Đề thi Học kì 2 Toán lớp 7 có đáp án (6 đề)

Đề thi Học kì 2 Toán lớp 7 có đáp án (6 đề)

Đề thi Học kì 2 Toán lớp 7 có đáp án gồm 6 đề thi chọn lọc giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong bài thi Học kì 2 Toán 7.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Toán lớp 7

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

Bài 1: (2,0 điểm) Thời gian giải một bài toán (tính theo phút) của 30 học sinh được ghi lại trong bảng dưới đây:

8

5

7

8

9

7

8

9

12

8

6

7

7

7

9

8

7

6

12

8

8

7

7

9

9

7

9

6

5

12

a) Dấu hiệu ở đây là gì? Số các giá trị là bao nhiêu?

b) Lập bảng “tần số”.

c) Tính số trung bình cộng (làm tròn một chữ số thập phân) và mốt của dấu hiệu.

Bài 2: (2,0 điểm) Cho đơn thức A = 25x3y4.56xy2z.

a) Thu gọn đơn thức A.

b) Xác định hệ số và bậc của đơn thức.

Bài 3: (2,0 điểm) Cho hai đa thức f(x) = 5 + 3x2 - x - 2x2 và g(x) = 3x + 3 - x - x2.

a) Thu gọn và sắp xếp hai đa thức theo lũy thừa giảm dần của biến.

b) Tính h(x) = f(x) + g(x).

Bài 4: (3,5 điểm) Cho tam giác ABC cân (AB = AC). Các đường phân giác BE, CF cắt nhau tại H.

a) Chứng minh ΔABE = ΔACF.

b) Tia AH cắt BC tại D. Chứng minh D là trung điểm của BC và EF // BC.

c) Chứng minh AH là trung trực của EF. So sánh HF và HC.

d) Tìm điều kiện của tam giác ABC để HC = 2.HD.

Bài 5: (0,5 điểm) Cho đa thức f(x) thỏa mãn f(x) + x.f(-x) = x + 1 với mọi giá trị của x. Tính f(1).

 

Đáp án

Bài 1: (2,0 điểm)

a) - Dấu hiệu ở đây là thời gian giải một bài toán (tính theo phút) của 30 học sinh.

- Số các giá trị là 30.

b) Ta có bảng tần số:

Giá trị (x)

5

6

7

8

9

12


Tần số (n)

2

3

9

7

6

3

N = 30

c) Trung bình cộng của dấu hiệu bằng:

5.2+6.3+7.9+8.7+9.6+12.32+3+9+7+6+3=23730=7910=7,9

Mốt của dấu hiệu bằng 7.

Bài 2: (2,0 điểm)

a) A = 25x3y4.56xy2z

A =  25.56. (x3 . x) . (y4 . y2 ) . z

A = 13x4y6z.

Vậy A =13 x4y6z.

b) Hệ số của đơn thức A là: 13

Bậc của đơn thức A là: 4 + 6 + 1 = 11.

Bài 3: (2,0 điểm)

a) f(x) = 5 + 3x2 - x - 2x2

f(x) = (3x2 - 2x2) - x + 5

f(x) = x2 - x + 5

g(x) = - x2 + (3x - x) + 3

g(x) = - x2 + 2x + 3

b) h(x) = f(x) + g(x)

h(x) = x2 - x + 5 + (-x2) + 2x + 3

h(x) = (x2 - x2) + (-x + 2x) + (5 + 3)

h(x) = x + 8

Vậy h(x) = x + 8.

Bài 4: (3,5 điểm)

Đề thi Học kì 2 Toán lớp 7 có đáp án (6 đề) (ảnh 1)

a) Do ΔABC cân tại A nên AB = AC và ABC^=ACB^.

Do BE là tia phân giác của ABC^ nên ABE^=12ABC^.

Do CF là tia phân giác của ACB^ nên ACF^=12ACB^.

Do đó ABE^=ACF^.

Xét ΔABE ΔACF có:

A^ chung

AB = AC (chứng minh trên)

ABE^=ACF^ (chứng minh trên)

ΔABE=ΔACFgcg.

b) Do hai đường phân giác BE và CF của ΔABC cắt nhau tại H nên AH là đường phân giác của BAC^ hay AD là đường phân giác của BAC^

ΔABC cân tại A có AD là đường phân giác của  nên AD vừa là đường phân giác, vừa là đường trung trực của ΔABC.

Do đó D là trung điểm của BC.

Do ΔABE=ΔACF nên AE = AF (2 cạnh tương ứng).

ΔAEF có AE = AF nên ΔAEF cân tại A.

Do đó AEF^=AFE^.

Xét trong ΔABCABC^+ACB^+BAC^=180°

ABC^=ACB^ nên 2ACB^+BAC^=180°

ACB^=180°BAC^2 (1).

Xét trong ΔAEFAFE^+AEF^+EAF^=180°

AEF^=AFE^ nên 2AEF^+EAF^=180°

AEF^=180°EAF^2 (2).

Từ (1) và (2) suy ra ACB^=AEF^.

Mà hai góc này ở vị trí đồng vị nên EF // BC.

c) Gọi M là giao điểm của AH và EF.

Do AH là đường phân giác của BAC^ nên AM là đường phân giác của EAF^.

ΔAEF cân tại A, có AM là đường phân giác nên AM vừa là đường phân giác, vừa là đường trung trực của ΔAEF.

Do đó AM là đường trung trực của EF hay AH là đường trung trực của EF.

Do BE là đường phân giác của ABC^ nên HBC^=12ABC^.

Do CF là đường phân giác của ACB^ nên HCB^=12ACB^.

ABC^=ACB^ nên HBC^=HCB^.

ΔHBC có HBC^=HCB^ nên ΔHBC cân tại H.

Do đó HB = HC.

Ta cóBFH^  là góc ngoài tại đỉnh F của ΔAFC nên BFH^=FAC^+FCA^.

Do đó BFH^>FCA^.

Do ABE^=ACF^ nên  FCA^=FBH^.

Do đó BFH^>FBH^.

Xét ΔBFH có BFH^>FBH^ nên HB > HF hay HC > HF.

d) Trên tia đối của DH lấy điểm N sao cho DN = DH.

Khi đó HN = HC = 2HD.

Do AD là đường trung trực của BC nên ADBC.

ΔHCN có D là trung điểm của HN mà CDHN nên ΔHCN cân tại C.

Khi đó HC = CN.

Do đó HN = HC = CN.

ΔHCN có HN = HC = CN nên  đều.

Khi đó NHC^ = 60o.

Xét  vuông tại D: DHC^+HCD^=90° (trong tam giác vuông, hai góc nhọn phụ nhau)

Do đó HCD^=90°DHC^=90°60°=30°.

HCD^=12ACB^ nên ACB^=60°.

ΔABC cân tại A có ACB^=60° nên ΔABC là tam giác đều.

Vậy ΔABC là tam giác đều thì HC = 2HD.

Bài 5: (0,5 điểm)

Thay x = 1 vào f(x) + x.f(-x) = x + 1 ta được:

f(1) + f(-1) = 1 + 1

f(1) + f(-1) = 2

Thay x = -1 vào f(x) + x.f(-x) = x + 1 ta được:

f(-1) + (-1).f(1) = -1 + 1

 f(-1) - f(1) = 0.

Do đó f(-1) = f(1).

Mà f(1) + f(-1) = 2 nên 2f(1) = 2 do đó f(1) = 1.

Vậy f(1) = 1.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Toán lớp 7

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng

Câu 1. Biểu thức nào sau đây không là đơn thức?

A. 4x2y(-2x).

B. 2x.

C. 2xy - x2.

D. 2021.

Câu 2. Bậc của đơn thức -2x3y5 là:

A. -2.

B. 3.

C. 8.

D. x3y5.

Câu 3. Bậc của đa thức A = x2y4 - x3y5 - x7 + 9 là:

A. 6.

B. 7.

C. 8.

D. 9.

Câu 4. Cho tam giác ABC cân tại A có  Số đo góc B là:

A. 50o.

B. 60o.

C. 70o.

D. 80o.

Câu 5. Giao điểm 3 đường cao của một tam giác gọi là:

A. trọng tâm của tam giác.

B. trực tâm của tam giác.

C. tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác.

D. điểm cách đều 3 cạnh của tam giác.

Câu 6. Cho tam giác ABC cân tại A có AB = 5 cm, BC = 6 cm và AM là đường trung tuyến. Độ dài đoạn AM là:

A. 3 cm.

B. 61 cm.

C. 11 cm.

D. 4 cm.

II. Tự luận (7,0 điểm)

Bài 1. (1,5 điểm)

a) Tính giá trị biểu thức: 4x3 - 3xy tại x = 12; y = 6.

b) Cho đơn thức A = (-3xy) .23x2y . Hãy thu gọn đơn thức và chỉ ra hệ số, phần biến của đơn thức A.

Bài 2. (2,0 điểm) Tìm tất cả nghiệm của mỗi đa thức sau:

a) A = 2(-x + 5) - 32(x - 4).

b) B = -4x2 + 9.

c) C = x3 + 4x.

Bài 3. (3,0 điểm) Cho tam giác ABC vuông tại A, AB = 3 cm, BC = 5 cm. Trên cạnh BC lấy điểm D sao cho BD = 3 cm. Đường thẳng vuông góc với BC tại D cắt cạnh AC tại M, cắt tia BA tại N.

a) Tính AC và so sánh các góc của tam giác ABC.

b) Chứng minh MA = MD và tam giác MNC cân.

c) Gọi I là trung điểm của CN. Chứng minh ba điểm B, M, I thẳng hàng.

Bài 4. (0,5 điểm) Tính giá trị của biểu thức 4ab3a+3+4ba3b3 với a - b = 3; a ≠ -1; b ≠ 1.

Đáp án

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng

Câu 1. Biểu thức nào sau đây không là đơn thức?

A. 4x2y(-2x).

B. 2x.

C. 2xy - x2.

D. 2021.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

2xy - x2 là đa thức nên chọn đáp án C.

Câu 2. Bậc của đơn thức -2x3y5 là:

A. -2.

B. 3.

C. 8.

D. x3y5.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Bậc của đơn thức -2x3y5 là 3 + 5 = 8 nên chọn đáp án C.

Câu 3. Bậc của đa thức A = x2y4 - x3y5 - x7 + 9 là:

A. 6.

B. 7.

C. 8.

D. 9.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Bậc của đa thức A = x2y4 - x3y5 - x7 + 9 là bậc của hạng tử - x3y5.

Bậc của hạng tử - x3y5 là: 3 + 5 = 8 nên chọn đáp án C.

Câu 4. Cho tam giác ABC cân tại A có A^=40°. Số đo góc B là:

A. 50o.

B. 60o.

C. 70o.

D. 80o.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Cho tam giác ABC cân tại A nên B^=C^, mà A^+B^+C^=180° nên A^+2B^=180°

Do đó B^=180°A^2=180°40°2 = 70o.

Chọn đáp án C.

Câu 5. Giao điểm 3 đường cao của một tam giác gọi là:

A. trọng tâm của tam giác.

B. trực tâm của tam giác.

C. tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác.

D. điểm cách đều 3 cạnh của tam giác.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Giao điểm 3 đường cao của một tam giác gọi là trực tâm của tam giác (theo định nghĩa) nên chọn đáp án B.

Câu 6. Cho tam giác ABC cân tại A có AB = 5 cm, BC = 6 cm và AM là đường trung tuyến. Độ dài đoạn AM là:

A. 3 cm.

B. 61 cm.

C. 11 cm.

D. 4 cm.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Đề thi Học kì 2 Toán lớp 7 có đáp án (6 đề) (ảnh 1)

ΔABC cân tại A có AM là đường trung tuyến nên AM vừa là đường trung tuyến, vừa là đường cao của ΔABC.

Do AM là đường trung tuyến nên M là trung điểm của BC.

Do đó BM = 12BC = 12.6 = 3 cm.

Áp dụng định lý Pytago vào  vuông tại M có:

AM2 + BM2 = AB2

 AM2 = AB2- BM2

 AM2 = 52- 32

 AM2 = 25 - 9

 AM2 = 16

 AM = 4 cm

Chọn đáp án D.

II. Tự luận (7,0 điểm)

Bài 1. (1,5 điểm)

a) Với x = 12; y = 6 thì 4x3123- 3xy = 4. - 3.12 .6

= 4.1323 - 3.(-3) = 4.18  + 9 = (-2) + 9 = 7.

Vậy 4x3 - 3xy = 7 tại x =12 ; y = 6.

b) A = (-3xy) .23x2y

A = 3.23.(x.x2).(y.y)

A = -2x3y2.

Hệ số của đơn thức A: -2.

Phần biến của đơn thức A: x3y2.

Bài 2. (2,0 điểm)

a) A = 2(-x + 5) - 32(x - 4)

A = 2.(-x) + 2.5 - 32x + 32.4

A = (-2x) + 10 - 32x + 6

A = (-2 - 32)x + 16

A = 4232x + 16

A = 72x + 16

Để A = 0 thì 72x + 16 = 0

x = - 16

 x = 16:72

 x = 16.27

 x = 327

Vậy x = 327.

b) B = -4x2 + 9

Để B = 0 thì -4x2 + 9 = 0

 -4x2 = -9

 x294

Trường hợp 1. x2322

x=32

Trường hợp 2. x2322

x=32

Vậy x = 32 hoặc x = 32.

c) C = x3 + 4x

C = x(x2 + 4)

Do x2 ≥ 0 với mọi x nên x2 + 4 > 0 với mọi x.

Do đó C = 0 khi x = 0.

Vậy x = 0.

Bài 3. (3,0 điểm)

 Đề thi Học kì 2 Toán lớp 7 có đáp án (6 đề) (ảnh 1)

a) Áp dụng định lý Pytago vào tam giác ABC vuông tại A:

AB2 + AC2 = BC2

 32 + AC2 = 52

 AC2 = 25 - 9

 AC2 = 16

 AC = 4 cm.

ΔABC vuông tại A nên BAC^ là góc lớn nhất trong ΔABC

AB < AC nên ACB^<ABC^.

Vậy ACB^<ABC^<BAC^.

b) Xét ΔABM vuông tại A và ΔDBM vuông tại D có:

AB = BD (theo giả thiết)

BM chung.

ΔABM=ΔDBM (cạnh huyền - cạnh góc vuông).

 MA = MD (2 cạnh tương ứng).

Xét ΔAMN vuông tại A và ΔDMC cân tại D có:

AM = DM (chứng minh trên).

AMN^=DMC^ (2 góc đối đỉnh).

ΔAMN=ΔDMC (góc nhọn - cạnh góc vuông).

 MN = MC (2 cạnh tương ứng).

ΔMNC có MN = MC nên ΔMNC cân tại M.

c) Xét ΔBCN có CABN; NDBC.

Mà CA cắt ND tại M nên M là trực tâm của ΔBCN.

Do đó BMNC(1).

ΔMNC cân tại M, lại có I là trung điểm của NC nên MINC (2).

Từ (1) và (2) suy ra B, M, I thẳng hàng.

Vậy B, M, I thẳng hàng.

Bài 4. (0,5 điểm)

4ab3a+3+4ba3b3=3a+ab3a+3+4ba3bab

4ab3a+3+4ba3b3=3a+ab3a+3+4ba3bab= 1 + 1 = 2.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Toán lớp 7

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng

Câu 1. Tích của hai đơn thức 12x2y2 và 6xy3 là:

A. 3x3y6.

B. -3x3y5.

C. 3x2y6.

D. 13x2y6.

Câu 2. Hệ số cao nhất của đa thức P(x) = 2x3 + x4 - 8x2 + 20 là:

A. 1.

B. 2.

C. -8.

D. 20.

Câu 3. Giá trị của đa thức P = x2y + 2xy + 3 tại x = -1, y = 2 là:

A. 8.

B. 1.

C. 5.

D. -1.

Câu 4. Cho tam giác ABC có B^ tù, A^>C^. Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. AC > BC > AB.

B. BC > AB > AC.

C. AB > AC > BC.

D. AC > AB > BC.

Câu 5. Cho hai đa thức P(x) = -x3 + 2x2 + x - 1 và Q(x) = x3 - x2 - x + 2. Nghiệm của đa thức P(x) + Q(x) là:

A. Vô nghiệm.

B. -1.

C. 1.

D. 0.

Câu 6. Bậc của đa thức A = x2y4 - x2y5 - 8x6 + 202118 là:

A. 6.

B. 18.

C. 7.

D. 2021.

II. Tự luận (7,0 điểm)

Bài 1. (2 điểm) Cho hai đa thức:

f(x) = -6x3 - x4 + 3x2 + 2x4 - x - x2 + 1 và g(x) = 2x3 - x + x2 + x3.

a) Thu gọn và sắp xếp các hạng tử của 2 đa thức theo lũy thừa giảm dần của biến.

b) Tìm bậc, hệ số cao nhất, hệ số tự do của f(x) và g(x).

c) Tính h(x) = g(x) - f(x) và h(-1).

Bài 2. (1,5 điểm) Tìm nghiệm của các đa thức sau:

a) M = 2x - 12.

b) N = (x + 5)(4x2 - 1).

c) P = 9x3 - 25x.

Bài 3. (3,0 điểm) Cho tam giác ABC vuông tại A, AB = 9 cm, BC = 15 cm. Trên tia đối của tia AB lấy điểm E sao cho A là trung điểm của BE.

a) Chứng minh rằng ΔABC=ΔAEC.

b) Vẽ đường trung tuyến BH của ΔBEC cắt cạnh AC tại M. Chứng minh M là trọng tâm của ΔBEC và tính độ dài đoạn CM.

c) Từ A vẽ đường thẳng song song với EC, đường thẳng này cắt cạnh BC tại K. Chứng minh rằng ba điểm E, M, K thẳng hàng.

Bài 4. (0,5 điểm) Cho ba số thực x, y, z thỏa mãn x(x2 + y) - yz = 0.

Biết rằng trong ba số đó có một số bằng 0, một số âm, một số dương. Hãy chỉ rõ số nào bằng 0, số nào âm, số nào dương.

Đáp án

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm) Khoanh tròn trước chữ cái đứng trước câu trả lời đúng

Câu 1. Tích của hai đơn thức 12x2y2 và 6xy3 là:

A. 3x3y6.

B. -3x3y5.

C. 3x2y6.

D. 13x2y6.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Ta có 12x2y2.6xy3 = 12.6.(x2.x).(y2.y3) = -3x3y5.

Chọn đáp án B.

Câu 2. Hệ số cao nhất của đa thức P(x) = 2x3 + x4 - 8x2 + 20 là:

A. 1.

B. 2.

C. -8.

D. 20.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Hệ số cao nhất của đa thức P(x) là hệ số của hạng tử 2x3 bằng 2.

Chọn đáp án B.

Câu 3. Giá trị của đa thức P = x2y + 2xy + 3 tại x = -1, y = 2 là:

A. 8.

B. 1.

C. 5.

D. -1.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Thay x = -1, y = 2 vào đa thức P ta có:

P = (-1)2.2 + 2.(-1).2 + 3 = 1.2 + (-2).2 + 3 = 2 - 4 + 3 = 1.

Chọn đáp án B.

Câu 4. Cho tam giác ABC có B^ tù, A^>C^. Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. AC > BC > AB.

B. BC > AB > AC.

C. AB > AC > BC.

D. AC > AB > BC.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Do B^ tù nên B^ là góc lớn nhất trong tam giác ABC.

Lại có A^>C^ nên B^>A^>C^.

Cạnh đối diện với B^ là AC, cạnh đối diện với A^ là BC, cạnh đối diện với C^ là AB.

Trong một tam giác, cạnh đối diện với góc lớn hơn thì lớn hơn nên B^>A^>C^ thì

AC > BC > AB.

Chọn đáp án A.

Câu 5. Cho hai đa thức P(x) = -x3 + 2x2 + x - 1 và Q(x) = x3 - x2 - x + 2. Nghiệm của đa thức P(x) + Q(x) là:

A. Vô nghiệm.

B. -1.

C. 1.

D. 0.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Ta có P(x) + Q(x) = -x3 + 2x2 + x - 1 + x3 - x2 - x + 2

P(x) + Q(x) = (-x3 + x3) + (2x2 - x2) + (x - x) + (-1 + 2)

P(x) + Q(x) = x2 + 1.

Ta có x2 ≥ 0 với mọi x nên x2 + 1 > 0 với mọi x.

Do đó không có giá trị của x thỏa mãn x2 + 1 = 0.

Khi đó đa thức P(x) + Q(x) vô nghiệm.

Chọn đáp án A.

Câu 6. Bậc của đa thức A = x2y4 - x2y5 - 8x6 + 202118 là:

A. 6.

B. 18.

C. 7.

D. 2021.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Bậc của đa thức A là bậc của hạng tử - x2y5.

Bậc của hạng tử - x2y5 là 7 nên chọn đáp án C.

II. Tự luận (7,0 điểm)

Bài 1. (2 điểm)

a) f(x) = -6x3 - x4 + 3x2 + 2x4 - x - x2 + 1

f(x) = (-x4 + 2x4) - 6x3 + (3x2 - x2) - x + 1

f(x) = x4 - 6x3 + 2x2 - x + 1

g(x) = 2x3 - x + x2 + x3

g(x) = (2x3 + x3) + x2 - x

g(x) = 3x3 + x2 - x

b) Bậc của f(x): 4

Hệ số cao nhất của f(x): 1

Hệ số tự do của f(x): 1

Bậc của g(x): 3

Hệ số cao nhất của g(x): 3

Hệ số tự do của g(x): 0

c) h(x) = g(x) - f(x)

h(x) = 3x3 + x2 - x - (x4 - 6x3 + 2x2 - x + 1)

h(x) = 3x3 + x2 - x - x4 + 6x3 - 2x2 + x - 1

h(x) = -x4 + (3x3 + 6x3) + (x2 - 2x2) + (-x + x) - 1

h(x) = -x4 + 9x3 - x2 - 1

Khi đó h(-1) = -[(-1)]4 + 9.(-1)3 - (-1)2 - 1 = -1 + (-9) - 1 - 1 = -12.

Bài 2. (1,5 điểm)

a) M = 2x - 12.

b) N = (x + 5)(4x2 - 1).

c) P = 9x3 - 25x.

a) Để M = 0 thì 2x - 12 = 0

 2x = 12

 x = 12:2

 x = 12.12

 x = 14

Vậy x = 14.

b) Để N = 0 thì (x + 5)(4x2 - 1) = 0

Trường hợp 1.

x + 5 = 0

 x = -5

Trường hợp 2. 4x2 - 1 = 0

 4x2 = 1

 x214

+) x2122  x = 12

+) x2 =   122 x = 12

Vậy x = -5 hoặc x = 12 hoặc x = 12.

Bài 3. (3,0 điểm)

Đề thi Học kì 2 Toán lớp 7 có đáp án đề 3 (ảnh 1)

a) Xét ΔABC vuông tại A và ΔAEC vuông tại A có:

AB = AE (theo giả thiết)

AC chung

ΔABC=ΔAEC (2 cạnh góc vuông)

b) Do A là trung điểm của BE nên CA là đường trung tuyến ứng của 

Xét ΔBEC có CA và BH là hai đường trung tuyến cắt nhau tại M.

Do đó M là trọng tâm của ΔBEC

Do đó CM = 23CA.

 Áp dụng định lý Pytago vào  vuông tại A:

AB2 + AC2 = BC2

 92 + AC2 = 152

 AC2 = 225 - 81

 AC2 = 144

 AC = 12 cm

Khi đó CM = CA = .12 = 8 cm.

Vậy CM = 8 cm.

c) Trên tia đối của tia KA lấy điểm N sao cho KN = KA.

Do ΔABC=ΔAEC (2 cạnh góc vuông) nên BC = EC (2 cạnh tương ứng) và ACB^=ACE^ (2 góc tương ứng).

KCA^=ACE^.

Do AK // EC nên KAC^=ACE^ (2 góc so le trong)

Do đó KCA^=KAC^.

ΔKAC có KCA^=KAC^ nên ΔKAC cân tại K.

Do đó KA = KC.

Mà KA = KN = 12 AN nên KA = KN = KC = 12 AN.

 có KA = KN = KC = 12 AN nên  vuông tại C.

Xét ΔACN vuông tại C và ΔCAE vuông tại A:

NAC^=ECA^ (chứng minh trên).

AC chung.

ΔACN=ΔCAE (góc nhọn - cạnh góc vuông).

 AN = CE (2 cạnh tương ứng).

Mà EC = BC nên AN = BC.

Mà AN = 2AK nên BC = 2AK.

Lại có AK = KC nên BC = 2KC.

Do đó K là trung điểm của BC.

ΔBEC có M là trọng tâm, lại có K là trung điểm của BC nên E, M, K thẳng hàng.

Vậy E, M, K thẳng hàng.

Bài 4. (0,5 điểm)

Nếu x = 0 thì 0.(02 + y) - yz = 0

 -yz = 0.

Khi đó y = 0 hoặc z = 0 (vô lí do chỉ có 1 số bằng 0).

Do đó x ≠ 0.

Nếu y = 0 thì x.(x2 + 0) - 0.z = 0

 x3 = 0.

Khi đó x = 0 (vô lí do chỉ có 1 số bằng 0).

Do đó y ≠ 0.

Do đó z = 0.

Khi đó x.(x2 + y) - yz = x.(x2 + y) - y.0 = x.(x2 + y) = 0.

Do x ≠ 0 nên x2 + y = 0.

 x2 = -y.

Do x ≠ 0 nên x2 > 0 khi đó -y > 0 do đó y < 0.

Vậy x là số dương, y là số âm, z bằng 0.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Toán lớp 7

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

I. Trắc nghiệm (2,0 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng

Câu 1. Bậc của đơn thức 22x3y là:

A. 6. 

B. 5.

C. 3.

D. 4.

Câu 2. Cho ΔABC biết BC = 4 cm, AB = 5 cm, AC = 3 cm. Khi đó ta có tam giác ABC:

A. nhọn.

B. vuông tại A.

C. vuông tại B.

D. vuông tại C.

Câu 3. Giá trị có tần số lớn nhất được gọi là:

A. tần số của giá trị đó.

B. mốt của dấu hiệu.

C. số trung bình cộng của dấu hiệu.

D. giá trị lớn nhất.

Câu 4. Tam giác MNP có đường trung tuyến ME và trọng tâm G. Khi đó tỉ số MGME bằng:

A. 23

B. 34

C. 13

D. 32

II. Tự luận (7,0 điểm)

Bài 1. (1,5 điểm) Điều tra về số lượng học sinh nữ của mỗi lớp trong trường A được ghi lại ở bảng sau:

a) Dấu hiệu ở đây là gì? Trường A có bao nhiêu lớp?

b) Trung bình mỗi lớp của trường A có bao nhiêu học sinh nữ?

Bài 2. (2,5 điểm) Cho các đa thức:

A(x) = -5x - 6 + 6x3 - 12;

B(x) = x3 - 5x + 5x3 - 16 - 2x2.

a) Thu gọn các đa thức A(x); B(x) và sắp xếp các hạng tử của chúng theo lũy thừa giảm dần của biến.

b) Tính A(x) + B(x).

c) Tính C(x) = A(x) - B(x) và tìm nghiệm của C(x).

Bài 3. (3,5 điểm) Cho tam giác ABC cân tại A, trung tuyến AM. Qua điểm B vẽ đường thẳng song song với đường thẳng AC, cắt đường thẳng AM tại điểm D.

a) Chứng minh ΔAMC=ΔDMB.

b) Chứng minh AB = BD.

c) Gọi P là trung điểm của đoạn thẳng AB, đoạn thẳng PD cắt đoạn thẳng BC tại điểm O. Trên tia đối của tia PO lấy điểm N sao cho PN = PO. Chứng minh điểm O là trọng tâm của ΔABD và NA = 2OM.

Bài 4. (0,5 điểm) Tìm x để biểu thức P đạt giá trị nhỏ nhất:

P = x1+x4+x6.

Đáp án

I. Trắc nghiệm (2,0 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng

Câu 1. Bậc của đơn thức 22x3y là:

A. 6. 

B. 5.

C. 3.

D. 4.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Bậc của đơn thức 22x3y là 3 + 1 = 4.

Chọn đáp án D.

Câu 2. Cho ΔABC biết BC = 4 cm, AB = 5 cm, AC = 3 cm. Khi đó ta có tam giác ABC:

A. nhọn.

B. vuông tại A.

C. vuông tại B.

D. vuông tại C.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Ta có 52 = 25, 32 + 42 = 9 + 16 = 25.

Do đó AB2 = AC2 + BC2 hay tam giác ABC vuông tại C.

Chọn đáp án D.

Câu 3. Giá trị có tần số lớn nhất được gọi là:

A. tần số của giá trị đó.

B. mốt của dấu hiệu.

C. số trung bình cộng của dấu hiệu.

D. giá trị lớn nhất.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Giá trị có tần số lớn nhất được gọi là mốt của dấu hiệu (theo định nghĩa).

Chọn đáp án B.

Câu 4. Tam giác MNP có đường trung tuyến ME và trọng tâm G. Khi đó tỉ số MGME bằng:

A. 23

B. 34

C. 13

D. 32

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Ba đường trung tuyến của tam giác cùng đi qua một điểm. Điểm đó cách đỉnh một khoàng bằng 23 độ dài đường trung tuyến đi qua đỉnh đó nên MGME=23.

Chọn đáp án A.

II. Tự luận (8,0 điểm)

Bài 1. (1,5 điểm)

Giá trị (x)

16

17

18

19

20

22

Tần số (n)

4

2

5

2

3

4

a) Dấu hiệu là số lượng học sinh nữ của mỗi lớp trong trường A.

Trường A có 4 + 2 + 5 + 2 + 3 + 4 = 20 lớp.

b) Trung bình mỗi lớp của trường A có:

16.4+17.2+18.5+19.2+20.3+22.420 = 18,7 ≈ 19 học sinh nữ.

Bài 2. (2,5 điểm) Cho các đa thức:

A(x) = -5x - 6 + 6x3 - 12;

B(x) = x3 - 5x + 5x3 - 16 - 2x2.

a) Thu gọn các đa thức A(x); B(x) và sắp xếp các hạng tử của chúng theo lũy thừa giảm dần của biến.

b) Tính A(x) + B(x).

c) Tính C(x) = A(x) - B(x) và tìm nghiệm của C(x).

a) A(x) = -5x - 6 + 6x3 - 12

A(x) = 6x3 - 5x + (-6 - 12)

A(x) = 6x3 - 5x - 18

B(x) = x3 - 5x + 5x3 - 16 - 2x2

B(x) = (x3 + 5x3) - 2x2 - 5x - 16

B(x) = 6x3 - 2x2 - 5x - 16

b) A(x) + B(x) = 6x3 - 5x - 18 + 6x3 - 2x2 - 5x - 16

A(x) + B(x) = (6x3 + 6x3) - 2x2 + (-5x - 5x) + (-18 - 16)

A(x) + B(x) = 12x3 - 2x2 - 10x - 10

c) C(x) = A(x) - B(x)

C(x) = 6x3 - 5x - 18 - (6x3 - 2x2 - 5x - 16)

C(x) = 6x3 - 5x - 18 - 6x3 + 2x2 + 5x + 16

C(x) = (6x3 - 6x3) + 2x2 + (-5x + 5x) + (-18 + 16)

C(x) = 2x2 - 2

Để C(x) = 0 thì 2x2 - 2 = 0

 2x2 = 2

 x2 = 1

Trường hợp 1. x2 = 12

 x = 1

Trường hợp 2. x2 = (-1)2

 x = -1

Vậy x = 1 hoặc x = -1.

Bài 3. (3,5 điểm)

Đề thi Học kì 2 Toán lớp 7 có đáp án đề 4 (ảnh 1)

a) ΔABC cân tại A có M là trung điểm của BC nên AM vừa là đường trung tuyến, vừa là đường cao của ΔABC.

Do đó ADBC.

Do BD // AC nên MBD^=MCA^ (2 góc so le trong).

Xét ΔAMC vuông tại M và ΔDMB vuông tại M có:

MCA^=MBD^ (chứng minh trên).

MB = MC (theo giả thiết).

ΔAMC=ΔDMB (góc nhọn - cạnh góc vuông)

b) Do ΔAMC=ΔDMB (góc nhọn - cạnh góc vuông) nên MA = MD (2 cạnh tương ướng).

Do đó M là trung điểm của AD.

ΔABD có M là trung điểm của AD, lại có BMAD nên ΔABDcân tại B.

c) Xét ΔABD có BM, DP là các đường trung tuyến cắt nhau tại O nên O là trọng tâm của ΔABD.

Xét ΔAPN và ΔBPO có:

AP = BP (theo giả thiết).

APN^=BPO^ (2 góc đối đỉnh).

PN = PO (theo giả thiết).

ΔAPN=ΔBPO (c - g - c).

 NA = BO (2 cạnh tương ứng).

Do O là trọng tâm của  nên BO = 23BM; OM = 13BM.

Do đó BO = 2OM.

Mà NA = BO nên NA = 2OM.

Vậy O là trọng tâm của ΔABD và NA = 2OM.

Bài 5. (0,5 điểm)

P = x1+x4+x6

P = x6+x1+x4

P = 6x+x1+x4

Ta có: 6x+x16x+x1=5x40.

Do đó 6x+x1+x45+0=5.

Dấu “=” xảy ra khi (6 - x)(x - 1) 0 và x - 4 = 0.

Suy ra x = 4.

Vậy giá trị nhỏ nhất của P = 5 khi x = 4.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Toán lớp 7

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 5)

Bài 1. (2,0 điểm) Thời gian giải một bài toán của 30 học sinh được ghi lại trong bảng sau:


Giá trị (x)

5

7

9

10

12

15


Tần số (n)

3

4

7

9

5

2

N = 30

a) Dấu hiệu ở đây là gì? Tính số trung bình cộng của dấu hiệu.

b) Tìm mốt của dấu hiệu.

Bài 2. (2,0 điểm) Cho đơn thức A = 23x3y3z(-6xy3z).

a) Thu gọn, xác định hệ số và bậc của đơn thức A.

b) Tính giá trị của đơn thức A biết x = -1; y = 1; z = 12.

Bài 3. (2,0 điểm) Cho hai biểu thức

f(x) = -2x4- 3x3 + 4x4- x2 + 5x + 3x2 + 5x3 + 6; g(x) = x4- x3 + x2- 5x - x3- 2x2 + 3.

a) Thu gọn và sắp xếp đa thức f(x) và g(x) theo lũy thừa giảm dần của biến; cho biết bậc; hệ số cao nhất; hệ số tự do của mỗi đa thức.

b) Tìm các đa thức h(x) và k(x), biết:

h(x) = f(x) + g(x); k(x) = f(x) - 2g(x) - 4x2.

Bài 4. (3,5 điểm) Cho tam giác ABC vuông tại A, AC > AB. Đường trung trực của AB cắt BC tại I.

a) Chứng minh rằng ΔAIB,ΔAIC là các tam giác cân.

b) Từ I kẻ đường thẳng d vuông góc với BC, cắt tia BA và AC tại M và N; tia BN cắt CM tại E. Chứng minh rằng EBMC.

c) Chứng minh rằng các đường thẳng EA và BC song song với nhau.

Bài 5. (0,5 điểm) Tính giá trị của biểu thức T = x3- 2x2- xy2 + 2xy + 10x + 10y

biết x + y = 2.

Đáp án

Đáp án

Bài 1. (1,5 điểm)

a) Dấu hiệu là thời gian giải một bài toán của 30 học sinh.

Trung bình cộng của dấu hiệu là:

5.3+7.4+9.7+10.9+12.5+15.230=28630 = 9,5(3) 9,5.

b) Mốt của dấu hiệu là 10.

Bài 2. (2,0 điểm)

a) A = 23x3y3z(-6xy3z)

A = 23.6.(x3.x).(y3.y3).(z.z)

A = 23.6.(x3.x).(y3.y3).(z.z)

A = 4x4y6z2

Hệ số của đơn thức A: 4.

Bậc của đơn thức A: 4 + 6 + 2 = 12.

b) Với x = -1; y = 1; z = 12 thì A = 4.(-1)4.16.122  = 4.1.1.14 = 1.

Vậy A = 1 với x = -1; y = 1; z = 12.

Bài 3. (3,0 điểm)

a) f(x) = -2x4- 3x3 + 4x4- x2 + 5x + 3x2 + 5x3 + 6

f(x) = (-2x4 + 4x4) + (- 3x3 + 5x3) + (- x2 + 3x2) + 5x + 6

f(x) = 2x4 + 2x3 + 2x2 + 5x + 6

Bậc của đa thức f(x): 4.

Hệ số cao nhất của đa thức f(x): 2.

Hệ số tự do của đa thức f(x): 6.

g(x) = x4- x3 + x2- 5x - x3- 2x2 + 3

g(x) = x4 + (- x3- x3) + (x2- 2x2) - 5x + 3

g(x) = x4- 2x3- x2- 5x + 3

Bậc của đa thức g(x): 4.

Hệ số cao nhất của đa thức g(x): 1.

Hệ số tự do của đa thức g(x): 3.

b) h(x) = f(x) + g(x)

h(x) = 2x4 + 2x3 + 2x2 + 5x + 6 + x4- 2x3- x2- 5x + 3

h(x) = (2x4 + x4) + (2x3- 2x3) + (2x2- x2) + (5x - 5x) + (6 + 3)

h(x) = 3x4 + x2 + 9

k(x) = f(x) - 2g(x) - 4x2

k(x) = 2x4 + 2x3 + 2x2 + 5x + 6 - 2(x4- 2x3- x2- 5x + 3) - 4x2

k(x) = 2x4 + 2x3 + 2x2 + 5x + 6 - 2x4 + 4x3 + 2x2 + 10x - 6 - 4x2

k(x) = (2x4- 2x4) + (2x3 + 4x3) + (2x2 + 2x2- 4x2) + (5x + 10x) + (6 - 6)

k(x) = 6x3 + 15x

Bài 4. (3,5 điểm)Đề thi Học kì 2 Toán lớp 7 có đáp án đề 5 (ảnh 1)

a) Do I nằm trên đường trung trực của AB nên AI = BI.

ΔAIB có AI = BI nên  cân tại I.

Do đó IAB^=IBA^.

Lại có: IAB^+IAC^=90°; IBA^+ICA^=90° nên IAC^=ICA^.

ΔAIC có IAC^=ICA^ nên ΔAIC cân tại I.

b) Xét ΔMBC có CAMB; MIBC.

Mà CA cắt MI tại N nên N là trực tâm của ΔMBC.

Do đó BNMC hay BEMC.

c) ΔMBC có MI vừa là đường trung tuyến, vừa là đường cao nên ΔMBC cân tại M.

Khi đó MI là đường phân giác của BMC^.

AMN^=EMN^.

Xét ΔAMN vuông tại A và ΔEMN vuông tại E có:

MN chung.

AMN^=EMN^ (chứng minh trên).

ΔAMN=ΔEMN (cạnh huyền - góc nhọn).

 MA = ME (2 cạnh tương ứng).

ΔMAE có MA = ME nên ΔMAE cân tại M.

Do đó MAE^=MEA^.

Xét ΔMAE có MAE^+MEA^+AME^=180°

MAE^=180°AME^2 (1).

Do ΔMBC cân tại M nên MBC^=MCB^.

Xét ΔMBC có MBC^+MCB^+BMC^=180°

2MBC^+BMC^=180°

MBC^=180°BMC^2 (2).

Từ (1) và (2) suy ra MAE^=MBC^.

Mà hai góc này ở vị trí đồng vị nên EA // BC.

Vậy hai đường thẳng EA và BC song song với nhau.

Bài 5. (0,5 điểm)

T = x3- 2x2- xy2 + 2xy + 10x + 10y

T = x2(x - 2) - xy(y - 2) + 10(x + y)

T = x2.(-y) - xy.(-x) + 10.2

T = -x2y + x2y + 20

T = 20.

Vậy T = 20.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Toán lớp 7

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 6)

I. Trắc nghiệm (2,0 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng

Câu 1. Cho đơn thức T = 3x2y3z. Đơn thức nào sau đây sau khi thu gọn đồng dạng với T.

A. x2y2zx.

B. xy2zxy.

C. x2zy2z2.

D. x2yxz.

Câu 2. Cho đa thức P(x) = x3 - 6x2 + 11x - 6. Giá trị nào sau đây KHÔNG là nghiệm của P(x)?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 3. Tam giác ABC có  và . Thứ tự nào sau đây đúng?

A. BC < CA < AB.

B. AB < CA < BC.

C. BC < AB < CA.

D. AB < BC < CA.

Câu 4. Cho tam giác ABC cân ở A. Đường phân giác AD và trung tuyến CE cắt nhau tại H. Đường thẳng BH

A. chứa phân giác trong đỉnh B.

B. chứa đường cao kẻ từ B.

C. chứa trung tuyến kẻ từ B.

D. cả ba đáp án A, B và C đều đúng.

II. Tự luận (8,0 điểm)

Bài 1. (2,0 điểm) Cho hai đa thức:

P(x) = x4 + 3x3- x + 12 - x3- 4x;      Q(x) = 32 - 4x3 + x4- 2x - 3x + 2x3.

a) Thu gọn và sắp xếp các đa thức P(x), Q(x) theo lũy thừa giảm dần của biến;

b) Tính P(x) + Q(x); P(x) - Q(x).

Bài 2. (2,0 điểm) Cho các đa thức

A(x) = 12x3 + 2ax + a2

B(x) = 2x2- 2a+3x + a2

Tìm a biết A(1) = B(-2).

Bài 3. (3,5 điểm) Cho tam giác ABC cân tại A có đường cao AD.

a) Tính BC biết AB = 13 cm và AD = 12 cm.

b) Kẻ DI vuông góc với AB tại I. Lấy điểm M trên cạnh AB sao cho I là trung điểm của đoạn thẳng BM. Chứng minh DM = 12BC.

c) Gọi H là giao điểm của AD và CM, N là giao điểm của BH và AC. Lấy E là điểm thuộc tia đối của tia ID sao cho ID = IE. Chứng minh 3 điểm E, M, N thẳng hàng.

Bài 4. (0,5 điểm) Tìm tất cả các số nguyên dương x, y thỏa mãn:

9xy1y=2+3x.

Đáp án

I. Trắc nghiệm (2,0 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng

Câu 1. Cho đơn thức T = 3x2y3z. Đơn thức nào sau đây sau khi thu gọn đồng dạng với T.

A. x2y2zx.

B. xy2zxy.

C. x2zy2z2.

D. x2yxz.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Ta có x2y2zx = (x2.x).y2.z = x3y2z ≠ x2y3z.

xy2zxy = (x.x).(y2.y).z = x2y3z.

x2zy2z2 = x2y2.(z.z2) = x2y2z3 ≠ x2y3z.

x2yxz = (x2.x)yz = x3yz ≠ x2y3z.

Do đó chọn đáp án B.

Câu 2. Cho đa thức P(x) = x3 - 6x2 + 11x - 6. Giá trị nào sau đây KHÔNG là nghiệm của P(x)?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Với x = 1 thì P(1) = 13- 6.12 + 11.1 - 6 = 1 - 6 + 11 - 6 = 0.

Do đó x = 1 là nghiệm của P(x).

Với x = 2 thì P(2) = 23- 6.22 + 11.2 - 6 = 8 - 6.4 + 22 - 6 = 8 - 24 + 22 - 6 = 0.

Do đó x = 2 là nghiệm của P(x).

Với x = 3 thì P(3) = 33- 6.32 + 11.3 - 6 = 27 - 6.9 + 33 - 6 = 27 - 54 + 33 - 6 = 0.

Do đó x = 3 là nghiệm của P(x).

Với x = 4 thì P(4) = 43- 6.42 + 11.4 - 6 = 64 - 96 + 44 - 6 = 6 0.

Do đó x = 4 là nghiệm của P(x).

Câu 3. Tam giác ABC có  và . Thứ tự nào sau đây đúng?

A. BC < CA < AB.

B. AB < CA < BC.

C. BC < AB < CA.

D. AB < BC < CA.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Xét ΔABC: A^+B^+C^=180°.

Khi đó  C^=180°A^B^= 180o- 43o- 69o = 68o.

Do 43o < 68o < 69o nên A^<C^<B^.

Trong một tam giác, cạnh đối diện với góc lớn hơn thì lớn hơn nên A^<C^<B^ thì

BC < AB < CA.

Câu 4. Cho tam giác ABC cân ở A. Đường phân giác AD và trung tuyến CE cắt nhau tại H. Đường thẳng BH

A. chứa phân giác trong đỉnh B.

B. chứa đường cao kẻ từ B.

C. chứa trung tuyến kẻ từ B.

D. cả ba đáp án A, B và C đều đúng.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

ΔABC cân ở A có AD là đường phân giác nên AD vừa là đường phân giác, vừa là đường trung tuyến của ΔABC.

ΔABC có hai đường trung tuyến AD và CE cắt nhau tại H nên H là trọng tâm ΔABC.

Do đó BH chứa trung tuyến kẻ từ đỉnh B.

II. Tự luận (7,0 điểm)

Bài 1. (2,0 điểm)

P(x) = x4 + 3x3- x + 12 - x3- 4x;      Q(x) = 32 - 4x3 + x4- 2x - 3x + 2x3.

a) P(x) = x4 + 3x3- x + 12- x3- 4x

P(x) = x4 + (3x3 - x3) + (-x - 4x) + 12

P(x) = x4 + 2x3- 5x + 12

Q(x) = 32 - 4x3 + x4- 2x - 3x + 2x3

Q(x) = x4 + (-4x3 + 2x3) + (-2x - 3x) + 32

Q(x) = x4- 2x3- 5x + 32

b) P(x) + Q(x) = x4 + 2x3- 5x +  + x4- 2x3- 5x + 32

P(x) + Q(x) = (x4 + x4) + (2x3- 2x3) + (-5x - 5x) + 12+32

P(x) + Q(x) = 2x4- 10x + 1

P(x) - Q(x) = x4 + 2x3- 5x + 12 - (x4- 2x3- 5x + 32)

P(x) - Q(x) = x4 + 2x3- 5x + 12 - x4 + 2x3 + 5x 32

P(x) - Q(x) = (x4- x4) + (2x3 + 2x3) + (-5x + 5x) + 1232

P(x) - Q(x) = 4x3- 1

Bài 2. (2,0 điểm)

A(x) = 12x3 + 2ax + a2

B(x) = 2x2- 2a+3x + a2

Với x = 1 ta có A(1) = 12.13 + 2.a.1 + a2 = 12 + 2a + a2.

Với x = -2 ta có B(-2) = 2.(-2)2-2a+3.(-2) + a2 = 9 + 22a+3 + a2.

Do A(1) = B(-2) nên 12 + 2a + a2 = 9 + 22a+3 + a2.

 12 + 2a + a2- 9 - a2 = 2.2a+3

 (12 - 9) + (a2- a2) + 2a = 2.2a+3

 3 + 2a = 2.2a+3

Xét 2a + 3 0 hay a 32, khi đó 2a+3 = 2a + 3.

Do đó 3 + 2a = 2(2a + 3).

 3 + 2a = 4a + 6

 2a - 4a = 6 - 3

 -2a = 3

 a =  32(thỏa mãn)

Xét 2a + 3 < 0 hay a < 32,  khi đó 2a+3 = -(2a + 3).

Do đó 3 + 2a = -2(2a + 3).

 3 + 2a = -4a - 6

 2a + 4a = -6 - 3

 6a = -9

 a = 96

 a =  32(loại)

Vậy a = 32.

Bài 3. (3,5 điểm)

 Đề thi Học kì 2 Toán lớp 7 có đáp án đề 6 (ảnh 1)

a) ΔABC cân tại A có AD là đường cao nên AD cũng là đường trung tuyến.

Do đó D là trung điểm của BC.

Áp dụng định lý Pytago vào ΔABD vuông tại D ta có:

AD2 + BD2 = AB2

 122 + BD2 = 132

 BD2 = 169 - 144

 BD2 = 25

 BD = 5 cm.

Do D là trung điểm của BC nên BD = 12BC.

Do đó BC = 10 cm.

b) Xét ΔDIM vuông tại I và ΔDIM vuông tại I có:

ID chung.

IM = IB (theo giả thiết).

ΔDIM=ΔDIB (2 cạnh góc vuông).

 DM = DB (2 cạnh tương ứng).

Mà DB = 12BC nên DM = 12BC.

c) ΔMBC có MD = DB = DC = 12BC nên ΔMBC vuông tại M.

Do đó CMAB.

ΔABC có ADBC; CMAB.

Mà AD cắt CM tại H nên H là trực tâm của ΔABC.

Do đó BHAC hay BNAC.

Do ΔABC cân tại A nên AB = AC và ABC^=ACB^.

Xét ΔANB vuông tại N và ΔAMC vuông tại M:

A^ chung.

AB = AC (chứng minh trên).

ΔANB=ΔAMC (cạnh huyền - góc nhọn).

 AN = AM (2 cạnh tương ứng).

ΔAMN có AN = AM nên ΔAMN cân tại A.

Do đó AMN^=ANM^.

Xét ΔAMN có AMN^+ANM^+MAN^=180°

2AMN^+MAN^=180°

AMN^=180°MAN^2 (1).

Xét ΔABC có ABC^+ACB^+BAC^=180°

2ABC^+BAC^=180°

ABC^=180°BAC^2 (2).

Từ (1) và (2) suy ra AMN^=ABC^.

Mà hai góc này ở vị trí đồng vị nên MN // BC (3).

Xét ΔEIM và ΔDIB có:

EI = DI (theo giả thiết).

EIM^=DIB^ (2 góc đối đỉnh).

IM = IB (theo giả thiết).

ΔEIM=ΔDIB (c - g - c).

EMI^=DBI^ (2 góc tương ứng).

Mà hai góc này ở vị trí so le trong nên EM // BD hay EM // BC (4).

Từ (3) và (4) suy ra E, M, N thẳng hàng.

Vậy E, M, N thẳng hàng.

Bài 4. (0,5 điểm)

9xy1y=2+3x

9xyxxy=2xyxy+3yxy

Khử mẫu ta được: 9 - x = 2xy + 3y

 9 = x + 2xy + 3y

 9 = x(1 + 2y) + 32.2y

 9 + 32 = x(1 + 2y) + 32.2y + 32

 182+32 = x(1 + 2y) + 32.(2y + 1)

 212 = (1 + 2y)(x + 32)

21 = (1 + 2y)(2x + 3)

Do x và y các số nguyên dương nên x 1; y 1.

Khi đó 2x + 3 5; 2y + 1 3.

Mà 21 = (1 + 2y)(2x + 3) nên 2x + 3 = 7; 2y + 1 = 3.

+) 2x + 3 = 7

 2x = 4

 x = 2

+) 2y + 1 = 3

 2y = 2

 y = 1

Vậy x = 2; y = 1.

Đã có lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Loạt bài Đề thi Toán lớp 7 năm học 2023-2024 học kì 1, học kì 2 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Toán 7 giúp bạn giành điểm cao trong các bài thi Toán lớp 7.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên