuổi và 9 tuổi.

B. 9 tuổi và 10 tuổi.

C. 11 tuổi và 12 tuổi.

D. 14 tuổi và 15 tuổi.

Câu 23: Những thay đổi sinh lí ở lứa tuổi dậy thì là do nồng độ hormone nào tăng cao?

A. GH.

B. Thyroxine.

C. Testosterone và estrogen.

D. FSH.

Câu 24: Phát biểu nào không đúng khi nói về vai trò của hormone động vật?

A. GH kích thích phân chia tế bào, tổng hợp protein.

B. Thyroxine kích thích quá trình trao đổi chất.

C. Estrogen kích thích sinh trưởng và phát triển mạnh ở giai đoạn thiếu nhi ở nữ.

D. Testosteron kích thích sinh trưởng và phát triển mạnh ở giai đoạn dậy thì ở nam.

Câu 25: Những động vật sinh trưởng và phát triển không qua biến thái là

A. Bọ cánh cam, bọ rùa, bướm, ruồi.

B. Bọ ngựa, cào cào, tôm, cua.

C. Châu chấu, ếch, muỗi.

D. Cá chép, gà, thỏ, khỉ.

Câu 26: Dựa vào kiến thức về sinh trưởng và phát triển, hãy cho biết biện pháp nào sau đây không dùng để ứng dụng trong chăn nuôi gia cầm lấy trứng?

A. Lựa chọn giống gia cầm phù hợp như gà Ai Cập, Leghorn,...

B. Chế độ ăn có năng lượng và hàm lượng protein phù hợp.

C. Duy trì nhiệt độ chuồng nuôi trên 40 °C.

D. Vệ sinh sạch sẽ máng ăn, máng uống, dụng cụ chăn nuôi, chuồng nuôi hằng ngày.

Câu 27: Để kích thích cành giâm, cành chiết ra rễ, người ta có thể dùng

A. NPK. 

B. GA.

C. ABA.

D. IAA.

Câu 28: Để xác định được kiểu phát triển ở động vật, ta có thể dựa vào sự khác nhau giữa

A. cá thể ở tuổi trưởng thành và tuổi già.

B. cá thể ở tuổi dậy thì và tuổi trưởng thành.

C. cá thể còn non và cá thể trưởng thành.

D. cá thể còn non và cá thể ở tuổi già.

B. Phần tự luận

Câu 1 (1 điểm): Sự phát triển ở sâu bọ sẽ thay đổi như thế nào trong các trường hợp sau: 

a) Lượng hormone juvenile tiết ra nhiều hơn bình thường.

b) Lượng hormone ecdysone tiết ra nhiều hơn bình thường.  

Câu 2 (1 điểm): Tại sao việc đếm vòng gỗ trên mặt cắt ngang của thân cây có thể xác định được tuổi của cây một cách chính xác?

Câu 3 (1 điểm): Một loại chất độc có khả năng làm mất hoạt tính của thụ thể ở màng sau synapse thần kinh – cơ. Nếu con người bị nhiễm chất độc này, cơ thể có cảm giác đau khi bị thương không? Khả năng phản ứng của cơ thể sẽ thay đổi như thế nào? Giải thích.

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2024 - 2025

Môn: Sinh học 11

Thời gian làm bài: phút

A. Phần trắc nghiệm

Câu 1: Sự nảy mầm của hạt thành cây con là ví dụ về

A. sinh trưởng.

B. phát triển.

C. sinh sản.

D. cảm ứng.

Câu 2: Sự sinh trưởng và phát triển của thực vật được bắt đầu tại vị trí

A. rễ cây.

B. ngọn cây.

C. có mô phân sinh.

D. có mô bì.

Câu 3: Gibberellin không có vai trò nào sinh lí nào sau đây?

A. Kích thích hạt nảy mầm.

B. Kích thích rụng lá.

C. Kích thích dãn dài thân.

D. Kích thích ra hoa.

Câu 4: Phát triển không qua biến thái có đặc điểm

A. con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo tương tự con trưởng thành.

B. ấu trùng gần giống con trưởng thành.

C. con non khác con trưởng thành.

D. phải qua một lần lột xác.

Câu 5: Các hormone điều hòa chủ yếu sự sinh trưởng của động vật có xương sống là

A. thyroxine và GH.

B. GH và estrogen.

C. thyroxine và testosterone.

Câu 6: Động vật hằng nhiệt khi đến mùa rét thì sự sinh trưởng và phát triển bị ảnh hưởng như thế nào?

A. Ít bị ảnh hưởng vì thân nhiệt chúng luôn được ổn định nhờ sự chuyển hóa tăng.

B. Bị ảnh hưởng mạnh vì nhiệt độ thấp làm các hoạt động sống không thực hiện được.

C. Bị ảnh hưởng mạnh vì sự chuyển hóa trong cơ thể giảm mạnh.

D. Không bị ảnh hưởng vì chúng đã đi ngủ đông.

Câu 7: Cơ sở tế bào học của sinh sản vô tính là quá trình

A. nguyên phân.

B. giảm phân.

C. thụ tinh.

D. nguyên phân và giảm phân.

Câu 8: Sinh sản vô tính là

A. hình thức sinh sản có sự kết hợp của các tế bào sinh sản chuyên biệt. 

B. hình thức sinh sản ở tất cả các loài sinh vật.

C. hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái. 

D. hình thức sinh sản có nhiều hơn một cá thể tham gia.

Câu 9: Tôm, cua mọc lại càng sau khi bị gãy

A. là ví dụ về sinh sản ở sinh vật, do cơ quan mới được tạo thành.

B. là ví dụ về sinh sản ở sinh vật, do có sự tạo thành cơ thể mới.

C. không phải là sinh sản ở sinh vật, do không có sự tổ hợp giữa giao tử đực và cái.

D. không phải là sinh sản ở sinh vật, do không có sự tạo thành cá thể mới.

Câu 10: Trong hình thức sinh sản sinh dưỡng, cây con không được hình thành từ bộ phận nào sau đây?

A. Thân.

B. Lá.

C. Rễ.

D. Hạt.

Câu 11: Để nhân giống hoa lan quý, người ta thường áp dụng phương pháp nhân giống vô tính nào?

A. Nuôi cấy mô tế bào.

B. Giâm.

C. Chiết.

D. Ghép.

Câu 12: Trong quá trình hình thành túi phôi ở thực vật có hoa, sau giảm phân, có mấy lần nguyên phân?

A. 2 lần.

B. 1 lần.

C. 3 lần.

D. Không nguyên phân.

Câu 13: Bộ phận nào của cây không sinh sản vô tính?

A. Hoa và hạt.

B. Thân rễ.

C. Thân củ.

D. Lá.

Câu 14: Phát biểu nào sau đây là đúng khi mô tả về quá trình hình thành giao tử cái ở thực vật có hoa?

A. Tế bào mẹ của noãn giảm phân cho bốn bào tử đơn bội → một bào tử cái sống sót nguyên phân cho túi phôi chứa ba tế bào đối cực, ba tế bào kèm, một tế bào trứng, một nhân cực.

B. Tế bào mẹ của noãn giảm phân cho bốn bào tử đơn bội → mỗi bào tử cái nguyên phân cho túi phôi chứa ba tế bào đối cực, hai tế bào kèm, một tế bào trứng, hai nhân cực.

C. Tế bào mẹ của noãn giảm phân cho bốn bào tử đơn bội → một bào tử cái sống sót nguyên phân cho túi phôi chứa ba tế bào đối cực, hai tế bào kèm, một tế bào trứng, hai nhân cực.

D. Tế bào mẹ của noãn giảm phân cho bốn bào tử đơn bội → một bào tử cái sống sót nguyên phân cho túi phôi chứa hai tế bào đối cực, ba tế bào kèm, một tế bào trứng, hai nhân cực.

Câu 15: Phát biểu nào không đúng khi nói về các phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật?

A. Khi ghép cành phải buộc chặt cành ghép vào gốc ghép để mô dẫn của cành ghép và gốc ghép nối liền với nhau.

B. Người ta không áp dụng phương pháp giâm cành cho các giống cây ăn quả (cam, bưởi,...) vì thời gian ra rễ ở các cây này rất lâu.

C. Phương pháp nuôi cấy mô tế bào có thể tạo ra đời con có số lượng lớn và đa dạng về mặt di truyền.

D. Phương pháp chiết cành cho các cây ăn quả có thể rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây.

Câu 16: Sinh sản hữu tính ưu việt hơn sinh sản vô tính chủ yếu là

A. tạo ra số lượng lớn cá thể trong một thế hệ.

B. tạo ra đời con đa dạng và có sức sống cao.

C. phôi được bảo vệ trong hạt và quả.

D. phôi được nuôi dưỡng bởi nội nhũ.

Câu 17: Nên thụ phấn cho hoa vào thời điểm nào trong ngày?

A. Buổi sáng.

B. Buổi trưa.

C. Buổi chiều.

D. Buổi tối.

Câu 18: Nên thực hiện việc chiết cành ở cây ăn quả vào mùa nào trong năm?

A. Mùa xuân và mùa hè.

B. Mùa xuân và mùa thu.

C. Mùa hè và mùa thu.

C. Mùa thu và mùa đông.

Câu 19: Trứng phát triển thành cơ thể con mà không qua thụ tinh là hình thức sinh sản vô tính nào của động vật?

A. Phân đôi.

B. Nảy chồi.

C. Phân mảnh.

D. Trinh sinh.

Câu 20: Một tế bào sinh tinh trùng giảm phân hình thành bao nhiêu tinh trùng?

A. 1.

B. 2.

C. 4.

D. 8.

Câu 21: Biện pháp tránh thai nào sau đây có cơ chế tác dụng khác so với các biện pháp còn lại?

A. Dùng thuốc tránh thai hằng ngày.

B. Dùng thuốc tránh thai khẩn cấp.

C. Dùng miếng dán tránh thai.

D. Dùng bao cao su.

Câu 22: Tác dụng của thuốc viên tránh thai hằng ngày là

A. ngăn không cho trứng chín và rụng.

B. ngăn tinh trùng gặp trứng.

C. ngăn sự làm tổ của trứng đã thụ tinh.

D. ngăn tuyến yên tiết FSH và ICSH.

Câu 23: Nhận định nào sau đây là sai?

A. Sao biển sinh sản bằng hình thức phân mảnh.

B. Ong sinh sản bằng hình thức trinh sinh.

C. Cá răng cưa sinh sản bằng hình thức nảy chồi.

D. Trùng giày sinh sản bằng hình thức phân đôi.

Câu 24: Một số loài cá (cá bảy màu, cá mập trắng) có hiện tượng đẻ trứng thai. Trong trường hợp này cơ thể mẹ có vai trò chính là

A. cung cấp chất dinh dưỡng cho phôi phát triển.

B. bảo vệ và cung cấp nhiệt độ cho phôi phát triển.

C. chọn lọc giới tính của phôi.

D. chọn lọc các cá thể khoẻ mạnh.

Câu 25: Biện pháp nào có thể đạt hiệu quả sinh sản cao và chọn lọc những đặc điểm mong muốn ở con đực giống?

A. Sử dụng hormone.

B. Thụ tinh nhân tạo.

C. Sử dụng chất kích thích tổng hợp.

D. Thay đổi các yếu tố môi trường.

Câu 26: Các cơ quan, quá trình sinh lí trong cơ thể sinh vật

A. hoạt động độc lập, không liên quan đến nhau.

B. có mối quan hệ với một số cơ quan của cơ thể sinh vật khác. 

C. có mối quan hệ và ảnh hưởng qua lại mật thiết với nhau.

D. có mối quan hệ và ảnh hưởng một chiều tới nhau.

Câu 27: Ví dụ nào dưới đây không thể hiện cơ thể sinh vật là một hệ thống mở? 

A. Cơ thể động vật tiết hormone glucagon.

B. Cơ thể thu nhận nước, chất dinh dưỡng từ rễ ở thực vật và từ cơ quan tiêu hoá ở động vật.

C. Cơ thể thu nhận O2, thải CO2 qua hoạt động hô hấp.

D. Nhiệt sinh ra từ hoạt động trao đổi chất và năng lượng của cơ thể được thải

ra ngoài môi trường.

Câu 28: Nghề điều dưỡng nằm trong nhóm ngành

A. lâm nghiệp.

B. y học.

C. nghiên cứu.

D. quản lí.

B. Phần tự luận

Câu 1 (1 điểm): Tại sao thân tre bị gãy ngọn có thể tiếp tục cao thêm nhưng thân cây bạch đàn bị gãy ngọn sẽ không thể cao thêm nữa?

Câu 2 (1 điểm): Có ý kiến cho rằng: "Các loại quả không hạt đều được tạo thành do hoa được thụ phấn nhưng noãn không được thụ tinh". Theo em, ý kiến này đúng hay sai? Tại sao?

Câu 3 (1 điểm): Tại sao có quy định cấm xác định giới tính thai nhi ở người?

Tham khảo đề thi Sinh học 11 bộ sách khác có đáp án hay khác:

Xem thêm đề thi lớp 11 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 11 các môn học
Tài liệu giáo viên