Đề thi vào lớp 10 môn Địa Lí năm 2024 có đáp án (Đề 7)
Đề thi vào lớp 10 môn Địa Lí năm 2024 có đáp án (Đề 7)
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi vào lớp 10 THPT năm 2023 - 2024
Bài thi môn: Địa Lí
Thời gian: 50 phút (không kể thời gian phát đề)
Câu 1. Trung du và miền núi Bắc Bộ là địa bàn cư trú của các dân tộc nào sau đây?
A. Tày, Mường, Gia-rai, Mơ nông.
B. Dao, Nùng, Chăm, Hoa.
C. Tây, Nùng, Ê-đê, Ba-na.
D. Tày, Nùng, Dao, Thái, Mông.
Câu 2. Dân số đông và tăng nhanh gây ra những hậu quả xấu đối với vấn đề nào sau đây?
A. Môi Trường, chất lượng cuộc sống và nguồn tài nguyên thiên nhiên.
B. Chất lượng cuộc sống và các vấn đề khác (an ninh, văn hóa, giáo dục).
C. Sự phát triển kinh tế, chất lượng cuộc sống và trật tự an ninh, chính trị.
D. Sự phát triển kinh tế, chất lượng cuộc sống và tài nguyên môi trường.
Câu 3. Trên thế giới, nước ta nằm trong số các nước có mật độ dân số thế nào?
A. Thấp.
B. Trung Bình.
C. Cao.
D. Rất cao.
Câu 4. Thu nhập bình quân của lao động nước ta thuộc loại thấp trên thế giới là do
A. người lao động thiếu sáng tạo.
B. năng suất lao động thấp.
C. phần lớn lao động sống ở nông thôn.
D. độ tuổi của người lao động cao.
Câu 5. Thách thức của nền kinh tế nước ta khi tiến hành đổi mới không phải là
A. sự phân hoá giàu nghèo, tình trạng vẫn còn vùng nghèo.
B. tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng nhanh và khá vững chắc.
C. tài nguyên bị khai thác quá mức, môi trường bị ô nhiễm.
D. những bất cập trong sự phát triển văn hoá, giáo dục, y tế.
Câu 6. Tỉnh nào sau đây thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam?
A. Long An.
B. Bình Định.
C. An Giang.
D. Kiên Giang.
Câu 7. Loại tài nguyên rất quý giá nào sau đây không thể thiếu trong quá trình sản xuất nông nghiệp ở nước ta cũng như trên thế giới?
A. Khí hậu.
B. Đất đai.
C. Nước.
D. Sinh vật.
Câu 8. Nguyên nhân chủ yếu thủy lợi là biện pháp hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp ở nước ta là do
A. nông nghiệp nước ta mang tính chất mùa vụ.
B. tài nguyên nước hạn chế, không đủ cho sản xuất.
C. nông nghiệp nước ta chủ yếu là trồng lúa nước.
D. nguồn nước phân bố không đồng đều trong năm.
Câu 9. Vùng chăn nuôi lợn thường gắn chủ yếu với
A. các đồng cỏ tươi tốt.
B. vùng trồng cây lương thực.
C. vùng trồng cây ăn quả.
D. vùng trồng cây công nghiệp.
Câu 10. Tỉnh nào sau đây có sản lượng thuỷ sản khai thác lớn nhất nước ta?
A. Bình Thuận.
B. Cần Thơ.
C. Kiên Giang.
D. Ninh Thuận.
Câu 11. Thuỷ năng của sông suối là cơ sở để phát triển ngành công nghiệp nào sau đây?
A. Năng lượng.
B. Vật liệu xây dựng.
C. Hoá chất.
D. Luyện kim màu.
Câu 12. Công nghiệp chế biến sản phẩm chăn nuôi gồm có
A. Chế biến thịt, sữa; thực phẩm đông lạnh; sản xuất bia.
B. Chế biến thịt, sữa; thực phẩm đông lạnh; xay xát.
C. Chế biến thịt; thực phẩm đông lạnh; sản xuất đường.
D. Chế biến thịt, sữa; thực phẩm đông lạnh; đồ hộp.
Câu 13. Ngành dịch vụ nào sau đây thuộc vào dịch vụ tiêu dùng?
A. Quản lí nhà nước, đoàn thể.
B. Khách sạn, nhà hàng.
C. Giao thông vận tải.
D. Kinh doanh tài sản, tư vấn.
Câu 14. Các tuyến bay trong nước được khai thác trên cơ sở 3 đầu mối chủ yếu nào sau đây?
A. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.
B. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ.
C. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Vinh.
D. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Huế.
Câu 15. Sự phát triển kinh tế và các hoạt động kinh tế tập trung ở mức độ cao là do yếu tố nào sau đây quyết định?
A. Các trung tâm kinh tế.
B. Quy mô dân số, sức mua của nhân dân.
C. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
D. Các thành phần kinh tế.
Câu 16. Tỉnh nào sau đây ở Trung du và miền núi Bắc Bộ không có chung đường biên giới với Trung Quốc?
A. Hà Giang.
B. Điện Biên.
C. Tuyên Quang.
D. Lai Châu.
Câu 17. Cơ sở chủ yếu để cơ cấu công nghiệp của Trung du và miền núi Bắc Bộ nhiều ngành đa dạng là do
A. tiếp giáp với nhiều vùng, quốc gia.
B. lao động có nhiều kinh nghiệm.
C. chính sách phát triển của Nhà nước.
D. tài nguyên thiên nhiên đa dạng.
Câu 18. Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ Đồng bằng sông Hồng là nơi đất chật, người đông?
A. Mật độ dân số của vùng trên 1.000 người/km2.
B. Tỉnh nào trong vùng cũng có số dân rất đông.
C. Dân số đông nhất trong 7 vùng kinh tế nước ta.
D. Nhiều đô thị lớn với dân cư tập trung đông đúc.
Câu 19. Đồng bằng sông Hồng không có thế mạnh về
A. nuôi trồng thủy sản.
B. chăn nuôi gia súc.
C. chăn nuôi bò sữa.
D. chăn nuôi gia cầm.
Câu 20. Điểm khác biệt cơ bản giữa hai miền Đông và Tây của vùng Bắc Trung Bộ không phải là
A. Địa hình.
B. kinh tế.
C. Sinh vật.
D. Dân tộc.
Câu 21. Các ngành công nghiệp quan trọng hàng đầu ở Bắc Trung Bộ là
A. công nghiệp điện lực và công nghiệp khai thác dầu khí.
B. công nghiệp chế biến lương thực và công nghiệp cơ khí.
C. công nghiệp hóa chất và công nghiệp luyện kim.
D. công nghiệp khai khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng.
Câu 22. Trung tâm công nghiêp nào sau đây có qui mô lớn nhất ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Nha Trang.
B. Dung Quất.
C. Đà Nẵng.
D. Quy Nhơn.
Câu 23. Mục tiêu hàng đầu trong việc phát triển kinh tế - xã hội ở Tây Nguyên là
A. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
B. Tăng cường khai thác và chế biến lâm sản.
C. Mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm.
D. Đẩy mạnh khai thác khoáng sản và thủy điện.
Câu 24. Các tuyến đường ngang 19, 26 tạo sự liên kết giữa Tây Nguyên với các cảng nước sâu có ý nghĩa nào sau đây cho sự phát triển kinh tế của vùng Tây Nguyên?
A. Tăng cường giao lưu kinh tế với các tỉnh phía Nam.
B. Góp phần thúc đẩy kinh tế của vùng phát triển.
C. Tăng cường giao lưu kinh tế với các tỉnh phía Bắc.
D. Thúc đẩy kinh tế, xã hội Tây Nguyên phát triển.
Câu 25. Các di tích lịch sử, văn hóa ở Đông Nam Bộ là
A. Nhà Tù Côn Đảo, Phố cổ Hội An, Bến Cảng Nhà Rồng.
B. Địa đạo Củ Chi, Nhà Tù Côn Đảo, Phố cổ Hội An.
C. Bến Cảng Nhà Rồng, Địa đạo Củ Chi, Nhà Tù Côn Đảo.
D. Bến Cảng Nhà Rồng, Địa đạo Củ Chi, Thánh địa Mỹ Sơn.
Câu 26. Nhân tố quan trọng nhất để Đông Nam Bộ trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn ở nước ta là
A. mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều nước.
B. khí hậu cận xích đạo với nền nhiệt, ẩm cao.
C. khí hậu có sự phân mùa khô - mưa sâu sắc.
D. Tiềm năng đất badan tập trung thành vùng.
Câu 27. Sự khác biệt về trình độ lao động của vùng Đông Nam Bộ so với các vùng khác trong cả nước là
A. có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp.
B. năng động nhạy bén trong cơ chế thị trường.
C. người lao động có trình độ học vấn cao hơn.
D. số người lao động có chuyên môn kĩ thuật ít.
Câu 28. Thế mạnh của vùng Đồng bằng sông Cửu Long không phải là
A. trồng cây công nghiệp.
B. trồng cây lương thực.
C. nuôi trồng thủy sản.
D. trồng cây ăn quả.
Câu 29. Nguyên nhân chủ yếu việc giữ vững chủ quyền của một hòn đảo, dù nhỏ nhưng lại có ý nghĩa rất lớn là do
A. đảo, quần đảo là nơi tổ chức quần cư và phát triển hoạt động sản xuất kinh tế.
B. bộ phận hợp thành thể thống nhất của lãnh thổ hình chữ S không thể tách rời.
C. cơ sở để khẳng định chủ quyền đối với vùng biển và thềm lục địa của nước ta.
D. hệ thống tiền tiêu của vùng biển nước ta trong thời đại tiến ra biển, đại dương.
Câu 30. Điều kiện nào sau đây của vùng biển nước ta thuận lợi để phát triển giao thông vận tải biển?
A. Nhiều sa khoáng với trữ lượng lớn và phân bố rộng.
B. Có nhiều bãi tắm rộng, phong cảnh đẹp, khí hậu tốt.
C. Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng, giàu có.
D. Nằm gần các tuyến hàng hải quôc tế trên Biển Đông.
Câu 31. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết quốc gia nào sau đây không có vùng biển chung với nước ta?
A. Myanma.
B. Malaysia.
C. Thái Lan.
D. Indonesia.
Câu 32. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, cho biết apatit có ở nơi nào sau đây?
A. Quỳnh Nhai.
B. Sinh Quyền.
C. Cam Đường.
D. Văn Bàn.
Câu 33. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết Điện Biên Phủ thuộc vùng khí hậu nào sau đây?
A. Trung và Nam Bắc Bộ.
B. Tây Bắc Bộ.
C. Đông Bắc Bộ.
D. Bắc Trung Bộ.
Câu 34. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết bò được nuôi nhiều nhất ở tỉnh nào sau đây?
A. Bình Định.
B. Hà Tĩnh.
C. Quảng Ngãi.
D. Nghệ An.
Câu 35. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, cho biết tỉnh nào có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn nhất nước ta?
A. Cà Mau.
B. An Giang.
C. Bà Rịa - Vũng Tàu.
D. Bình Thuận.
Câu 36. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết chè được trồng nhiều ở các tỉnh nào sau đây?
A. Kon Tum, Gia Lai.
B. Lâm Đồng, Đắk Lắk.
C. Gia Lai, Đắk Lắk.
D. Lâm Đồng, Gia Lai.
Câu 37. Cho biểu đồ sau:
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU DÂN SỐ THÀNH THỊ - NÔNG THÔN, GIAI ĐOẠN 1990 - 2014
Căn cứ vào bảng số liệu, nhận định nào sau đây đúng về chuyển dịch cơ cấu dân số phân theo thành thị - nông thôn, giai đoạn 1990 - 2014?
A. Tỉ trọng dân thành thị lớn hơn tỉ trọng dân nông thôn và có xu hướng tăng lên.
B. Dân nông thôn chiếm tỉ trọng nhỏ hơn tỉ trọng dân thành thị, đang giảm dần.
C. Tỉ trọng dân thành thị nhỏ hơn dân nông thôn nhưng tăng lên tục qua các năm.
D. Tỉ trọng dân nông thôn luôn luôn lớn hơn dân thành thị nhưng không ổn định.
Câu 38. Cho biểu đồ sau:
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN SỰ BIẾN ĐỘNG DIỆN TÍCH RỪNG VÀ ĐỘ CHE PHỦ RỪNG
Ở NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2008 - 2018
Căn cứ vào biểu đồ, cho biêt nhận định nào sau đây đúng với sự biên động diện tích rừng và độ che phủ rừng ở nước ta, giai đoạn 2008 - 2018?
A. Độ che phủ rừng tăng nhưng không ổn định và tăng trung bình 3%/năm.
B. Diện tích rừng trồng liên tục tăng và tăng trung bình 146.6 nghìn ha/năm.
C. Diện tích rừng tự nhiên có xu hướng giảm liên tục và giảm 93.1 nghìn ha.
D. Tổng diện tích rừng liên tục tăng; năm 2018 tăng 10.5% so với năm 2008.
Câu 39. Cho bảng số liệu sau:
ĐÀN GIA SÚC VÀ GIA CẦM NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2000 – 2017
Năm |
Trâu (nghìn con) |
Bò (nghìn con) |
Lợn (nghìn con) |
Gia cầm (triệu con) |
2000 |
2 897 |
4 128 |
20 194 |
196 |
2005 |
2 814 |
4 063 |
23 170 |
233 |
2010 |
2 922 |
5 541 |
27 345 |
220 |
2015 |
2 877 |
5 808 |
27 373 |
300 |
2017 |
2 559 |
5 156 |
26 264 |
317 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2017, NXB Thống kê, 2018)
Căn cứ vào bảng số liệu, để thể hiện tốc độ tăng trưởng số đàn gia súc và gia cầm nước ta, giai đoạn 2000 - 2017, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Biểu đồ tròn.
B. Biểu đồ cột.
C. Biểu đồ đường.
D. Biểu đồ miền.
Câu 40. Cho bảng số liệu sau:
SẢN LƯỢNG THỦY SẢN CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2005 - 2017 (Đơn vị: Nghìn tấn)
Năm |
2005 |
2010 |
2015 |
2017 |
Tổng sản lượng |
3466,8 |
4602,0 |
5142,7 |
6333,2 |
Sản lượng khai thác |
1987,9 |
2136,4 |
2414,4 |
2920,4 |
Sản lượng nuôi trồng |
1487,9 |
2465,6 |
2728,3 |
3412,8 |
(Nguồn: Niêm giám thống kê Việt Nam 2017, Nhà xuất bản Thống kê 2018)
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng với sản lượng thủy sản của nước ta, giai đoạn 2005 - 2017?
A. Tỉ trọng khai thác thủy sản có xu hướng ngày càng giảm.
B. Sản lượng nuôi trồng tăng nhiều hơn sản lượng khai thác.
C. Sản lượng nuôi trồng tăng nhanh hơn sản lượng khai thác.
D. Sản lượng nuôi trồng luôn lớn hơn sản lượng khai thác.
------------------ HẾT ------------------
- Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do NXB Giáo Dục Việt Nam phát hành từ năm 2009 đến nay.
- Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Đáp án và Hướng dẫn
1 - D |
2 - D |
3 - C |
4 - B |
5 - B |
6 - A |
7 - B |
8 - D |
9 - B |
10 - C |
11 - A |
12 - D |
13 - B |
14 - A |
15 - B |
16 - C |
17 - D |
18 - A |
19 - B |
20 - C |
21 - D |
22 - C |
23 - A |
24 - D |
25 - C |
26 - D |
27 - B |
28 - A |
29 - C |
30 - D |
31 - A |
32 - C |
33 - B |
34 - D |
35 - B |
36 - D |
37 - C |
38 - B |
39 - C |
40 - D |
Câu 8
Nguyên nhân chủ yếu thủy lợi là biện pháp hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp ở nước ta vì tài nguyên nước phân bố không đồng đều trong năm, có thời kì xảy ra khô hạn nghiêm trọng. Đặc biệt ở vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
Chọn D.
Câu 9
Các vùng chăn nuôi lợn thường gắn liền với các vùng trồng cây hoa màu và cây lương thực hoặc vùng đông dân cư vì những khu vực này đảm bảo cho đàn lợn có nguồn thức ăn và đảm bảo đầu ra cho chăn nuôi lợn.
Chọn B.
Câu 17
Cơ sở chủ yếu để cơ cấu công nghiệp của Trung du và miền núi Bắc Bộ bao gồm nhiều ngành là do vùng này có tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, từ khoáng sản, thủy sản đến nông sản,…
Chọn C.
Câu 18
Ba vùng có mật độ dân số cao nhất nước ta là Đồng bằng sông Hồng (961 người/km2), Đông Nam Bộ (644 người/km2), Đồng bằng sông Cửu Long (429 người/km2) – năm 2014. Hậu quả của sự gia tăng dân số nhanh ở Đồng bằng sông Hồng đã làm cho diện tích đất canh tác bình quân đầu người ngày càng giảm.
Chọn A.
Câu 21
Các ngành công nghiệp quan trọng hàng đầu ở Bắc Trung Bộ là công nghiệp khai khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng do ở đây có nguồn khoáng sản khá phong phú chủ yếu là đá vôi.
Chọn D.
Câu 23
Mục tiêu hàng đầu trong việc phát triển kinh tế- xã hội ở Tây Nguyên là: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống của dân cư, đặc biệt là của đồng bào các dân tộc ít người và ổn định chính trị xã hội.
Chọn A.
Câu 26
Nhân tố quan trọng nhất để Đông Nam Bộ trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn ở nước ta là tiềm năng đất badan và đất xám phù sa cổ tập trung thành vùng rộng lớn.
Chọn D.
Câu 27
Sự khác biệt về trình độ lao động của vùng Đông Nam Bộ so với các vùng khác trong cả nước là người lao động rất năng động và nhạy bén hơn trong cơ chế thị trường.
Chọn B.
Câu 37
Nhìn vào biểu đồ ta có thể có các nhận xét sau:
- Tỉ trọng dân nông thôn lớn hơn dân thành thị và có xu hướng giảm liên tục.
- Tỉ trọng dân thành thị nhỏ hơn nhưng có xu hướng tăng liên tục.
Chọn C.
Câu 38
Qua biểu đồ, ta rút ra nhận xét sau:
- Diện tích rừng tự nhiên có xu hướng giảm nhưng không ổn định => Đáp án C sai.
- Diện tích rừng trồng tăng liên tục qua các năm và tăng trung bình 146.6 nghìn ha/năm => Đáp án B đúng.
- Độ che phủ rừng có xu hướng tăng nhưng không ổn định và tăng trung bình 0,3%/năm => Đáp án A sai.
- Tổng diện tích rừng tăng liên tục qua các năm và tăng 52,9% so với năm 2008 => Đáp án D sai.
Chọn B.
Câu 39
- Từ khóa: Tốc độ tăng trưởng.
- Thời gian: 5 mốc năm.
=> Biểu đồ đường là biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện tốc độ tăng trưởng số đàn gia súc và gia cầm nước ta, giai đoạn 2000 - 2017.
Chọn C.
Câu 40
Qua bảng số liệu trên, rút ra nhận xét sau:
- Sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng đều tăng.
+ Sản lượng khai thác tăng 932,5 nghìn tấn.
+ Sản lượng nuôi trồng tăng 1933,9 nghìn tấn (tăng nhanh và nhiều hơn khai thác).
- Năm 2005 sản lượng và tỉ trọng thủy sản khai thác lớn hơn sản lượng và tỉ trọng thủy sản nuôi trồng nhưng tỉ trọng thủy sản khai thác ngày càng giảm (giảm 57,3% - 2005 xuống còn 46,1% - 2017; tức là giảm đi 11,2%).
Như vậy, sản lượng nuôi trồng luôn lớn hơn sản lượng khai thác là không đúng (năm 2005 nuôi trồng nhỏ hơn khai thác) => Đáp án D sai.
Chọn D.
Xem thêm các đề ôn thi vào lớp 10 môn Địa Lí có đáp án hay khác:
- Đề thi vào lớp 10 môn Địa Lí năm 2024 có đáp án (Đề 8)
- Đề thi vào lớp 10 môn Địa Lí năm 2024 có đáp án (Đề 9)
- Đề thi vào lớp 10 môn Địa Lí năm 2024 có đáp án (Đề 10)
- Đề thi vào lớp 10 môn Địa Lí năm 2024 có đáp án (Đề 1)
- Đề thi vào lớp 10 môn Địa Lí năm 2024 có đáp án (Đề 2)
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Đề thi vào lớp 10 môn Địa Lí (có đáp án) được các Giáo viên hàng đầu biên soạn theo cấu trúc ra đề thi Trắc nghiệm mới giúp bạn ôn luyện và giành được điểm cao trong kì thi vào lớp 10 môn Địa Lí.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 9 (các môn học)
- Giáo án Toán 9
- Giáo án Ngữ văn 9
- Giáo án Tiếng Anh 9
- Giáo án Khoa học tự nhiên 9
- Giáo án Vật Lí 9
- Giáo án Hóa học 9
- Giáo án Sinh học 9
- Giáo án Địa Lí 9
- Giáo án Lịch Sử 9
- Giáo án GDCD 9
- Giáo án Tin học 9
- Giáo án Công nghệ 9
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 9 (có đáp án)
- Đề thi Toán 9 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 9 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 9 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 9 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 9 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 9 (có đáp án)