(Ôn thi ĐGNL HSA, VACT) Vùng kinh tế Trung du và miền núi Bắc Bộ

Chuyên đề Vùng kinh tế Trung du và miền núi Bắc Bộ trong tài liệu ôn thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội và Tp.HCM theo cấu trúc mới nhất đầy đủ lý thuyết trọng tâm, các dạng bài & bài tập đa dạng từ cơ bản đến nâng cao giúp Giáo viên & học sinh có thêm tài liệu ôn thi ĐGNL HSA, VACT Chuyên đề: Địa lí các vùng kinh tế Việt Nam đạt kết quả cao.

(Ôn thi ĐGNL HSA, VACT) Vùng kinh tế Trung du và miền núi Bắc Bộ

Xem thử Tài liệu & Đề thi HSA Xem thử Tài liệu & Đề thi VACT Xem thử Tài liệu & Đề thi SPT

Chỉ từ 200k mua trọn bộ Đề thi & Tài liệu ôn thi ĐGNL năm 2025 của các trường theo cấu trúc mới bản word có lời giải chi tiết:

Quảng cáo

Chuyên đề 4: Địa lí các vùng kinh tế Việt Nam

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

I. TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ

1. Khái quát

     - Là vùng có diện tích lãnh thổ lớn nhất nước ta.

     - Gồm 14 tỉnh.

     - Tiếp giáp với Trung Quốc, Lào, đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung.

     - Vùng có vị trí quan trọng về chính trị, kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng.

     - Vùng có mật độ dân số thấp hơn so với trung bình cả nước. Tỉ lệ dân thành thị còn thấp, có nhiều dân tộc cùng sinh sống, các dân tộc cư trú xen kẽ, có kinh nghiệm sản xuất lâu đời luôn đoàn kết cùng nhau phát triển sản xuất và nâng cao đời sống.

2. Các thế mạnh phát triển kinh tế

2.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Quảng cáo

     - Địa hình, đất: Vùng có địa hình đa dạng và khá phức tạp gồm các dãy núi cao, địa hình cacxto, các cao nguyên và địa hình đồi thấp. Đất feralit đỏ vàng chiếm 2/3 diện tích tạo nên thế mạnh phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc lớn, sản xuất công nghiệp và phát triển du lịch.

     - Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, phân hóa rõ rệt theo độ cao địa hình thuận lợi cho trồng các loại cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới.

     - Có nhiều sông lớn thuận lợi cho phát triển thủy điện.

     - Giàu tài nguyên khoáng sản nhưng phần lớn có trữ lượng vừa và nhỏ.

     - Có diện tích rừng lớn, có nhiều vườn quốc gia với hệ sinh thái đa dạng, cảnh quan đẹp là cơ sở cho phát triển du lịch và bảo vệ môi trường.

2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

     - Dân cư và lao động: Vùng có nguồn lao động khá đông, chiếm khoảng 60% dân số. Tỉ lệ lao động đã qua đào tạo chiếm 25,9% (cao hơn trung bình cả nước).

     - Cơ sở hạ tầng đang được đầu tư, nâng cấp trong đó đường bộ khá phát triển. Vùng có các khu kinh tế cửa khẩu, các khu công nghiệp đang khai thác có hiệu quả, thuận lợi cho thu hút vốn đầu tư, giao lưu, hợp tác trong nước và quốc tế.

     - Vùng được nhà nước quan tâm hỗ trợ thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia.... Là cơ sở để vùng khai thác thế mạnh phát triển kinh tế.

Quảng cáo

3. Khai thác các thế mạnh và hướng phát triển kinh tế

3.1. Khai thác và chế biến khoáng sản

     - Là vùng giàu tài nguyên khoáng sản nhất nước ta, một số loại có trữ lượng tương đối lớn, có khả năng khai thác với quy mô công nghiệp như than, sắt, đồng.

     - Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật ngày càng hoàn thiện, các yếu tố khoa học công nghệ mới được ứng dụng giúp khai thác và chế biến khoáng sản thuận lợi hơn.

     - Khoáng sản được khai thác là nguyên liệu cho sản xuất điện và các ngành công nghiệp khác....

     - Khai thác khoáng sản trong vùng có tác động đến môi trường >>> Do đó, trong quá trình khai thác cần hạn chế tác động xấu tới môi trường cũng như đối với các ngành khác mà vùng có nhiều tiềm năng.

3.2. Phát triển thủy điện

     - Là vùng có tiềm năng thủy điện lớn nhất nước ta, tập trung chủ yếu trên hệ thống sông Hồng.

     - Nhu cầu trong nước ngày càng tăng, khoa học - công nghệ, tiên tiến, chính sách phát triển phù hợp, nguồn vốn đầu tư lớn là động lực thúc đẩy ngành phát triển.

Quảng cáo

     - Vùng đã xây dựng nhiều nhà máy thủy điện có công suất lớn: Sơn La (2400 MW) Hòa Bình (1920 MW) Lai Châu (1200 MW)... Ngoài ra vùng có nhiều nhà máy thủy điện có công suất vừa và nhỏ.

     - Việc phát triển thủy điện góp phần khai thác thế mạnh, cung cấp năng lượng cho vùng và cả nước, tạo động lực mới cho sự phát triển của vùng.

     - Phát triển thủy điện cần chú ý đến vấn đề khai thác và sử dụng nguồn nước giữa thủy điện và thủy lợi, ứng phó với biến đổi khí hậu, khai thác hiệu quả vùng lòng hồ, phát triển nuôi trồng thủy sản, du lịch....

3.3. Phát triển cây công nghiệp, rau quả có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới

     - Địa hình phần lớn là đồi núi, xen kẽ các cao nguyên, đất feralit có diện tích rộng thuận lợi cho hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, rau tập trung trên quy mô lớn.

     - Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh, phân hóa theo độ cao thuận lợi cho trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, các loại ra nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới.

     - Nguồn nước dồi dào.

     - Người dân có nhiều kinh nghiệm trong trồng và canh tác cây công nghiệp, cây ăn quả trên đất dốc.

     - Chính sách phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa, hữu cơ, ứng dụng khoa học - công nghệ cho trồng và chế biến cây công nghiệp, cây ăn quả.

     - Thị trường được mở rộng thúc đẩy phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả.

     - Cơ cấu cây trồng của vùng đa dạng, gồm cây công nghiệp, cây ăn quả, các loại rau...

     + Chè là cây công nghiệp quan trọng số 1 của vùng, các tỉnh trồng nhiều chè là Thái Nguyên, Phú Thọ, Hà Giang... các cơ sở chế biến ngày càng phát triển đã giúp nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm.

     + Rau và các cây khác: Vùng có diện tích rau cận nhiệt và ôn đới khá lớn. Các loại rau được trồng chủ yếu ở Lào Cai, Yên Bái, Sơn La. Một số tỉnh còn trồng một số loại cây dược liệu quý như đương quy, đỗ trọng tam thất ở Lai Châu, Cao Bằng, Yên Bái, Lào Cai...

     - Hướng phát triển: sản xuất nông nghiệp hàng hóa, an toàn, phát triển nông nghiệp hữu cơ, tăng diện tích cây ăn quả, phát triển cây dược liệu gắn với công nghiệp chế biến.

3.4. Phát triển chăn nuôi gia súc lớn

     - Vùng có một số cao nguyên khá bằng phẳng như Mộc Châu, Sơn La, nhiều đồng cỏ tự nhiên thuận lợi cho chăn nuôi gia súc.

     - Các điều kiện về khí hậu, nguồn nước thuận lợi cho phát triển chăn nuôi trong vùng.

     - Các cơ sở chế biến thức ăn gia súc, chuồng trại chăn nuôi, cơ sở chế biến sản phẩm chăn nuôi đã được đầu 4 ngày càng đồng bộ và hiện đại hơn.

     - Nhiều công nghệ mới được ứng dụng trong chăn nuôi và chế biến các sản phẩm chăn nuôi.

     - Thị trường tiêu thụ sản phẩm không ngừng được mở rộng.

     - Trong vùng đã ứng dụng khoa học công nghệ trong chăn nuôi, hình thức chăn nuôi đa dạng hơn, chăn nuôi công nghiệp và bán công nghiệp được phát triển rộng rãi. Các loại gia súc lớn phổ biến trong vùng là trâu bò ngựa.

     - Đàn trâu trong vùng có số lượng lớn nhất cả nước. Được nuôi nhiều ở Hà Giang, Điện Biên, Sơn La.

     - Đàn bò có xu hướng tăng, các tỉnh có số lượng bò lớn là Sơn La, Bắc Giang, Hà Giang. Chăn nuôi ngựa là nét đặc trưng của vùng, các tỉnh có số lượng ngựa nhiều nhất là Hà Giang, Lào Cai.

     - Hướng phát triển: phát triển chăn nuôi tập trung, an toàn dịch bệnh với quy mô phù hợp, hiệu quả cao dựa trên lợi thế của vùng. Đầu tư xây dựng cơ sở chế biến thức ăn để chủ động nguồn thức ăn, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chăn nuôi, đẩy mạnh công nghiệp chế biến, đa dạng hóa các sản phẩm chăn nuôi.

4. Ý nghĩa của phát triển kinh tế - xã hội với an ninh quốc phòng

     - Vùng có diện tích rộng lớn, việc phát triển kinh tế của vùng không chỉ có ý nghĩa về kinh tế mà còn củng cố được sức mạnh quốc phòng an ninh.

     - Vùng tiếp giáp với Trung Quốc và Lào, có nhiều cửa khẩu thông thương đẩy mạnh phát triển kinh tế của vùng, xây dựng các khu kinh tế cửa khẩu, tạo nên sự gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với củng cố an ninh quốc phòng.

     - Vùng là nơi cư trú của nhiều dân tộc thiểu số là căn cứ địa cách mạng phát triển kinh tế, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, tăng cường khối đại đoàn kết giữa các dân tộc, đồng thời thực hiện được chủ trương của Đảng về đền ơn đáp nghĩa. Uống nước nhớ nguồn, qua đó ổn định an ninh xã hội, góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng.

B. CÂU HỎI VẬN DỤNG

Câu 1. Ý nghĩa chủ yếu của việc sản xuất cây công nghiệp theo vùng chuyên canh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ nước ta là

A. phân bố lại sản xuất, tạo ra việc làm, đa dạng hóa kinh tế nông thôn.

B. gắn với công nghiệp, sử dụng tốt hơn lao động, tăng hiệu quả kinh tế.

C. tăng nông sản, nâng cao vị thế của vùng, thay đổi cách thức sản xuất.

D. tăng xuất khẩu, phát huy thế mạnh, phát triển nông nghiệp hàng hóa.

Câu 2. Khó khăn chủ yếu của việc phát triển chăn nuôi gia súc ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. thị trường biến động, công nghiệp chế biến hạn chế, thức ăn chưa đảm bảo.

B. nhiều loại dịch bệnh, thị trường nhiều biến động, dịch vụ thú y chưa phát triển.          

C. cơ sở thức ăn chưa đảm bảo, thị trường nhiều biến động, nhiều loại dịch bệnh.

D. trình độ chăn nuôi thấp, công nghiệp chế biến hạn chế, thiếu lao động có tay nghề.

Câu 3. Ý nghĩa chủ yếu của việc khai thác các thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. thay đổi cơ cấu kinh tế, cuộc sống nâng cao và bảo đảm về an ninh quốc phòng.

B. thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa phát triển và đa dạng hóa hàng để xuất khẩu.

C. thay đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao vị thế kinh tế của vùng và giải quyết việc làm.

D. thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, giải quyết việc làm cho người lao động.

Câu 4. Giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả chăn nuôi gia súc lớn ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. đẩy mạnh lai tạo giống, đảm bảo nguồn thức ăn, phòng chống dịch.

B. phát triển trang trại, đảm bảo nguồn thức ăn, đẩy mạnh chế biến.

C. cải tạo các đồng cỏ, đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng thương hiệu.

D. chăn nuôi theo hướng tập trung, đảm bảo tốt chuồng trại, thức ăn.

Câu 5. Hướng chủ yếu trong chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng là

A. phát triển các sản phẩm cao cấp, tăng cường đầu tư theo chiều sâu.

B. thu hút mạnh vốn đầu tư, xây dựng thêm các khu công nghệ cao.

C. tập trung đào tạo đội ngũ quản lí, quy hoạch các thành phố vệ tinh.

D. khai thác hiệu quả nguồn lực, phát triển công nghiệp trọng điểm.

Câu 6. Đồng bằng sông Hồng cần phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, nguyên nhân chủ yếu là do

A. đảm nhận vai trò chủ yếu trong xuất khẩu hàng hóa, nguồn vốn lớn.

B. phát huy thế mạnh, khắc phục hạn chế và nâng cao vị thế của vùng.

C. yêu cầu của công cuộc đổi mới, mật độ dân số cao, vốn đầu tư lớn.

D. do lực lượng lao động đông đảo và tiếp giáp nhiều vùng kinh tế.

Câu 7. Ngành du lịch ở Đồng bằng sông Hồng ngày càng phát triển chủ yếu do

A. cơ sở hạ tầng phát triển, nhu cầu du khách, có nhiều di tích.

B. chính sách, chất lượng cuộc sống tăng, tài nguyên đa dạng.

C. vị trí thuận lợi, dân cư tập trung đông, mức sống dân cao.

D. tài nguyên đa dạng, hiện đại sân bay, hợp tác với quốc tế.

Câu 8. Giải pháp chủ yếu phát triển nông nghiệp ở Bắc Trung Bộ là

A. lập các trang trại, mở rộng liên kết sản xuất, sử dụng các kĩ thuật tiên tiến.

B. gắn với chế biến và dịch vụ, sản xuất chuyên canh, sử dụng kĩ thuật mới.

C. tăng diện tích đất, phát triển thị trường, đa dạng hóa cây trồng và vật nuôi.

D. quan tâm sản xuất theo nông hộ, sản xuất thâm canh, nâng cao sản lượng.

Câu 9. Cơ cấu kinh tế Bắc Trung Bộ hiện nay có sự dịch chuyển quan trọng chủ yếu do tác động của

A. phát triển cơ sở vật chất kĩ thuật, khai thác thế mạnh, nâng dân trí.

B. thu hút đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng, nâng chất lượng lao động.

C. hội nhập toàn cầu sâu rộng, tăng trưởng kinh tế, mở rộng các đô thị.

D. mở rộng hợp tác quốc tế, đào tạo nhân lực, phát huy các nguồn lực.

Câu 10. Giải pháp chủ yếu của phát triển khu công nghiệp ở Bắc Trung Bộ là

A. thay đổi cơ cấu kinh tế, đảm bảo nguyên liệu, gia tăng chế biến.

B. đào tạo lao động, thu hút đầu tư, trang bị cơ sở vật chất kĩ thuật.

C. hình thành các trung tâm, tạo sản phẩm mới, mở rộng cảng biển.

D. hoàn thiện cơ sở hạ tầng, mở rộng thị trường, tăng khai khoáng.

Câu 11. Giải pháp chủ yếu đẩy mạnh phát triển ngư nghiệp ở Bắc Trung Bộ là

A. tăng cường khai thác ven bờ, nuôi tôm trên cát, thúc đẩy liên kết sản xuất.

B. mở rộng ngư trường đánh bắt, thúc đẩy nuôi tôm, hiện đại hóa tàu thuyền.

C. bền vững nguồn lợi thủy sản, đẩy mạnh nuôi trồng, tìm các ngư trường mới.

D. đẩy mạnh đánh bắt xa bờ, mở rộng nuôi trồng, gắn sản xuất với chế biến.

Câu 12. Thế mạnh tự nhiên thuận lợi nhất trong việc phát triển ngành đánh bắt thủy sản ở Duyên hải Nam Trung Bộ là

A. bờ biển dài, nhiều ngư trường, bãi tôm, bãi cá.

B. ít chịu ảnh hưởng của bão và gió mùa đông bắc.

C. bờ biển có nhiều khả năng xây dựng cảng cá.

D. ngoài khơi có nhiều loài có giá trị kinh tế cao.

Câu 13. Các cảng nước sâu ở Duyên hải Nam Trung Bộ đem lại ý nghĩa chủ yếu nào sau đây?

A. Tạo thế mở cửa hơn nữa, thay đổi phân bố dân cư, giải quyết vấn đề việc làm.

B. Phát huy thế mạnh biển, đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ.

C. Phát triển tổng hợp kinh tế biển, thay đổi bộ mặt nhiều địa phương ven biển.

D. Tăng năng lực vận chuyển, thu hút vốn đầu tư, hình thành khu công nghiệp.

Câu 14. Du lịch biển ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ phát triển mạnh chủ yếu do

A. đường bờ biển dài, nhiều vũng vịnh kín gió, nhiều đảo, bán đảo ven bờ.

B. khí hậu cận xích đạo, nóng quanh năm, nhiều bãi tắm, thắng cảnh đẹp.

C. nhiều đảo, quần đảo với hệ sinh thái đa dạng, tiếp giáp vùng biển sâu.

D. số giờ nắng cao, nhiều vũng vịnh, đầm phá, nhiều bãi tắm rộng nổi tiếng.

Câu 15. Giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh phát triển công nghiệp ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là

A. đổi mới cơ sở vật chất kỹ thuật, hội nhập quốc tế.

B. đảm bảo nguyên liệu, mở rộng thị trường tiêu thụ.

C. nâng cao trình độ lao động, phát triển giao thông.

D. đảm bảo cơ sở năng lượng, thu hút nhiều đầu tư.

................................

................................

................................

Xem thử Tài liệu & Đề thi HSA Xem thử Tài liệu & Đề thi VACT Xem thử Tài liệu & Đề thi SPT

Xem thêm tài liệu ôn thi đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội HSA, ĐHQG Tp.HCM VACT hay khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học