Đề thi Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án năm 2024 (10 đề)

Với Đề thi Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án năm 2024 (10 đề), chọn lọc giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong bài thi Giữa kì 2 Tiếng việt 3.

Đề thi Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án năm 2024 (10 đề)

Để mua trọn bộ Đề thi Tiếng Việt lớp 4 bản word có lời giải chi tiết, đẹp mắt, quý Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

Quảng cáo

I. Đọc thành tiếng: (5 điểm)

Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh.

Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ tuần 19 đến tuần 27 (Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học cấp tiểu học học kì 2 theo công văn số 1125/BGDĐT-GDTH ngày 31 tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ GDĐT), giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi học sinh lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, thơ khoảng 90 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu.

II. Đọc hiểu: (5 điểm)

Đọc thầm bài văn sau:

NGƯỜI CHẠY CUỐI CÙNG

Cuộc đua ma-ra-thon hàng năm ở thành phố tôi thường diễn ra vào mùa hè. Nhiệm vụ của tôi là ngồi trong xe cứu thương, theo sau các vận động viên, phòng khi có ai đó cần được chăm sóc y tế. Anh tài xế và tôi ngồi trong xe, phía sau hàng trăm con người, chờ tiếng súng lệnh vang lên.

Khi đoàn người tăng tốc, nhóm chạy đầu tiên vượt lên trước. Chính lúc đó hình ảnh một người phụ nữ đập vào mắt tôi. Tôi biết mình vừa nhận diện được “Người chạy cuối cùng”. Bàn chân chị ấy cứ chụm vào mà đầu gối cứ đưa ra. Đôi chân tật nguyền của chị tưởng chừng như không thể nào bước đi được, chứ đừng nói là chạy.

Nhìn chị chật vật đặt bàn chân này lên trước bàn chân kia mà lòng tôi tự dưng thở dùm cho chị, rồi reo hò cổ động cho chị tiến lên. Tôi nửa muốn cho chị dừng lại nửa cầu mong chị tiếp tục. Người phụ nữ vẫn kiên trì tiến tới, quả quyết vượt qua những mét đường cuối cùng.

Vạch đích hiện ra, tiếng người la ó ầm ĩ hai bên đường. Chị chầm chậm tiến tới, băng qua, giật đứt hai đầu sợi dây cho nó bay phấp phới sau lưng tựa như đôi cánh.

Kể từ hôm đó, mỗi khi gặp phải tình huống quá khó khăn tưởng như không thể làm được, tôi lại nghĩ đến “Người chạy cuối cùng”. Liền sau đó mọi việc trở nên nhẹ nhàng đối với tôi.

Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng khoanh tròn và hoàn thành các bài tập sau:

Câu 1: Nhiệm vụ của nhân vật “Tôi” trong bài là: (0, 5 điểm)

A. Chăm sóc y tế cho vận động viên.

C. Bắn tiếng súng lệnh cho cuộc đua.

B. Lái xe cứu thương.

D. hò reo cổ vũ cho cuộc đua.

Câu 2: Không khí của cuộc thi ma-ra-thon thế nào? (0, 5 điểm)

Quảng cáo

A. Không khí của cuộc thi ma-ra-thon sôi nổi.

B. Không khí của cuộc thi ma-ra-thon buồn tẻ.

C. Không khí của cuộc thi ma-ra-thon bình thường.

D. Không khí của cuộc thi ma-ra-thon yên lặng.

Câu 3: Trong giải ma-ra-thon tác giả chú ý đến nhân vật nào nhất? (0, 5 điểm)

A. Chú ý đến những người trên xe cứu thương.

B. Chú ý đến những người chạy theo để cổ vũ.

C. Chú ý đến những người xuất phát đầu tiên.

D. Chú ý đến người xuất phát cuối cùng.

Câu 4: Giải Ma-ra-thon là giải: (1 điểm)

A. Giải ma-ra-thon dành cho người thích bơi lội.

B. Giải ma-ra-thon dành cho người thích đi xe đạp.

C. Giải ma-ra-thon dành cho người thích chạy bộ.

D. Giải ma-ra-thon dành cho người thích leo núi.

Câu 5: “Người chạy cuối cùng” trong cuộc đua là ai ? Có đặc điểm gì ? (1 điểm)

Viết câu trả lời của em:

Câu 6: Đoạn cuối bài: “Kể từ hôm đó, …nhẹ nhàng đối với tôi” tác giả muốn khuyên em điều gì ? (1 điểm)

Viết câu trả lời của em:

Câu 7: Câu “Bàn chân chị ấy cứ chụm vào mà đầu gối cứ đưa ra.” (0, 5 điểm)

A. Câu khiến.

B. Câu kể Ai là gì?

C. Câu kể Ai thế nào?

D. Câu kể Ai làm gì?

Câu 8: Dòng nào sau đây chỉ toàn là từ láy? (0, 5 điểm)

Quảng cáo

A. Xanh um, lộng lẫy, ngay ngáy, rực rỡ, mênh mông.

B. Rực rỡ, lộng lẫy, xanh um, ngay ngáy, bờ bến.

C. Rực rỡ, lộng lẫy, xanh um, ngay ngáy, ấm áp.

D. Rực rỡ, lộng lẫy, xúm xít, ngay ngáy, ấm áp.

Câu 9: Trong câu: “Bàn chân chị ấy cứ chụm vào mà đầu gối cứ đưa ra.” (1 điểm)

Chủ ngữ là:

………………..…………………………………………………………

Vị ngữ là:

…………………………………………………………………………….

Câu 10: Em đặt câu kể “Ai là gì?” để khen chị vận động viên đã chiến thắng: (1 điểm)

Viết câu trả lời của em: …………………………………………………………………………….

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (5 điểm)

Giáo viên đọc cho học sinh viết bài (Họa sĩ Tô Ngọc Vân). SGK Tiếng việt 4, tập 2, trang 56.

II. Tập làm văn: (5 điểm)

Đề bài: Tả cây bóng mát mà em yêu thích nhất.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (5 điểm)

Đánh giá, cho điểm. Giáo viên đánh giá, cho điểm dựa vào những yêu cầu sau:

a. Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu (không quá 1 phút): 0, 5 điểm

(Đọc từ trên 1 phút – 2 phút: 0, 25 điểm; đọc quá 2 phút: 0 điểm)

b. Đọc đúng tiếng, đúng từ, trôi chảy, lưu loát: 1 điểm

(Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0, 5 điểm; đọc sai 5 tiếng trở lên: 0 điểm)

c. Ngắt nghỉ hơi ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 0, 5 điểm

(Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 - 3 chỗ: 0, 25 điểm; ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm)

Quảng cáo

d. Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm

(Trả lời chưa đầy đủ hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0, 5 điểm; trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm)

* Lưu ý: Đối với những bài tập đọc thuộc thể thơ có yêu cầu học thuộc lòng, giáo viên cho học sinh đọc thuộc lòng theo yêu cầu.

II. Đọc hiểu: (5 điểm). Học sinh thực hiện đúng mỗi câu được 1 điểm.

Học sinh dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập đạt số điểm như sau:

Câu 1: Đáp án A

Câu 2: Đáp án A

Câu 3: Đáp án D

Câu 4: Đáp án C

Câu 5: Người chạy cuối cùng là một phụ nữ. Người phụ nữ có đôi bàn chân tật nguyền.

Câu 6: Học sinh nêu ý : Khi gặp công việc khó khăn , chúng ta quyết tâm thì mọi việc sẽ thành công tốt đẹp.

Câu 7: Đáp án C

Câu 8: Đáp án D

Câu 9: Trong câu: “Bàn chân chị ấy cứ chụm vào mà đầu gối cứ đưa ra.” (1 điểm)

Chủ ngữ: Bàn chân chị ấy

Vị ngữ: cứ chụm vào mà đầu gối lại đưa ra

Câu 10: Em đặt câu kể “Ai là gì?” để khen chị vận động viên đã chiến thắng: (1 điểm)

Chị là người rất kiên trì

hoặc Chị là người đáng quý .

hoặc Chị là người chiến thắng

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả: (5 điểm)

- GV đọc cho HS viết, thời gian HS viết bài khoảng 15 phút.

- Đánh giá, cho điểm: Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ và đúng theo đoạn văn (thơ) 2 điểm.

- Học sinh viết mắc từ 2 lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định) : trừ 0, 5 điểm.

Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn, …bị trừ 1 điểm toàn bài.

II. Tập làm văn: (5 điểm)

Đánh giá, cho điểm

- Đảm bảo được các yêu cầu sau, được 8 điểm:

+ Học sinh viết được một bài văn thể loại theo yêu cầu của đề (có mở bài, thân bài, kết bài) một cách mạch lạc, có nội dung phù hợp theo yêu cầu của đề bài.

+ Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.

+ Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch đẹp.

- Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm phù hợp với thực tế bài viết.

* Bài đạt điểm 8 khi học sinh có sử dụng ít nhất từ 1 đến 2 biện pháp nghệ thuật trong làm bài.

Lưu ý: Học sinh viết bài tùy theo mức độ mà GV cho điểm đúng theo bài làm của học sinh.

Trong lúc ra đề cũng như hướng dẫn chấm không tránh khỏi sai sót, mong quý thầy cô chỉnh lại dùm thành thật cám ơn!.

Đề thi Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án năm 2024 (10 đề)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (5 điểm)

Thời gian cho mỗi em khoảng 1-2 phút.

Giáo viên kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng đối với học sinh các bài Tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 27 trong SGK Tiếng Việt 4, Tập hai.

II. Đọc hiểu: (5 điểm)

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi

CÂY XOÀI

Ba tôi trồng một cây xoài. Giống xoài quả to, ngọt và thơm lừng. Mùa xoài nào cũng vậy, ba đều đem biếu chú Tư nhà bên vài ba chục quả.

Bỗng một năm gió bão làm bật mấy chiếc rễ. Thế là cây xoài nghiêng hẳn một nửa sang vườn nhà chú Tư. Rồi đến mùa quả chín, tôi trèo lên cây để hái. Sơn (con chú Tư) cũng đem cây có móc ra vin cành xuống hái. Tất nhiên tôi ở trên cây nên hái được nhiều hơn. Hái xong, ba tôi vẫn đem biếu chú Tư vài chục quả . Lần này thì chú không nhận. Đợi lúc ba tôi đi vắng, chú Tư ra đốn phần cây xoài ngã sang vườn chú . Các cành thi nhau đổ xuống. Từng chiếc lá xoài rơi lả tả, nhựa cây ứa ra . Ba tôi về thấy vậy chỉ thở dài mà không nói gì.

Mùa xoài lại đến. Lần này, ba tôi cũng đem biếu chú Tư vài chục quả . Tôi liền phản đối. Ba chỉ nhỏ nhẹ khuyên tôi:

- Chú Tư sống dở, mình phải sống hay như thế mới tốt, con ạ !

Tôi tức lắm nhưng đành phải vâng lời. Lần này chú chỉ nhận mấy quả thôi. Nhưng từ đó cây xoài cành lá lại xum xuê. Đến mùa, cây lại trĩu quả và Sơn cũng chẳng còn ra tranh hái với tôi nữa.

Đơn giản thế nhưng ba tôi đã dạy cho tôi cách sống tốt ở đời.

Mai Duy Quý

Khoanh vào chữ cái có câu trả lời đúng:

Câu 1. Ai đã trồng cây xoài? (0,5 điểm)

a. Ông bạn nhỏ.

b. Mẹ bạn nhỏ.

c. Ba bạn nhỏ.

Câu 2. Tại sao chú hàng xóm lại không nhận xoài biếu như mọi năm? (0,5 điểm)

a. Vì chú không thích ăn xoài.

b. Vì xoài năm nay không ngon.

c. Vì chú thấy con mình cũng hái xoài.

Câu 3. Ba của bạn nhỏ đã có thái độ như thế nào khi thấy cây xoài bị đốn phần cành ngả sang nhà hàng xóm ? (1 điểm)

Câu 4. Đợi lúc ba bạn nhỏ đi vắng chú Tư đã làm gì? (0,5 điểm)

a. Dựng phần cây xoài bị ngã sang vườn nhà chú lên.

b. Chặt phần cây xoài bị ngã sang vườn nhà chú.

c. Để nguyên phần cây xoài bị ngã ở vườn nhà mình.

Câu 5. Bạn nhỏ đã rút ra điều gì qua câu chuyện này? (1 điểm)

a. Không nên cãi nhau với hàng xóm.

b. Bài học về cách sống tốt ở đời.

c. Không nên chặt cây cối.

Câu 6. Thái độ của bạn nhỏ như thế nào khi ba bảo bạn mang xoài sang biếu chú Tư? (0,5 điểm)

a. Tức giận.

b. Vui vẻ.

c. Không nói gì.

Câu 7. Khoanh vào từ không thuộc nhóm có lợi cho sức khỏe:

Tập thể dục, nghỉ mát, khiêu vũ, đánh bóng bàn, nhảy dây, hút thuốc lá, bơi lội

Câu 8. Ghi lại câu kể Ai làm gì? có trong các câu sau: (0,5 điểm)

“Ba tôi trồng một cây xoài. Giống xoài quả to, ngọt và thơm lừng… “

Câu 9. Tìm một số từ thể hiện nét đẹp trong tâm hồn tính cách của người cha trong câu chuyện trên. (1 điểm)

Câu 10. Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong câu sau: (1 điểm)

“Tiếng lá rơi xào xạc.”

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (5 điểm)

Thời gian: 15 phút

Bài “Bãi ngô” (Sách Tiếng Việt 4, tập 2, trang 30; 31)

Viết đầu bài và đoạn “Thế mà chỉ ít lâu sau … làn áo mỏng óng ánh.”

II. Tập làm văn: (5 điểm)

Thời gian: 40 phút

Đề bài: Thiên nhiên xung quanh em rất nhiều cây xanh. Hãy tả một cây bóng mát hoặc cây ăn quả hoặc cây ra hoa mà em yêu thích.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (5 điểm)

Học sinh đọc một đoạn văn thuộc một trong các bài sau và trả lời 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài đọc do giáo viên nêu.

1. Trống đồng Đông Sơn

(Đoạn từ “Trống đồng Đông Sơn … nhảy múa.”, sách Tiếng Việt 4, tập 2 - trang 17)

2. Sầu riêng

(Đoạn từ “Sầu riêng … trổ vào cuối năm.”, sách Tiếng Việt 4, tập 2 - trang 34)

3. Hoa học trò

(Đoạn từ “Mùa xuân … bất ngờ dữ vậy.”, sách Tiếng Việt 4, tập 2 - trang 43)

4. Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.

(Đoạn từ “Em cu Tai … vung chày lún sân.”, sách Tiếng Việt 4, tập 2 - trang 48)

II. Đọc hiểu: (5 điểm)

Vùng đất duyên hải

Ninh Thuận - vùng đất duyên hải quanh năm nắng gió - là nơi có nhiều khu vực làm muối nổi tiếng bậc nhất của cả nước như Cà Ná, Đầm Vua.

Nhờ thời tiết khô ráo, lượng mưa thấp, đất phù sa giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt, người dân Ninh Thuận đã phát triển mô hình trồng nho thành công. Vườn nho Ba Mọi có diện tích khoảng 15.000m2 là điểm du lịch sinh thái luôn mở rộng cửa chào đón du khách. Ninh Thuận có những đồi cát mênh mông trông giống sa mạc. Một bên là núi, một bên là biển, con đường nối dài bởi rừng nho, ruộng muối đã tạo nên tuyến đường ven biển lãng mạn nhất Việt Nam.

Đến Ninh Thuận, chỉ cần dậy thật sớm ra biển Ninh Chữ đón bình minh lên, bạn sẽ được trải nghiệm sống trong không khí mua bán tươi vui của cảng cá hay tham gia kéo lưới với ngư dân làng chài.

Trên hành trình rong ruổi khám phá Ninh Thuận, bạn sẽ được hưởng những luồng gió mát mẻ thổi về từ biển, không khí khô nhẹ dễ chịu, nắng nhiều nhưng không ra mồ hôi.

Ngoài những vườn nho xanh mướt, tháp Chàm cổ kính hay với biển xanh cát trắng, Ninh Thuận còn có những cánh đồng cừu rộng lớn… Đồng cừu An Hòa với số lượng đàn rất lớn từ vài trăm cho đến cả ngàn con.

Theo Tạp chí Du lịch

Em đọc thầm bài “Vùng đất duyên hải” rồi làm các bài tập sau:

Câu 1. (Đánh dấu × vào ô trống trước ý đúng nhất). Ninh Thuận là vùng đất:

□ ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ nước ta.

□ duyên hải quanh năm nắng gió.

□ ở cao nguyên Đắk Lắk, Tây Nguyên.

□ ngập trũng quanh năm ở đồng bằng Nam Bộ

Câu 2. (Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống). Điều kiện thuận lợi để Ninh Thuận trồng nho thành công là:

□ Thời tiết khô ráo, lượng mưa thấp.

□ Đồi cát mênh mông trông giống sa mạc.

□ Đất phù sa giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt.

Câu 3. Đến biển Ninh Chữ lúc bình minh, du khách sẽ được trải nghiệm những gì?

……………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………..

Câu 4. Hãy nối từ ở cột A với từ ở cột B cho thích hợp.

A

B

Biển Ninh Chữ


Cánh đồng cừu rộng lớn đến cả ngàn con

Đồng cừu An Hòa


Tham gia kéo lưới với ngư dân làng chài

Vườn nho Ba Mọi


Có tuyến đường ven biển lãng mạn nhất Việt Nam

Ninh Thuận


Điểm du lịch sinh thái luôn mở cửa đón du khách

Câu 5. Ngoài Ninh Thuận, em hãy viết một câu giới thiệu một cảnh đẹp khác của Việt Nam mà em biết.

……………………………………………………………………………………...

………………………………………………………………………………….......

Câu 6. Câu “Ninh Thuận có những đồi cát mênh mông trông giống sa mạc.” có:….. tính từ. Đó là từ: ……………………

(Em hãy đánh dấu × vào ô trước ý đúng nhất của câu 7)

Câu 7. Trong bài đọc có một dấu gạch ngang. Dấu gạch ngang đó có tác dụng là:

□ Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.

□ Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.

□ Đánh dấu phần chú thích trong câu văn.

□ Đánh dấu các ý được liệt kê trong đoạn văn.

Câu 8. Trong đoạn 4: “Trên hành trình rong ruổi…………………không ra mồ hôi”.

Em hãy tìm và ghi lại:

- Từ láy là động từ: …………………….

- Từ láy là tính từ: ………………………

Câu 9. Hãy nối từ ở cột A với từ ở cột B cho thích hợp.

A

B

Người dân Ninh Thuận trồng nho, nuôi cừu.



Ai làm gì?

Cà Ná, Đầm Vua là khu vực làm muối nổi tiếng.


Ai thế nào?

Gió mát thổi về từ biển, không khí khô nhẹ dễ chịu.



Ai là gì?

Vườn nho Ba Mọi là điểm du lịch sinh thái.



Câu 10. Em hãy đặt một câu kể Ai thế nào? để chỉ đặc điểm bên ngoài hoặc tính tình một bạn trong lớp mà em yêu mến.

………………………………………………………………………………….......

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (5 điểm)

Nghe – viết: Bài Sầu riêng ( TV 4, Tập 2, Trang 35), viết từ: Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm...đến tháng năm ta.

II. Tập làm văn: (5 điểm)

Đề bài: Em hãy tả lại một cây mà em yêu thích.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (5 điểm)

Đoạn thứ nhất: 

Trời đang nắng như đổ lửa, không khí xung quanh ngột ngạt, nhễ nhại. Trong khoảnh khắc, trời nhạt dần. Đi chưa hết một con phố, trời nổi giông quay cuồng. Và mưa đến. Bất ngờ. Có rất nhiều người không kịp tìm nơi trú ẩn. Không gian nhòa trong màn trắng của mưa hạ. Rồi, sấm nổ đùng đoàng. Chớp như xé toạc bầu trời đen kịt. Tiếng mưa rơi lộp bộp trên mái tôn, loong boong trong chiếc thùng hứng nước, đồm độp trên phiến nứa, gõ chan chát vào tàu lá chuối.

(CƠN MƯA MÙA HẠ - Theo Câu lạc bộ tản văn Hà Nội)

Câu hỏi: Đoạn văn trên nói về điều gì?

Đoạn thứ hai:

Thời tiết mùa đông rất lạnh giá. Nhưng khi có ánh nắng Mặt Trời vào ban ngày thì thời tiết ấm lên rất nhiều. Vậy là ban ngày nóng, ban đêm lạnh, hơn nữa sự chênh lệch giữa lạnh và nóng là rất lớn. Do đó thực vật rất dễ bị xâm hại. Nếu thực vật được quét vôi trắng, màu trắng sẽ phản xạ lại ánh sáng Mặt Trời và các tia bức xạ, tránh hiện tượng nhiệt độ trong thân cây tăng quá cao, giảm độ chênh lệch nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm. Vì vậy cây sẽ không bị tổn thương.

(TAI SAO PHẢI QUÉT VÔI CHO THÂN CÂY VÀO MÙA ĐÔNG? Theo Mười vạn câu hỏi vì sao)

Câu hỏi: Người ta thường quét vôi trắng vào thân các cây để làm gì?

II. Đọc hiểu: (5 điểm)

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

Câu chuyện về túi khoai tây

Vào một buổi học, thầy giáo tôi mang vào lớp rất nhiều túi nhựa và một bao khoai tây thật to. Thầy chậm rãi giải thích với mọi người rằng, mỗi khi cảm thấy oán giận hoặc không muốn tha thứ lỗi lầm cho ai, hãy viết tên những người mình không ưa hay ghét hận rồi cho vào túi. Chỉ một lúc sau, chiếc túi nào của chúng tôi cũng đã căng nặng, đầy khoai tây. Thậm chí, có người một túi không chứa hết khoai, phải thêm một túi nhỏ kèm theo.

Sau đó thầy yêu cầu chúng tôi hãy mang theo bên mình túi khoai tây đó bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào trong thời gian một tuần lễ. Đến lớp thì mang vào chỗ ngồi, về nhà thì mang vào tận giường ngủ, thậm chí khi vui chơi cùng bạn bè cũng phải mang theo.

Chỉ sau một thời gian ngắn, chúng tôi đã bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và phiền toái vì lúc nào cũng có một túi khoai tây nặng nề kè kè bên cạnh. Tình trạng này còn tồi tệ hơn khi những củ khoai tây bắt đầu thối rữa, rỉ nước. Cuối cùng, chúng tôi quyết định xin thầy giáo cho quẳng hết chõ khoai tây ấy đi và cảm thấy thật nhẹ nhàng, thoải mái trong lòng.

Lúc ấy, thầy giáo của chúng tôi mới từ tốn nói: "Các em thấy không, lòng oán giận hay thù ghét người khác đã làm cho chúng ta thật nặng nề và khổ sở! Càng oán ghét và không tha thứ cho người khác, ta càng giữ lấy gánh nặng khó chịu ấy mãi trong lòng. Lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta trao tặng mọi người, mà nó còn là một món quà tốt đẹp để mỗi chúng ta dành tặng bản thân mình."

Lại Thế Luyện

Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Thầy giáo mang túi khoai tây đến lớp để làm gì?

a. Để cho cả lớp liên hoan.

b. Để giáo dục cho cả lớp một bài học về lòng vị tha.

c. Để cho cả lớp học môn sinh học.

d. Để hướng dẫn học sinh cách trồng cây khoai tây.

Câu 2: Túi khoai tây đã gây ra điều gì phiền toái?

a. Đi đâu cũng mang theo.

b. Các củ khoai tây bị thối rữa, rỉ nước.

c. Đi đâu cũng mang theo những củ khoai tây vừa nặn vừa bị thối rữa, rỉ nước.

d. Muốn vứt nhưng thầy giáo lại không đồng ý.

Câu 3: Theo thầy giáo, vì sao nên có lòng vị tha, cảm thông với lỗi lầm của người khác?

a. Vì sự oán giận hay thù ghét không mang lại lợi ích gì; nếu có lòng vị tha và có sự cảm thông sẽ đem lại niềm hạnh phúc cho bản thân và cũng là món quà tặng cho mọi người.

b. Vì càng oán ghét và không tha thứ cho người khác, ta càng giữ lấy gánh nặng khó chịu ấy mãi trong lòng.

c. Vì lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta trao tặng mọi người, mà đó còn là một món quà tốt đẹp để mỗi chúng ta dành tặng bản thân mình.

d. Vì lòng oán giận hay thù ghét người khác đã làm cho chúng ta thật nặng nề và khổ sở!

Câu 4: Theo em, thế nào là lòng vị tha?

a. Rộng lòng tha thứ.

b. Cảm thông và chia sẻ.

c. Rộng lòng tha thứ, không hề có sự cố chấp; biết cảm thông và chia sẻ.

d. Không hẹp hòi, ích kỉ và biết tha thứ cho người khác khi họ biết lỗi.

Câu 5: Hãy nêu suy nghĩ của em về cách giáo dục của thầy giáo thú vị ở chỗ nào?

Câu 6: Từ câu chuyện trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân?

Câu 7: Hãy đặt 1 câu văn có sử dụng dấu gạch ngang được dùng để chú thích?

Câu 8: Em hãy đặt 1 câu văn theo kiểu câu Ai thế nào?

Câu 9: Tất cả các bạn đều tham gia đêm Hội diễn văn nghệ 26-3.

Hãy viết câu trên thành câu khiến?

Câu 10: Em hãy đặt 1 câu kể "Ai làm gì ?" có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa?

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (5 điểm)

Nghe viết đoạn văn sau:

Mua giầy

Một người định mua cho mình một đôi giày. Trước khi đi, anh ta đo vẽ kích thước chân mình lên một tờ giấy. Đến tiệm chọn giày, anh ta phát hiện mình để quên tờ giấy ở nhà nên nói với chủ tiệm:

- Tôi để quên cái mẫu đo ở nhà, để tôi chạy về lấy mẫu.

Xong anh ta vội vàng chạy về nhà lấy tờ giấy. Khi quay lại thì cửa hàng đã đóng cửa và anh ta không mua được giày.

Có người hỏi anh:

- Tại sao lúc đó anh không lấy ngay chân của anh mang thử giày?

- Tôi thà tin sự đo mẫu hơn là tin ở đôi chân của mình! – anh ta trả lời.

Theo Truyện ngụ ngôn hay

II. Tập làm văn: (5 điểm)

Chọn một trong hai đề bài sau:

1) Hãy tả một loài hoa em yêu thích.

2) Đặt mình vào vai một loài hoa em yêu thích, viết bài văn giới thiệu về vẻ đẹp của mình

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 5)

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (5 điểm)

(GV kiểm tra đọc thành tiếng một đoạn trong các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 24 ở SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 kết hợp trả lời câu hỏi đối với từng HS)

II. Đọc hiểu: (5 điểm)

Đọc bài sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới

HÌNH DÁNG CỦA NƯỚC

Màn đêm đã buông xuống. Trong không gian yên ắng chỉ còn nghe thấy tiếng tí tách của những hạt mưa rơi. Nằm trong nhà bếp ghé mắt ra cửa sổ, anh Đũa Kều hỏi bác Tủ Gỗ.

- Bác Tủ Gỗ ơi, nước thì có hình gì bác nhỉ? Không kịp để bác Tủ Gỗ lên tiếng, Cốc Nhỏ nhanh nhảu:

- Tất nhiên là nước có hình chiếc cốc rồi. Anh Đũa Kều chưa bao giờ nhìn thấy nước được đựng vừa in trong những chiếc cốc xinh xắn à? Bát Sứ không đồng tình, ngúng nguẩy:

- Cốc Nhỏ nói sai rồi! Nước có hình giống một chiếc bát. Mọi người vẫn đựng nước canh trong những chiếc bát mà.

Chai Nhựa gần đấy cũng không chịu thua:

- Nước có hình dáng giống tôi. Cô chủ nhỏ lúc nào chẳng dùng tôi để đựng nước uống.

Cuộc tranh cãi ngày càng gay gắt. Bác Tủ Gỗ lúc này mới lên tiếng:

- Các cháu đừng cãi nhau nữa! Nước không có hình dạng cố định. Trong tự nhiên nước tồn tại ba thể: rắn, lỏng, khí. Ở thể rắn nước tồn tại dưới dạng băng. Ở thể khí nước tồn tại ở dạng hơi nước và nước chúng ta sử dụng hàng ngày để sinh hoạt là thể lỏng.

Tất cả mọi người lắng nghe chăm chú và nhìn nhau gật gù:

- Ô! Hóa ra là như vậy. Chúng cháu cảm ơn bác Tủ Gỗ.

Lê Ngọc Huyền

Em trả lời mỗi câu hỏi, làm mỗi bài tập theo một trong hai cách sau:

- Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời em chọn.

- Viết ý kiến của em vào chỗ trống.

Câu 1: Cốc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ tranh cãi nhau về điều gì?

a. Tác dụng của nước.

b. Hình dáng của nước.

c. Mùi vị của nước.

d. Màu sắc của nước

Câu 2: Ý kiến của Cốc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ về hình dáng của nước có gì giống nhau?

a. Nước có hình chiếc cốc.

b. Nước có hình cái bát.

c. Nước có hình như vật chứa nó.

d. Nước có hình cái chai.

Câu 3: Lời giải thích của bác Tử Gỗ giúp ba bạn Bát Sứ, Cốc Nhỏ và Chai Nhựa hiểu được điều gì về hình dáng của nước?

a. Nước không có hình dáng cố định.

b. Nước có hình dáng giống với vật chứa đựng nó.

c. Nước tồn tại ở thể rắn và thê lỏng và khí

d. Nước tồn tại ở thể thể lỏng và thể khí.

Câu 4: Vì sao ba bạn Cốc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ đã tranh cãi gay gắt?

a. Các bạn không giữ được bình tĩnh khi có ý kiến khác mình.

b. Các bạn không nhìn sự việc từ góc nhìn của người khác.

c. Các bạn không có hiểu biết đầy đủ về điều đang được bàn luận.

d. Cả ba ý trên.

Câu 5: 

a) Nối các hình ảnh dưới đây với thể tồn tại của nước.

Đề thi Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án năm 2024 (10 đề)

a. Thể khí b. Thể rắn c. Thể lỏng

b) Cho một ví dụ về thể rắn của nước:...

Câu 6: Trong giờ học, cô giáo yêu cầu cả lớp thảo luận theo nhóm đôi về một vấn đề. Em và người bạn ngồi cùng bàn có ý kiến khác nhau. Khi đó em sẽ làm gì và có thái độ như thế nào? Viết 1-2 câu để trả lời.

Câu 7: Từ nào không điền được vào chỗ trống trong câu sau: Đũa Kêu chưa bao giờ nhìn thấy nước được đựng vừa in trong những chiếc cốc.....................à?

a. nhỏ xinh

b. xinh xinh

c. xinh tươi

d. xinh xắn

Câu 8: Dòng nào nêu đúng bộ phận chủ ngữ của câu sau: Cô chủ nhỏ lúc nào cũng dùng tôi để đựng nước uống.

a. Cô chủ

b. Cô chủ nhỏ

c. Cô chủ nhỏ lúc nào

d. Cô chủ nhỏ lúc nào cũng dùng tôi

Câu 9: Chuyển câu khiến của bác Tủ Gỗ thành hai câu cầu khiến mới bằng cách sử dụng từ cầu khiến khác.

a)............................................................................................................................

b)............................................................................................................................

Câu 10: Viết câu văn tả một giọt sương trong đó có sử dụng từ ngữ gợi tả và biện pháp so sánh.

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (5 điểm)

Viết bài Khuất phục tên cướp biển

(từ "Cơn tức giận ..... như con thú dữ nhốt chuồng" - Sách Tiếng Việt 4, tập 2, tr 67)

II. Tập làm văn: (5 điểm)

Hãy viết 1 bài văn tả về cây cối mà em yêu thích nhất.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 6)

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (5 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Chuyện cổ tích về loài người (Trang 9 – TV4/T2)

2. Bốn anh tài (tiếp) (Trang 13 – TV4/T2)

3. Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa (Trang 21 – TV4/T2)

4. Sầu riêng (Trang 34 – TV4/T2)

5. Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (Trang 48 – TV4/T2)

6. Đoàn thuyền đánh cá (Trang 59 – TV4/T2)

7. Khuất phục tên cướp biển (Trang 66 – TV4/T2)

8. Thắng biển (Trang 76 – TV4/T2)

9. Con sẻ (Trang 90 – TV4/T2)

II. Đọc hiểu: (5 điểm)

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

SỰ SẺ CHIA BÌNH DỊ

Thanh đứng xếp hàng ở bưu điện để mua tem gửi thư. Ngay sau Thanh là một người phụ nữ với hai đứa con còn rất nhỏ. Hai đứa nhỏ khóc lóc, không chịu đứng yên trong hàng. Bà mẹ trông cũng mệt mỏi và nhếch nhác như mấy đứa trẻ. Thấy thế, Thanh liền nhường chỗ của mình cho bà. Bà cảm ơn rồi vội vã bước lên.

Nhưng đến lượt Thanh thì bưu điện đóng cửa. Khi đó Thanh cảm thấy thực sự rất bực mình và hối hận vì đã nhường chỗ cho người khác. Chợt người phụ nữ quay sang Thanh nói: “Tôi cảm thấy rất ái ngại! Chỉ vì nhường chỗ cho tôi mà cô lại gặp khó khăn như vậy. Cô biết không, nếu hôm nay tôi không gửi phiếu thanh toán tiền gas, thì công ti điện và gas sẽ cắt hết nguồn sưởi ấm của gia đình tôi.”

Thanh sững người, không ngờ rằng chỉ đơn giản bằng một hành động nhường chỗ của mình, Thanh đã giúp người phụ nữ ấy và hai đứa trẻ qua được một đêm giá rét. Thanh rời khỏi bưu điện với niềm vui trong lòng. Thanh không còn có cảm giác khó chịu khi nghĩ đến việc lại phải lái xe đến bưu điện, tìm chỗ đậu xe và đứng xếp hàng nữa mà thay vào đó là cảm giác thanh thản, phấn chấn.

Kể từ ngày hôm đó, Thanh cảm nhận được sự quan tâm của mình đến mọi người có giá trị như thế nào. Thanh bắt đầu biết quên mình đi và biết chia sẻ với người khác vì Thanh nhận ra đôi khi chỉ một cử chỉ nhỏ, bình dị của mình cũng có thể làm ấm lòng, làm thay đổi hoặc tạo nên sự khác biệt và ý nghĩa cho cuộc sống của một người khác.

Ngọc Khánh

Câu 1. Vì sao nhân vật “Thanh” trong câu chuyện lại nhường chỗ xếp hàng cho mẹ con người phụ nữ đứng sau? (0.5 điểm)

A. Vì thấy mình chưa vội lắm.

B. Vì người phụ nữ trình bày lí do của mình và xin được nhường chỗ.

C. Vì thấy hoàn cảnh của mẹ con người phụ nữ thật đáng thương.

Câu 2. Sau khi nhường chỗ, vì sao nhân vật “Thanh” lại cảm thấy bực mình và hối hận? (0.5 điểm)

A. Vì thấy mẹ con họ không cảm ơn mình.

B. Vì thấy mãi không đến lượt mình.

C. Vì bưu điện chỉ làm việc đến mẹ con người phụ nữ là họ đóng cửa.

Câu 3. Việc gì xảy ra khiến nhân vật “Thanh” lại rời khỏi bưu điện với “niềm vui trong lòng”? (0.5 điểm)

A. Vì biết rằng việc làm của mình đã giúp cho một gia đình tránh được một đêm đông giá rét.

B. Vì đã mua được tem thư.

C. Vì đã không phải quay lại bưu điện vào ngày hôm sau.

Câu 4. Câu chuyện muốn nói với em điều gì? (0.5 điểm)

A. Cần phải biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ người khác.

B. Muốn được người khác quan tâm, cần phải biết quan tâm giúp đỡ người khác.

C. Giúp đỡ người khác sẽ được trả ơn.

Câu 5. Từ nào viết sai chính tả? (0.5 điểm)

A. con nai

B. hẻo lánh

C. lo toan

D. lo ấm

Câu 6. Từ nào viết sai? (0.5 điểm)

A. Bắc Kinh

B. An-đrây-ca

C. Ga-vrốt

D. Cô-péc-Ních

Câu 7. Gạch chân dưới trạng ngữ trong câu sau: (1 điểm)

Khi mùa hè đến, hoa phượng đỏ rực.

Ý nghĩa của trạng ngữ trên là: 

Câu 8. Câu sau thuộc kiểu câu gì? Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu? (1 điểm)

Đã sang tháng ba, đồng cỏ vẫn giữ nguyên vẻ đẹp như hồi đầu xuân. 

Câu 9. Em có nhận xét và cảm nhận điều gì về nhân vật “Thanh” đã nhường chỗ cho mẹ con người phụ nữ đứng xếp hàng trong bài văn trên. (1 điểm)

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (5 điểm)

Con sẻ

   Sẻ già lao đến cứu con, lấy thân mình phủ kín sẻ con. Giọng nó yếu ớt nhưng hung dữ và khản đặc. Trước mắt nó, con chó như một con quỷ khổng lồ. Nó sẽ hi sinh. Nhưng một sức mạnh vô hình vẫn cuốn nó xuống đất. 

   Con chó của tôi dừng lại và lùi... Dường như nó hiểu rằng trước mặt nó có một sức mạnh. Tôi vội lên tiếng gọi con chó đang bối rối ất tránh ra xa, lòng đầy thán phục.

   Vâng, lòng tôi đầy thán phục, xin bạn đừng cười. Tôi kính cẩn nghiêng mình trước con chim sẻ bé bỏng dũng cảm kia, trước tình yêu của nó.

II. Tập làm văn: (5 điểm)

Đề bài: Tả một loài hoa em thích

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 7)

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (5 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Chuyện cổ tích về loài người (Trang 9 – TV4/T2)

2. Bốn anh tài (tiếp) (Trang 13 – TV4/T2)

3. Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa (Trang 21 – TV4/T2)

4. Sầu riêng (Trang 34 – TV4/T2)

5. Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (Trang 48 – TV4/T2)

6. Đoàn thuyền đánh cá (Trang 59 – TV4/T2)

7. Khuất phục tên cướp biển (Trang 66 – TV4/T2)

8. Thắng biển (Trang 76 – TV4/T2)

9. Con sẻ (Trang 90 – TV4/T2)

II. Đọc hiểu: (5 điểm)

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Chiếc nón mẹ làm

An-đrây được mẹ may cho một chiếc nón mới. Chiếc nón màu đỏ được điểm xuyết bằng một miếng vải màu xanh ở chính giữa. An-đrây hãnh diện và muốn khoe với mọi người chiếc nón của mình. Thế là, cậu đến quảng trường nơi sắp diễn ra trận bóng của hoàng gia.

Tại đây, An-đrây gặp công chúa và nhà vua. Công chúa mặc một chiếc váy bằng lụa trắng đính nơ vàng tuyệt đẹp. Nàng tháo sợi dây chuyền của mình đeo vào cổ cậu bé và bảo:

- Này em, hãy đưa chiếc nón cho ta.

An-đrây lắc đầu. Thình lình, nhà vua oai vệ bước tới. Nhà vua khoác chiếc áo choàng đỏ tía. Chiếc vương miện bằng vàng lấp lánh trên mái tóc gợn sóng trắng phau của ngài. Nhà vua mỉm cười:

- Ngươi sẽ đổi chiếc nón lấy chiếc vương miện bằng vàng của ta chứ?

An-đrây sững sờ nhìn đức vua. Khi nhà vua cầm chiếc vương miện tiến đến gần cậu. Cậu phóng như tên bắn ra khỏi quảng trường. Cậu chạy nhanh đến nỗi sợi dây chuyền rơi ra khỏi cổ nhưng chiếc nón vẫn còn nguyên trên đầu.

Về nhà, An-đrây sà vào lòng mẹ và lo lắng kể hết mọi việc cho mẹ nghe.Mẹ ôm An-đrây thật chặt, rồi âu yếm hôn cậu bé:

- Dù cho con có đội vương miện bằng vàng thì trông con vẫn, không tuyệt như khi đội chiếc mũ mẹ làm.

An-đrây lại cảm thấy vui vẻ như trước.

Sưu tầm

Câu 1. Trong bài, An-đrây hãnh diện vì được mẹ tặng cho: (0.5 điểm)

A. một chiếc áo mới bằng lụa trắng.

B. một chiếc áo choàng màu đỏ tía.

C. một sợi dây chuyền bằng vàng.

D. một chiếc nón tự tay mẹ may.

Câu 2. Món quà mà mẹ tặng An-đrây có đặc điểm là: (0.5 điểm)

A. Một chiếc nón vải màu đỏ, điểm xuyết một miếng vải xanh ở chính giữa .

B. Mẹ tốn rất nhiều tiền để mua chiếc nón này ở cửa hàng thiếu nhi.

C. Công chúa và nhà vua không thích chiếc nón của An-đrây ca.

D. Có đính một hạt kim cương to trên mũ.

Câu 3. Vì sao An-đrây không muốn đổi chiếc nón cho công chúa, cho nhà vua? (0.5 điểm)

Câu 4. Trong bài, người mẹ thấy An-đrây đẹp tuyệt lúc nào? (1 điểm)

Câu 5. Qua bài đọc trên, em có cảm nhận gì về An-đrây. Hãy viết vài dòng nói lên suy nghĩ của em về bạn ấy. (1 điểm)

Câu 6. Vị ngữ trong câu “Chiếc mũ màu đỏ được điểm xuyết bằng một miếng vải màu xanh ở chính giữa.” là những từ ngữ: (1 điểm)

Câu 7. Nối câu ở cột A với đúng kiểu câu ở cột B (1 điểm)

A

B

Người mẹ ôm An-đrây thật chặt, rồi âu yếm hôn cậu bé.



Ai là gì?

Mẹ An-đrây là người khéo tay nhất nhà.



Ai thế nào?

An-đrây lại cảm thấy vui vẻ như trước



Ai làm gì?

Câu 8. Em hãy đặt một câu kể Ai là gì? Để giới thiệu hoặc nhận định về một người bạn mà em yêu quý. (1 điểm)

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (5 điểm)

Khuất phục tên cướp biển

Trông bác sĩ lúc này với gã kia thật khác nhau một trời một vực. Một đằng thì đức độ, hiền từ mà nghiêm nghị. Một đằng thì nanh ác, hung hăng như con thú dữ nhốt chuồng. Hai người gườm gườm nhìn nhau. Rốt cục, tên cướp biển cúi gằm mặt, tra dao vào, ngồi xuống, làu bàu trong cổ họng.

Một lát sau, bác sĩ lên ngựa. Từ đêm ấy, tên chúa tàu im như thóc.

II. Tập làm văn: (5 điểm)

Đề bài: Tả một đồ dùng học tập của em.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 8)

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (5 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Chuyện cổ tích về loài người (Trang 9 – TV4/T2)

2. Bốn anh tài (tiếp) (Trang 13 – TV4/T2)

3. Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa (Trang 21 – TV4/T2)

4. Sầu riêng (Trang 34 – TV4/T2)

5. Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (Trang 48 – TV4/T2)

6. Đoàn thuyền đánh cá (Trang 59 – TV4/T2)

7. Khuất phục tên cướp biển (Trang 66 – TV4/T2)

8. Thắng biển (Trang 76 – TV4/T2)

9. Con sẻ (Trang 90 – TV4/T2)

II. Đọc hiểu: (5 điểm)

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

CÔ GIÁO VÀ HAI EM NHỎ

Nết sinh ra đã bất hạnh với bàn chân trái thiếu ba ngón. Càng lớn, đôi chân Nết lại càng teo đi và rồi Nết phải bò khi muốn di chuyển.

Khi em Na vào lớp Một, ở nhà một mình Nết buồn lắm, chỉ mong Na chóng tan trường về kể chuyện ở trường cho Nết nghe. Na kể rất nhiều về cô giáo: tà áo dài của cô trắng muốt, miệng cô cười tươi như hoa, cô đi nhẹ nhàng đến bên từng học sinh dạy các bạn viết, vẽ...Nghe Na kể, Nết ước mơ được đi học như Na.

Trong một tiết học vẽ, cô giáo cầm vở vẽ của Na. Na vẽ một cô gái đang cầm đôi đũa nhỏ đứng bên một cô gái. Na giải thich: “ Em vẽ một cô tiên đang gõ đôi đũa thần chữa đôi chân cho chị em, để chị em cũng được đi học”. Cô giáo ngạc nhiên khi biết chị gái Na bị tật nguyền. Tối hôm ấy, cô đến thăm Nết. Biết Nết ham học, mỗi tuần ba buổi tối, cô dạy Nết học.

Còn một tháng nữa là kết thúc năm học. Mấy hôm nay, cô giáo thường kể cho 35 học trò của mình về một bạn nhỏ. Đôi chân bạn ấy không may bị tê liệt nên bạn phải ngồi xe lăn nhưng bạn vẫn quyết tâm học. Có lúc đau tê cứng cả lưng nhưng bạn vẫn cố viết và viết rất đẹp. Năm học sau, bạn ấy sẽ vào học cùng các em. Nghe cô kể, mắt Na sáng lên, Na vui và tự hào về chị mình lắm.

Bố mẹ Nết rơm rớm nước mắt khi biết nhà trường sẽ đặc cách cho Nết vào học lớp Hai. Còn Nết, cô bé đang hình dung cách cô giáo cùng các bạn nhỏ xúm xít đầy chiếc xe lăn.

Theo Tâm huyết nhà giáo

Câu 1. Nết là một cô bé? (0,5 điểm)

A. Thích chơi hơn thích học.

B. Có hoàn cảnh bất hạnh.

C. Yêu mến cô giáo.

D. Thương chị.

Câu 2. Hoàn cảnh của bạn Nết có gì đặc biệt? (0,5 điểm)

A. Bị tật bẩm sinh và càng lớn đôi chân càng teo đi .

B. Gia đình Nết khó khăn không cho bạn đến trường.

C. Nết mồ côi cha mẹ từ nhỏ.

D. Nết học yếu nên không thích đến trường.

Câu 3. Vì sao cô giáo lại biết được hoàn cảnh của Nết mà giúp đỡ bạn? (0,5 điểm)

A. Vì cô gặp Nết đang ngồi xe lăn trên đường đi dạy về .

B. Vì Na đã kể cho cô nghe về hoàn cảnh của chị mình.

C. Vì ba mẹ đến trường kể cho cô nghe và xin cho Nết đi học.

D. Vì cô đọc được hoàn cảnh của nết trên báo.

Câu 4. Cô giáo đã làm gì để giúp Nết? (0,5 điểm)

A. Mua cho bạn một chiếc xe lăn.

B. Cho Nết sách vở để đến lớp cùng bạn.

C. Đến nhà dạy học, kể cho học trò nghe về Nết, xin cho Nết vào học lớp Hai

D. Nhờ học sinh trong lớp kèm cặp cho Nết việc học ở nhà cũng như ở trường.

Câu 5. Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? (1 điểm)

Câu 6. Em học được điều gì từ bạn Nết qua câu chuyện trên? (1 điểm)

Câu 7. Câu: “Na vẽ một cô gái đang cầm đôi đũa nhỏ đứng bên một cô gái.” thuộc kiểu câu kể nào? (1 điểm)

Câu 8. Trong giờ học, một bạn bên cạnh nói chuyện không nghe cô giảng bài, em đặt một câu khiến đề nghị bạn giữ trật tự trong giờ học: (1 điểm)

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (5 điểm)

Thắng biển

Một tiếng reo to nổi lên, rồi ầm ầm hơn hai chục thanh niên cả nam lẫn nữ, mỗi người vác một vác củi vẹt, nhảy xuống dòng nước đang cuốn dữ. Họ khoác vai nhau thành một sợi dây dài, lấy thân mình ngăn dòng nước mặn. Nước quật vào mặt, vào ngực, trào qua đầu hàng rào sống. Họ ngụp xuống, trồi lên, ngụp xuống. Trong đám thanh niên xung kích, có người ngã, có người ngạt. Nhưng những bàn tay khoác vai nhau vẫn cứng như sắt, và thân hình họ quấn chặt lấy những cọc tre đóng chắc, dẻo như chão. Tóc dài các cô quấn chặt vào cổ các cậu con trai, mồ hôi như suối, hòa lẫn với nước chát mặn. Đám người không sợ chết đã cứu được quãng đê sống lại.

II. Tập làm văn: (5 điểm)

Đề bài: Tả một cây cho bóng mát

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 9)

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (5 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Chuyện cổ tích về loài người (Trang 9 – TV4/T2)

2. Bốn anh tài (tiếp) (Trang 13 – TV4/T2)

3. Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa (Trang 21 – TV4/T2)

4. Sầu riêng (Trang 34 – TV4/T2)

5. Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (Trang 48 – TV4/T2)

6. Đoàn thuyền đánh cá (Trang 59 – TV4/T2)

7. Khuất phục tên cướp biển (Trang 66 – TV4/T2)

8. Thắng biển (Trang 76 – TV4/T2)

9. Con sẻ (Trang 90 – TV4/T2)

II. Đọc hiểu: (5 điểm)

CHIẾC LÁ

Chim sâu hỏi chiếc lá:

- Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!

- Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.

- Bạn đừng giấu ! Nếu bình thường vậy, sao bông hoa rất biết ơn bạn?

- Thật mà! Cuộc đời tôi rất bình thường. Ngày nhỏ tôi là một búp non. Tôi lớn dần lên thành một chiếc lá và cứ là chiếc lá như thế cho đến bây giờ.

- Thật như thế sao? Đã có lần nào bạn biến thành hoa, thành quả, thành một ngôi sao, thành vầng mặt trời đem lại niềm vui cho mọi người như trong các câu chuyện cổ tích mà bác gió thường rì rầm kể suốt đêm ngày chưa?

- Chưa. Chưa một lần nào tôi biến thành một thứ gì khác tôi cả. Suốt đời, tôi chỉ là một chiếc lá nhỏ nhoi bình thường.

- Thế thì chán thật! Bông hoa kia đã làm tôi thất vọng. Hoa ơi, bạn chỉ khéo bịa chuyện.

- Tôi không bịa chút nào đâu. Mãi mãi tôi kính trọng những chiếc lá bình thường như thế. Chính nhờ họ mới có chúng tôi – những hoa, những quả, những niềm vui mà bạn vừa nói đến.

Theo Trần Hoài Dương

Đọc thầm bài tập đọc, trả lời các câu hỏi và bài tập bằng cách khoanh vào chữ cái trước các ý trả lời đúng nhất hoặc hoàn thiện câu trả lời theo hướng dẫn dưới đây:

Câu 1. Trong câu chuyện trên có những nhân vật nào nói với nhau?

A. Chim sâu và bông hoa

B. Chim sâu và chiếc lá

C. Chim sâu, bông hoa và chiếc lá

Câu 2. Vì sao bông hoa biết ơn chiếc lá?

A. Vì là suốt đời chỉ là chiếc lá bình thường.

B. Vì lá đem lại sự sống cho cây.

C. Vì lá có lúc biến thành mặt trời

Câu 3. Trong câu “Chim sâu hỏi chiếc lá” sự vật nào được nhân hóa?

A. Chỉ có chiếc lá được nhân hóa

B. Chỉ có chim sâu được nhân hóa

C. Cả chim sâu và chiếc lá được nhân hóa

Câu 4. Câu chuyện muốn nói với em điều gì?

A. Lá đóng vai trò quan trọng đối với cây.

B. Vật bình thường mới đáng quý.

C. Hãy biết quý trọng những người bình thường.

Câu 5. Theo em trong câu chuyện trên dấu gạch ngang có tác dụng gì?

A. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại

B. Đánh dấu phần chú thích trong câu

C. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê

Câu 6. Hãy đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong câu văn sau:“Bác gió thường rì rầm kể suốt đêm ngày.”

………………………………………………………………………………………

Câu 7. Câu “Cuộc đời tôi vốn rĩ rất bình thường” thuộc kiểu câu kể nào?

A. Ai làm gì?

B. Ai thế nào?

C. Ai là gì?

Câu 8. Chủ ngữ trong câu “Ngày nhỏ phải chăng tôi là một búp non.” Là:

A. Ngày nhỏ

B. Tôi

C. Một búp non

D. Ngày nhỏ phải chăng tôi

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (5 điểm)

Dù sao thì trái đất vẫn quay!

   Bị coi là tội phạm, nhà bác học già buộc phải thề từ bỏ ý kiến cho rằng trái đất quay. Nhưng vừa bước ra khỏi tòa án, ông đã bực tức nói to:

- Dù sao trái đất vẫn quay!

   Ga-li-lê phải trải qua những năm cuối đời trong cảnh tù đày. Nhưng cuối cùng, lẽ phải đã thắng. Tư tưởng của hai nhà bác học dũng cảm đã trở thành chân lí giản dị trong đời sống ngày nay.

II. Tập làm văn: (5 điểm)

Đề bài: Tả một cây ăn quả

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 10)

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (5 điểm)

Thời gian cho mỗi em khoảng 1-2 phút.

Giáo viên kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng đối với học sinh các bài Tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 27 trong SGK Tiếng Việt 4, Tập hai.

II. Đọc hiểu: (5 điểm)

Cho bài văn sau:

RỪNG XUÂN

Trời xuân chỉ hơi xe lạnh một chút vừa đủ để giữ một vệt sương mỏng như chiếc khăn voan vắt hờ hững trên sườn đồi. Rừng hôm nay như một ngày hội của màu xanh, màu xanh với nhiều góc độ đậm nhạt, dày mỏng khác nhau. Những rừng cây bụ bẫm còn đang ở màu nâu hồng chưa có đủ chất diệp lục để chuyển sang màu xanh. Những lá cời non mới thoáng một chút xanh vừa ra khỏi màu nâu vàng. Những lá xưa mỏng tang và xanh rờn như một thứ lụa xanh ngọc thạch với những chùm hoa nhỏ li ti và trắng như những hạt mưa bay. Những chiếc lá ngoã non to như cái quạt lọc ánh sáng xanh mờ mờ. Tất cả những sắc non tơ ấy in trên nền xanh sẫm đậm đặc của những tán lá già của những cây quéo, cây vải, cây dâu da, cây đa, cây chúm bao…

Nhưng không phải chỉ có màu xanh mà thôi, giữa những đám lá sồi xanh, có những đám lá già còn rớt lại đỏ như những viên hồng ngọc. Lác đác trên nhiều cành, còn có những chiếc lá già đốm vàng, đốm đỏ, đốm tía, và kìa, ở tận cuối xa, những chùm lá lại vàng lên chói chang như những ngọn lửa thắp sáng cả một vùng. Nắng đậm dần lên chiếu qua các tầng lá đủ màu sắc rọi xuống tạo ra một vùng ánh sáng mờ tỏ chỗ lam, chỗ hồng, có chỗ nắng chiếu vào những hạt sương tóe lên những tia ngũ sắc ngời ngời như ta nhìn qua những ống kính vạn hoa.

Trong bầu ánh sáng huyền ảo ấy, hôm nay diễn ra một buổi hội của một số loài chim.

(Ngô Quân Miện)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:

Câu 1: Trong bài, sự vật nào được so sánh với chiếc khăn voan?

A. Trời xuân

B. Vệt sương.

C. Rừng xuân.

D. Ánh mặt trời

Câu 2: Lá cây nào được so sánh với “Thứ lụa xanh màu ngọc thạch’?

A. Lá cời      

B. Lá ngõa.  

C. Lá sưa.   

D. Lá sồi

Câu 3: Cây nào còn sót lại đốm lá già đỏ như những viên hồng ngọc?

A. Cây sồi

B. Cây vải.

C. Cây dâu da.

D. Cây cơm nguội

Câu 4: Bài văn miêu tả cảnh gì?

A. Cảnh ngày hội mùa xuân

B. Cảnh ngày hội của các loài chim.

C. Cảnh rừng xuân.

D. Cảnh buổi chiều

Câu 5: Dấu hai chấm trong câu “ Có quãng nắng xuyên xuống biển óng ánh đủ màu: xanh lá mạ, tím phớt, hồng, xanh biếc, …” có tác dụng gì?

A. Dẫn lời nói trực tiếp

B. Dẫn lời giới thiệu.

C. Liệt kê.

D. Ngắt câu

Câu 6: Dòng nào nêu những hành động thể hiện con người có lòng dũng cảm?

A. Chống lại cái ác, bênh vực lẽ phải.

B. Trả lại của rơi cho người đánh mất.

C. Dám nói lên sự thật.

D. Không nhận sự thương hại của người khác

Câu 7: Câu kể “Sầu riêng là loại trái cây quý của miền Nam” dùng để làm gì?.

A. Khẳng định.

B. Sai khiến.

C. Giới thiệu.

D. Nhận định

Câu 8: Đặt một câu hỏi cho bộ phận in đậm trong câu “Cao Bá Quát là một người Văn hay chữ tốt”

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (5 điểm)

THĂM NHÀ BÁC

Anh dắt em vào cõi Bác xưa

Đường xoài hoa trắng nắng đu đưa

Có hồ nước lặng soi tăm cá

Có bưởi, cam thơm, mát bóng dừa. (...)

Nhà gác đơn sơ một góc vườn

Gỗ thường mộc mạc, chẳng mùi sơn

Giường mây chiếu cói, dơn chăn gối

Tủ nhỏ, vừa treo mấy áo sờn. (...)

Con cá rô ơi, chớ có buồn

Chiều chiều Bác vẫn gọi rô luôn

Dừa ơi, cứ nở hoa đơm trái

Bác vẫn chăm tay tưới uots bồn.

Ôi lòng Bác vậy, cứ thương ta

Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa

Chỉ biết quên mình cho hết thảy

Nhý dòng sông chảy nặng phù sa.

(Tố Hữu)

II. Tập làm văn: (5 điểm)

Đề bài: Em hãy viết bài vãn miêu tả một loại cây mà em yêu thích.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Đề thi Tiếng Việt lớp 4 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu trả phí đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Bộ đề thi năm học 2023-2024 các lớp các môn học được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm tổng hợp và biên soạn theo Thông tư mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được chọn lọc từ đề thi của các trường trên cả nước.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Các loạt bài lớp 9 khác
Tài liệu giáo viên