Đề thi vào lớp 10 môn Địa Lí năm 2024 có đáp án (Đề 1)
Đề thi vào lớp 10 môn Địa Lí năm 2024 có đáp án (Đề 1)
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi vào lớp 10 THPT năm 2023 - 2024
Bài thi môn: Địa Lí
Thời gian: 50 phút (không kể thời gian phát đề)
Câu 1. Cộng đồng các dân tộc Việt Nam không có
A. Dân tộc Kinh.
B. Việt Kiều.
C. Người Anh-điêng.
D. Dân tộc ít người.
Câu 2. Mỗi năm dân số nước ta tăng thêm khoảng bao nhiêu người?
A. 1,0 triệu người.
B. 1,5 triệu người.
C. 2,0 triệu người.
D. 2,5 triệu người.
Câu 3. Hoạt động kinh tế chủ yếu của quần cư nông thôn là
A. sản xuất công nghiệp.
B. sản xuất dịch vụ.
C. sản xuất nông nghiệp.
D. các hoạt động thương mại.
Câu 4. Biện pháp cấp bách nhất để nâng cao chất lượng nguồn lao động của nước ta hiện nay là
A. bố trí lại lao động cho hợp lí nhằm sử dụng tài nguyên.
B. tăng cường xuất khẩu lao động để học hỏi kinh nghiệm.
C. đổi mới mạnh mẽ phương thức đào tạo người lao động.
D. nâng cao thể trạng và chuyên môn của nguồn lao động.
Câu 5. Trước đổi mới, thời kì nào sau đây nước ta gặp khủng hoảng về kinh tế?
A. Từ trước những năm 1954 đến đầu năm 1975.
B. Sau 1975 đến cuối thập kỉ 80 của thế kỉ XX.
C. Sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất 1975.
D. Từ sau năm 1986 đến trước những năm 1996.
Câu 6. Cả nước hình thành các vùng kinh tế năng động thể hiện sự chuyển dịch nào sau đây?
A. Sự chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế.
B. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
C. Sự chuyển dịch cơ cấu GDP của nền kinh tế.
D. Sự chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế.
Câu 7. Loại đất nào sau đây chiếm diện tích lớn nhất nước ta?
A. Phù sa.
B. Mùn núi cao.
C. Feralit.
D. Đất cát biển.
Câu 8. Khu vực nào sau đây có diện tích đất phù sa lớn nhất nước ta?
A. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
B. Vùng Đồng bằng sông Hồng.
C. Các vùng trung du và miền núi.
D. Các đồng bằng ở duyên hải Miền Trung.
Câu 9. Loại cây trồng nào sau đây không được xếp vào nhóm cây công nghiệp?
A. Mía.
B. Đậu tương.
C. Ca cao.
D. Đậu xanh.
Câu 10. Tỉnh nào sau đây dẫn đầu cả nước về sản lượng nuôi trồng thuỷ sản?
A. Quảng Ninh.
B. Bình Thuận.
C. Cà Mau.
D. Bà Rịa - Vũng Tàu.
Câu 11. Loại khoáng sản nào sau đây vừa là nguyên liệu vừa là nhiên liệu cho một số ngành khác?
A. Than đá, dầu khí.
B. Mangan, Crôm.
C. Apatit, pirit.
D. Crôm, pirit.
Câu 12. Hai khu vực có mức độ tập trung công nghiệp cao ở nước ta là
A. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng.
B. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
D. Trung du và miền núi Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng.
Câu 13. Trong cơ cấu GDP các ngành dịch vụ không có nhóm ngành dịch vụ nào sau đây?
A. Dịch vụ sản xuất.
B. Dịch vụ công cộng.
C. Dịch vụ tiêu dùng.
D. Dịch vụ kinh doanh.
Câu 14. Loại hình vận tải chiếm tỉ trọng lớn nhất về khối lượng vận chuyển hàng hoá ở nước ta là
A. đường sông.
B. đường biển.
C. đường bộ.
D. đường sắt.
Câu 15. Loại nào sau đây không thuộc tài nguyên du lịch nhân văn?
A. Lễ hội truyền thống.
B. Công trình kiến trúc.
C. Hang động cacxtơ.
D. Làng nghề truyền thống.
Câu 16. Về mặt tự nhiên Trung du và miền núi Bắc Bộ có đặc điểm chung nào sau đây?
A. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của vĩ độ địa lí.
B. Chịu sự chi phối sâu sắc của độ cao địa hình.
C. Chịu tác động rất lớn của biển và đại dương.
D. Chịu ảnh hưởng nặng của mạng lưới thủy văn.
Câu 17. Thành phố là trung tâm kinh tế quan trọng của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ không phải là
A. Thái Nguyên.
B. Bắc Giang.
C. Hạ Long.
D. Lạng Sơn.
Câu 18. Nhận định nào sau đây không đúng với vị trí địa lí của Đồng bằng sông Hồng?
A. Giáp với vùng Bắc Trung Bộ.
B. Giáp Trung Quốc.
C. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm.
D. Giáp vịnh Bắc Bộ.
Câu 19. Ngành công nghiệp trọng điểm nào sau đây không phải của Đồng bằng Sông Hồng?
A. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
B. Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.
C. Công nghiệp khai khoáng.
D. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.
Câu 20. Tỉnh/thành phố nào sau đây không thuộc vùng Bắc Trung Bộ?
A. Thanh Hoá.
B. Đà Nẵng.
C. Nghệ An.
D. Quảng Bình.
Câu 21. Khó khăn trong sản xuất lương thực của vùng Bắc Trung Bộ không phải là
A. nhiều thiên tai (bão, lũ, cát chảy,…).
B. Người dân có kinh nghiệm sản xuất.
C. đồng bằng nhỏ, hẹp và bị chia cắt.
D. đất đai kém màu mỡ, nghèo phù sa.
Câu 22. Các di sản văn hóa của thế giới trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. vịnh Hạ Long, Phong Nha - Kẻ Bàng.
B. Di tích Mĩ sơn, quan họ Bắc Ninh.
C. Phố cổ Hội An, di tích Mĩ Sơn.
D. Cố đô Huế, nhã nhạc cung đình Huế.
Câu 23. Một trong những vấn đề đáng lo ngại trong việc phát triển rừng ở Tây Nguyên là
A. các vườn quốc gia bị khai thác bừa bãi và trái phép.
B. đất rừng ngày càng thu hẹp do canh tác nông nghiệp.
C. công tác trồng và chăm sóc rừng gặp nhiều khó khăn.
D. tình trạng rừng bị phá, bị cháy diễn ra thường xuyên.
Câu 24. Các loại nông sản nào sau đây nổi tiếng ở Buôn Ma Thuột và Đà Lạt?
A. Hồ tiêu, bông và thuốc lá.
B. Cà phê và hoa, rau quả ôn đới.
C. Chè, điều, hồ tiêu và mía.
D. Cao su và hoa, quả nhiệt đới.
Câu 25. Phát biểu nào sau đây đúng với vị trí địa lí của Đông Nam Bộ?
A. Giáp biển Đông, kề với 4 vùng kinh tế, giáp Campuchia.
B. Giáp biển Đông, kề với 3 vùng kinh tế, giáp Lào.
C. Giáp biển Đông, kề với 2 vùng kinh tế, giáp Campuchia.
D. Giáp biển Đông, kề với 3 vùng kinh tế, giáp Campuchia.
Câu 26. Hiện nay việc phát triển công nghiệp ở Đông Nam Bộ đặt ra một nhu cầu lớn về
A. nguồn năng lượng.
B. vấn đề lương thực.
C. nguồn lao động.
D. thị trường tiêu thụ.
Câu 27. Đông Nam Bộ có thể phát triển nhanh không phải là nhờ
A. gần nhiều vùng giàu tiềm năng.
B. gần trung tâm Đông Nam Á.
C. nền nông nghiệp tiên tiến nhất.
D. trung tâm kinh tế phía Nam.
Câu 28. Để hạn chế tác hại của lũ, phương hướng chủ yếu hiện nay của Đồng bằng sông Cửu Long là
A. tăng cường công tác dự báo lũ.
B. đầu tư cho các dự án thoát nước.
C. xây dựng hệ thống đê điều.
D. chủ động chung sống với lũ.
Câu 29. Đi từ đất liền ra đến ranh giới vùng biển quốc tế, các bộ phận của vùng biển nước ta lần lượt là
A. nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế.
B. lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, nội thủy, đặc quyền kinh tế.
C. tiếp giáp lãnh hải, lãnh hải, đặc quyền kinh tế, nội thủy.
D. đặc quyền kinh tế, nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải.
Câu 30. Bể trầm tích nào sau đây có trữ lượng dầu, khí lớn nhất nước ta?
A. Cửu Long - Nam Côn Sơn.
B. Hoàng Sa - Trường Sa.
C. Thổ Chu - Mã Lai.
D. Cửu Long - Sông Hồng.
Câu 31. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết tỉnh nào sau đây giáp với Trung Quốc cả trên đất liền và trên biển?
A. Quảng Ninh.
B. Cao Bằng.
C. Hà Giang.
D. Lạng Sơn.
Câu 32. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 - 7, cho biết vịnh Vân Phong thuộc tỉnh nào?
A. Khánh Hòa.
B. Hà Nam.
C. Đà Nẵng.
D. Hưng Yên.
Câu 33. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết Đà Lạt thuộc vùng khí hậu nào sau đây?
A. Nam Trung Bộ.
B. Nam Bộ.
C. Tây Nguyên.
D. Bắc Trung Bộ.
Câu 34. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết vùng kinh tế nào có nhiều khu kinh tế ven biển nhất?
A. Duyên hải Nam Trung Bộ.
B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Đồng bằng sông Cửu Long.
D. Đông Nam Bộ.
Câu 35. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng với sự thay đổi cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 1990 - 2007?
A. Khu vực nông, lâm và thủy sản tăng liên tục.
B. Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng liên tục.
C. Khu vực nông, lâm và thủy sản giảm liên tục.
D. Khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao, chưa ổn định.
Câu 36. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng với nông nghiệp nước ta?
A. Chè được trồng nhiều ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.
B. Cà phê được trồng nhiều ở các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
C. Trâu được nuôi nhiều ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.
D. Dừa được trồng nhiều ở Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên.
Câu 37. Cho biểu đồ về diện tích và năng suất lúa nước ta qua các năm
Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Tốc độ tăng trưởng diện tích và năng suất lúa nước ta, giai đoạn 2005 - 2015.
B. Quy mô và cơ cấu diện tích, năng suất lúa nước ta, giai đoạn 2005 - 2015.
C. Tình hình thay đổi diện tích và năng suất lúa nước ta, giai đoạn 2005 - 2015.
D. Chuyển dịch cơ cấu diện tích và năng suất lúa nước ta, giai đoạn 2005 - 2015.
Câu 38. Cho biểu đồ sau:
CƠ CẤU DIỆN TÍCH CÁC LOẠI CÂY TRỒNG Ở NƯỚC TA, NĂM 2000 VÀ NĂM 2014
Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi cơ cấu diện tích các loại cây trồng phân theo nhóm cây của nước ta năm 2000 và năm 2014?
A. Cây lương thực có hạt chiếm tỉ trọng nhỏ và đang giảm.
B. Cây công nghiệp lâu năm có xu hướng tăng về tỉ trọng.
C. Cây ăn quả chiếm tỉ trọng cao nhất và có xu hướng tăng.
D. Cây công nghiệp hàng năm luôn chiếm tỉ trọng nhỏ nhất.
Câu 39. Cho bảng số liệu sau:
GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU MỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP NƯỚC TA,
GIAI ĐOẠN 2010 - 2017 (Đơn vị: Tỉ USD)
Năm |
2010 |
2014 |
2015 |
2017 |
Giày dép |
5,1 |
10,3 |
12,0 |
14,7 |
Dệt may |
11,2 |
20,1 |
22,8 |
26,0 |
Điện thoại và các linh kiện |
2,3 |
23,6 |
30,2 |
45,3 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2017, NXB Thống kê, 2018)
Căn cứ vào bảng số liệu, để thể hiện tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu một số sản phẩm công nghiệp nước ta giai đoạn 2010 - 2017, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Kết hợp.
B. Miền.
C. Cột.
D. Đường.
Câu 40. Cho bảng số liệu sau:
TÌNH HÌNH DÂN SỐ NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2000 - 2017 (Đơn vị: Nghìn người)
Năm |
Cả nước |
Thành thị |
Nông thôn |
Tỉ lệ gia tăng dân số (%) |
2000 |
77.630,9 |
18.725,4 |
58.905,5 |
1,35 |
2005 |
82.392,1 |
22.332,0 |
60.060,1 |
1,17 |
2010 |
86.947,4 |
26.515,9 |
60.431,5 |
1,07 |
2015 |
92.228,6 |
30.881,9 |
61.346,7 |
1,12 |
2017 |
94.286,0 |
31.928,3 |
62.357,7 |
1,11 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê 2017)
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận định nào sau đây đúng về tình hình dân số nước ta, giai đoạn 2000 - 2017?
A. Dân số nước ta có xu hướng giảm liên tục qua các năm.
B. Dân số thành thị tăng chậm hơn so với dân số nông thôn.
C. Tỉ lệ gia tăng dân số nước ta có xu hướng giảm liên tục.
D. Dân số thành thị tăng nhanh hơn so với dân số nông thôn.
------------------ HẾT ------------------
- Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do NXB Giáo Dục Việt Nam phát hành từ năm 2009 đến nay.
- Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Đáp án và Hướng dẫn
1 - C |
2 - A |
3 - C |
4 - C |
5 - B |
6 - D |
7 - C |
8 - A |
9 - D |
10 - C |
11 - A |
12 - A |
13 - D |
14 - C |
15 - C |
16 - B |
17 - B |
18 - B |
19 - C |
20 - B |
21 - B |
22 - C |
23 - D |
24 - B |
25 - D |
26 - A |
27 - C |
28 - D |
29 - A |
30 - A |
31 - A |
32 - A |
33 - C |
34 - A |
35 - A |
36 - D |
37 - C |
38 - B |
39 - D |
40 - D |
Câu 16
Về mặt tự nhiên Trung du và miền núi Bắc Bộ có đặc điểm chung là chịu sự chi phối sâu sắc của độ cao địa hình.
Chọn C.
Câu 19
Các ngành công nghiệp trọng điểm của Đồng bằng Sông Hồng là công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm; công nghiệp sản xuất hàng tiêu dung và công nghiệp cơ khí và sản xuất vật liệu xây dựng. Đồng bằng sông Hồng không có thế mạnh về khoáng sản -> CN khai khoáng không phải ngành CN trọng điểm của vùng Đồng bằng sông Hồng.
Chọn C.
Câu 21
Những khó khăn cơ bản trong sản xuất lương thực của vùng Bắc Trung Bộ là có dải đồng bằng nhỏ hẹp nhưng bị chia cắt ở ven biển, đất đai kém màu mỡ và kèm theo đó là nhiều thiên tai tự nhiên xảy ra. Người dân có kinh nghiệm sản xuất là mặt thuận lợi.
Chọn B.
Câu 23
Một trong những vấn đề đáng lo ngại trong việc phát triển rừng ở Tây Nguyên là: Tình trạng rừng bị phá, bị cháy diễn ra thường xuyên làm giảm sút nhanh lớp phủ rừng và giảm sút nhanh trữ lượng các loại gỗ quý, đe dọa môi trường sống của các loài sinh vật.
Chọn D.
Câu 26
Đông Nam Bộ là vùng có nền công nghiệp phát triển mạnh nhưng cơ sở năng lượng chưa đáp ứng được nhu cầu. Nên, hiện nay việc phát triển công nghiệp ở Đông Nam Bộ đặt ra một nhu cầu lớn về nguồn năng lượng.
Chọn A.
Câu 27
Đông Nam Bộ có thể phát triển nhanh là nhờ Đông Nam Bộ là trung tâm kinh tế phía Nam, gần nhiều vùng giàu tiềm năng như Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long và gần như là trung tâm các nước Đông Nam Á.
Chọn C.
Câu 37
- Kĩ năng phân tích, nhận xét và nhận diện các dạng biểu đồ.
- Căn cứ vào dạng biểu đồ, chú gải, đơn vị => Biểu đồ thể hiện nội dung: Tình hình thay đổi diện tích và năng suất lúa nước ta, giai đoạn 2005 - 2015.
Chọn C.
Câu 38
- Tăng tỉ trọng: cây lương thực có hạt, cây công nghiệp lâu năm => Đáp án A, B đúng.
- Giảm tỉ trọng: cây ăn quả, cây công nghiệp hàng năm => Đáp án C sai.
- Chiếm tỉ trọng lớn nhất: Cây ăn quả luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất.
- Chiếm tỉ trọng nhỏ nhất: cây lương thực có hạt (2000), cây lương thực có hạt và cây công nghiệp hàng năm (2014) => Đáp án D sai.
Chọn B.
Câu 39
- Dựa vào kĩ năng nhận dạng biểu đồ và bảng số liệu.
- Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu một số sản phẩm công nghiệp nước ta giai đoạn 2010 - 2017 là biểu đồ đường.
- Chú ý cụm từ: Tốc độ tăng trưởng.
Chọn D.
Câu 40
- Dân số nước ta tăng liên tục qua các năm => Đáp án A sai.
- Tỉ lệ gia tăng dân số nước ta có xu hướng giảm nhưng không ổn định (2000 - 2010 giảm, 2010 - 2015 tăng, 2015 - 2017 giảm) => Đáp án C sai.
- Sử dụng công thức: Tốc độ tăng trưởng = Giá trị năm sau / Giá trị năm đầu x 100%. Ta tính được kết quả sau:
+ Tốc độ tăng trưởng dân số thành thị là: 170,5% (nhanh hơn).
+ Tốc độ tăng trưởng dân số nông thôn là: 105,9%.
=> Đáp án B sai và đáp án D đúng.
Chọn D.
Xem thêm các đề ôn thi vào lớp 10 môn Địa Lí có đáp án hay khác:
- Đề thi vào lớp 10 môn Địa Lí năm 2024 có đáp án (Đề 2)
- Đề thi vào lớp 10 môn Địa Lí năm 2024 có đáp án (Đề 3)
- Đề thi vào lớp 10 môn Địa Lí năm 2024 có đáp án (Đề 4)
- Đề thi vào lớp 10 môn Địa Lí năm 2024 có đáp án (Đề 5)
- Đề thi vào lớp 10 môn Địa Lí năm 2024 có đáp án (Đề 6)
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Đề thi vào lớp 10 môn Địa Lí (có đáp án) được các Giáo viên hàng đầu biên soạn theo cấu trúc ra đề thi Trắc nghiệm mới giúp bạn ôn luyện và giành được điểm cao trong kì thi vào lớp 10 môn Địa Lí.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 9 (các môn học)
- Giáo án Toán 9
- Giáo án Ngữ văn 9
- Giáo án Tiếng Anh 9
- Giáo án Khoa học tự nhiên 9
- Giáo án Vật Lí 9
- Giáo án Hóa học 9
- Giáo án Sinh học 9
- Giáo án Địa Lí 9
- Giáo án Lịch Sử 9
- Giáo án GDCD 9
- Giáo án Tin học 9
- Giáo án Công nghệ 9
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 9 (có đáp án)
- Đề thi Toán 9 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 9 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 9 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 9 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 9 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 9 (có đáp án)