(Ôn thi ĐGNL HSA, VACT) Vùng kinh tế Đồng bằng sông Hồng

Chuyên đề Vùng kinh tế Đồng bằng sông Hồng trong tài liệu ôn thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội và Tp.HCM theo cấu trúc mới nhất đầy đủ lý thuyết trọng tâm, các dạng bài & bài tập đa dạng từ cơ bản đến nâng cao giúp Giáo viên & học sinh có thêm tài liệu ôn thi ĐGNL HSA, VACT Chuyên đề: Địa lí các vùng kinh tế Việt Nam đạt kết quả cao.

(Ôn thi ĐGNL HSA, VACT) Vùng kinh tế Đồng bằng sông Hồng

Xem thử Tài liệu & Đề thi HSA Xem thử Tài liệu & Đề thi VACT Xem thử Tài liệu & Đề thi SPT

Chỉ từ 200k mua trọn bộ Đề thi & Tài liệu ôn thi ĐGNL năm 2025 của các trường theo cấu trúc mới bản word có lời giải chi tiết:

Quảng cáo

Chuyên đề 4: Địa lí các vùng kinh tế Việt Nam

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

II. ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

1. Khái quát.

1.1 Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ

     - Đồng bằng sông Hồng nằm ở trung tâm Bắc Bộ. Vùng giáp với Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung, vịnh Bắc Bộ, và nước láng giềng Trung Quốc

     - Đồng bằng sông Hồng có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng và đối ngoại.

1.2. Dân số

     - Đồng bằng sông Hồng có số dân và mật độ dân số cao nhất cả nước. Tỷ lệ dân thành thị cao hơn mức trung bình của cả nước. Vùng có nhiều dân tộc sinh sống như Kinh, Dao, Tày, Sán Diu, Muờng.

     - Vùng có lịch sử định cư và khai thác lãnh thổ từ lâu đời.

2. Các thế mạnh và hạn chế đối với sự phát triển kinh tế xã hội

Quảng cáo

2.1 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

     * Thế mạnh:

     - Địa hình và đất: Phần lớn diện tích của vùng là địa hình đồng bằng được bồi đắp bởi hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. Đất phù sa màu mỡ thuận lợi để phát triển các vùng chuyên canh cây lương thực, thực phẩm. Vùng còn có địa hình đồi núi ở phía bắc, rìa phía tây và tây nam với đất feralit thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả.

     - Khí hậu: Vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt độ trung bình năm cao, lượng mưa trung bình từ 1500mm đến 2000mm, trong năm có một mùa đông lạnh (2 - 3 tháng nhiệt độ dưới 18°C) thuận lợi để phát triển nông nghiệp nhiệt đới và trồng cây ưa lạnh trong vụ đông.

     - Nguồn nước: Vùng có mạng lưới sông ngòi dày đặc, có nhiều hệ thống sông lớn, nguồn nước ngầm khá phong phú, cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt. Vùng có nguồn nước khoáng ở Quang Hanh, Tiền Hải... Thuận lợi cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng...

     - Rừng: Rừng tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh và các khu vực đồi núi ở rìa phía tây, tây nam của vùng và trên các đảo. Ven biển có rừng ngập mặn.Trong vùng có các vườn quốc gia như Ba Vì, Cát Bà, Tam Đảo và các khu dự trữ sinh quyển Cát Bà, Châu thổ sông Hồng.

     - Khoáng sản: Than có trữ lượng lớn nhất, chiếm trên 90% trữ lượng than của cả nước, phân bố ở Quảng Ninh, than nâu phân bố ở các tỉnh phía nam của vùng, ngoài ra còn có đá vôi ở Ninh Bình, Hà Nam, Vĩnh Phúc...sét, cao lanh ở Hải Dương, Quảng Ninh.

     - Biển: Vùng có đường bờ biển dài từ Quảng Ninh đến Ninh Bình, có nhiều lợi thế trong phát triển các ngành kinh tế biển. Vùng biển Quảng Ninh, Hải Phòng có nhiều đảo quần đảo với cảnh quan đa dạng, thuận lợi để phát triển du lịch. Khu vực ven biển có diện tích mặt nước thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.

Quảng cáo

     * Hạn chế:

     - Nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai.

     - Tác động của biến đổi khí hậu đến vùng ngày càng phức tạp hơn.

     - Vấn đề ô nhiễm môi trường ở nhiều nơi, đặc biệt là ở các đô thị lớn đang là sức ép lớn đến sự phát triển bền vững.

2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

     * Thế mạnh:

     - Dân cư và nguồn lao động: Vùng có dân số đông, nguồn lao động dồi dào, có tỉ lệ lao động đã qua đào tạo lớn nhất cả nước thuận lợi cho thu hút đầu tư, ứng dụng khoa học - công nghệ trong sản xuất và phát triển đa ngành nghề.

     - Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật thuộc loại tốt nhất cả nước. Giao thông vận tải có nhiều loại hình, mạng lưới bưu chính viễn thông phát triển rộng khắp, khả năng cung cấp điện, nước tốt là điều kiện thuận lợi thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.

     - Chính sách phát triển kinh tế: Vùng thực hiện chủ trương tái cơ cấu nền kinh tế, đẩy mạnh phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn .... Góp phần thúc đẩy tăng trưởng hướng đến phát triển bền vững.

Quảng cáo

     - Vốn đầu tư: vùng có sức hút lớn với vốn đầu tư trong và ngoài nước. Vùng động lực phía bắc là tam giác tăng trưởng: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh... có sức hút lớn.

     - Vùng có truyền thống, lịch sử - văn hóa lâu đời nhất nước ta. Trong vùng có nhiều di sản văn hóa thế giới, nhiều di tích lịch sử - văn hóa, các giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội thuận lợi để phát triển kinh tế đặc biệt là du lịch.

     * Hạn chế:

     - Dân số đông, mật độ dân số cao gây khó khăn cho giải quyết việc làm, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường.

     - Cơ sở hạ tầng một số nơi bị quá tải, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội.

3. Một số vấn đề phát triển kinh tế - xã hội

3.1. Vấn đề phát triển công nghiệp

     - Công nghiệp của vùng phát triển sớm, giá trị cao và tăng nhanh. Công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, công nghệ cao, có khả năng cạnh tranh, tham gia sâu vào mạng lưới sản xuất, chuỗi giá trị toàn cầu.

     - Cơ cấu ngành khá đa dạng: các ngành truyền thống dựa trên lợi thế về tài nguyên và lao động như: khai thác than, sản xuất xi măng, đóng tàu, dệt may... các ngành công nghiệp mới có hàm lượng khoa học - kỹ thuật cao như sản xuất các sản phẩm điện tử, máy tính, cơ khí chế tạo...

     - Đồng bằng sông Hồng có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất cả nước. Các khu công nghiệp tập trung chủ yếu ở Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Phòng, Quảng Ninh. Các trung tâm công nghiệp của vùng là Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hạ Long.

3.2. Vấn đề phát triển dịch vụ

     Vùng có ngành dịch vụ phát triển mạnh, đóng góp hơn 40% vào GRDP của vùng. Cơ cấu ngành đa dạng và đang phát triển theo hướng hiện đại, hội nhập. Một số ngành dịch vụ nổi bật của vùng là giao thông vận tải, thương mại, du lịch, tài chính, ngân hàng, bưu chính viễn thông.

     a) Giao thông vận tải

     - Giao thông vận tải ở đồng bằng sông Hồng phát triển nhanh, đồng bộ, hiện đại với đầy đủ các loại hình giao thông.

     - Đường ô tô phát triển nhanh cả về mạng lưới và chất lượng. Giúp kết nối các địa phương trong vùng và cả nước cũng như quốc tế.

     - Hệ thống đường sắt phát triển, thủ đô Hà Nội là đầu mối đường sắt lớn nhất cả nước. Tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông, Nhổn - ga Hà Nội góp phần giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông ở Hà Nội.

     - Giao thông đường hàng không phát triển nhanh, đồng bằng sông Hồng có 3 cảng hàng không quốc tế là Nội Bài, Cát Bi và Vân Đồn.

     - Giao thông đường biển trong vùng phát triển mạnh, vùng có 4 cảng biển với nhiều bến cảng. Trong đó cảng Hải Phòng là cảng đặc biệt. Cảng Quảng Ninh là cảng loại 1.

     - Các tuyến giao thông đường sông ở sông Hồng, sông Đuống, sông Luộc, sông Đáy, sông Thái Bình ... có vai trò quan trọng trong vận chuyển hàng hóa ở vùng.

     b. Thương mại

     - Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh cả nội thương và ngoại thương.

     - Hoạt động nội thương phát triển mạnh ở các địa phương, hàng hóa phong phú, không ngừng nâng cao về chất lượng và mẫu mã sản phẩm. Hình thức buôn bán đa dạng và ngày càng hiện đại hơn.

     - Trị giá xuất khẩu tăng nhanh và chiếm tỷ trọng cao trong cả nước. Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của vùng khá đa dạng bao gồm than, hàng điện tử, máy tính và linh kiện, điện thoại, dệt may, giày dép, lương thực, thực phẩm. Thị trường xuất khẩu ngày càng mở rộng, nhiều mặt hàng đã vươn xa tới các thị trường châu âu, châu mỹ.

     - Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng sản xuất là các mặt hàng được nhập khẩu chính thị trường nhập khẩu của vùng chủ yếu từ các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Hoa Kỳ.

     c. Du lịch

     - Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của vùng phát triển dựa trên tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa phong phú. Loại hình du lịch trong vùng rất đa dạng, trong đó du lịch biển, đảo, du lịch văn hóa là thế mạnh. Sản phẩm du lịch đặc trưng là du lịch văn hóa gắn với giá trị của nền văn minh sông hồng.

     - Doanh thu du lịch lữ hành chiếm tỷ trọng cao trong cả nước. Các điểm du lịch nổi tiếng là vịnh Hạ Long, Tràng An, Cát Bà, Cúc Phương. Các trung tâm du lịch lớn là Hà Nội, Hạ Long, Hải Phòng.

     d. Các ngành dịch vụ khác

     - Tài chính ngân hàng phát triển mạnh do kinh tế vùng phát triển. Ngành đang ứng dụng nhiều phương thức mới trong kinh doanh như phát triển các mô hình ngân hàng số, gia tăng tiện ích.

     - Bưu chính viễn thông ngày càng được hiện đại hóa, tạo điều kiện thúc đẩy việc chuyển đổi số trong các hoạt động sản xuất và sinh hoạt.

     - Các lĩnh vực khác như giáo dục, đào tạo, y tế, logistics cũng phát triển mạnh. Hoạt động logistics trong vùng phát triển đồng bằng sông Hồng đã hình thành các trung tâm chuyển và kho vận hiện đại, thông minh, bền vững theo chuẩn quốc tế gắn với các tuyến giao thông. Phần lớn các doanh nghiệp logistics của vùng hiện nay tập trung ở Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh.

B. CÂU HỎI VẬN DỤNG

Câu 1. Ý nghĩa chủ yếu của việc sản xuất cây công nghiệp theo vùng chuyên canh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ nước ta là

A. phân bố lại sản xuất, tạo ra việc làm, đa dạng hóa kinh tế nông thôn.

B. gắn với công nghiệp, sử dụng tốt hơn lao động, tăng hiệu quả kinh tế.

C. tăng nông sản, nâng cao vị thế của vùng, thay đổi cách thức sản xuất.

D. tăng xuất khẩu, phát huy thế mạnh, phát triển nông nghiệp hàng hóa.

Câu 2. Khó khăn chủ yếu của việc phát triển chăn nuôi gia súc ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. thị trường biến động, công nghiệp chế biến hạn chế, thức ăn chưa đảm bảo.

B. nhiều loại dịch bệnh, thị trường nhiều biến động, dịch vụ thú y chưa phát triển.          

C. cơ sở thức ăn chưa đảm bảo, thị trường nhiều biến động, nhiều loại dịch bệnh.

D. trình độ chăn nuôi thấp, công nghiệp chế biến hạn chế, thiếu lao động có tay nghề.

Câu 3. Ý nghĩa chủ yếu của việc khai thác các thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. thay đổi cơ cấu kinh tế, cuộc sống nâng cao và bảo đảm về an ninh quốc phòng.

B. thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa phát triển và đa dạng hóa hàng để xuất khẩu.

C. thay đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao vị thế kinh tế của vùng và giải quyết việc làm.

D. thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, giải quyết việc làm cho người lao động.

Câu 4. Giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả chăn nuôi gia súc lớn ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. đẩy mạnh lai tạo giống, đảm bảo nguồn thức ăn, phòng chống dịch.

B. phát triển trang trại, đảm bảo nguồn thức ăn, đẩy mạnh chế biến.

C. cải tạo các đồng cỏ, đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng thương hiệu.

D. chăn nuôi theo hướng tập trung, đảm bảo tốt chuồng trại, thức ăn.

Câu 5. Hướng chủ yếu trong chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng là

A. phát triển các sản phẩm cao cấp, tăng cường đầu tư theo chiều sâu.

B. thu hút mạnh vốn đầu tư, xây dựng thêm các khu công nghệ cao.

C. tập trung đào tạo đội ngũ quản lí, quy hoạch các thành phố vệ tinh.

D. khai thác hiệu quả nguồn lực, phát triển công nghiệp trọng điểm.

Câu 6. Đồng bằng sông Hồng cần phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, nguyên nhân chủ yếu là do

A. đảm nhận vai trò chủ yếu trong xuất khẩu hàng hóa, nguồn vốn lớn.

B. phát huy thế mạnh, khắc phục hạn chế và nâng cao vị thế của vùng.

C. yêu cầu của công cuộc đổi mới, mật độ dân số cao, vốn đầu tư lớn.

D. do lực lượng lao động đông đảo và tiếp giáp nhiều vùng kinh tế.

Câu 7. Ngành du lịch ở Đồng bằng sông Hồng ngày càng phát triển chủ yếu do

A. cơ sở hạ tầng phát triển, nhu cầu du khách, có nhiều di tích.

B. chính sách, chất lượng cuộc sống tăng, tài nguyên đa dạng.

C. vị trí thuận lợi, dân cư tập trung đông, mức sống dân cao.

D. tài nguyên đa dạng, hiện đại sân bay, hợp tác với quốc tế.

Câu 8. Giải pháp chủ yếu phát triển nông nghiệp ở Bắc Trung Bộ là

A. lập các trang trại, mở rộng liên kết sản xuất, sử dụng các kĩ thuật tiên tiến.

B. gắn với chế biến và dịch vụ, sản xuất chuyên canh, sử dụng kĩ thuật mới.

C. tăng diện tích đất, phát triển thị trường, đa dạng hóa cây trồng và vật nuôi.

D. quan tâm sản xuất theo nông hộ, sản xuất thâm canh, nâng cao sản lượng.

Câu 9. Cơ cấu kinh tế Bắc Trung Bộ hiện nay có sự dịch chuyển quan trọng chủ yếu do tác động của

A. phát triển cơ sở vật chất kĩ thuật, khai thác thế mạnh, nâng dân trí.

B. thu hút đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng, nâng chất lượng lao động.

C. hội nhập toàn cầu sâu rộng, tăng trưởng kinh tế, mở rộng các đô thị.

D. mở rộng hợp tác quốc tế, đào tạo nhân lực, phát huy các nguồn lực.

Câu 10. Giải pháp chủ yếu của phát triển khu công nghiệp ở Bắc Trung Bộ là

A. thay đổi cơ cấu kinh tế, đảm bảo nguyên liệu, gia tăng chế biến.

B. đào tạo lao động, thu hút đầu tư, trang bị cơ sở vật chất kĩ thuật.

C. hình thành các trung tâm, tạo sản phẩm mới, mở rộng cảng biển.

D. hoàn thiện cơ sở hạ tầng, mở rộng thị trường, tăng khai khoáng.

Câu 11. Giải pháp chủ yếu đẩy mạnh phát triển ngư nghiệp ở Bắc Trung Bộ là

A. tăng cường khai thác ven bờ, nuôi tôm trên cát, thúc đẩy liên kết sản xuất.

B. mở rộng ngư trường đánh bắt, thúc đẩy nuôi tôm, hiện đại hóa tàu thuyền.

C. bền vững nguồn lợi thủy sản, đẩy mạnh nuôi trồng, tìm các ngư trường mới.

D. đẩy mạnh đánh bắt xa bờ, mở rộng nuôi trồng, gắn sản xuất với chế biến.

Câu 12. Thế mạnh tự nhiên thuận lợi nhất trong việc phát triển ngành đánh bắt thủy sản ở Duyên hải Nam Trung Bộ là

A. bờ biển dài, nhiều ngư trường, bãi tôm, bãi cá.

B. ít chịu ảnh hưởng của bão và gió mùa đông bắc.

C. bờ biển có nhiều khả năng xây dựng cảng cá.

D. ngoài khơi có nhiều loài có giá trị kinh tế cao.

Câu 13. Các cảng nước sâu ở Duyên hải Nam Trung Bộ đem lại ý nghĩa chủ yếu nào sau đây?

A. Tạo thế mở cửa hơn nữa, thay đổi phân bố dân cư, giải quyết vấn đề việc làm.

B. Phát huy thế mạnh biển, đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ.

C. Phát triển tổng hợp kinh tế biển, thay đổi bộ mặt nhiều địa phương ven biển.

D. Tăng năng lực vận chuyển, thu hút vốn đầu tư, hình thành khu công nghiệp.

Câu 14. Du lịch biển ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ phát triển mạnh chủ yếu do

A. đường bờ biển dài, nhiều vũng vịnh kín gió, nhiều đảo, bán đảo ven bờ.

B. khí hậu cận xích đạo, nóng quanh năm, nhiều bãi tắm, thắng cảnh đẹp.

C. nhiều đảo, quần đảo với hệ sinh thái đa dạng, tiếp giáp vùng biển sâu.

D. số giờ nắng cao, nhiều vũng vịnh, đầm phá, nhiều bãi tắm rộng nổi tiếng.

Câu 15. Giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh phát triển công nghiệp ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là

A. đổi mới cơ sở vật chất kỹ thuật, hội nhập quốc tế.

B. đảm bảo nguyên liệu, mở rộng thị trường tiêu thụ.

C. nâng cao trình độ lao động, phát triển giao thông.

D. đảm bảo cơ sở năng lượng, thu hút nhiều đầu tư.

................................

................................

................................

Xem thử Tài liệu & Đề thi HSA Xem thử Tài liệu & Đề thi VACT Xem thử Tài liệu & Đề thi SPT

Xem thêm tài liệu ôn thi đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội HSA, ĐHQG Tp.HCM VACT hay khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học