Top 10 Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 9 Giữa kì 1 năm 2024 (có đáp án)



Để ôn luyện và làm tốt các bài thi Lịch Sử & Địa Lí 9, dưới đây là Top 10 Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 9 Giữa kì 1 năm 2024 sách mới Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo có đáp án, cực sát đề thi chính thức. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp bạn ôn tập & đạt điểm cao trong các bài thi Lịch Sử & Địa Lí 9.

Top 10 Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 9 Giữa kì 1 năm 2024 (có đáp án)

Xem thử Đề GK1 Sử-Địa 9 KNTT Xem thử Đề GK1 Sử-Địa 9 CTST Xem thử Đề GK1 Sử-Địa 9 CD

Chỉ từ 90k mua trọn bộ đề thi Giữa kì 1 Lịch Sử và Địa Lí 9 mỗi bộ sách bản word có lời giải chi tiết:

Quảng cáo

Xem thử Đề GK1 Sử-Địa 9 KNTT Xem thử Đề GK1 Sử-Địa 9 CTST Xem thử Đề GK1 Sử-Địa 9 CD

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 1 - Kết nối tri thức

Năm học 2024 - 2025

Môn: Lịch Sử và Địa Lí 9

Thời gian làm bài: phút

A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)

Phần I. Trắc nghiệm khách quan (3,5 điểm)

Thí sinh lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau đây

Câu 1. Trong những năm 1925 - 1941, Liên Xô thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa theo đường lối ưu tiên phát triển

A. công nghiệp nặng.

B. công nghiệp trí tuệ.

C. công nghiệp nhẹ.

D. công nghiệp vũ trụ.

Câu 2. Một trong những thành tựu trên lĩnh vực văn hoá, xã hội của Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (1925 - 1941) là

A. phổ cập giáo dục trung học trên toàn quốc.

B. xoá bỏ tầng lớp bóc lột ở khu vực thành thị.

C. du nhập văn hóa tiên tiến từ bên ngoài.

D. giáo dục phổ thông và giáo dục bậc cao phát triển.

Câu 3. Bản chất của Chính sách kinh tế mới (NEP) của nước Nga Xô viết là gì?

A. Thả nổi nền kinh tế cho thị trường tự do điều chỉnh.

B. Nhà nước nắm độc quyền, chi phối toàn bộ các hoạt động sản xuất, kinh doanh.

C. Loại bỏ hoàn toàn vai trò của nhà nước trong việc quản lý, điều tiết nền kinh tế.

D. Xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần song vẫn đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước.

Câu 4. Việc nhiều quốc gia công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô chứng tỏ điều gì?

A. Liên Xô có tiềm lực kinh tế và quốc phòng mạnh.

B. Liên Xô trở thành thị trường tiềm năng đối với các nước lớn.

C. Uy tín của Liên Xô trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao.

D. Sự mâu thuẫn, đối địch giữa các nước đế quốc với Liên Xô đã chấm dứt.

Câu 5. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933), chủ nghĩa phát xít đã thắng thế ở các nước

A. Anh, Pháp, Mĩ.

B. Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản.

C. Nhật Bản, Mĩ, Liên Xô.

D. Anh, Đức, Trung Quốc.

Câu 6. Đạo luật nào không nằm trong Chính sách mới của nước Mĩ?

A. Đạo luật ngân hàng.

B. Đạo luật điều chỉnh nông nghiệp.

C. Đạo luật phục hưng công nghiệp.

D. Đạo luật phục hưng châu Âu.

Câu 7. Điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của Chính phủ Hít-le trong những năm 1931 - 1939 là

A. liên minh với Liên Xô để chống lại Anh, Pháp.

B. ráo riết chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh.

C. bắt tay với các nước vùng Ban-căng để tiêu diệt Liên Xô.

D. mở rộng giao lưu, hợp tác với các nước tư bản châu Âu.

Câu 8. Ý nghĩa của sự thành lập Quốc tế Cộng sản đối với phong trào cách mạng ở châu Âu là

A. thúc đẩy sự phát triển của phong trào công nhân.

B. thúc đẩy sự hình thành nhiều nhà nước vô sản.

C. định hướng sự phát triển của phong trào nông dân.

D. giành ruộng đất và quyền lợi cho bộ phận tiểu nông.

Câu 9. Phong trào đấu tranh nào sau đây đã tạo điều kiện cho sự truyền bá của chủ nghĩa Mác - Lênin vào Trung Quốc?

A. Phong trào Bách nhật Duy tân.

B. Phong trào Thái Bình Thiên Quốc.

C. Phong trào Nghĩa Hoà đoàn.

D. Phong trào Ngũ Tứ.

Câu 10. Người đứng đầu Đảng Quốc đại và được coi “linh hồn” của phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ trong nửa đầu thế kỉ XX là

A. M. Gan-đi.

B. R. Ta-go.

C. B. Ti-lắc.

D. I. Lê-nin.

Câu 11. Các cuộc đấu tranh của nhân dân Nhật Bản trong những năm 30 của thế kỉ XX đã

A. góp phần làm thất bại âm mưu gây chiến tranh xâm lược Trung Quốc của giới cầm quyền.

B. góp phần làm chậm lại quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở Nhật Bản.

C. làm thất bại âm mưu quân phiệt hóa bộ máy nhà nước của giới cầm quyền.

D. làm gia tăng những bất đồng trong nội bộ giới cầm quyền.

Câu 12. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào đấu tranh của nhân dân các nước Đông Dương phát triển mạnh mẽ do 

A. chính sách bắt lính của Pháp.

B. chính sách bóc lột tàn bạo của Pháp.

C. chính sách chia để trị của Pháp.

D. chính sách độc quyền muối, sắt của Pháp.

Câu 13. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945), những quốc gia đóng vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít là

A. Anh, Pháp, Mĩ.

B. Anh, Trung Quốc, Liên Xô.

C. Anh, Pháp, Trung Quốc.

D. Liên Xô, Mĩ, Anh.

Câu 14. Sự kiện nào sau đây thúc đẩy mâu thuẫn giữa các nước đế quốc trở nên sâu sắc?

A. Nhật Bản xâm lược Trung Quốc (1931).

B. Hít-le trở thành Thủ tướng Đức (1933).

C. Liên Xô hoàn thành công cuộc công nghiệp hóa (1937).

D. Cuộc đại suy thoái kinh tế bùng nổ và kéo dài (1929 -1933).

Phần 2. Tự luận (1,5 điểm)

Câu 1 (1,5 điểm): Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) đã để lại những hậu quả nào cho nhân loại? Em hãy liên hệ và cho biết: Chiến tranh thế giới thứ hai đã để lại những bài học gì cho việc bảo vệ hoà bình thế giới hiện nay?

B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)

Phần I. Trắc nghiệm khách quan (3,5 điểm)

Thí sinh lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau đây

Câu 1. Trung du và miền núi Bắc Bộ là địa bàn cư trú của các dân tộc nào dưới đây?

A. Tày, Mường, Gia-rai, Mơ nông.

B. Dao, Nùng, Chăm, Hoa.

C. Tây, Nùng, Ê -Đê, Ba -Na.

D. Tày, Nùng, Dao, Thái, Mông.

Câu 2. Nguyên nhân dẫn đến sự phân bố của các dân tộc chủ yếu do

A. Nguồn gốc phát sinh.

B. Chính sách của nhà nước.

C. Điều kiện tự nhiên.

D. Tập quán sinh hoạt và sản xuất.

Câu 3. Dân cư thưa thớt ở

A. trung du và miền núi.

B. đồng bằng ven biển.

C. đồng bằng châu thổ.

D. các trung tâm kinh tế.

Câu 4. Nguyên nhân nào sau đây khiến cho tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ của quần cư nông thôn phát triển trong những năm gần đây?

A. Ảnh hưởng của công nghiệp hoá và đô thị hoá.

B. Sự gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng cơ học.

C. Kinh tế phát triển, chất lượng lao động cải thiện.

D. Dân số đông, thị trường tiêu thụ lớn và mở rộng.

Câu 5. Vùng nào sau đây là vùng trồng nhiều cây ăn quả nhất cả nước?

A. Đông Nam Bộ, Tây Nguyên.

B. Trung du miền núi phía Bắc, Đông Nam Bộ.

C. Đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên.

D. Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ.

Câu 6. Hạn chế nào sau đây của tài nguyên nước ở nước ta?

A. Có sự phân bố khá đồng đều trên khắp cả nước.

B. Chủ yếu là nước trên mặt, không có nước ngầm.

C. Phân bố không đều theo thời gian trong một năm.

D. Khó khai thác để phục vụ nông nghiệp, sinh hoạt.

Câu 7. Rừng sản xuất nước ta phân bố ở

A. trung du, miền núi.

B. đồng bằng châu thổ.

C. đồng bằng ven biển.

D. cao nguyên đá vôi.

Câu 8. Loại rừng nào dưới đây có thể tiến hành khai thác gỗ đi đôi với trồng mới?

A. Rừng đặc dụng.

B. Rừng quốc gia.

C. Rừng sản xuất.

D. Rừng phòng hộ.

Câu 9. Nghề cá ở nước ta phát triển mạnh ở vùng nào dưới đây?

A. Bắc Trung Bộ và Đông Nam Bộ.

B. Trung du miền núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

C. Các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ.

D. Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

Câu 10. Sản lượng thủy sản nước ta tăng khá mạnh chủ yếu là do

A. đẩy mạnh đánh bắt và thời tiết thuận lợi.

B. lao động có tay nghề và sử dụng tàu lớn.

C. làng nghề đánh bắt tăng, đánh bắt xa bờ.

D. ngư cụ dần hiện đại, đẩy mạnh nuôi trồng.

Câu 11. Loại tài nguyên nào sau đây là nguyên liệu trong ngành công nghiệp khai khoáng nước ta?

A. Khoáng sản.

B. Sinh vật.

C. Khí hậu.

D. Đất đai.

Câu 12. Công nghiệp nước ta có cơ cấu ngành đa dạng chủ yếu do

A. nhiều tài nguyên có giá trị cao.

B. tài nguyên thiên nhiên đa dạng.

C. nhiều tài nguyên trữ lượng lớn.

D. tài nguyên phân bố ở nhiều nơi.

Câu 13. Vùng nào sau đây có các trung tâm thương mại lớn nhất cả nước?

A. Đồng bằng Sông Hồng.

B. Duyên hải Nam Trung Bộ.

C. Đồng bằng Sông Cửu Long.

D. Đông Nam Bộ.

Câu 14. Việc nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ phải dựa trên cơ sở chủ yếu nào sau đây?

A. Trình độ công nghệ, lao động, cơ sở vật chất kĩ thuật tốt.

B. Dân cư và nguồn lao động, truyền thống văn hóa dân tộc.

C. Chính sách phát triển ngành dịch vụ của Đảng, nhà nước.

D. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài, cơ sở hạ tầng các đô thị.

Phần 2. Tự luận (1,5 điểm)

Câu 1 (1,5 điểm): Phân tích đặc điểm phân bố dân cư ở Việt Nam.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 1 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2024 - 2025

Môn: Lịch Sử và Địa Lí 9

Thời gian làm bài: phút

A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)

Phần I. Trắc nghiệm khách quan (3,5 điểm)

Thí sinh lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau đây

Câu 1. Liên Xô được thành lập bao gồm những nước nào sau đây?

A. Nga, Ba Lan, U-crai-na, Ngoại Cáp-ca-dơ.

B. Nga, Bê-lô-rút-xi-a, U-crai-na, Ngoại Cáp-ca-dơ.

C. Nga, Ba Lan, Lát-vi-a, Bê-lô-rút-xi-a.

D. Nga, Bê-lô-rút-xi-a, Lát-vi-a, U-crai-na.

Câu 2. Trong những năm 1925 - 1941, Liên Xô thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa theo đường lối ưu tiên phát triển

A. công nghiệp nặng.

B. công nghiệp trí tuệ.

C. công nghiệp nhẹ.

D. công nghiệp vũ trụ.

Câu 3. Tháng 3/1921, Đảng Bôn-sê-vích quyết định thực hiện Chính sách kinh tế mới (NEP) ở nước Nga trong bối cảnh

A. đã hoàn thành nhiệm vụ công nghiệp hóa.

B. quan hệ sản xuất phong kiến vẫn thống trị.

C. đã hoàn thành tập thể hóa nông nghiệp.

D. nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng.

Câu 4. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của những thành tựu Liên Xô đạt được trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội giai đoạn 1925 - 1941?

A. Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân Xô viết.

B. Tạo tiềm lực vững chắc để Liên Xô bước vào cuộc chiến tranh vệ quốc.

C. Làm thất bại chính sách bao vây, cô lập và tiêu diệt Liên Xô của chủ nghĩa đế quốc.

D. Đưa Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng đầu thế giới.

Câu 5. Ý nào sau đây là mục tiêu của phong trào cách mạng 1918 - 1923 ở châu Âu?

A. Thành lập chính quyền do giai cấp tư sản tiến bộ lãnh đạo.

B. Xây dựng mô hình nhà nước mới theo kiểu nước Nga Xô viết.

C. Yêu cầu chính phủ kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất.

D. Thành lập tổ chức quốc tế lãnh đạo phong trào công nhân.

Câu 6. Một trong những chính sách đối ngoại của Mỹ trong giai đoạn giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) là

A. tham gia tích cực vào hoạt động của Hội Quốc liên.

B. liên kết với Liên Xô chống chủ nghĩa phát xít.

C. thực hiện và đề cao chủ nghĩa biệt lập truyền thống.

D. viện trợ cho Anh, Pháp chống lại sự xâm lược của Đức.

Câu 7. Một trong những nét nổi bật của tình hình các nước châu Âu những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. các nước thắng trận thu được nhiều nguồn lợi nên giàu lên nhanh chóng.

B. Anh vươn lên mạnh mẽ, chiếm ưu thế tuyệt đối về mọi mặt trong thế giới tư bản.

C. các nước tư bản ở châu Âu bước vào thời kì ổn định và phát triển phồn vinh.

D. các nước thắng trận và bại trận đều suy sụp về kinh tế, mất ổn định về chính trị - xã hội.

Câu 8. Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ và phát triển của phong trào cách mạng 1918 - 1923 ở châu Âu?

A. Ảnh hưởng của thắng lợi Cách mạng tháng Mười Nga.

B. Sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa phát xít.

C. Sự thành lập chính quyền Xô viết ở nước Nga.

D. Tinh thần đấu tranh của công nhân, nhân dân lao động.

Câu 9. Trong năm 1930, ở khu vực Đông Nam Á, các Đảng cộng sản lần lượt được thành lập tại

A. Việt Nam, Mã Lai, Xiêm, Phi-lip-pin.

B. Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Xiêm.

C. Việt Nam, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a.

D. Việt Nam, Phi-lip-pin, Xin-ga-po.

Câu 10. Cuộc đấu tranh hòa bình, không sử dụng bạo lực ở Ấn Độ (1918 - 1939) diễn ra dưới nhiều hình thức phong phú, ngoại trừ

A. biểu tình hòa bình.

B. tẩy chay hàng hóa Anh.

C. bãi khóa ở trường học.

D. đấu tranh vũ trang.

Câu 11. Nguyên nhân chính khiến quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở Nhật Bản kéo dài trong những năm 30 của thế kỉ XX là do

A. sự bất đồng trong giới cầm quyền Nhật Bản về cách thức tiến hành chiến tranh.

B. sự phát triển của phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt ở Nhật Bản.

C. sự can thiệp của các thế lực đế quốc vào Nhật Bản.

D. sự bất đồng giữa Thiên hoàng và chính phủ về cách thức thoát khỏi khủng hoảng.

Câu 12. Ý nào sau đây không đánh giá đúng vai trò của Đảng Quốc đại đối với phong trào dân tộc ở Ấn Độ từ năm 1918 đến năm 1945?

A. Phát động nhân dân đấu tranh đòi quyền tự trị, tẩy chay hàng hoa của Anh.

B. Tổ chức phong trào phản đối việc Ấn Độ tham gia Chiến tranh thế giới thứ hai.

C. Đoàn kết quần chúng nhân dân Ấn Độ, chống lại độc quyền sản xuất muối của thực dân Anh.

D. Thành lập Đảng Cộng sản Ấn Độ để đoàn kết công nhân và nhân dân lao động.

Câu 13. Trước nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và chiến tranh thế giới, Liên Xô đã

A. lập tức tuyên chiến với phát xít Đức.

B. thực hiện trung lập, không tham gia các vấn đề bên ngoài lãnh thổ.

C. dung dưỡng, nhân nhượng, thỏa hiệp với các Đức, I-ta-li-a.

D. chủ trương liên kết với các nước Anh, Pháp chống phát xít.

Câu 14. Sự kiện nào sau đây đánh dấu bước ngoặt của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai khi quân Đồng minh chuyển từ giai đoạn phòng ngự sang giai đoạn phản công?

A. Trận Béc-lin (5-1945).

B. Trận Xta-lin-grát (2-1943).

C. Trận Trân Châu Cảng (12-1941).

D. Trận Noóc-măng-đi (6-1944).

Phần 2. Tự luận (1,5 điểm)

Câu 1 (1,5 điểm): Cuộc đại suy thoái kinh tế 1929 - 1933 đã để lại những hậu quả nào? Nêu nhận xét của em về con đường thoát khỏi đại suy thoái của các nước tư bản châu Âu và nước Mỹ.

B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)

Phần I. Trắc nghiệm khách quan (3,5 điểm)

Thí sinh lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau đây

Câu 1. Xu hướng già hóa dân số nước ta không có biểu hiện nào sau đây?

A. Tỉ lệ gia tăng dân số cơ học giảm.

B. Tỉ lệ nhóm từ 65 tuổi trở lên tăng.

C. Tỉ lệ nhóm từ 0 đến 14 tuổi giảm.

D. Tuổi thọ trung bình dần tăng lên.

Câu 2. Dân số ở nhóm tuổi từ 0 - 14 tuổi đặt ra những vấn đề cấp bách nào dưới đây?

A. Văn hóa, y tế, giáo dục và giải quyết việc làm trong tương lai.

B. Giải quyết việc làm, vấn đề xã hội, an ninh và môi trường.

C. Xây dựng các nhà dưỡng lão, các khu dân trí và tài nguyên.

D. Các vấn đề trật tự an ninh và các vấn đề văn hóa, giáo dục.

Câu 3. Biểu hiện của sự phân bố dân cư có sự thay đổi theo thời gian là

A. mật độ dân số ngày càng tăng.

B. dân nông thôn ít hơn thành thị.

C. dân cư tập trung ở đồng bằng.

D. dân cư thưa thớt ở miền núi.

Câu 4. Nguyên nhân đô thị hóa ở nước ta là do

A. tác động của thiên tai, bão, triều cường.

B. nước ta là nước chủ yếu trồng lúa nước.

C. quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

D. di dân tự do từ nông thôn lên thành phố.

Câu 5. Khu vực nào sau đây có diện tích đất phù sa lớn nhất nước ta?

A. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

B. Vùng Đồng bằng sông Hồng.

C. Các vùng trung du và miền núi.

D. Các đồng bằng ở duyên hải Miền Trung.

Câu 6. Nền nông nghiệp nước ta mang tính mùa vụ do

A. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hóa theo mùa.

B. tài nguyên đất nước ta phong phú (phù sa, feralit, mùn).

C. nước ta trồng được các loại cây có nguồn gốc khác nhau.

D. lượng mưa trong năm lớn, phân bố đồng đều trong năm.

Câu 7. Nước ta gồm có những loại rừng nào dưới đây?

A. Rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất.

B. Rừng sản xuất, rừng sinh thái và rừng phòng hộ.

C. Rừng phòng hộ, rừng nguyên sinh và rừng đặc dụng.

D. Rừng sản xuất, rừng quốc gia và rừng phòng hộ.

Câu 8. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ và sản xuất là loại rừng nào sau đây?

A. Rừng nguyên sinh.

B. Rừng sản xuất.

C. Rừng đặc dụng.

D. Rừng phòng hộ.

Câu 9. Điều kiện nào sau đây thuận lợi cho hoạt động nuôi trồng thuỷ sản?

A. Mạng lưới sông ngòi dày đặc.

B. Nhiều ngư trường trọng điểm.

C. Nguồn nước ngầm khá dồi dào.

D. Lượng mưa trung bình năm lớn.

Câu 10. Nguyên nhân chủ yếu ngành đánh bắt thuỷ hải sản nước ta còn hạn chế do

A. nguồn đầu tư còn hạn chế, thị trường biến động, ít nhân lực chuyên môn.

B. đánh bắt xa bờ ít được chú trọng, thời tiết thất thường, suy thoái khắp nơi.

C. thiên tai tự nhiên xảy ra nhiều nơi, máy móc lạc hậu, suy giảm về dân số.

D. môi trường ô nhiễm, suy thoái tài nguyên thiên nhiên, tranh chấp trên biển.

Câu 11. Khoáng sản năng lượng (than, dầu, khí) là cơ sở chủ yếu để phát triển ngành công nghiệp nào sau đây?

A. Công nghiệp năng lượng, hoá chất.

B. Công nghiệp vật liệu xây dựng.

C. Công nghiệp luyện kim đen, màu.

D. Công nghiệp hoá chất, thực phẩm.

Câu 12. Công nghiệp dệt, may và giày, dép nước ta có đặc điểm nào sau đây?

A. Nhiều thương hiệu đã tạo dựng được uy tín.

B. Sản lượng các sản phẩm bấp bênh, giảm dần.

C. Phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng, ven biển.

D. Ngành công nghiệp mới phát triển gần đây.

Câu 13. Đường sắt Thống Nhất nối liền các tỉnh/thành nào sau đây?

A. Hà Nội - Huế.

B. Hà Nội - Hải Phòng.

C. Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh.

D. Hà Nội - Lào Cai.

Câu 14. Nhân tố nào sau đây làm thay đổi toàn diện hoạt động dịch vụ ở nước ta?

A. Vốn và khoa học công nghệ.

B. Dân cư và nguồn lao động.

C. Vị trí địa lí và tự nhiên.

D. Chính sách và cơ sở hạ tầng.

Phần 2. Tự luận (1,5 điểm)

Câu 1 (1,5 điểm): Đọc đoạn thông tin sau và trả lời câu hỏi:

Thông tin. “Nước ta đang trong thời kì cơ cấu dân số vàng, vì vậy cần phải khai thác tốt cơ hội này để góp phần sử dụng hiệu quả nguồn lao động, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân”.

a) Tìm hiểu và cho biết khi nào thì cơ cấu dân số vàng xảy ra.

b) Tại sao nước ta cần tận dụng cơ cấu dân số vàng?

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 1 - Cánh diều

Năm học 2024 - 2025

Môn: Lịch Sử và Địa Lí 9

Thời gian làm bài: phút

A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)

Phần I. Trắc nghiệm khách quan (3,5 điểm)

Thí sinh lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau đây

Câu 1. Chính sách kinh tế mới được đề ra và thực hiện ở nước Nga Xô viết trong bối cảnh lịch sử như thế nào?

A. Hòa bình đã lập lại nhưng đất nước vẫn trong tình trạng khủng hoảng.

B. Đã hoàn thành công cuộc tập thể hóa nông nghiệp..

C. Các nước đế quốc đã từ bỏ chính sách cô lập nước Nga.

D. Đất nước đạt được sự ổn định về kinh tế, chính trị.

Câu 2. Chính sách kinh tế mới (NEP) của Đảng Bôn-sê-vích bao gồm nhiều chính sách, ngoại trừ việc

A. bãi bỏ chế độ trưng thu lương thực thừa.

B. thực hiện buôn bán tự do, mở lại các chợ.

C. nhà nước kiểm soát toàn bộ hoạt động kinh tế.

D. khuyến khích tư bản nước ngoài kinh doanh ở Nga.

Câu 3. Tại sao để xây dựng chủ nghĩa xã hội, Liên Xô phải thực hiện công nghiệp hóa?

A. Cơ sở vật chất kĩ thuật lạc hậu, không đáp ứng được nhiệm vụ của thời kì mới.

B. Nước Nga trước đây chưa tiến hành cách mạng công nghiệp.

C. Nền sản xuất trong nước không đủ đáp ứng yêu cầu của nhân dân.

D. Yêu cầu từ sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

Câu 4. Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội giai đoạn 1925 - 1941, Liên Xô gặp phải những hạn chế gì?

A. Vi phạm nguyên tắc tự quyết dân tộc trong quá trình liên hiệp liên bang.

B. Công cuộc tập thể hóa nông nghiệp đạt thành tựu không cao.

C. Không chú trọng đầu tư phát triển các ngành công nghiệp nặng.

D. Nóng vội, không tôn trọng các quy luật phát triển kinh tế - xã hội.

Câu 5. Để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933), nước Mĩ đã áp dụng

A. Chính sách mới.

B. Chính sách kinh tế mới (NEP).

C. Kế hoạch Mác-san.

D. Chính sách cộng sản thời chiến.

Câu 6. Trong những năm 30 của thế kỉ XX, Quốc tế cộng sản đã lãnh đạo phong trào cách mạng thế giới đấu tranh với mục tiêu trước mắt là chống

A. chủ nghĩa đế quốc và chiến tranh xâm lược.

B. chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh.

C. chủ nghĩa thực dân, giành độc lập dân tộc.

D. chiến tranh thế giới và đói nghèo, dịch bệnh.

Câu 7. Vì sao Đảng Quốc xã có thể kích động được chủ nghĩa phục thù ở Đức trong những năm 1929 - 1939?

A. Tranh thủ tâm lý bất mãn người dân với nền Cộng hòa Vaima.

B. Tranh thủ bất mãn của nhân dân với hội nghị Oasinhtơn.

C. Lợi dụng sự khác biệt về chủng tộc, tôn giáo ở Đức.

D. Lợi dụng tâm lí bất mãn của người dân Đức đối với hòa ước Vécxai.

Câu 8. Trong những năm 1929 - 1933, các nước tư bản lâm vào một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng là do

A. cách thức quản lý sản xuất truyền thống không còn hiệu quả.

B. hậu quả của cao trào cách mạng 1918 - 1923 ở châu Âu.

C. sản xuất ồ ạt, không chú ý đến cải thiện đời sống nhân dân.

D. ảnh hưởng của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất.

Câu 9. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đẩy mạnh xâm lược khu vực nào

sau đây?

A. Mỹ La-tinh.

B. Đông Nam Á.

C. Tây Nam Á.

D. Đông Nam Âu.

Câu 10. Lực lượng chính trị nào giữ vai trò lãnh đạo cuộc đấu tranh của nhân dân Ấn Độ trong những năm 1918 - 1929?

A. Đảng Quốc đại.

B. Đảng Cộng sản Ấn Độ.

C. Liên đoàn Hồi giáo Ấn Độ.

D. Đảng Xã hội Dân chủ Ấn Độ.

Câu 11. Đặc điểm lớn nhất của phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. tồn tại song song xu hướng cải cách và bạo động.                      

B. sự phát triển tuần tự từ khuynh hướng tư sản đến vô sản.

C. khuynh hướng vô sản ra đời và chiếm ưu thế tuyệt đối.

D. tồn tại song song khuynh hướng vô sản và tư sản.

Câu 12. Nội dung nào không phản ánh đúng sự phát triển của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân các nước châu Á trong những năm 1919 - 1939?

A. Phong trào cách mạng lan rộng khắp các khu vực: Đông Nam Á, Đông Bắc Á, Nam Á và Tây Á.

B. Giai cấp công nhân ở các nước châu Á tích cực tham gia đấu tranh giành độc lập dân tộc.

C. Các Đảng Cộng sản được thành lập và lãnh đạo phong trào cách mạng ở một số nước châu Á.

D. Các phong trào đấu tranh đều thắng lợi, đưa đến sự ra đời của các nhà nước dân chủ nhân dân.

Câu 13. Sự kiện nào đã làm biến đổi tính chất của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Liên Xô tham gia chiến tranh.

B. Chiến thắng Xta-lin-grát của Liên Xô.

C. Mĩ tham gia chiến tranh.

D. Khối Đồng minh chống phát xít hình thành.

Câu 14. Nội dung nào dưới đây phản ánh không đúng về Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)?

A. Chiến tranh kết thúc mở ra thời kì phát triển mới của lịch sử thế giới.

B. Liên Xô giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.

C. Là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất trong lịch sử nhân loại.

D. Chiến tranh kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của phe Đồng minh.

Phần 2. Tự luận (1,5 điểm)

Câu 1 (1,5 điểm): Phân tích những nguyên nhân làm nên thắng lợi của phe Đồng minh trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945). Theo em, thắng lợi đó có ý nghĩa như thế nào?

B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)

Phần I. Trắc nghiệm khách quan (3,5 điểm)

Thí sinh lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau đây

Câu 1. Các cao nguyên Nam Trung Bộ là địa bàn cư trú chủ yếu của các dân tộc nào dưới đây?

A. Chăm, Mông, Hoa.

B. Tày, Thái, Nùng.

C. Mường, Dao, Khơme.

D. Ê đê, Giarai, Bana.

Câu 2. Hạn chế lớn nhất của nguồn lao động nước ta hiện nay là

A. trình độ chuyên môn còn hạn chế.

B. tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn.

C. tỉ lệ người lớn biết chữ không cao.

D. số lượng quá đông và tăng nhanh.

Câu 3. Dân cư nước ta phân bố không đồng đều, sống thưa thớt ở khu vực nào dưới đây?

A. Hải đảo.

B. Đồng bằng.

C. Đô thị.

D. Ven biển.

Câu 4. Theo Tổng cục thống kê, năm 2023 vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long có diện tích là 40 576 km2, dân số là 17,4 triệu người. Mật độ dân số của vùng Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là

A. 428 người/km2.

B. 429 người/km2.

C. 492 người/km2.

D. 430 người/km2.

Câu 5. Dịch cúm H5N1 đã làm giảm đáng kể số lượng vật nuôi nào của nước ta?

A. Đàn bò.

B. Đàn gà, vịt.

C. Đàn trâu.

D. Đàn lợn.

Câu 6. Điều kiện nào sau đây thuận lợi cho việc chăn nuôi gia súc lớn?

A. Nhiều đồng cỏ.

B. Đất màu mỡ.

C. Nguồn vốn lớn.

D. Số dân đông.

Câu 7. Diện tích rừng trồng mới trung bình hằng năm nước ta tăng do

A. trồng rừng.

B. dân tăng.

C. khai hoang.

D. thủy lợi.

Câu 8. Hoạt động lâm nghiệp nước ta không bao gồm

A. du lịch sinh thái.

B. khai thác gỗ, lâm sản.

C. khoanh nuôi rừng.

D. trồng và bảo vệ rừng.

Câu 9. Tỉnh nào dưới đây có sản lượng thuỷ sản khai thác lớn nhất nước ta?

A. Bình Thuận.

B. Cần Thơ.

C. Kiên Giang.

D. Ninh Thuận.

Câu 10. Nước ta có điều kiện thuận lợi để nuôi trồng thủy sản nước mặn do

A. nhiều đảo, vũng, vịnh ven biển.

B. ven biển nhiều cửa sông rộng lớn.

C. có nhiều bãi triều, đầm phá rộng.

D. nhiều sông, hồ, suối, ao dày đặc.

Câu 11. Thuỷ năng của sông suối là cơ sở để phát triển ngành công nghiệp nào sau đây?

A. Luyện kim.

B. Hoá chất.

C. Năng lượng.

D. Thực phẩm.

Câu 12. Nguồn lao động dồi dào, thị trường rộng lớn là cơ sở để phát triển mạnh ngành nào sau đây?

A. Công nghiệp khai thác khí tự nhiên.

B. Công nghiệp cơ khí và hoá chất.

C. Công nghiệp sản xuất máy vi tính.

D. Công nghiệp sản xuất thực phẩm.

Câu 13. Vùng nào sau đây ở nước ta không có cảng hàng không quốc tế?

A. Bắc Trung Bộ.

B. Tây Nguyên.

C. Đồng bằng sông Cửu Long.

D. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Câu 14. Nguyên nhân các hoạt động dịch vụ tập trung ở thành thị nhiều hơn ở khu vực nông thôn do

A. mức sống cao, môi trường sống trong lành.

B. dân cư tập trung đông và kinh tế phát triển.

C. dịch vụ vận tải phát triển và có ít thiên tai.

D. xuất hiện nhiều trung tâm lớn và thưa dân.

Phần 2. Tự luận (1,5 điểm)

Câu 1 (1,5 điểm): So sánh và chỉ ra điểm khác biệt giữa hai loại hình: quần cư nông thôn và quần cư thành thị, trên các phương diện: chức năng; hoạt động kinh tế chính; mật độ dân cư.

Xem thử Đề GK1 Sử-Địa 9 KNTT Xem thử Đề GK1 Sử-Địa 9 CTST Xem thử Đề GK1 Sử-Địa 9 CD

Xem thêm bộ đề thi lớp 9 các môn học chọn lọc, có đáp án hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Đề thi các môn học lớp 9 năm học 2023-2024 học kì 1 và học kì 2 được biên soạn bám sát cấu trúc ra đề thi mới Tự luận và Trắc nghiệm giúp bạn giành được điểm cao trong các bài thi lớp 9.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Đề thi, giáo án lớp 9 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên