Cách phân tích và nhận xét bảng số liệu địa lí (hay, chi tiết)

Cách phân tích và nhận xét bảng số liệu địa lí (hay, chi tiết)

Tải xuống

1. Quy trình làm việc với bảng số liệu

a) Phân tích và xử lí số liệu theo cột dọc, hàng ngang

- Bảng số liệu có thể có đơn vị tuyệt đối (tấn, tạ, triệu, ha, tỉ kwh, tỉ đồng,…) hoặc đơn vị tương đối (%). Trong trường hợp đơn vị tuyệt đối cần tính toán ra các đại lượng tương đối để nhận xét và phân tích sâu hơn.

- Hầu hết các bảng số liệu đều có một chiều thể hiện sự tăng trưởng và một chiều thể hiện cơ cấu của đối tượng.

+ Sự tăng trưởng của đối tượng là sự tăng hoặc giảm về mặt số lượng của đối tượng.

+ Sự chuyển dịch cơ cấu đối tượng là sự thay đổi các thành phần bên trong của đối tượng.

+ Mọi sự thay đổi về cơ cấu hay sự tăng trưởng phải diễn ra theo chiều thời gian.

b) Kết hợp số liệu tương đối và tuyệt đối trong quá trình phân tích, giải thích

- Trong quá trình phân tích bảng số liệu cần kết hợp hai đại lượng (tương đối và tuyệt đối) để minh hoạ bài nhận xét, phân tích.

- Trong quá trình phân tích cần sử dụng tất cả các số liệu có trong bảng, tránh bỏ sót số liệu dẫn tới việc cắt nghĩa sai, thiếu ý trong bài làm.

- Mỗi nhận xét có trong bài đều phải có số liệu minh hoạ và giải thích.

- Giải thích sự biến đổi, sự chuyển dịch của đối tượng là nêu ra những nguyên nhân, lý do dẫn tới sự thay đổi, sự khác biệt về phương diện thời gian và không gian của đối tượng.

c) Thực hiện nguyên tắc đi từ tổng quát đến chi tiết và từ khái quát đến cụ thể

- Thông thường các số liệu phản ánh chung các đặc tính chung của tập hợp số liệu tới các số liệu chi tiết thể hiện một thuộc tính nào đó, một bộ phận nào đó của hiện tượng địa lí được nêu ra trong bảng số liệu.

- Nhận xét, phân tích bảng số liệu: giá trị tổng thể, các giá trị trung bình, giá trị cực đại, cực tiểu, các số liệu có tính chất đột biến. Các giá trị này thường được so sánh dưới dạng hơn kém (tăng hay giảm, gấp bao nhiêu lần hoặc phần trăm so với tổng số).

d) Khai thác mối liên hệ giữa các đối tượng

Trong quá trình phân tích cần phải khai thác mối liên hệ giữa các đối tượng có trong bảng số liệu. Do đó cần khai thác mối liên hệ giữa các cột, các hàng của bảng số liệu.

e) Một số lưu ý khi làm việc với bảng số liệu

- Cần xử lí và tính toán số liệu (nếu là số liệu tuyệt đối) trước khi nhận xét, phân tích.

- Tránh trường hợp vừa nhận xét vừa tính toán, điều này sẽ làm mất thời gian làm bài.

- Tránh trường hợp chỉ dừng ở mức đọc bảng số liệu vì có nhiều mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí gắn với các nội dung của từng bài.

Tóm lại, để phân tích một bảng số liệu cần phải huy động kiến thức, tính toán hợp lý để tìm ra 2 hoặc 3, 4 ý phù hợp với yêu cầu của đề ra. Điều đó cho thấy, nếu không nắm chắc các kiến thức cơ bản, không nắm vững lý thuyết sẽ rất khó để nhận xét, khai thác và phân tích tốt bảng số liệu.

Cách phân tích và nhận xét bảng số liệu địa lí (hay, chi tiết)

2. Một số bài tập minh họa về làm việc với bảng số liệu

Bài tập 1 : Cho bảng số liệu sau:

DIỆN TÍCH CAO SU CỦA CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ THẾ GIỚI (Đơn vị: Triệu ha)

Cách phân tích và nhận xét bảng số liệu địa lí (hay, chi tiết)

Căn cứ vào bảng số liệu:

a) Nhận xét sự thay đổi diện tích cao su của các nước Đông Nam Á và thế giới giai đoạn 1985 - 2013?

b) Giải thích.

Hướng dẫn trả lời

a) Nhận xét

- Diện tích cây cà phê ở Đông Nam Á và trên thế giới ngày càng tăng (Đông Nam Á tăng thêm 5,6 nghìn ha; thế giới tăng thêm 7,8 nghìn ha).

- Diện tích cây cà phê ở Đông Nam Á tăng chậm hơn thế giới (264,7% so với 285,7%).

- Tỉ trọng cây cà phê ở Đông Nam Á lên tới 75% (2013), còn lại các khu vực khác trên thế giới chỉ chiếm 25% diện tích cây cà phê. Tuy nhiên, so với năm 1985 thì giảm 6%.

b) Giải thích

- Diện tích cây cà phê ngày càng tăng do nhu cầu của thị trường về sản phẩm cây cà phê ngày càng lớn nên nhiều quốc gia mở rộng diện tích, trong đó có khu vực Đông Nam Á.

- Các nước Đông Nam Á có nhiều điều kiện về tự nhiên (đất badan, khí hậu nhiệt đới nóng ẩm,…) và dân cư, xã hội thuận lợi để đẩy mạnh phát triển cây cà phê.

- Tỉ trọng diện tích cây cà phê ở khu vực Đông Nam Á giảm là do một số khu vực khác trên thế giới đẩy mạnh mở rộng diện tích như Bra-xin, Ấn Độ, châu Phi,…

Bài tập 2 : Cho bảng số liệu sau:

SẢN LƯỢNG THỦY SẢN NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2005 - 2015 (Đơn vị: Nghìn tấn)

Cách phân tích và nhận xét bảng số liệu địa lí (hay, chi tiết)

Căn cứ vào bảng số liệu:

a) Nhận xét tỉ trọng sản lượng thủy sản ở nước ta trong giai đoạn 2005 - 2015?

b) Giải thích sự thay đổi tỉ trọng sản lượng thủy sản ở nước ta trong giai đoạn 2005 - 2015?

Hướng dẫn trả lời

a) Nhận xét

- Xử lí số liệu:

+ Công thức: Sản lượng thủy sản thành phần = Sản lượng thủy sản thành phần / tổng số x 100%.

+ Áp dụng công thức, ta tính được bảng số liệu sau đây:

SẢN LƯỢNG THỦY SẢN NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2005 - 2015 (Đơn vị: %)

Cách phân tích và nhận xét bảng số liệu địa lí (hay, chi tiết)

- Sản lượng thủy sản ở nước ta ngày càng tăng và tăng thêm 3082,9 nghìn tấn. Trong đó, thủy sản khai thác tăng thêm 1048,5 nghìn tấn; thủy sản nuôi trồng tăng thêm 2034,4 nghìn tấn.

- Sản lượng thủy sản khai thác tăng chậm hơn thủy sản nuôi trồng (152,7% so với 237,6%).

- Tỉ trọng sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng có sự thay đổi:

+ Nuôi trồng chiếm tỉ trọng lớn hơn khai thác (53,6% so với 46,4%).

+ Thủy sản khai thác có tỉ trọng giảm liên tục và giảm 10,9%.

+ Thủy sản nuôi trồng có tỉ trọng tăng liên tục và tăng 10,9%.

b) Giải thích

- Thủy sản nước ta tăng liên tục qua các năm là do các sản phẩm của ngành thủy sản ngày càng được ưu chuộng không chỉ trong nước mà còn đẩy mạnh xuất khẩu. Thủy sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực ở nước ta hiện nay.

- Thủy sản nuôi trồng tăng nhanh hơn khai thác là do hạn chế được các rủi ro của thị trường, thời tiết và có nhiều điều kiện để nuôi trồng thủy, hải sản (nước mặt, kênh rạch, ao, hồ, cửa sông, biển,…). Trong khi đó, thủy sản khai thác gần bờ ngày càng suy giảm; khai thác xa bờ còn nhiều hạn chế về cơ sở hạ tầng tàu thuyền, thời tiết (bão), đội ngũ đánh bắt,…

- Thủy sản nuôi trồng tăng nhanh kéo theo tỉ trọng tăng nhanh, dần dần chiếm cao hơn thủy sản đánh bắt.

Bài tập 3 : Cho bảng số liệu sau:

GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU CỦA NHẬT BẢN, GIAI ĐOẠN 1990 - 2016 (Đơn vị: Tỉ USD)

Cách phân tích và nhận xét bảng số liệu địa lí (hay, chi tiết)

Căn cứ vào bảng số liệu:

a) Nhận xét giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản, giai đoạn 1990 - 2016?

b) Giải thích giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản, giai đoạn 1990 - 2016?

Hướng dẫn trả lời

a) Nhận xét

- Giá trị xuất nhập khẩu của Nhật Bản tăng liên tục qua các năm và xuất khẩu luôn lớn hơn nhập khẩu (1215,9 tỉ USD so với 1052,8 tỉ USD).

- Tỉ trọng xuất khẩu luôn luôn lớn hơn nhập khẩu (53,6% so với 46,4%).

- Giá trị xuất khẩu tăng chậm hơn nhập khẩu (422,8% so với 448,1%).

b) Giải thích

- Nhật Bản là một trong 3 trung tâm kinh tế thế giới, nhu cầu rất lớn về hàng hóa, các sản phẩm công - nông nghiệp và xuất khẩu máy móc, trang thiết bị điện tử,…

- Nhật Bản chủ yếu nhập khẩu các mặt hàng có giá trị thấp hoặc sản phẩm thô (nông sản, dầu thô,…) và xuất khẩu các mặt hàng có giá trị lớn (máy móc, hàng tinh luyện,…), thu lại nguồn ngoại tệ cao.

Tải xuống

Xem thêm các bài viết giúp rèn luyện kỹ năng địa lí cực hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Đề thi vào lớp 10 môn Địa Lí (có đáp án) được các Giáo viên hàng đầu biên soạn theo cấu trúc ra đề thi Trắc nghiệm mới giúp bạn ôn luyện và giành được điểm cao trong kì thi vào lớp 10 môn Địa Lí.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên