Top 100 Đề thi Sinh học 11 Kết nối tri thức (có đáp án)

Tuyển chọn 100 Đề thi Sinh học 11 Kết nối tri thức Học kì 1, Học kì 2 năm học 2023-2024 mới nhất có đáp án và lời giải chi tiết, cực sát đề thi chính thức gồm đề thi giữa kì, đề thi học kì giúp học Sinh 11 ôn luyện và đạt điểm cao trong các bài thi Sinh học 11.

Đề thi Sinh học 11 Kết nối tri thức (có đáp án)

Xem thử Đề thi GK1 Sinh 11 Xem thử Đề thi CK1 Sinh 11 Xem thử Đề thi GK2 Sinh 11 Xem thử Đề thi CK2 Sinh 11

Chỉ từ 50k mua trọn bộ đề thi Sinh học 11 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết, dễ dàng chỉnh sửa:

Đề thi Sinh học 11 Giữa kì 1 Kết nối tri thức

Đề thi Sinh học 11 Học kì 1 Kết nối tri thức

Đề thi Sinh học 11 Giữa kì 2 Kết nối tri thức

Đề thi Sinh học 11 Học kì 2 Kết nối tri thức

Xem thêm Đề thi Sinh học 11 cả ba sách:

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Kết nối tri thức

Năm học 2023 - 2024

Môn: Sinh học 11

Thời gian làm bài: phút

A. Phần trắc nghiệm (7 điểm)

Câu 1: Dựa vào kiểu trao đổi chất và năng lượng, người ta chia sinh vật thành 2 nhóm là

A. nhóm sinh vật tự dưỡng và nhóm sinh vật hoại dưỡng.

B. nhóm sinh vật tự dưỡng và nhóm sinh vật dị dưỡng.

C. nhóm sinh vật dị dưỡng và nhóm sinh vật hoại dưỡng.

D. nhóm sinh vật quang dưỡng và nhóm sinh vật hóa dưỡng.

Câu 2: Dấu hiệu nào sau đây không phải là của quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng?

A. Thu nhận các chất từ môi trường.

B. Biến đổi các chất.

C. Tổng hợp các chất và tích lũy năng lượng.

D. Sinh sản tạo ra cơ thể mới.

Câu 3: Sự trao đổi nước trong cây không có quá trình nào sau đây?

A. Thoát hơi nước ở lá.

B. Hấp thu nước ở rễ.

C. Vận chuyển trong mạch gỗ.

D. Vận chuyển trong mạch rây.

Câu 4: Khi nói về quá trình hấp thu nước và khoáng ở rễ, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Nếu không có lông hút thì cây không thể lấy được nước.

B. Nước di chuyển vào rễ được do dịch tế bào rễ ưu trương hơn dung dịch đất.

C. Nước và ion khoáng đi qua tế bào chất của tế bào nội bì để vào mạch gỗ của rễ.

D. Phần lớn ion khoáng từ đất vào rễ theo cơ chế chủ động.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về khí khổng?

A. Tế bào khí khổng có thành phía trong mỏng, thành phía ngoài dày.

B. Khi tế bào khí khổng tích lũy các chất thẩm thấu thì lỗ khí mở ra.

C. Khi giải phóng các chất thẩm thấu thì tế bào khí khổng tăng hút nước.

D. Cường độ ánh sáng càng cao thì khí khổng mở càng lớn.

Câu 6: Thoát hơi nước không có vai trò nào sau đây?

A. Tạo động lực đầu trên cho dòng mạch rây.

B. Giảm nhiệt độ bề mặt lá.

C. Liên kết các cơ quan của cây thành thể thống nhất.

D. Tạo điều kiện cho CO2 khuếch tán được vào lá.

Câu 7: Người ta thường dựa vào đặc điểm nào để biết được cây thiếu loại nguyên tố khoáng nào?

A. Hình dạng cây.

B. Màu sắc lá.

C. Số lượng cành. 

D. Số lượng quả.

Câu 8: Cây hấp thu nitrogen ở dạng nào sau đây?

A. NO3- và NH4+.

B. NO2- và NH4+.

C. N2 và NH4+.

B. NO2- và N2.

Câu 9: Pha sáng của quang hợp là pha chuyển hóa năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng trong các liên kết hóa học của

A. ATP.

B. ATP và NADPH.

C. NADPH.

D. chất hữu cơ.

Câu 10: Nhóm sắc tố tham gia trực tiếp chuyển hóa quang năng hấp thụ được thành hoá năng trong quá trình quang hợp là

A. Diệp lục a.

B. Diệp lục b.

C. Diệp lục a, b

D. Diệp lục a, b và carotenoid.

Câu 11: Sản phẩm của pha sáng gồm

A. ATP, NADPH VÀ O2.

B. ATP, NADPH VÀ CO2.

C. ATP, NADPVÀ O2.

D. ATP, NADPH.

Câu 12: Khi nói về ảnh hưởng của ánh sáng đến quá trình quang hợp ở thực vật, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Quang hợp chủ yếu xảy ra khi bộ máy quang hợp hấp thu ánh sáng tại miền xanh tím và ánh sáng đỏ.

B. Các cây dưới tán rừng thường chứa nhiều diệp lục b giúp hấp thụ các tia sáng có bước sóng ngắn.

C. Khi cường độ ánh sáng cao hơn điểm bù ánh sáng thì cường độ quang hợp tăng tỉ lệ thuận với cường độ ánh sáng cho đến khi đạt tới điểm bão hòa ánh sáng.

D. Các tia sáng xanh tím kích thích sự tổng hợp cabohydrate và lipid, trong khi các tia đỏ kích thích tổng hợp acid amin và protein.

Câu 13: Trong các phát biểu sau có bao nhiêu phát biểu đúng về hình thức trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo (nông nghiệp sạch)?

I. Có thể điều chỉnh cường độ và thành phần quang phổ của ánh sáng nhân tạo để năng suất quang hợp đạt tối đa.

II. Trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo có thể giúp con người khắc phục điều kiện bất lợi của môi trường.

III. Trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo có thể giúp tiết kiệm không gian, rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây.

IV. Trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo thường được áp dụng để sản xuất rau xanh, các cây trồng được nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật.

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 14: Hô hấp ở thực vật là

A. quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ phức tạp, phổ biến là carbohydrate tạo thành các chất đơn giản, đồng thời tạo ra ATP và nhiệt năng.

B. quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ phức tạp, phổ biến là protein tạo thành các chất đơn giản, đồng thời tạo ra ATP và nhiệt năng.

C. quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ phức tạp, phổ biến là carbohydrate tạo thành các chất đơn giản, đồng thời tạo ra ATP và cơ năng.

D. quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ phức tạp, phổ biến là protein tạo thành các chất đơn giản, đồng thời tạo ra ATP và cơ năng.

Câu 15: Hô hấp ở thực vật không có vai trò

A. cung cấp năng lượng ATP cho các hoạt động sống của thực vật.

B. duy trì nhiệt độ thuận lợi cho các hoạt động sống của cơ thể thực vật.

C. tạo ra các sản phẩm trung gian cho các quá trình tổng hợp các chất hữu cơ khác trong cơ thể thực vật.

D. tạo ra các chất hữu cơ đặc trưng để xây dựng và tích luỹ năng lượng cho cơ thể thực vật.

Câu 16: Ở tế bào thực vật, giai đoạn đường phân xảy ra ở

A. ti thể.

B. tế bào chất.

C. nhân.

D. lục lạp.

Câu 17: Một phân tử glucose khi hô hấp hiếu khí sẽ giải phóng khoảng

A. 30 - 32 ATP.

B. 24 - 26 ATP.

C. 14 - 16 ATP.

D. 2 - 4 ATP.

Câu 18: Trong các phát biểu sau có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về nguyên nhân tại sao các biện pháp bảo quản nông sản luôn hướng tới mục đích giảm thiểu cường độ hô hấp xuống mức tối thiểu.

I. Hô hấp làm tiêu hao chất hữu cơ trong nông sản.

II. Hô hấp làm tăng nhiệt độ trong môi trường bảo quản dẫn tới làm tăng cường độ hô hấp của nông sản.

III. Hô hấp làm tăng độ ẩm dẫn tới làm tăng cường độ hô hấp và tạo điều kiện cho vi sinh vật gây hại phá hỏng nông sản nhanh hơn.

IV. Hô hấp làm thay đổi thành phần không khí trong môi trường bảo quản dẫn tới lượng O2 giảm nhiều tạo ra môi trường kị khí khiến nông sản sẽ bị phân hủy nhanh chóng.

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 19: Khi nói về quá trình tiêu hoá ở động vật có túi tiêu hoá, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Thức ăn đi vào qua lỗ miệng, chất thải được thải ra ngoài qua hậu môn.

B. Thức ăn được tiêu hoá ngoại bào nhờ enzyme do lysosome tiết ra.

C. Tế bào tuyến tiết enzyme để tiêu hoá ngoại bào, sau đó những hạt thức ăn tiếp tục được tiêu hoá nội bào trong không bào tiêu hoá.

D. Thức ăn được biến đổi về mặt cơ học bên trong tế bào.

Câu 20: Cơ quan nào dưới đây có chức năng tiêu hoá một phần protein thành các peptide?

A. Dạ dày.

B. Ruột non.

C. Khoang miệng.

D. Mật.

Câu 21: Cho các phát biểu sau:

I. Enzyme pepsin do dạ dày tiết ra có tác dụng phân giải protein thành các amino acid.

II. Enzyme lipase do mật tiết ra có tác dụng phân giải lipid thành acid béo và glycerol.

III. Enzyme amylase phân giải tinh bột thành đường chỉ có trong các tuyến nước bọt ở khoang miệng.

IV. Enzyme trypsin do tuyến tụy tiết ra phân giải các peptide thành amino acid.

Các phát biểu đúng là

A. I, II.

B. II, III.

C. II, IV.

D. III, IV.

Câu 22: Chiều hướng tiến hoá của các hình thức tiêu hoá ở động vật diễn ra theo hướng nào?

A. Tiêu hoá nội bào → tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào → tiêu hoá ngoại bào.

B. Tiêu hoá ngoại bào → tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào → tiêu hoá nội bào.

C. Tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào → tiêu hoá nội bào → tiêu hoá ngoại bào.

D. Tiêu hoá nội bào → tiêu hoá ngoại bào → tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào.

Câu 23: Các lợi thế của ống tiêu hoá so với túi tiêu hoá là:

(1) Các bộ phận của hệ tiêu hoá có tính chuyên hoá cao.

(2) Các enzym tiêu hoá không bị hoà loãng nên giúp tăng hiệu quả tiêu hoá thức ăn.

(3) Tạo điều kiện tối ưu cho quá trình tiêu hoá nội bào.

(4) Thức ăn đi theo một chiều, không bị trộn lẫn với chất thải.

A. (1), (2) và (3).

B. (1), (3) và (4).

C. (1), (2) và (4).

D. (2), (3) và (4).

Câu 24: Đặc điểm nào sau đây không đúng với bề mặt trao đổi khí ở động vật?

A. Có sự lưu thông tạo ra sự cân bằng về nồng độ khí O2 và CO2 để các khí đó khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí.

B. Có sự lưu thông tạo ra sự chênh lệch về nồng độ khí O2 và CO2 để các khí đó khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí.

C. Bề mặt trao đổi khí mỏng và ẩm ướt, giúp khí O2 và CO2 dễ dàng khuếch tán qua.

D. Bề mặt trao đổi khí thường rộng, có nhiều mao mạch mang máu tới trao đổi khí.

Câu 25: Xét các loài sinh vật sau:

(1) tôm                   (2) cua                    (3) châu chấu 

(4) trai                    (5) giun đất            (6) ốc

Những loài hô hấp bằng mang là

A. (1), (2), (3) và (5).

B. (1), (2), (4) và (5).

C. (1), (2), (4) và (6).

D. (3), (4), (5) và (6).

Câu 26: Nhận định nào sau đây về hô hấp ở cá là đúng?

A. Diện tích trao đổi khí ở mang cá lớn vì mang có nhiều cung mang, mỗi mang có nhiều phiến mang.

B. Cách sắp xếp của mao mạch trong mang giúp cho dòng máu chảy trong mao mạch song song và cùng chiều với dòng nước chảy bên ngoài mao mạch của mang.

C. Cá có thể lấy được ít O2 trong nước khi nước đi qua mang vì dòng nước chảy qua mang và dòng máu chảy trong mao mạch cùng chiều với nhau.

D. Khi cá hít vào, dòng nước chảy qua mang mang theo máu giàu CO2, khi cá thở ra, dòng máu giàu O2 được đẩy ra ngoài.

Câu 27: Vì sao phổi của thú có hiệu quả trao đổi khí ưu thế hơn ở phổi của bò sát và lưỡng cư?

A. Vì phổi thú có cấu trúc phức tạp hơn.

B. Vì phổi thú có kích thước lớn hơn.

C. Vì phổi thú có độ ẩm lớn hơn.   

D. Vì phổi thú có nhiều phế nang hơn.

Câu 28: Một trong những tác hại của khói thuốc lá với hệ hô hấp là

A. làm giảm tiết chất nhày ở đường hô hấp.

B. phá huỷ cấu trúc phế nang và làm xơ hoá phế nang.

C. tăng lưu thông không khí.

D. hạn chế các phản ứng viêm.

B. Phần tự luận (3 điểm)

Câu 1 (0,5 điểm): Giải thích tại sao cây có thể hấp thu chọn lọc một số ion khoáng trong đất.

Câu 2 (1 điểm): Cần áp dụng chế độ ăn uống như thế nào để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể? Giải thích.

Câu 3 (1 điểm): Để nghiên cứu quang hợp ở thực vật người ta tiến hành các bước thí nghiệm như hình vẽ sau:

Đề thi Giữa kì 1 Sinh học 11 Kết nối tri thức có đáp án (3 đề + ma trận)

Hãy trả lời các câu hỏi sau:

a. Điều kiện tiến hành thí nghiệm ở hai cốc A và B khác nhau như thế nào?

b. Hiện tượng nào chứng tỏ cành rong đuôi chó thải chất khí? Hiện tượng gì xảy ra khi đưa que đóm (còn tàn đỏ) vào miệng ống nghiệm?

Câu 4 (0,5 điểm): Giải thích tại sao vào những ngày nắng nóng, thường xuất hiện hiện tượng cá nổi đầu ở các ao nuôi. Vào trường hợp này, người nuôi cá cần làm gì để khắc phục?

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Kết nối tri thức

Năm học 2023 - 2024

Môn: Sinh học 11

Thời gian làm bài: phút

A. Phần trắc nghiệm

Câu 1: Quá trình khử nitrate diễn ra theo sơ đồ nào dưới đây?

A. NO2-→ NO3-→ NH4+.

B. NO3- → NO2- → NH3.

C. NO3- → NO2- → NH4+.

D. NO3- → NO2- → NH2.

Câu 2: Phát biểu nào đúng khi nói về các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng?

A. Cường độ ánh sáng tăng trong ngưỡng xác định làm giảm cường độ thoát hơi nước, giảm sự hấp thụ nước và khoáng.

B. Nếu nhiệt độ tăng quá cao, sự hấp thụ nước và khoáng sẽ giảm hoặc dừng hấp thụ.

C. Trong giới hạn nhất định, độ ẩm đất tỉ lệ nghịch với khả năng hấp thụ nước và khoáng của hệ rễ.

D. Ánh sáng thúc đẩy khí khổng mở, làm giảm tốc độ thoát hơi nước ở lá, giảm quá trình hấp thụ nước và khoáng.

Câu 3: Hợp chất đầu tiên được tạo thành trong chu trình Calvin là

A. ribulose 1,5 biphosphate.

B. pyruvate.

C. oxaloacetic acid.

D. 3 – Phosphoglyceric acid.

Câu 4: Phát biểu nào sai khi nói về hai pha của quá trình quang hợp?

A. Trong chu trình Calvin, chất nhận CO2 đầu tiên là PGA.

B. Pha tối là quá trình đồng hoá CO2 diễn ra ở chất nền lục lạp.

C. Trong chu trình C4, sản phẩm ổn định đầu tiên là OAA (4C).

D. Phân tử G3P được tạo thành trong chu trình Calvin là chất khởi đầu để tổng hợp glucose.

Câu 5: Kết thúc giai đoạn đường phân, tế bào thu được bao nhiêu phân tử ATP từ một phân tử glucose?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 6: Phát biểu nào không đúng khi nói về quá trình phân giải kị khí ở thực vật?

A. Xảy ra ở tế bào chất của tế bào.

B. Xảy ra khi rễ bị ngập úng, hạt bị ngâm vào nước.

C. Xảy ra khi cây ở trong điều kiện thiếu oxygen.

D. Gồm ba giai đoạn là đường phân, lên men và chu trình Krebs.

Câu 7: Cơ quan nào sau đây có chức năng tiêu hoá một phần protein thành các peptide?

A. Dạ dày.

B. Ruột non.

C. Khoang miệng.

D. Mật.

Câu 8: Phát biểu nào không đúng khi nói về quá trình tiêu hoá ở động vật?

A. Trong ống tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá nội bào và ngoại bào. 

B. Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá nội bào. 

C. Ở động vật có túi tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và nội bào.

D. Ống tiêu hoá được phân hoá thành các bộ phận khác nhau tạo sự chuyên hoá về chức năng.

Câu 9: Phổi ở người có diện tích bề mặt trao đổi khí rất lớn là do

A. phổi được cấu tạo từ hàng triệu phế nang.

B. phổi được cấu tạo từ hàng triệu khí quản.

C. phổi có các van đóng, mở phối hợp nhịp nhàng.

D. phổi có hệ thống túi khí nhiều và phân nhánh.

Câu 10: Phát biểu nào sai khi nói về trao đổi khí qua mang? 

A. Cá xương là động vật trao đổi khí qua mang.

B. Mang cá được cấu tạo từ các cung mang, sợi mang và phiến mang.

C. Mỗi mang gồm có 2 cung mang, mỗi cung mang có 4 sợi mang, mỗi sợi mang có nhiều phiến mang.

D. Hệ thống mao mạch trên phiến mang là nơi trao đổi khí O2 và CO2 với dòng nước chảy qua phiến mang.

Câu 11: Hệ tuần hoàn gồm

A. tim và hệ thống mạch máu.

B. tim, dịch tuần hoàn và hệ thống mạch máu.

C. tim, hỗn hợp máu – dịch mô và hệ thống mạch máu.

D. tim, hỗn hợp máu – dịch mô, động mạch, tĩnh mạch và mao mạch.

Câu 12: Ở hệ tuần hoàn kín, tim bơm máu vào động mạch với áp lực 

A. mạnh, máu chảy liên tục trong mạch kín, từ động mạch qua tĩnh mạch, mao mạch và về tim.

B. mạnh, máu chảy liên tục trong mạch kín, từ động mạch qua mao mạch, tĩnh mạch và về tim.

C. yếu, máu chảy liên tục trong mạch kín, từ động mạch qua mao mạch, tĩnh mạch và về tim.

D. yếu, máu chảy liên tục trong mạch kín, từ mao mạch qua động mạch, tĩnh mạch và về tim.

Câu 13: Ý nào sau đây không phải là lợi ích của luyện tập thể dục, thể thao đối với hệ tuần hoàn?

A. Cơ tim bền, khoẻ hơn.

B. Tăng thể tích tâm thu.

C. Lưu lượng tim giảm.

D. Nhịp tim giảm.

Câu 14: Điểm giống nhau giữa hệ tuần hoàn kín và hệ tuần hoàn hở là

A. đều có cấu tạo tim giống nhau.

B. đều có các động mạch.

C. áp lực và vận tốc máu trong hệ mạch đều trung bình hoặc cao. 

D. đều có dịch tuần hoàn là máu màu đỏ.

Câu 15: Dụng cụ nào sau đây được sử dụng để đo huyết áp?

A. Nhiệt kế.

B. Ống nghe tim phổi.

C. Huyết áp kế điện tử.

D. Máy kích thích điện.

Câu 16: Miễn dịch đặc hiệu thực chất là

A. phản ứng viêm khi một vùng nào đó của cơ thể bị thương.

B. phản ứng giữa tế bào miễn dịch, kháng thể với kháng nguyên.

C. phản ứng giữa bạch cầu với kháng nguyên.

D. phản ứng sinh ra các protein ức chế sự sinh sản của mầm bệnh.

Câu 17: Dị ứng là

A. phản ứng quá mức của cơ thể với kháng nguyên của bản thân. 

B. phản ứng của cơ thể khi tiếp xúc với các tác nhân của môi trường. 

C. phản ứng quá mức khi cơ thể đối với kháng nguyên nhất định.

D. phản ứng của cơ thể khi mắc bệnh.

Câu 18: Phát biểu nào sai khi nói về tác dụng sốt bảo vệ cơ thể?

A. Giúp các tế bào T độc lưu hành trong máu và tiết ra chất độc tiêu diệt mầm bệnh.

B. Làm gan tăng nhận sắt từ máu, đây là chất cần cho sinh sản của vi khuẩn.

C. Làm tăng hoạt động thực bào của bạch cầu.

D. Ức chế vi khuẩn, virus tăng sinh.

Câu 19: Điều nào sau đây đúng khi nói về kháng nguyên?

A. Kháng nguyên là những phân tử ngoại lai gây ra đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu.

B. Kháng nguyên có bản chất là protein.

C. Độc tố của vi khuẩn, nọc rắn không phải là kháng nguyên.

D. Mỗi kháng nguyên có một số quyết định kháng nguyên giúp tế bào miễn dịch và kháng thể nhận biết được kháng nguyên tương ứng.

Câu 20: Quá trình tạo nước tiểu xảy ra ở cấu trúc nào trong thận?

A. Cầu thận.

B. Nang Bowman.

C. Ống thận.

D. Đơn vị thận (nephron).

Câu 21: hất nào sau đây không có trong nước tiểu của người khoẻ mạnh?

A. Urea.

B. Muối.

C. Nước.

D. Protein.

Câu 22: Vai trò của gan trong điều hòa cân bằng nội môi là

A. điều hòa nồng độ của nhiều chất hòa tan như protein, glucose,… trong huyết tương.

B. điều hòa cân bằng muối và nước, qua đó duy trì áp suất thẩm thấu của dịch cơ thể.

C. duy trì pH máu qua điều chỉnh tiết H+ vào dịch lọc và tái hấp thụ HCO3- từ dịch lọc trả về máu.

D. duy trì pH máu qua điều chỉnh lượng O2 và CO2 trong máu.

Câu 23: Cơ chế cảm ứng ở sinh vật có sự tham gia của các bộ phận và theo thứ tự như sau:

A. Tiếp nhận kích thích → Đáp ứng → Dẫn truyền thông tin kích thích → Xử lí thông tin.

B. Tiếp nhận kích thích → Dẫn truyền thông tin kích thích → Xử lí thông tin → Đáp ứng.

C. Tiếp nhận kích thích → Xử lí thông tin → Dẫn truyền thông tin kích thích → Đáp ứng.

D. Xử lí thông tin → Dẫn truyền thông tin kích thích → Tiếp nhận kích thích → Đáp ứng.

Câu 24: Đặc điểm khác nhau giữa cảm ứng động vật và cảm ứng thực vật là

A. cảm ứng ở động vật diễn ra nhanh hơn và khó nhận thấy hơn cảm ứng ở thực vật.

B. hình thức phản ứng ở động vật đa dạng hơn nhưng kém chính xác hơn ở thực vật.

C. cảm ứng ở động vật diễn ra nhanh, dễ nhận thấy hơn, còn cảm ứng ở thực vật chậm và khó nhận thấy hơn.

D. hình thức cảm ứng ở thực vật nhẹ nhàng và yếu ớt hơn ở động vật.

Câu 25: Hướng tiếp xúc là

A. phản ứng sinh trưởng của cây đối với tác động cơ học (tiếp xúc) đến từ một phía.

B. sự sinh trưởng của rễ để tăng diện tích tiếp xúc với đất. 

C. sự sinh trưởng của thân để tránh tiếp xúc với đất. 

D. sự vận động của thân (cành) để lá tăng diện tích tiếp xúc với ánh sáng.

Câu 26: Quá trình nào sau đây không có trong cơ chế cảm ứng của thực vật với tín hiệu môi trường?

A. Dẫn truyền tín hiệu.

B. Trả lời kích thích.

C. Phân tích và tổng hợp thông tin.

D. Thu nhận kích thích.

Câu 27: Trường hợp nào sau đây là ứng động không sinh trưởng?

A. Hoa bồ công anh nở khi có ánh sáng.

B. Vận động ngủ, thức của chồi cây bàng theo mùa.

C. Hiện tượng thân, tua cuốn của cây mướp quấn trên giàn leo.

D. Hiện tượng cụp lá ở cây trinh nữ.

Câu 28: Mẫu vật thường được dùng trong thí nghiệm chứng minh tính hướng tiếp xúc của thực vật là loại cây nào?

A. Cây ngô.

B. Cây lúa.

C. Cây mướp. 

D. Cây lạc.

B. Phần tự luận

Câu 1 (1 điểm): Tại sao máu ở tĩnh mạch phổi có nồng độ O2 cao hơn so với máu ở tĩnh mạch chủ?

Câu 2 (1 điểm): Tại sao khi trồng lúa, người ta thường bón phân sát mặt đất, còn khi trồng cây ăn quả cần đào hố sâu để bón?

Câu 3 (1 điểm): Tại sao các bệnh tự miễn rất nguy hiểm (mức độ nguy hiểm chỉ đứng sau các bệnh về tim mạch và ung thư) và khó điều trị dứt điểm?

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 2 - Kết nối tri thức

Năm học 2023 - 2024

Môn: Sinh học 11

Thời gian làm bài: phút

A. Phần trắc nghiệm

Câu 1: Cảm ứng ở động vật có đặc điểm nào dưới đây?

A. Phản ứng chậm.

B. Phản ứng khó nhận thấy.

C. Phản ứng dễ nhận thấy.

D. Hình thức phản ứng kém đa dạng.

Câu 2: Động vật nào dưới đây có hệ thần kinh dạng lưới?

A. Cá.

B. Chim.

C. Giun đốt.

D. Thuỷ tức.

Câu 3: Điện thế ...(1)... là sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, bên trong màng tích điện ...(2)... so với bên ngoài tích điện ...(3)…

Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1), (2), (3) lần lượt là:

A. 1 – hoạt động; 2 – âm; 3 – dương.

B. 1 – hoạt động; 2 – dương; 3 – âm. 

C. 1 – nghỉ; 2 – dương; 3 – âm.

D. 1 – nghỉ; 2 – âm; 3 – dương.

Câu 4: Acetylcholinesterase ở màng sau synapse có vai trò nào sau đây? 

A. Tổng hợp acetylcholine từ acetate và choline để chuyển vào chuỳ synapse. 

B. Phân huỷ acetylcholine thành acetate và choline.

C. Phân huỷ túi chứa chất trung gian hoá học.

D. Tổng hợp thêm các thụ thể tiếp nhận acetylcholine.

Câu 5: Trong các bệnh sau đây, có bao nhiêu bệnh liên quan đến hệ thần kinh? 

(1) Alzheimer.

(2) Parkinson.

(3) Trầm cảm. 

(4) Rối loạn cảm giác.

A. 4.

B. 1.

C. 3.

D. 2.

Câu 6: Quá trình học tập diễn ra gồm các giai đoạn:

A. Tiếp nhận, dẫn truyền, tăng cường và củng cố thông tin. 

B. Tiếp nhận, xử lí, tăng cường và củng cố thông tin. 

C. Tiếp nhận, xử lí, tăng cường và phát triển thông tin. 

D. Tiếp nhận, dẫn truyền, xử lí và củng cố thông tin.

Câu 7: Chất hóa học do động vật sản sinh và giải phóng vào môi trường sống, gây ra các đáp ứng khác nhau ở các cá thể cùng loài là

A. enzyme.

B. hormone.

C. pheromone.

D. chất dẫn truyền thần kinh.

Câu 8: Trong các ví dụ dưới đây, đâu là tập tính bẩm sinh?

A. Ếch đực kêu vào mùa sinh sản.

B. Khi tham gia giao thông, thấy tín hiệu đèn đỏ thì dừng lại.

C. Gà chạy tới quanh quẩn dưới chân của người khi nghe tiếng gọi cho ăn.

D. Tinh tinh đặt quả cọ dầu lên phiến đá và cầm cục đá khác đập vỡ quả cọ dầu để lấy nhân ăn.

Câu 9: Nhận định nào không đúng khi nói về cơ chế học tập ở người?

A. Học tập gồm các giai đoạn tiếp nhận, xử lí, tăng cường và củng cố thông tin.

B. Học tập làm tăng cường liên kết thần kinh trong vỏ não.

C. Học tập nhiều làm tổn hại các neuron truyền dẫn truyền xung thần kinh. 

D. Kết quả của học tập là thay đổi sự hiểu biết, thái độ, hành vi,... ở người.

Câu 10: Sinh trưởng là

A. quá trình biến đổi về chức năng cơ thể. 

B. quá trình biến đổi về cấu trúc của cơ thể.

C. quá trình biến đổi về cấu trúc và chức năng của tế bào. 

D. quá trình tăng kích thước và khối lượng của cơ thể.

Câu 11: Đâu không phải là dấu hiệu đặc trưng của phát triển?

A. Sinh trưởng.

B. Cảm ứng.

C. Phân hóa tế bào. 

D. Phát sinh hình thái cơ quan, cơ thể.

Câu 12: Ví dụ nào sau đây là nói về quá trình sinh trưởng ở sinh vật?

A. Cây đậu cao thêm 3 cm sau hai ngày.

B. Quả trứng gà nở ra gà con.

C. Voi mẹ sinh ra voi con.

D. Hạt đậu nảy mầm thành cây con. 

Câu 13: Các yếu tố bên ngoài tham gia điều tiết quá trình ra hoa của thực vật gồm có

A. ánh sáng, nhiệt độ, hormone.

B. ánh sáng, chế độ dinh dưỡng, yếu tố di truyền. 

C. ánh sáng, nhiệt độ, chế độ dinh dưỡng.

D. yếu tố di truyền, hormone, ánh sáng.

Câu 14: Loại mô phân sinh nào sau đây không có ở cây một lá mầm?

A. Mô phân sinh bên.

B. Mô phân sinh đỉnh thân.

C. Mô phân sinh lóng.

D. Mô phân sinh đỉnh rễ.

Câu 15: Sự phát triển của chồi bên chịu ảnh hưởng tương quan giữa hai loại hormone là

A. auxin và gibberellin.

B. auxin và abscisic acid.

C. auxin và cytokinin.

D. cytokinin và gibberellin.

Câu 16: Phát biểu nào đúng khi nói về sinh trưởng sơ cấp?

A. Sinh trưởng sơ cấp diễn ra ở tất cả các cơ quan, bộ phận của cây hai lá mầm thân gỗ trong suốt đời sống của nó.

B. Ở cây một lá mầm, sinh trưởng sơ cấp chỉ diễn ra ở giai đoạn cây còn non.

C. Kết quả của quá trình sinh trưởng sơ cấp là cây cao lên và rễ cây dài ra.

D. Sinh trưởng sơ cấp không có sự tham gia của mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh lóng.

Câu 17: Việc sử dụng đèn chiếu sáng bổ sung khoảng 5 giờ/đêm trong 15 – 20 ngày cho cây thanh long nhằm mục đích nào dưới đây?

A. Ức chế cây ra hoa vào mùa lạnh.

B. Tăng kích thước của thân và lá.

C. Kích thích cây ra hoa trái vụ. 

D. Tăng số lượng hoa, số lượng quả và kích thước quả.

Câu 18: Trong sản xuất trồng trọt, đôi khi người ta bấm ngọn cây có tác dụng gì?

A. Kích thích cây phát triển chiều ngang.

B. Loại bỏ ưu thế ngọn.

C. Tăng cường ưu thế ngọn. 

D. Làm cho cây chóng ra hoa tạo quả.

Câu 19: Trong thí nghiệm thực hành bấm ngọn, cây được bấm ngọn sau 2 – 3 tuần sẽ

A. rụng lá và già đi.

B. phát triển chồi bên.

C. phát triển chồi đỉnh.

D. không có sự thay đổi gì.

Câu 20: Quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật đẻ trứng bắt đầu khi hợp tử phân bào cho đến giai đoạn trưởng thành được chia làm 2 giai đoạn là

A. giai đoạn bên trong và bên ngoài cơ thể mẹ.

B. giai đoạn trứng và giai đoạn con non.

C. giai đoạn phôi và giai đoạn hậu phôi.

D. giai đoạn con non và giai đoạn trưởng thành.

Câu 21: Cho các hormone sau:

(1) Hormone sinh trưởng (GH)

(2) Hormone ecdysone

(3) Hormone thyroxine

(4) Hormone juvenile

(5) Hormone testosterone

(6) Hormone estrogen

Có mấy loại hormone được coi là ảnh hưởng mạnh nhất đến sinh trưởng và phát triển ở động vật có xương sống?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 22: Ếch thuộc hình thức phát triển nào sau đây?

A. Phát triển không qua biến thái.

B. Phát triển qua biến thái hoàn toàn.

C. Phát triển qua biến thái không hoàn toàn. 

D. Phát triển qua biến thái và không qua biến thái.

Câu 23: Dậy thì chủ yếu là do tác động của sự

A. giảm testosterone ở nam và tăng estrogen ở nữ.

B. tăng testosterone ở nam và tăng estrogen ở nữ.

C. giảm testosterone ở nam và giảm estrogen ở nữ.

D. tăng testosterone ở nam và giảm estrogen ở nữ.

Câu 24: Ở người, giai đoạn sau sinh (giai đoạn hậu phôi) không có đặc điểm nào sau đây?

A. Là giai đoạn phát triển từ sơ sinh đến khi trưởng thành.

B. Hình thái, cấu tạo và sinh lí giống người trưởng thành.

C. Diễn ra bên ngoài cơ thể mẹ.

D. Nguồn chất dinh dưỡng được lấy từ thức ăn.

Câu 25: Đặc điểm nào sau đây không phải là dấu hiệu dậy thì ở nam?

A. Mọc râu.

B. Có hiện tượng mộng tinh.

C. Sụn giáp phát triển.

D. Xương chậu phát triển.

Câu 26: Nhận định nào dưới đây đúng về biến thái không hoàn toàn ở động vật? 

A. Những động vật phát triển qua biến thái không hoàn toàn phải qua nhiều lần lột xác.

B. Con non mới nở có hình dạng, cấu tạo và sinh lí rất khác so với con trưởng thành.

C. Cơ thể phải trải qua nhiều giai đoạn trung gian có hình dạng rất khác so với 

con trưởng thành rồi mới biến đổi thành con trưởng thành.

D. Vòng đời của tất cả các loài biến thái không hoàn toàn đều trải qua 4 giai đoạn là trứng, ấu trùng, nhộng và trưởng thành. 

Câu 27: Loài nào sau đây thuộc kiểu phát triển qua biến thái không hoàn toàn?

A. Gián.

B. Ếch.

C. Bướm. 

D. Cá chép.

Câu 28: Ở bướm, giai đoạn sâu bướm có cấu tạo và sinh lí thể hiện sự thích nghi như thế nào?

A. Thích nghi với chức năng sinh sản.

B. Thích nghi với chức năng cảm ứng.

C. Thích nghi với việc ăn lá cây giúp tích lũy dinh dưỡng. 

D. Thích nghi với việc chuyển đổi sâu bướm thành bướm.

B. Phần tự luận

Câu 1 (1 điểm): Tại sao hiện tượng di cư cũng được xem là một loại tập tính xã hội? Cho ví dụ.

Câu 2 (1 điểm): Giải thích cơ sở khoa học của biện pháp bấm ngọn ở cây rau mùng tơi và rau đay.

Câu 3 (1 điểm): Có ý kiến cho rằng: “Giai đoạn sâu bướm trong vòng đời của bướm phá hoại mùa màng mạnh nhất nên chúng ta chỉ nên sử dụng thuốc trừ sâu để tiêu diệt sâu hại nhằm giảm chi phí sản xuất”. Em có đồng ý với ý kiến này không? Giải thích.

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 - Kết nối tri thức

Năm học 2023 - 2024

Môn: Sinh học 11

Thời gian làm bài: phút

A. Phần trắc nghiệm

Câu 1: Toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kì sống của cá thể, bao gồm sự thay đổi vế số lượng tế bào, cấu trúc, hình thái và trạng thái sinh lí gọi là

A. sinh trưởng.

B. phát triển.

C. sinh sản.

D. cảm ứng.

Câu 2: Cho các yếu tố sau:

(1) Ánh sáng

(2) Nhiệt độ

(3) Nước

(4) Chất dinh dưỡng

(5) Độ ẩm không khí

Có bao nhiêu yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển ở thực vật?

A. 2.

B. 3. 

C. 4.

D. 5.

Câu 3: Khi sử dụng hormone thực vật trong trồng trọt, cần tuân thủ nguyên tắc

A. đúng liều lượng.

B. đúng nồng độ.

C. đảm bảo tính đối kháng và sự phối hợp giữa các loại hormone.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Nhận định nào không đúng khi nói về sự khác nhau giữa sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp?

A. Sinh trưởng sơ cấp làm tăng chiều dài của cây và chiều dài của rễ, sinh trưởng thứ cấp làm tăng đường kính của thân và rễ.

B. Sinh trưởng sơ cấp có ở thân cây còn non, sinh trưởng thứ cấp có ở thân cây trưởng thành.

C. Sinh trưởng sơ cấp xảy ra ở cả cây một lá mầm và hai lá mầm, sinh trưởng thứ cấp chủ yếu diễn ra ở cây hai lá mầm.

D. Mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh lóng tham gia vào sinh trưởng thứ cấp, trong khi mô phân sinh bên tham gia vào sinh trưởng sơ cấp.

Câu 5: Hormone nào có vai trò kích thích sinh trưởng và phát triển mạnh ở thời kì dậy thì ở nữ ?

A. Hormone sinh trưởng GH.

B. Hormone thyroxine.

C. Hormone estrogen.

D. Hormone testosterone.

Câu 6: Phát biểu nào không đúng khi nói về đặc điểm sinh trưởng và phát triển ở động vật?

A. Tốc độ sinh trưởng và phát triển của cơ thể không đều theo thời gian.

B. Tốc độ sinh trưởng và phát triển ở các phần khác nhau của cơ thể không giống nhau.

C. Các cơ quan, hệ cơ quan của phôi thai phát triển theo thời gian giống nhau.

D. Thời gian sinh trưởng và phát triển đạt đến kích thước tối đa là các nhau ở các loài. 

Câu 7: Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản

A. cần cả cá thể bố và cá thể mẹ.

B. không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái.

C. có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái.

D. xảy ra chủ yếu ở động vật có xương sống.

Câu 8: Cơ sở tế bào học của sinh sản vô tính là quá trình

A. nguyên phân.

B. giảm phân.

C. thụ tinh.

D. nguyên phân và giảm phân.

Câu 9: So với sinh sản vô tính, sinh sản hữu tính có ưu điểm nào sau đây?

A. Con sinh ra có vật chất di truyền giống hệt mẹ.

B. Tăng khả năng thích nghi với sự thay đổi của môi trường sống.

C. Các cả thể sống độc lập vẫn có thể tạo ra đời con.

D. Dễ chết hàng loạt khi điều kiện sống thay đổi.

Câu 10: Chiết cành là phương pháp nhân giống được sử dụng phổ biến trên đổi tượng cây ăn quả với mục đích chính là

A. tạo số lượng cây con lớn trong thời gian ngắn.

B. tạo cây con sạch bệnh, đặc biệt là bệnh do virus gây ra.

C. rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây giống, duy trì các đặc tính tốt của quả. 

D. tăng khả năng chịu rét, chịu hạn,... của cây giống.

Câu 11: Cho các phương pháp nhân giống vô tính sau: Giâm cành, chiết cành, ghép, nuôi cấy mô tế bào. Phương pháp nào có hệ số nhân giống cao, tạo ra giống sạch bệnh và có thể bảo quản trong thời gian dài?

A. Giâm cành.

B. Chiết cành.

C. Ghép.

D. Nuôi cấy mô tế bào.

Câu 12: Túi phôi được hình thành

A. từ các bao phấn sau khi nguyên phân.

B. từ sự biến đổi của tế bào trong cấu trúc noãn. 

C. từ hợp tử và nhân tam bội.

D. từ sự biến đổi của tế bào trong cấu trúc bao phấn.

Câu 13: Phương thức sinh sản nào dưới đây không phải là hình thức sinh sản vô tính trong tự nhiên?

A. Sinh sản bằng bào tử ở rêu và dương xỉ.

B. Sinh sản bằng củ ở khoai lang.

C. Sinh sản bằng phương pháp giâm cành ở hoa hồng.

D. Sinh sản bằng thân bò ở cây dâu tây.

Câu 14: Phát biểu nào không đúng khi nói về thụ tinh kép?

A. Thụ tinh kép chỉ xảy ra trong quá trình sinh sản hữu tính của thực vật hạt kín.

B. Thụ tinh kép là quá trình hợp nhất của hai giao tử đực, một với trứng hình thành hợp tử, một với nhân cực hình thành nên nội nhũ.

C. Thụ tinh kép là quá trình kết hợp giữa hai giao tử đực của hạt phấn với trứng của túi phôi hình thành nên hợp tử.

D. Thụ tinh kép tạo chất dinh dưỡng được dự trữ trong hạt, đảm bảo cho quá trình phát triển của phôi trước khi hình thành cây con có khả năng tự dưỡng.

Câu 15: Phát biểu nào không đúng khi nói về cấu trúc của hoa?

A. Hoa có cấu tạo gồm bộ phận bất thụ và bộ phận hữu thụ.

B. Hoa đính vào phần thân cây qua cấu trúc đế hoa. 

C. Bộ phận bất thụ gồm nhị và nhụy.

D. Cánh hoa thường có màu sắc sặc sỡ, thu hút côn trùng.

Câu 16: Các phương pháp nhân giống vô tính cây trồng như giâm cành, chiết cành dựa trên nguyên lí nào sau đây?

A. Dựa trên hình thức sinh sản hữu tính của thực vật.

B. Dựa trên hình thức sinh sản sinh dưỡng của thực vật.

C. Dựa trên hình thức sinh sản bằng bào tử của thực vật.

D. Dựa trên hình thức sinh sản vô tính và hữu tính của thực vật.

Câu 17: Mỗi mảnh tách ra từ cơ thể mẹ có thể tái sinh thành một cơ thể hoàn chỉnh là kiểu sinh sản thường gặp ở

A. bọt biển.

B. ruột khoang.

C. chân khớp ( tôm, cua).

D. thằn lằn.

Câu 18: Đẻ con (thai sinh) là quá trình

A. phôi phát triển trong cơ thể mẹ và được nuôi dưỡng qua nhau thai.

B. phôi phát triển trong cơ thể mẹ nhờ chất dinh dưỡng của noãn hoàng.

C. phôi phát triển trong cơ thể mẹ không qua thụ tinh.

D. phôi phát triển trong trứng và được mẹ ấp.

Câu 19: Hormone điều hoà hoạt động của buồng trứng là

A. GnRH, FSH, LH và testoterone.

B. GnRH, FSH, LH, progesterone và estrogen.

C. FSH, LH và GnRH.

D. LH, progesteron và GnRH.

Câu 20: Biện pháp không được dùng để điều khiển số con ở động vật là

A. thụ tinh nhân tạo.

B. thay đổi các yếu tố môi trường.

C. nuôi cấy phôi.

D. sử dụng các kĩ thuật lọc, li tâm để tách tinh trùng.

Câu 21: Yếu tố môi trường tham gia điều hoà quá trình sinh sản bằng cách nào? 

A. Ảnh hưởng trực tiếp đến cấu tạo của các cơ quan sinh dục.

B. Làm thay đổi thân nhiệt, từ đó ảnh hưởng đến khả năng thụ tinh.

C. Sự thay đổi độ ẩm, nhiệt độ của môi trường tác động trực tiếp đến hoạt động của tuyến tiền liệt và tử cung, từ đó ảnh hưởng đến khả năng thụ tinh.

D. Ảnh hưởng đến hoạt động của các hormone sinh dục.

Câu 22: Ý nào không đúng với sinh đẻ có kế hoạch?

A. Điều chỉnh về số con.

B. Điều chỉnh thời điểm sinh con. 

C. Điều chỉnh sinh con trai hay con gái.

D. Điều chỉnh khoảng cách sinh con.

Câu 23: Sinh sản vô tính thường gặp ở

A. các loài động vật có cấu tạo cơ thể đơn giản.

B. các loài động vật có xương sống.

C. hầu hết động vật không xương sống và có xương sống.

D. tất cả các loài động vật.

Câu 24: Thể giao tử cái ở thực vật được gọi là

A. hợp tử.

B. phôi.

C. hạt phấn.

D. túi phôi.

Câu 25: Hệ thống mở là 

A. hệ thống có sự trao đổi vật chất và thông tin với cá thể sinh vật khác.

B. hệ thống thường xuyên có sự trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường.

C. hệ thống có sự trao đổi vật chất với môi trường xung quanh.

D. hệ thống có sự trao đổi năng lượng với cá thể sinh vật khác.

Câu 26: Phát biểu nào sau đây về mối quan hệ giữa hô hấp và quang hợp là sai?

A. Quang hợp là quá trình tổng hợp chất hữu cơ, hô hấp là quá trình phân giải chất hữu cơ, vì vậy hai quá trình trái ngược nhau và ít ảnh hưởng đến nhau. 

B. Quang hợp diễn ra chủ yếu ở lá, sản phẩm của quang hợp được sử dụng trong hô hấp.

C. Sản phẩm của hô hấp có thể là nguyên liệu cho quang hợp.

D. Mối quan hệ giữa hô hấp và quang hợp ảnh hưởng đến chất lượng chất hữu cơ trong cây và quyết định năng suất cây trồng.

Câu 27: Hiểu biết về giải phẫu cơ thể, sinh lí học, sinh lí bệnh ở người là cơ sở cho

A. sự phát triển và cải tạo giống vật nuôi, cây trồng.

B. việc chẩn đoán, điều trị bệnh, điều chế thuốc chữa bệnh và nâng cao sức khỏe.

C. việc sản xuất thuốc bảo vệ thực vật sinh học.

D. việc bảo vệ rừng và các động vật quý hiếm.

Câu 28: Phát biểu nào sau đây về bác sĩ thú y là không đúng?

A. Thực hiện khám chữa bệnh cho người.

B. Thực hiện khám chữa bệnh cho động vật.

C. Làm việc tại trung tâm chăm sóc sức khoẻ động vật.

D. Nghề nghiệp cần được trang bị các kiến thức về sinh học cơ thể.

B. Phần tự luận

Câu 1 (1 điểm): Tại sao vào những ngày mùa đông, chúng ta cần cho gia súc ăn nhiều hơn?

Câu 2 (1 điểm): Phun thuốc diệt côn trùng cho vườn trồng xoài, nhãn có lợi hoặc hại gì?

Câu 3 (1 điểm): Trong hai hình thức thụ tinh ngoài và thụ tinh trong, hình thức nào tiến hoá hơn? Tại sao?

Tham khảo đề thi Sinh học 11 bộ sách khác có đáp án hay khác:

Xem thêm đề thi lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên