Đề thi vào lớp 10 môn Địa Lí năm 2024 có đáp án (Đề 10)

Đề thi vào lớp 10 môn Địa Lí năm 2024 có đáp án (Đề 10)

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi vào lớp 10 THPT năm 2023 - 2024

Bài thi môn: Địa Lí

Thời gian: 50 phút (không kể thời gian phát đề)

Tải xuống

Câu 1. Duyên Hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ là địa bàn cư trú của các dân tộc nào sau đây?

A. Chăm, Khơ-me.

B. Ba-na, Cơ-ho.

C. Vân Kiều, Thái.

D. Ê-đê, Mường.

Câu 2. Nguyên nhân chủ yếu trong giai đoạn hiện nay tỉ lệ sinh giảm là do

A. tâm lí trọng nam kinh nữ không còn.

B. số người trong độ tuổi sinh đẻ giảm.

C. Nhà nước không cho sinh đẻ nhiều.

D. thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình.

Câu 3. Nhận định nào sau đây không phải là hậu quả của đô thị hóa tự phát?

A. Ô nhiễm môi trường.

B. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

C. Ách tắc giao thông đô thị.

D. Gia tăng tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị.

Câu 4. Nguyên nhân chủ yếu khiến tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn nước ta còn cao là do

A. tỉ lệ lao động qua đào tạo ở nông thôn khá cao nhưng không phù hợp thực tiễn.

B. đầu tư khoa học kĩ thuật làm tăng năng suất lao động và giảm số lượng việc làm.

C. lực lượng lao động tập trung đông ở khu vực nông thôn, không có chuyên môn.

D. sản xuất nông nghiệp mang tính màu vụ, hoạt động phi nông nghiệp còn hạn chế.

Câu 5. Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ ở nước ta hiện nay?

A. Công nghiệp là ngành có tốc độ phát triển nhanh nhất.

B. Giảm tỉ trọng khu vực I và tăng tỉ trọng khu vực II, III.

C. Trong nông nghiệp đã hình thành các vùng chuyên canh.

D. Kinh tế cá thể được thừa nhận và ngày càng phát triển.

Câu 6. Đặc điểm nào sau đây thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế?

A. Chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu lãnh thổ.

B. Hình thành các khu trung tâm công nghiệp, các vùng công nghiệp mới.

C. Hình thành các vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, miền Trung, phía Nam.

D. Chuyển dịch cơ cấu ngành và thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta.

Câu 7. Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng sâu sắc nhất đến thời vụ nước ta là

A. Nguồn nước.

B. Khí hậu.

C. Đất trồng.

D. Giống cây trồng.

Câu 8. Các loại cây công nghiệp lâu năm như cao su, hồ tiêu, điều được trồng nhiều ở vùng nào sau đây?

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

B. Tây Nguyên.

C. Đồng bằng Sông Cửu Long.

D. Đông Nam Bộ.

Câu 9. Dịch cúm H5N1 đã làm giảm đáng kể số lượng vật nuôi nào sau đây ở nước ta?

A. Đàn bò.

B. Đàn gà, vịt.

C. Đàn trâu.

D. Đàn lợn.

Câu 10. Khu vực nào sau đây thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản nước mặn?

A. Bãi triều.

B. Các dải rừng ngập mặn.

C. Các vũng, vịnh.

D. Đầm phá.

Câu 11. Các nhân tố nào sau đây có tính quyết định đến sự phát triển và phân bố công nghiệp nước ta?

A. Dân cư, lao động; chính sách phát triển; địa hình.

B. Dân cư, lao động; chính sách phát triển; khí hậu.

C. Dân cư, lao động; chính sách phát triển; thị trường.

D. Dân cư, lao động; chính sách phát triển; khoáng sản.

Câu 12. Ngành nào của nước ta có thế mạnh đặc biệt và cần đi trước một bước so với các ngành khác?

A. Công nghiệp thực phẩm.

B. Công nghiệp điện tử.

C. Công nghiệp năng lượng.

D. Công nghiệp hoá chất.

Câu 13. Nguyên nhân các hoạt động dịch vụ tập trung ở thành phố lớn và thị xã nhiều hơn ở khu vực nông thôn là do

A. thu nhập bình quân đầu người cao hơn.

B. dân cư tập trung đông, kinh tế phát triển hơn.

C. có nhiều chợ, trung tâm thương mại hơn.

D. hệ thống giao thông vận tải phát triển hơn.

Câu 14. Có giá trị hàng đầu trong việc tạo mối liên kết kinh tế quan trọng giữa các vùng của nước ta là các tuyến

A. giao thông theo hướng Bắc - Nam.

B. vận tải chuyên môn hoá.

C. đường theo hướng Tây - Đông.

D. đường biển quốc tế.

Câu 15. Vùng có tổng mức bán lẻ hàng hoá lớn nhất nước ta hiện nay là

A. Bắc Trung Bộ.

B. Đồng bằng sông Hồng.

C. Đông Nam Bộ.

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 16. Khoáng sản nào sau đây có trữ lượng lớn nhất vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Đá vôi.

B. Đồng.

C. Vàng.

D. Than đá.

Câu 17. Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển mạnh ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoảng sản là do vùng

A. giàu tài nguyên khoáng sản bậc nhất nước ta.

B. có thị trường tiêu thụ sản phẩm lớn.

C. có số dân đông, lao động dồi dào.

D. có trình độ khoa học và công nghệ cao.

Câu 18. Đặc điểm nào sau đây không đúng với dân cư và lao động của Đồng bằng sông Hồng?

A. Dồi dào, có truyền thống, kinh nghiệm sản xuất phong phú.

B. Chất lượng nguồn lao động đứng hàng đầu trong cả nước.

C. Không có kinh nghiệm và truyền thống sản xuất hàng hoá.

D. Đội ngũ có trình độ cao tập trung phần lớn ở các đô thị.

Câu 19. Phát biểu nào sau đây đúng về định hướng chuyển dịch cơ cấu trong ngành trồng trọt ở Đồng bằng sông Hồng?

A. Giảm tỉ trọng của cây lương thực, tăng cây thực phẩm.

B. Giảm tỉ trọng của cây thực phẩm, tăng cây lương thực.

C. Giảm tỉ trọng của cây công nghiệp, giảm cây lương thực.

D. Tăng tỉ trọng của cây lương thực, tăng cây công nghiệp.

Câu 20. Vào thời kì đầu mùa hạ, Bắc Trung Bộ chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió nào sau đây?

A. Tín phong.

B. Đông nam.

C. Gió phơn.

D. Đông Bắc.

Câu 21. Nghề cá là nghề trọng điểm của tỉnh nào ở khu vực Bắc Trung Bộ?

A. Quảng Bình.

B. Thanh Hóa.

C. Hà Tĩnh.

D. Nghệ An.

Câu 22. Để phát triển công nghiệp, vấn đề cần quan tâm nhất ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là

A. Bổ sung nguồn lao động có chuyên môn.

B. Giải quyết tốt vấn đề năng lượng.

C. Xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải.

D. Giải quyết vấn đề tài nguyên nước.

Câu 23. Thuận lợi của đất đỏ badan ở Tây Nguyên đối với việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm là

A. các tầng đất giàu chất dinh dưỡng, nhiều mùn.

B. phân bố chủ yếu ở các cao nguyên 400 - 500m.

C. có tầng phong hóa sâu, giàu chất dinh dưỡng.

D. phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn.

Câu 24. Mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực hiện nay của Tây Nguyên là

A. Ca cao.

B. Hồ tiêu.

C. Cà phê.

D. Cao su.

Câu 25. Nhân tố quan trọng nhất để Đông Nam Bộ trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn ở nước ta là

A. tiềm năng đất badan và đất xám phù sa cổ tập trung thành vùng.

B. khí hậu cận xích đạo nóng ẩm, có sự phân mùa sâu sắc trong năm.

C. tài nguyên sinh vật đa dạng, nhiều giống cây cho năng suất cao.

D. mạng lưới sông ngòi dày đặc, cung cấp đủ nước tươi quanh năm.

Câu 26. Cây công nghiệp lâu năm nào sau đây được trồng nhiều nhất ở khu vực Đông Nam Bộ?

A. Cà phê.

B. Điều.

C. Cao su.

D. Hồ tiêu.

Câu 27. Biểu hiện của khai thác theo chiều sâu trong công nghiệp ở Đông Nam Bộ là vấn đề

A. đa dạng hóa các loại hình phục vụ.

B. phát triển cơ sở năng lượng.

C. xây dựng các công trình thủy lợi lớn.

D. phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải.

Câu 28. Ngành công nghiệp nào sau đây có nhiều điều kiện phát triển nhất ở Đồng bằng Sông Cửu Long?

A. Sản xuất hàng tiêu dùng.

B. Dệt may, cơ khí, điện tử.

C. Chế biến lương thực, thực phẩm.

D. Điện tử, tin học và chăn nuôi.

Câu 29. Huyện đảo nào sau đây thuộc tỉnh Bình Thuận?

A. Côn Đảo.

B. Trường Sa.

C. Lý Sơn.

B. Phú Quý.

Câu 30. Ô nhiễm môi trường biển không dẫn đến hậu quả nào sau đây?

A. Tác động đến đời sống của ngư dân.

B. Làm suy giảm tài nguyên sinh vật biển.

C. Ảnh hưởng xấu đến các khu du lịch biển.

D. Mất một phần tài nguyên nước ngọt.

Câu 31. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết tỉnh nào sau đây giáp Trung Quốc?

A. Hòa Bình.

B. Phú Thọ.

C. Lào Cai.

D. Yên Bái.

Câu 32. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết nơi nào sau đây có lượng mưa lớn nhất vào tháng X?

A. Lạng Sơn.

B. Đồng Hới.

C. Nha Trang.

D. Đà Lạt.

Câu 33. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết hệ thống sông nào sau đây có tỉ lệ diện tích lưu vực nhỏ nhất?

A. Sông Mã.

B. Sông Cả.

C. Sông Thái Bình.

D. Sông Thu Bồn.

Câu 34. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết phát biểu nào sau đây đúng về công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm?

A. Các ngành chế biến chính tương đối đa dạng.

B. Tỉ trọng rất nhỏ trong toàn ngành công nghiệp.

C. Tập trung dày đặc nhất ở ven biển miền Trung.

D. Quy mô giá trị sản xuất các trung tâm đều lớn.

Câu 35. Căn cứ vào Atlat Việt Nam trang 24, cho biết thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa (năm 2007) lớn nhất của nước ta là

A. Hoa Kì.

B. Trung Quốc.

C. Nhật Bản.

D. Đài Loan.

Câu 36. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết các trung tâm công nghiệp của Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. Thái Nguyên, Việt Trì, Bắc Ninh, Cẩm Phả.

B. Việt Trì, Thái Nguyên, Hạ Long, Cẩm Phả.

C. Việt Trì, Phúc Yên, Thái Nguyên, Hạ Long.

D. Việt Trì, Thái Nguyên, Hạ Long, Uông Bí.

Câu 37. Cho biểu đồ về dân số nước ta phân theo thành thị và nông thôn

Đề thi vào lớp 10 môn Địa Lí năm 2024 có đáp án (Đề 10)

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?

A. Chuyển dịch cơ cấu dân số nước ta phân theo thành thị và nông thôn, giai đoạn 2010 - 2018.

B. Tốc độ tăng trưởng dân số nước ta phân theo thành thị và nông thôn, giai đoạn 2010 - 2018.

C. Quy mô và cơ cấu dân số nước ta phân theo thành thị và nông thôn, giai đoạn 2010 - 2018.

D. Tình hình phát triển dân số nước ta phân theo thành thị và nông thôn, giai đoạn 2010 - 2018.

Câu 38. Cho biểu đồ:

Đề thi vào lớp 10 môn Địa Lí năm 2024 có đáp án (Đề 10)

LƯỢNG MƯA, LƯỢNG BỐC HƠI VÀ CÂN BẰNG ẨM MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM Ở NƯỚC TA

Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của Hà Nội, Huế và TP. Hồ Chí Minh?

A. TP. Hồ Chí Minh có cân bằng ẩm thấp nhất.

B. Huế có cân bằng ẩm cao gấp 2,7 lần Hà Nội.

C. Lượng bốc hơi giảm dần từ Bắc vào Nam.

D. Cân bằng ẩm, lượng mưa của Huế cao nhất.

Câu 39. Cho bảng số liệu sau:

DÂN SỐ VÀ TỐC ĐỘ TĂNG DÂN SỐ Ở NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2005 - 2017

Năm

2005

2009

2012

2017

Tổng số dân (triệu người)

83,4

84,6

88,8

90,7

- Dân thành thị

23,3

23,9

27,3

29,0

- Dân nông thôn

60,1

60,7

61,5

61,7

Tốc độ tăng dân số (%)

1,17

1,09

1,11

1,06

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2017, NXB Thống kê, 2018)

Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất thể hiện quy mô và cơ cấu dân số phân theo thành thị, nông thôn ở nước ta năm 2005 và năm 2017?

A. Biểu đồ miền.

B. Biểu đồ tròn.

C. Biểu đồ cột.

D. Biểu đồ đường.

Câu 40. Cho bảng số liệu sau:

DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG PHÂN THEO CÁC NHÓM CÂY (Đơn vị: Nghìn ha)

Nhóm cây / Năm

1990

2000

2010

2017

Cây lương thực

6474,6

8399,1

8615,9

8992,3

Cây công nghiệp

1199,3

2229,4

2808,1

2844,6

Cây rau đậu, cây ăn quả, cây khác

1366,1

2015,8

2637,1

2967,2

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê 2018)

Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng nhất với tốc độ tăng trưởng diện tích gieo trồng phân theo nhóm cây trong giai đoạn 1990 - 2017?

A. Diện tích gieo trồng của các nhóm cây trồng đều tăng với tốc độ tăng bằng nhau.

B. Diện tích gieo trồng của nhóm cây rau đậu, cây ăn quả, cây khác tăng nhanh nhất.

C. Diện tích gieo trồng của nhóm cây lương thực tăng nhanh nhất và tăng thêm 38,9%.

D. Diện tích gieo trồng của nhóm cây công nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất.

------------------ HẾT ------------------

- Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do NXB Giáo Dục Việt Nam phát hành từ năm 2009 đến nay.

- Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Đáp án và Hướng dẫn

1 - A

2 - D

3 - B

4 - D

5 - C

6 - A

7 - B

8 - D

9 - B

10 - B

11 - D

12 - C

13 - B

14 - A

15 - C

16 - D

17 - A

18 - C

19 - A

20 - C

21 - D

22 - B

23 - D

24 - C

25 - A

26 - C

27 - B

28 - C

29 - B

30 - D

31 - C

32 - B

33 - D

34 - A

35 - C

36 - B

37 - A

38 - C

39 - B

40 - D

Câu 7

Điều kiện tự nhiên về nhiệt, ẩm có ảnh hưởng sâu sắc đến thời vụ nước ta. Đặc biệt là sự phân mùa trong điều kiện khí hậu.

Chọn A.

Câu 13

Nguyên nhân chủ yếu các hoạt động dịch vụ tập trung ở thành phố lớn và thị xã nhiều hơn ở khu vực nông thôn là do ở khu vực này có dân cư tập trung đông và kinh tế phát triển hơn khu vực nông thôn.

Chọn B.

Câu 14

Do lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang nên giao thông theo hướng Bắc - Nam có giá trị hàng đầu trong việc tạo mối liên kết kinh tế quan trọng giữa các vùng của nước ta.

Chọn B.

Câu 17

Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển mạnh ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoàng sản là do vùng này giàu tài nguyên khoáng sản bậc nhất nước ta. Một số loại khoáng sản tiêu biểu như than, sắt, apatit, đồng,…

Chọn A.

Câu 23

Thuận lợi của đất đỏ badan ở Tây Nguyên đối với việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm là phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn => Thuận lợi hình thành các vùng chuyên canh về cây công nghiệp rộng lớn như cà phê, cao su, điều, chè,…

Chọn D.

Câu 25

Nhân tố quan trọng nhất để Đông Nam Bộ trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn ở nước ta là vùng này có tiềm năng đất badan và đất xám phù sa cổ tập trung thành vùng rộng lớn.

Chọn A.

Câu 27

Biểu hiện của khai thác theo chiều sâu trong công nghiệp ở Đông Nam Bộ là giải quyết vấn đề năng lượng cho vùng: xây dựng các nhà máy thủy điện, nhiệt điện (Trị An, Thác Mơ, Hàm Thuận - Đa Mi, Phú Mĩ 1,2,3,4,...).

Chọn B.

Câu 37

Căn cứ vào biểu đồ (biểu đồ miền, đơn vị %) và bảng chú giải => Biểu đồ thể hiện nội dung: Chuyển dịch cơ cấu dân số nước ta phân theo thành thị và nông thôn, giai đoạn 2010 - 2018.

Chọn A.

Câu 38

Qua biểu đồ, ta rút ra nhận xét sau:

- Lương mưa cao nhất là Huế, tiếp đến là TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội.

- Lượng bốc hơi cao nhất là TP. Hồ Chí Minh, tiếp đến là Huế và Hà Nội.

- Cân bằng ẩm cao nhất là Huế, tiếp đến là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

=> Các đáp án A, B, D sai và đáp án C đúng.

Chọn C.

Câu 39

Dựa vào bảng số liệu đã cho và yêu cầu đề bài (quy mô và cơ cấu) => Biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu dân số phân theo thành thị, nông thôn ở nước ta năm 1990 và năm 2014 là biểu đồ tròn; cụ thể mỗi năm 1 biểu đồ tròn có bán kinh khác nhau.

Chọn B.

Câu 40

- Công thức: Tốc độ tăng trưởng = Giá trị năm sau / Giá trị năm đầu x 100%.

- Với công thức trên, ta tính được kết quả tốc độ tăng trưởng diện tích gieo trồng phân theo nhóm cây trong giai đoạn 1990 - 2016 như sau:

+ Cây lương thực tăng (8992,3 / 6474,6) x 100 = 138,9%.

+ Cây công nghiệp tăng (2844,6 / 1199,3) x 100 = 237,2%.

+ Cây rau đậu, cây ăn quả, cây khác tăng (2967,2 / 1366,1) x 100 = 217,2%.

Như vậy, ta thấy cây công nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, tiếp đến là câu rau đậu, cây ăn quả, cây khác và cây lương thực tăng chậm nhất => Chọn D là đúng nhất.

Chọn D.

Tải xuống

Xem thêm các đề ôn thi vào lớp 10 môn Địa Lí có đáp án hay khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Đề thi vào lớp 10 môn Địa Lí (có đáp án) được các Giáo viên hàng đầu biên soạn theo cấu trúc ra đề thi Trắc nghiệm mới giúp bạn ôn luyện và giành được điểm cao trong kì thi vào lớp 10 môn Địa Lí.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 9 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên