Top 10 Đề thi Sinh học 11 Học kì 2 năm 2024 (có đáp án)
Trọn bộ 10 đề thi Sinh học 11 Học kì 2 sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều có đáp án và ma trận sẽ giúp bạn ôn tập và đạt điểm cao trong bài thi Sinh học 11.
Top 10 Đề thi Sinh học 11 Học kì 2 năm 2024 (có đáp án)
Xem thử Đề thi CK2 Sinh 11 KNTT Xem thử Đề thi CK2 Sinh 11 CTST Xem thử Đề thi CK2 Sinh 11 CD
Chỉ từ 50k mua trọn bộ đề thi Sinh học 11 Học kì 2 bản word có lời giải chi tiết, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
Xem thử Đề thi CK2 Sinh 11 KNTT Xem thử Đề thi CK2 Sinh 11 CTST Xem thử Đề thi CK2 Sinh 11 CD
Sở Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 2 - Kết nối tri thức
Năm học 2024 - 2025
Môn: Sinh học 11
Thời gian làm bài: phút
A. Phần trắc nghiệm
Câu 1: Toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kì sống của cá thể, bao gồm sự thay đổi vế số lượng tế bào, cấu trúc, hình thái và trạng thái sinh lí gọi là
A. sinh trưởng.
B. phát triển.
C. sinh sản.
D. cảm ứng.
Câu 2: Cho các yếu tố sau:
(1) Ánh sáng (2) Nhiệt độ (3) Nước |
(4) Chất dinh dưỡng (5) Độ ẩm không khí |
Có bao nhiêu yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển ở thực vật?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 3: Khi sử dụng hormone thực vật trong trồng trọt, cần tuân thủ nguyên tắc
A. đúng liều lượng.
B. đúng nồng độ.
C. đảm bảo tính đối kháng và sự phối hợp giữa các loại hormone.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 4: Nhận định nào không đúng khi nói về sự khác nhau giữa sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp?
A. Sinh trưởng sơ cấp làm tăng chiều dài của cây và chiều dài của rễ, sinh trưởng thứ cấp làm tăng đường kính của thân và rễ.
B. Sinh trưởng sơ cấp có ở thân cây còn non, sinh trưởng thứ cấp có ở thân cây trưởng thành.
C. Sinh trưởng sơ cấp xảy ra ở cả cây một lá mầm và hai lá mầm, sinh trưởng thứ cấp chủ yếu diễn ra ở cây hai lá mầm.
D. Mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh lóng tham gia vào sinh trưởng thứ cấp, trong khi mô phân sinh bên tham gia vào sinh trưởng sơ cấp.
Câu 5: Hormone nào có vai trò kích thích sinh trưởng và phát triển mạnh ở thời kì dậy thì ở nữ ?
A. Hormone sinh trưởng GH.
B. Hormone thyroxine.
C. Hormone estrogen.
D. Hormone testosterone.
Câu 6: Phát biểu nào không đúng khi nói về đặc điểm sinh trưởng và phát triển ở động vật?
A. Tốc độ sinh trưởng và phát triển của cơ thể không đều theo thời gian.
B. Tốc độ sinh trưởng và phát triển ở các phần khác nhau của cơ thể không giống nhau.
C. Các cơ quan, hệ cơ quan của phôi thai phát triển theo thời gian giống nhau.
D. Thời gian sinh trưởng và phát triển đạt đến kích thước tối đa là các nhau ở các loài.
Câu 7: Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản
A. cần cả cá thể bố và cá thể mẹ.
B. không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái.
C. có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái.
D. xảy ra chủ yếu ở động vật có xương sống.
Câu 8: Cơ sở tế bào học của sinh sản vô tính là quá trình
A. nguyên phân.
B. giảm phân.
C. thụ tinh.
D. nguyên phân và giảm phân.
Câu 9: So với sinh sản vô tính, sinh sản hữu tính có ưu điểm nào sau đây?
A. Con sinh ra có vật chất di truyền giống hệt mẹ.
B. Tăng khả năng thích nghi với sự thay đổi của môi trường sống.
C. Các cả thể sống độc lập vẫn có thể tạo ra đời con.
D. Dễ chết hàng loạt khi điều kiện sống thay đổi.
Câu 10: Chiết cành là phương pháp nhân giống được sử dụng phổ biến trên đổi tượng cây ăn quả với mục đích chính là
A. tạo số lượng cây con lớn trong thời gian ngắn.
B. tạo cây con sạch bệnh, đặc biệt là bệnh do virus gây ra.
C. rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây giống, duy trì các đặc tính tốt của quả.
D. tăng khả năng chịu rét, chịu hạn,... của cây giống.
Câu 11: Cho các phương pháp nhân giống vô tính sau: Giâm cành, chiết cành, ghép, nuôi cấy mô tế bào. Phương pháp nào có hệ số nhân giống cao, tạo ra giống sạch bệnh và có thể bảo quản trong thời gian dài?
A. Giâm cành.
B. Chiết cành.
C. Ghép.
D. Nuôi cấy mô tế bào.
Câu 12: Túi phôi được hình thành
A. từ các bao phấn sau khi nguyên phân.
B. từ sự biến đổi của tế bào trong cấu trúc noãn.
C. từ hợp tử và nhân tam bội.
D. từ sự biến đổi của tế bào trong cấu trúc bao phấn.
Câu 13: Phương thức sinh sản nào dưới đây không phải là hình thức sinh sản vô tính trong tự nhiên?
A. Sinh sản bằng bào tử ở rêu và dương xỉ.
B. Sinh sản bằng củ ở khoai lang.
C. Sinh sản bằng phương pháp giâm cành ở hoa hồng.
D. Sinh sản bằng thân bò ở cây dâu tây.
Câu 14: Phát biểu nào không đúng khi nói về thụ tinh kép?
A. Thụ tinh kép chỉ xảy ra trong quá trình sinh sản hữu tính của thực vật hạt kín.
B. Thụ tinh kép là quá trình hợp nhất của hai giao tử đực, một với trứng hình thành hợp tử, một với nhân cực hình thành nên nội nhũ.
C. Thụ tinh kép là quá trình kết hợp giữa hai giao tử đực của hạt phấn với trứng của túi phôi hình thành nên hợp tử.
D. Thụ tinh kép tạo chất dinh dưỡng được dự trữ trong hạt, đảm bảo cho quá trình phát triển của phôi trước khi hình thành cây con có khả năng tự dưỡng.
Câu 15: Phát biểu nào không đúng khi nói về cấu trúc của hoa?
A. Hoa có cấu tạo gồm bộ phận bất thụ và bộ phận hữu thụ.
B. Hoa đính vào phần thân cây qua cấu trúc đế hoa.
C. Bộ phận bất thụ gồm nhị và nhụy.
D. Cánh hoa thường có màu sắc sặc sỡ, thu hút côn trùng.
Câu 16: Các phương pháp nhân giống vô tính cây trồng như giâm cành, chiết cành dựa trên nguyên lí nào sau đây?
A. Dựa trên hình thức sinh sản hữu tính của thực vật.
B. Dựa trên hình thức sinh sản sinh dưỡng của thực vật.
C. Dựa trên hình thức sinh sản bằng bào tử của thực vật.
D. Dựa trên hình thức sinh sản vô tính và hữu tính của thực vật.
Câu 17: Mỗi mảnh tách ra từ cơ thể mẹ có thể tái sinh thành một cơ thể hoàn chỉnh là kiểu sinh sản thường gặp ở
A. bọt biển.
B. ruột khoang.
C. chân khớp ( tôm, cua).
D. thằn lằn.
Câu 18: Đẻ con (thai sinh) là quá trình
A. phôi phát triển trong cơ thể mẹ và được nuôi dưỡng qua nhau thai.
B. phôi phát triển trong cơ thể mẹ nhờ chất dinh dưỡng của noãn hoàng.
C. phôi phát triển trong cơ thể mẹ không qua thụ tinh.
D. phôi phát triển trong trứng và được mẹ ấp.
Câu 19: Hormone điều hoà hoạt động của buồng trứng là
A. GnRH, FSH, LH và testoterone.
B. GnRH, FSH, LH, progesterone và estrogen.
C. FSH, LH và GnRH.
D. LH, progesteron và GnRH.
Câu 20: Biện pháp không được dùng để điều khiển số con ở động vật là
A. thụ tinh nhân tạo.
B. thay đổi các yếu tố môi trường.
C. nuôi cấy phôi.
D. sử dụng các kĩ thuật lọc, li tâm để tách tinh trùng.
Câu 21: Yếu tố môi trường tham gia điều hoà quá trình sinh sản bằng cách nào?
A. Ảnh hưởng trực tiếp đến cấu tạo của các cơ quan sinh dục.
B. Làm thay đổi thân nhiệt, từ đó ảnh hưởng đến khả năng thụ tinh.
C. Sự thay đổi độ ẩm, nhiệt độ của môi trường tác động trực tiếp đến hoạt động của tuyến tiền liệt và tử cung, từ đó ảnh hưởng đến khả năng thụ tinh.
D. Ảnh hưởng đến hoạt động của các hormone sinh dục.
Câu 22: Ý nào không đúng với sinh đẻ có kế hoạch?
A. Điều chỉnh về số con.
B. Điều chỉnh thời điểm sinh con.
C. Điều chỉnh sinh con trai hay con gái.
D. Điều chỉnh khoảng cách sinh con.
Câu 23: Sinh sản vô tính thường gặp ở
A. các loài động vật có cấu tạo cơ thể đơn giản.
B. các loài động vật có xương sống.
C. hầu hết động vật không xương sống và có xương sống.
D. tất cả các loài động vật.
Câu 24: Thể giao tử cái ở thực vật được gọi là
A. hợp tử.
B. phôi.
C. hạt phấn.
D. túi phôi.
Câu 25: Hệ thống mở là
A. hệ thống có sự trao đổi vật chất và thông tin với cá thể sinh vật khác.
B. hệ thống thường xuyên có sự trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường.
C. hệ thống có sự trao đổi vật chất với môi trường xung quanh.
D. hệ thống có sự trao đổi năng lượng với cá thể sinh vật khác.
Câu 26: Phát biểu nào sau đây về mối quan hệ giữa hô hấp và quang hợp là sai?
A. Quang hợp là quá trình tổng hợp chất hữu cơ, hô hấp là quá trình phân giải chất hữu cơ, vì vậy hai quá trình trái ngược nhau và ít ảnh hưởng đến nhau.
B. Quang hợp diễn ra chủ yếu ở lá, sản phẩm của quang hợp được sử dụng trong hô hấp.
C. Sản phẩm của hô hấp có thể là nguyên liệu cho quang hợp.
D. Mối quan hệ giữa hô hấp và quang hợp ảnh hưởng đến chất lượng chất hữu cơ trong cây và quyết định năng suất cây trồng.
Câu 27: Hiểu biết về giải phẫu cơ thể, sinh lí học, sinh lí bệnh ở người là cơ sở cho
A. sự phát triển và cải tạo giống vật nuôi, cây trồng.
B. việc chẩn đoán, điều trị bệnh, điều chế thuốc chữa bệnh và nâng cao sức khỏe.
C. việc sản xuất thuốc bảo vệ thực vật sinh học.
D. việc bảo vệ rừng và các động vật quý hiếm.
Câu 28: Phát biểu nào sau đây về bác sĩ thú y là không đúng?
A. Thực hiện khám chữa bệnh cho người.
B. Thực hiện khám chữa bệnh cho động vật.
C. Làm việc tại trung tâm chăm sóc sức khoẻ động vật.
D. Nghề nghiệp cần được trang bị các kiến thức về sinh học cơ thể.
B. Phần tự luận
Câu 1 (1 điểm): Tại sao vào những ngày mùa đông, chúng ta cần cho gia súc ăn nhiều hơn?
Câu 2 (1 điểm): Phun thuốc diệt côn trùng cho vườn trồng xoài, nhãn có lợi hoặc hại gì?
Câu 3 (1 điểm): Trong hai hình thức thụ tinh ngoài và thụ tinh trong, hình thức nào tiến hoá hơn? Tại sao?
Sở Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 2 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2024 - 2025
Môn: Sinh học 11
Thời gian làm bài: phút
A. Phần trắc nghiệm
Câu 1: Sự nảy mầm của hạt thành cây con là ví dụ về
A. sinh trưởng.
B. phát triển.
C. sinh sản.
D. cảm ứng.
Câu 2: Sự sinh trưởng và phát triển của thực vật được bắt đầu tại vị trí
A. rễ cây.
B. ngọn cây.
C. có mô phân sinh.
D. có mô bì.
Câu 3: Gibberellin không có vai trò nào sinh lí nào sau đây?
A. Kích thích hạt nảy mầm.
B. Kích thích rụng lá.
C. Kích thích dãn dài thân.
D. Kích thích ra hoa.
Câu 4: Phát triển không qua biến thái có đặc điểm
A. con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo tương tự con trưởng thành.
B. ấu trùng gần giống con trưởng thành.
C. con non khác con trưởng thành.
D. phải qua một lần lột xác.
Câu 5: Các hormone điều hòa chủ yếu sự sinh trưởng của động vật có xương sống là
A. thyroxine và GH.
B. GH và estrogen.
C. thyroxine và testosterone.
Câu 6: Động vật hằng nhiệt khi đến mùa rét thì sự sinh trưởng và phát triển bị ảnh hưởng như thế nào?
A. Ít bị ảnh hưởng vì thân nhiệt chúng luôn được ổn định nhờ sự chuyển hóa tăng.
B. Bị ảnh hưởng mạnh vì nhiệt độ thấp làm các hoạt động sống không thực hiện được.
C. Bị ảnh hưởng mạnh vì sự chuyển hóa trong cơ thể giảm mạnh.
D. Không bị ảnh hưởng vì chúng đã đi ngủ đông.
Câu 7: Cơ sở tế bào học của sinh sản vô tính là quá trình
A. nguyên phân.
B. giảm phân.
C. thụ tinh.
D. nguyên phân và giảm phân.
Câu 8: Sinh sản vô tính là
A. hình thức sinh sản có sự kết hợp của các tế bào sinh sản chuyên biệt.
B. hình thức sinh sản ở tất cả các loài sinh vật.
C. hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái.
D. hình thức sinh sản có nhiều hơn một cá thể tham gia.
Câu 9: Tôm, cua mọc lại càng sau khi bị gãy
A. là ví dụ về sinh sản ở sinh vật, do cơ quan mới được tạo thành.
B. là ví dụ về sinh sản ở sinh vật, do có sự tạo thành cơ thể mới.
C. không phải là sinh sản ở sinh vật, do không có sự tổ hợp giữa giao tử đực và cái.
D. không phải là sinh sản ở sinh vật, do không có sự tạo thành cá thể mới.
Câu 10: Trong hình thức sinh sản sinh dưỡng, cây con không được hình thành từ bộ phận nào sau đây?
A. Thân.
B. Lá.
C. Rễ.
D. Hạt.
Câu 11: Để nhân giống hoa lan quý, người ta thường áp dụng phương pháp nhân giống vô tính nào?
A. Nuôi cấy mô tế bào.
B. Giâm.
C. Chiết.
D. Ghép.
Câu 12: Trong quá trình hình thành túi phôi ở thực vật có hoa, sau giảm phân, có mấy lần nguyên phân?
A. 2 lần.
B. 1 lần.
C. 3 lần.
D. Không nguyên phân.
Câu 13: Bộ phận nào của cây không sinh sản vô tính?
A. Hoa và hạt.
B. Thân rễ.
C. Thân củ.
D. Lá.
Câu 14: Phát biểu nào sau đây là đúng khi mô tả về quá trình hình thành giao tử cái ở thực vật có hoa?
A. Tế bào mẹ của noãn giảm phân cho bốn bào tử đơn bội → một bào tử cái sống sót nguyên phân cho túi phôi chứa ba tế bào đối cực, ba tế bào kèm, một tế bào trứng, một nhân cực.
B. Tế bào mẹ của noãn giảm phân cho bốn bào tử đơn bội → mỗi bào tử cái nguyên phân cho túi phôi chứa ba tế bào đối cực, hai tế bào kèm, một tế bào trứng, hai nhân cực.
C. Tế bào mẹ của noãn giảm phân cho bốn bào tử đơn bội → một bào tử cái sống sót nguyên phân cho túi phôi chứa ba tế bào đối cực, hai tế bào kèm, một tế bào trứng, hai nhân cực.
D. Tế bào mẹ của noãn giảm phân cho bốn bào tử đơn bội → một bào tử cái sống sót nguyên phân cho túi phôi chứa hai tế bào đối cực, ba tế bào kèm, một tế bào trứng, hai nhân cực.
Câu 15: Phát biểu nào không đúng khi nói về các phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật?
A. Khi ghép cành phải buộc chặt cành ghép vào gốc ghép để mô dẫn của cành ghép và gốc ghép nối liền với nhau.
B. Người ta không áp dụng phương pháp giâm cành cho các giống cây ăn quả (cam, bưởi,...) vì thời gian ra rễ ở các cây này rất lâu.
C. Phương pháp nuôi cấy mô tế bào có thể tạo ra đời con có số lượng lớn và đa dạng về mặt di truyền.
D. Phương pháp chiết cành cho các cây ăn quả có thể rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây.
Câu 16: Sinh sản hữu tính ưu việt hơn sinh sản vô tính chủ yếu là
A. tạo ra số lượng lớn cá thể trong một thế hệ.
B. tạo ra đời con đa dạng và có sức sống cao.
C. phôi được bảo vệ trong hạt và quả.
D. phôi được nuôi dưỡng bởi nội nhũ.
Câu 17: Nên thụ phấn cho hoa vào thời điểm nào trong ngày?
A. Buổi sáng.
B. Buổi trưa.
C. Buổi chiều.
D. Buổi tối.
Câu 18: Nên thực hiện việc chiết cành ở cây ăn quả vào mùa nào trong năm?
A. Mùa xuân và mùa hè.
B. Mùa xuân và mùa thu.
C. Mùa hè và mùa thu.
C. Mùa thu và mùa đông.
Câu 19: Trứng phát triển thành cơ thể con mà không qua thụ tinh là hình thức sinh sản vô tính nào của động vật?
A. Phân đôi.
B. Nảy chồi.
C. Phân mảnh.
D. Trinh sinh.
Câu 20: Một tế bào sinh tinh trùng giảm phân hình thành bao nhiêu tinh trùng?
A. 1.
B. 2.
C. 4.
D. 8.
Câu 21: Biện pháp tránh thai nào sau đây có cơ chế tác dụng khác so với các biện pháp còn lại?
A. Dùng thuốc tránh thai hằng ngày.
B. Dùng thuốc tránh thai khẩn cấp.
C. Dùng miếng dán tránh thai.
D. Dùng bao cao su.
Câu 22: Tác dụng của thuốc viên tránh thai hằng ngày là
A. ngăn không cho trứng chín và rụng.
B. ngăn tinh trùng gặp trứng.
C. ngăn sự làm tổ của trứng đã thụ tinh.
D. ngăn tuyến yên tiết FSH và ICSH.
Câu 23: Nhận định nào sau đây là sai?
A. Sao biển sinh sản bằng hình thức phân mảnh.
B. Ong sinh sản bằng hình thức trinh sinh.
C. Cá răng cưa sinh sản bằng hình thức nảy chồi.
D. Trùng giày sinh sản bằng hình thức phân đôi.
Câu 24: Một số loài cá (cá bảy màu, cá mập trắng) có hiện tượng đẻ trứng thai. Trong trường hợp này cơ thể mẹ có vai trò chính là
A. cung cấp chất dinh dưỡng cho phôi phát triển.
B. bảo vệ và cung cấp nhiệt độ cho phôi phát triển.
C. chọn lọc giới tính của phôi.
D. chọn lọc các cá thể khoẻ mạnh.
Câu 25: Biện pháp nào có thể đạt hiệu quả sinh sản cao và chọn lọc những đặc điểm mong muốn ở con đực giống?
A. Sử dụng hormone.
B. Thụ tinh nhân tạo.
C. Sử dụng chất kích thích tổng hợp.
D. Thay đổi các yếu tố môi trường.
Câu 26: Các cơ quan, quá trình sinh lí trong cơ thể sinh vật
A. hoạt động độc lập, không liên quan đến nhau.
B. có mối quan hệ với một số cơ quan của cơ thể sinh vật khác.
C. có mối quan hệ và ảnh hưởng qua lại mật thiết với nhau.
D. có mối quan hệ và ảnh hưởng một chiều tới nhau.
Câu 27: Ví dụ nào dưới đây không thể hiện cơ thể sinh vật là một hệ thống mở?
A. Cơ thể động vật tiết hormone glucagon.
B. Cơ thể thu nhận nước, chất dinh dưỡng từ rễ ở thực vật và từ cơ quan tiêu hoá ở động vật.
C. Cơ thể thu nhận O2, thải CO2 qua hoạt động hô hấp.
D. Nhiệt sinh ra từ hoạt động trao đổi chất và năng lượng của cơ thể được thải
ra ngoài môi trường.
Câu 28: Nghề điều dưỡng nằm trong nhóm ngành
A. lâm nghiệp.
B. y học.
C. nghiên cứu.
D. quản lí.
B. Phần tự luận
Câu 1 (1 điểm): Tại sao thân tre bị gãy ngọn có thể tiếp tục cao thêm nhưng thân cây bạch đàn bị gãy ngọn sẽ không thể cao thêm nữa?
Câu 2 (1 điểm): Có ý kiến cho rằng: "Các loại quả không hạt đều được tạo thành do hoa được thụ phấn nhưng noãn không được thụ tinh". Theo em, ý kiến này đúng hay sai? Tại sao?
Câu 3 (1 điểm): Tại sao có quy định cấm xác định giới tính thai nhi ở người?
Sở Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 2 - Cánh diều
Năm học 2024 - 2025
Môn: Sinh học 11
Thời gian làm bài: phút
A. Phần trắc nghiệm
Câu 1: Cho hình ảnh sau:
Mô phân sinh đỉnh nằm ở vị trí số
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 2: Đặc điểm nào không có ở sinh trưởng sơ cấp?
A. Làm tăng kích thước chiều dài của cây.
B. Diễn ra hoạt động của tầng sinh bần.
C. Diễn ra cả ở cây một lá mầm và cây hai lá mầm.
D. Diễn ra hoạt động của mô phân sinh đỉnh.
Câu 3: Yếu tố nào sau đây không thuộc yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của thực vật?
A. Ánh sáng.
B. Dinh dưỡng khoáng.
C. Quan hệ cùng loài.
D. Nhiệt độ.
Câu 4: Ở động vật, giai đoạn phôi diễn ra
A. từ khi trứng nở hoặc con non được sinh ra.
B. từ khi trứng nở cho đến khi trưởng thành.
C. từ khi trứng được thụ tinh đến khi trứng nở hoặc con non được sinh ra.
D. từ khi trứng được thụ tinh đến khi hình thành hợp tử.
Câu 5: Phát biểu nào đúng khi nói về quá trình sinh trưởng và phát triển ở người?
A. Sự phát triển của thai phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng và tình trạng sức khoẻ
của người mẹ.
B. Hợp tử được hình thành ở giai đoạn sơ sinh.
C. Giai đoạn phôi thai kéo dài trong khoảng 5 – 7 ngày sau khi thụ tinh.
D. Ở giai đoạn sau sinh, sự phát triển của người thuộc kiểu phát triển qua biến thái.
Câu 6: Sự sinh trưởng và phát triển ở côn trùng được điều hoà bởi hormone nào?
A. Thyroxine và GH.
B. Ecdysteroid và juvenile.
C. Testosterone và estrogen.
D. Allata và cardiaca.
Câu 7: Đâu là dấu hiệu đặc trưng của sinh sản ở sinh vật?
A. Vật chất di truyền và truyền đạt vật chất di truyền
B. Hình thành cơ thể mới.
C. Điều hòa sinh sản.
D. Tất cả các dấu hiệu trên.
Câu 8: Phát biểu nào không đúng khi nói về sinh sản vô tính?
A. Cơ sở tế bào của sinh sản vô tính là nguyên phân..
B. Sinh sản vô tính có lợi khi môi trường sống thay đổi.
C. Các cá thể mới sinh ra có đặc điểm di truyền giống nhau và giống cá thể mẹ.
D. Sinh sản vô tính không có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái.
Câu 9: Yếu tố nào sau đây không tham gia điều hoà sinh sản ở sinh vật ở cấp độ tế bào và cơ thể?
A. Hệ gene của sinh vật.
B. Hormone.
C. Nhiệt độ môi trường.
D. Dinh dưỡng.
Câu 10: Sinh sản bằng bào tử gặp ở nhóm thực vật nào sau đây?
A. Rêu và hạt kín.
B. Rêu và dương xỉ.
C. Hạt trần và hạt kín.
D. Hạt kín và dương xỉ.
Câu 11: Trong quá trình hình thành túi phôi, từ một tế bào mẹ (2n) của noãn, qua giảm phân hình thành
A. bốn bào tử đơn bội (n).
B. bốn bào tử đa bội (2n).
C. hai bào tử đơn bội (n).
D. hai bào tử đa bội (2n).
Câu 12: Túi phôi chứa
A. tế bào trứng và tinh tử.
B. tế bào trứng, 3 tế bào kèm, nhân lưỡng cực và 1 tế bào đối cực.
C. tế bào trứng, 2 tế bào kèm, nhân lưỡng cực và 3 tế bào đối cực.
D. tế bào trứng, 1 tế bào kèm, nhân lưỡng cực và 1 tế bào đối cực.
Câu 13: Túi phôi được hình thành từ tế bào trung tâm trong noãn thông qua:
A. một lần giảm phân, một lần nguyên phân.
B. một lần giảm phân, hai lần nguyên phân.
C. một lần giảm phân, ba lần nguyên phân.
D. ba lần giảm phân, một lần nguyên phân.
Câu 14: Khẳng định nào sau đây về sinh sản sinh dưỡng ở thực vật có hoa là đúng?
A. Cây con được hình thành từ quả của cây mẹ.
B. Cây con được hình thành từ lá, hạt của cây mẹ.
C. Cây con được hình thành từ bào tử của cây mẹ.
D. Cây con được hình thành từ bộ phận hoặc cơ quan sinh dưỡng của cây mẹ.
Câu 15: Hình dưới đây thể hiện sơ đồ cấu trúc hoa. Quá trình thụ phấn xảy ra ở đâu?
A. (3).
B. (4).
C. (2).
D. (1).
Câu 16: Phát biểu nào sau đây là đúng về thụ tinh kép ở thực vật có hoa?
A. Quá trình thụ tinh với sự tham gia của chỉ một tinh tử kết hợp với trứng tạo thành hợp tử.
B. Quá trình thụ tinh với sự tham gia của hai tinh tử cùng kết hợp với trứng tạo thành hợp tử.
C. Quá trình thụ tinh với sự tham gia của hai tinh tử, một tinh tử kết hợp với trứng tạo thành hợp tử và một tinh tử kết hợp với nhân lưỡng cực tạo thành nội nhũ.
D. Quá trình thụ tinh với sự tham gia của hai tinh tử, một tinh tử kết hợp với trứng tạo thành hợp tử và một tinh tử kết hợp với nhân lưỡng cực tạo thành nhân tam bội.
Câu 17: Thủy tức có hình thức sinh sản vô tính là
A. phân đôi.
B. nảy chồi.
C. phân mảnh
D. trinh sinh.
Câu 18: Thụ tinh ngoài là
A. hình thức thụ tinh mà trứng và tinh trùng gặp nhau ở bên ngoài cơ thể con cái.
B. hình thức thụ tinh mà trứng và tinh trùng gặp nhau trong cơ quan sinh dục của con cái.
C. hình thức thụ tinh xảy ra trong cơ thể động vật, ở môi trường nước.
D. hình thức thụ tinh nhờ cơ quan sinh dục phụ, xảy ra ở môi trường nước.
Câu 19: Chức năng chính của thể vàng là gì?
A. Kích thích sự phát triển và nuôi dưỡng nang trứng.
B. Duy trì tổng hợp progesterone và estrogen sau khi rụng trứng.
C. Kích thích quá trình rụng trứng.
D. Kích thích bong lớp niêm mạc tử cung, gây hiện tượng chảy máu (kinh nguyệt).
Câu 20: Cơ chế tác động của biện pháp tránh thai sử dụng bao cao su là
A. ức chế trứng chín và rụng.
B. ngăn cản sự làm tổ của phôi thai ở tử cung.
C. ngăn không cho tinh trùng gặp trứng.
D. ức chế ngay lập tức không cho trứng rụng.
Câu 21: Khi nói về sinh sản hữu tính ở động vật, nhận định nào dưới đây không đúng?
A. Tạo ra thế hệ con có khả năng thích nghi với môi trường nhiều biến động.
B. Làm tăng biến dị di truyền trong loài.
C. Có sự kết hợp quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
D. Thế hệ con giữ nguyên những tính trạng tốt về mặt di truyền của bố mẹ.
Câu 22: Khi phân biệt sinh sản hữu tính với sinh sản vô tính, nhận định nào dưới đây là đúng?
A. Sinh sản hữu tính sinh ra nhiều con và thời gian cho mỗi lứa đẻ ngắn hơn so với sinh sản vô tính.
B. Sinh sản hữu tính truyền tất cả các đột biến cho con cái của chúng, trong khi sinh sản vô tính thì không.
C. Thế hệ con ở các sinh vật sinh sản hữu tính có khả năng thích nghi cao hơn khi môi trường có nhiều biến động.
D. Các sinh vật sinh sản hữu tính có ít biến dị hơn so với ở các sinh vật sinh sản vô tính.
Câu 23: Khi nói về cơ chế điều hoà sinh trứng, nhận định nào dưới đây là đúng?
A. FSH do thuỳ trước tuyến yên tiết ra kích thích hình thành và phát triển thể vàng.
B. Estrogen và progesterone kích thích niêm mạc tử cung dày lên.
C. GnRH ức chế thuỳ trước tuyến yên tiết FSH và LH.
D. Progesterone ở nồng độ cao kích thích vùng dưới đồi tiết GnRH, thuỳ trước tuyến yên tiết FSH và LH.
Câu 24: Hệ thống có khả năng duy trì sự cân bằng các chỉ số của hệ thống gọi là
A. hệ thống mở.
B. hệ thống kín.
C. hệ thống tự do.
D. hệ thống tự điều chỉnh.
Câu 25: Khẳng định nào sau đây không đúng khi nói về mối quan hệ của quá trình sinh lí trong cơ thể sinh vật?
A. Khi một cơ quan nào đó bị rối loạn hoặc không hoạt động thì sự hoạt động của các cơ quan khác vẫn diễn ra bình thường.
B. Ở thực vật, các quá trình sinh lí trong cơ thể được điều tiết thông qua tín hiệu hormone.
C. Các cơ quan, quá trình sinh lí trong cơ thể sinh vật cũng có mối quan hệ và ảnh hưởng qua lại mật thiết với nhau.
D. Khi một cơ quan nào đó bị rối loạn hoạt động sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động của cơ quan khác, từ đó ảnh hưởng đến các hoạt động sống của toàn bộ cơ thể sinh vật.
Câu 26: Cho các hệ cơ quan sau:
(1) Hệ vận động (2) Hệ tuần hoàn |
(3) Hệ hô hấp (4) Hệ bài tiết (5) Hệ thần kinh |
Khi cơ thể nhảy dâ, có bao nhiêu hệ cơ quan tham gia?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 27: Nghiên cứu, sản xuất thuốc chữa bệnh; kiểm định chất lượng thuốc; bán thuốc là hoạt động nghề nghiệp của
A. bác sĩ thú y.
B. dược sĩ sản xuất thuốc.
C. kĩ sư chế biến thực phẩm.
D. giảng viên.
Câu 28: Đâu không phải thành tựu nổi bật của lĩnh vực sinh học cơ thể?
A. Công nghệ nuôi cấy mô.
B. Tạo ra các loài virus mới.
C. Các phương pháp khám chữa bệnh ở người.
D. Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cho phép tạo ra các hệ thống canh tác an toàn, hiệu quả.
B. Phần tự luận
Câu 1 (1 điểm): Tại sao trong chăn nuôi, người ta thường thu hoạch vật nuôi sau một thời gian nhất định chứ không nuôi đến khi cá thể đạt tới khối lượng tối đa?
Câu 2 (1 điểm): Bạn A cho rằng: “Trong thực tiễn sản xuất, biện pháp giâm cành thường được sử dụng để nhân giống vô tính một số cây ăn quả thân gỗ như bưởi, nhãn”. Theo em ý kiến của bạn đúng hay sai? Giải thích.
Câu 3 (1 điểm): Rối loạn sản xuất hormone FSH, LH, estrogen và progesterone có ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng hay không ? Tại sao?
Lưu trữ: Đề thi Học kì 2 Sinh học 11 (sách cũ)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 11 (các môn học)
- Giáo án Toán 11
- Giáo án Ngữ văn 11
- Giáo án Tiếng Anh 11
- Giáo án Vật Lí 11
- Giáo án Hóa học 11
- Giáo án Sinh học 11
- Giáo án Lịch Sử 11
- Giáo án Địa Lí 11
- Giáo án KTPL 11
- Giáo án HĐTN 11
- Giáo án Tin học 11
- Giáo án Công nghệ 11
- Giáo án GDQP 11
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 11 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 11
- Đề cương ôn tập Văn 11
- Đề thi Toán 11 (có đáp án)
- Đề thi Toán 11 cấu trúc mới
- Đề cương ôn tập Toán 11
- Đề thi Tiếng Anh 11 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 11 mới (có đáp án)
- Đề thi Vật Lí 11 (có đáp án)
- Đề thi Hóa học 11 (có đáp án)
- Đề thi Sinh học 11 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 11
- Đề thi Địa Lí 11 (có đáp án)
- Đề thi KTPL 11
- Đề thi Tin học 11 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 11
- Đề thi GDQP 11 (có đáp án)