(Ôn thi ĐGNL HSA, VACT) Vấn đề phát triển các vùng kinh tế trọng điểm
Chuyên đề Vấn đề phát triển các vùng kinh tế trọng điểm trong tài liệu ôn thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội và Tp.HCM theo cấu trúc mới nhất đầy đủ lý thuyết trọng tâm, các dạng bài & bài tập đa dạng từ cơ bản đến nâng cao giúp Giáo viên & học sinh có thêm tài liệu ôn thi ĐGNL HSA, VACT Chuyên đề: Địa lí các vùng kinh tế Việt Nam đạt kết quả cao.
(Ôn thi ĐGNL HSA, VACT) Vấn đề phát triển các vùng kinh tế trọng điểm
Xem thử Tài liệu & Đề thi HSA Xem thử Tài liệu & Đề thi VACT Xem thử Tài liệu & Đề thi SPT
Chỉ từ 200k mua trọn bộ Đề thi & Tài liệu ôn thi ĐGNL năm 2025 của các trường theo cấu trúc mới bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
Chuyên đề 4: Địa lí các vùng kinh tế Việt Nam
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
VIII. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN CÁC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM
Vùng kinh tế trọng điểm là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia, hội tụ các điều kiện và yếu tố phát triển thuận lợi, có tiềm lực kinh tế lớn, giữ vai trò động lực, đầu tàu thúc đẩy sự phát triển chung của cả nước.
1. Đặc điểm chung
- Các vùng kinh tế trọng điểm gồm nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, có ranh giới cụ thể và có thể thay đổi tuỳ theo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từng thời kì của đất nước.
- Hội tụ các yếu tố thuận lợi về vị trí địa lý, nguồn lực tự nhiên và nguồn lực kinh tế - xã hội, tạo nên tiềm lực lớn cho phát triển kinh tế - xã hội.
- Mạng lưới kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật được đầu tư, nâng cấp đặc biệt so với các vùng địa lí khác.
- Có đóng góp quan trọng vào tốc độ tăng trưởng vào quy mô GDP cả nước, thu hút sự phát triển các ngành mới, công nghệ cao trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ.
- Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh cao.
- Có khả năng thu hút vốn đầu tư lớn ở trong nước và FDI, làm nền tảng quan trọng thúc đẩy nền kinh tế cả nước.
2. Quá trình hình thành và phát triển
2.1. Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
- Được thành lập năm 1997.
- Bao gồm: 7 tỉnh, thành phố. Đó là: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh.
2.2. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
- Được thành lập năm 1997.
- Bao gồm: 5 tỉnh, thành phố. Đó là Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.
2.3. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
- Được thành lập năm 1998.
- Bao gồm: 8 tỉnh, thành phố. Đó là: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang.
Như vậy, hiện nay vùng kinh tế trọng điểm phía Nam bao gồm 8 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
2.4. Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long
- Được thành lập năm 2009.
- Bao gồm: 4 tỉnh, thành phố. Đó là thành phố Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang và Cà Mau.
3. Các nguồn lực, thực trạng và định hướng phát triển
3.1. Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
a) Nguồn lực
- Diện tích tự nhiên: gần 15,8 nghìn km
- Dân số (2021): khoảng 17,6 triệu người, mật độ dân số: 1119 người/km.
- Vị trí:
+ Nằm ở phía bắc vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có vị trí địa lí và nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội.
+ Phía đông tiếp giáp với vùng biển giàu tiềm năng, cửa ngõ ra biển của các tỉnh phía Bắc, có khả năng xây dựng cảng nước sâu và phát triển dịch vụ cảng biển.
- Khoáng sản: than đá (chiếm 98,0% trữ lượng than đá cả nước), than nâu, đá vôi làm xi măng, cao lanh,....
- Tài nguyên du lịch, nhiều đảo, bãi biển và danh thắng nổi tiếng, trong đó có các di sản thế giới, tạo điều kiện cho phát triển du lịch.
- Nguồn lao động dồi dào với tỉ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo khá cao; là địa bàn tập trung nhiều nhất các trường đại học, cao đăng, các viện nghiên cứu.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển và tương đối đồng bộ, hiện đại bậc nhất cả nước với đủ loại hình đường bộ, đường cao tốc, các trục quốc lộ hướng tâm từ Hà Nội đi. Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có các cảng hàng không quốc tế: Nội Bài, Cát Bi, Vân Đồn; cảng tổng hợp quốc gia Hải Phòng, cảng đầu mối khu vực Quảng Ninh. Đây là những nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
b) Thực trạng
- Tỉ lệ GRDP chiếm 26,6% cả nước (2021)
- GRDP bình quân đạt 127,6 triệu đồng/người/năm.
- Cơ cấu kinh tế hiện đại, ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất.
- Cơ cấu GRDP theo ngành:
+ Ngành nông- lâm-thủy sản: 3,09%
+ Ngành công nghiệp - xây dựng: 42,2%.
+ Ngành dịch vụ: 43,8%
+ Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm: 10,1%
- Giá trị sản xuất công nghiệp chiếm 33,8% của cả nước.
- Các ngành công nghiệp chủ đạo: sản xuất sản phẩm điện tử, tin học, chế tạo ô tô, sản xuất chế biến thực phẩm, đồ uống, dệt, may và giày dép, khai thác than,,,
- Là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế của vùng đồng bằng sông Hồng, lan tỏa, liên kết chặt chẽ với các địa phương khác cùng phát triển.
- Là cửa ngõ giao thương của khu vực phía Bắc.
c) Định hướng
- Tập trung xây dựng các trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
- Phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ,...
3.2. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
a) Nguồn lực
- Diện tích tự nhiên: khoảng 28 nghìn km 2
- Dân số: 6,6 triệu người, mật độ dân số: 236 người/km
- Vị trí:
+ Nằm trong vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung.
+ Nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam, trung độ trên các trục giao thông Bắc - Nam, mặt tiền hướng ra biển của lãnh thổ Việt Nam, có ý nghĩa chiến lược trong giao lưu kinh tế Bắc - Nam và Đông - Tây, có quan hệ chặt chẽ với vùng Tây Nguyên, nước bạn Lào, Cam-pu-chia và xa hơn với Thái Lan, Mi-an-ma,... nối liền với tuyến đường biển quốc tế. Thành phố Đà Nẵng là cực tăng trưởng của vùng.
- Đường bờ biển dài, vùng biển rộng lớn, nhiều đảo và quần đảo, trong đó có quần đảo Hoàng Sa; nhiều vũng vịnh, đầm phá với tài nguyên biển phong phú tạo thuận lợi cho phát triển tổng hợp kinh tế biển.
- Vùng có nguồn lao động dồi dào với gần 53% dân số, tỉ lệ lao động đã qua đào tạo khá cao, có nhiều di sản văn hóa thế giới cùng nhiều di tích quốc gia với các bãi biển, cảnh quan đẹp tạo thuận lợi cho phát triển du lịch.
- Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là trung tâm khoa học - công nghệ, giáo dục, đào tạo của cả vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên; có cơ sở hạ tầng đa dạng với đủ loại hình được đầu tư nâng cấp, trong đó có 2 cảng hàng không quốc tế (Đà Nẵng và Phú Bài), các cảng hàng không nội địa (Chu Lai, Phù Cát) và có cảng biến đâu mỗi khu vực (Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định).
b) Thực trạng
- Tỉ lệ GRDP chiếm 5,4% cả nước (2021)
- GRDP bình quân đạt 67,9 triệu đồng/người/năm.
- Cơ cấu kinh tế hiện đại, ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất.
- Cơ cấu GRDP theo ngành:
+ Ngành nông- lâm-thủy sản: 15,1%
+ Ngành công nghiệp - xây dựng: 31,3%.
+ Ngành dịch vụ: 41,3%
+ Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm: 12,3%
- Giá trị sản xuất công nghiệp chiếm 4,1% của cả nước.
- Các ngành công nghiệp chủ đạo: chế biển, sản xuất thực phẩm, giày, dép và dệt, may, cơ khí ô tô, công nghiệp hóa lọc dầu, kinh tế thủy sản (chủ yếu là khai thác).
c) Định hướng
- Phát triển dịch vụ cảng biển, du lịch biển và du lịch sinh thái, sản xuất, lắp ráp ô tô, công nghiệp hóa dầu,...
3.3. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
a) Nguồn lực
- Diện tích tự nhiên: khoảng 30,6 nghìn km.
- Dân số (2021): trên 21,8 triệu người, mật độ dân số là 712 người/km.
- Vùng có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội cả nước, hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp, dịch vụ, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá.
- Vùng có Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế công nghiệp, dịch vụ; khoa học - công nghệ, đầu mối giao thông và giao lưu quốc tế lớn nhất cả nước. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam tập trung trữ lượng dầu khí lớn nhất cả nước, có vùng biển và thềm lục địa rộng lớn, có ngư trường lớn; điều kiện khí hậu và đất trồng thích hợp cho cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả.
- Vùng tập trung đông dân số, có nguồn lao động dồi dào với trình độ chuyên môn và cách thức tổ chức sản xuất cao, có hệ thống đô thị phát triển và tỉ lệ đô thị hóa cao (với 58,4 %), có nhiều cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học.
- Vùng được đầu tư về cơ sở hạ tầng với đủ loại hình: đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không (trong đó có cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất lớn nhất cả nước), cảng biển tổng hợp quốc gia Bà Rịa - Vũng Tàu,... tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội trong vùng, mở rộng kinh tế liên vùng và quốc tế.
b) Thực trạng
- Tỉ lệ GRDP chiếm 33,5% cả nước (2021)
- GRDP bình quân đạt 129,6 triệu đồng/người/năm.
- Cơ cấu kinh tế hiện đại, tương đồng với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
- Cơ cấu GRDP theo ngành:
+ Ngành nông- lâm-thủy sản: 6,4%
+ Ngành công nghiệp - xây dựng: 42,6%.
+ Ngành dịch vụ: 40,8%
+ Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm: 10,2%
- Giá trị sản xuất công nghiệp chiếm 35,5% của cả nước.
- Đứng đầu cả nước về số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài và tổng vốn đăng ký.
- Vùng mang lại về nguồn thu ngoại tệ tự giá trí xuất khẩu lớn nhất cả nước.
- Các ngành kinh tế chủ chốt: dịch vụ cảng biển, du lịch, công nghiệp khai thác dầu khí, sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính, sản xuất chế biến thực phẩm, đồ uống, trồng cây công nghiệp lâu năm.
c) Định hướng
- Tập trung vào các ngành công nghệ cao: sản xuất, lắp ráp các sản phẩm điện tử, phát triển các ngành kinh tế biển, kinh tế số, tài chính, ngân hàng,....
3.4. Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long
a) Nguồn lực
- Diện tích tự nhiên: khoảng 16,6 nghìn km
- Dân số (2021): gần 6,1 triệu người, mật độ dân số là 365 người/km.
- Vị trí:
+ Nằm ở phía nam của nước ta.
+ Có vị trí địa lí chính trị, an ninh quốc phòng và giao thương thuận lợi với các địa bàn lân cận, với các nước Cam-pu-chia và Thái Lan.
+ Vùng có tài nguyên biển phong phú, đường bờ biển khá dài, vùng biển rộng (gồm cả biển Đông và vịnh Thái Lan) với nhiều đảo, trong đó có đảo Phú Quốc lớn nhất cả nước và là thành phố đảo trực thuộc tỉnh Kiên Giang.
- Vùng có quỹ đất nông nghiệp lớn, nguồn nước ngọt dồi dào và sự đa dạng, đặc trưng của hệ thực, động vật trong các vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển thế giới, khu bảo tồn tự nhiên. Ngoài ra, vùng còn có dầu khí, đá vôi,...
- Vùng có nguồn lao động dồi dào với kinh nghiệm trồng lúa, nuôi trồng và khai thác thuy sản. Cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư, chủ yếu là đường bộ, đường thủy và đường hàng không; có cảng hàng không quốc tế (Cần Thơ, Phú Quốc) và cảng hàng không nội địa (Rạch Giá, Cà Mau); cảng biển đầu mối Cần Thơ,... Trên địa bàn vùng có các trường đại học, viện nghiên cứu khoa học, công nghệ tập trung ở thành phố Cần Thơ - cực tăng trưởng của vùng.
b) Thực trạng
- Chưa thực sự phát triển do xuất phát điểm thấp, được thành lập muộn so với các vùng khác.
- Tỉ lệ GRDP chiếm 4,1% cả nước (2021)
- GRDP bình quân đạt 57,1 triệu đồng/người/năm.
- Là trung tâm hàng đầu cả nước về diện tích (23,0% cả nước) và sản lượng (24,0% cả nước) lúa, khai thác và chế biến thủy sản (chiếm 25,2% cả nước).
- Lúa gạo và thủy sản là hai mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của vùng.
- Cơ cấu GRDP theo ngành:
+ Ngành nông - lâm - thủy sản: 30,8%
+ Ngành công nghiệp - xây dựng: 23,0%.
+ Ngành dịch vụ: 40,9%
+ Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm: 5,3%
- Giá trị sản xuất công nghiệp chiếm 2,0% của cả nước.
c) Định hướng
- Tập trung sản xuất nông nghiệp hiện đại, qui mô lớn, nông nghiệp hữu cơ, công nghệ cao, phát triển công nghệ về giống, công nghiệp chế biến, bảo quản nông sản và thủy sản,...
B. CÂU HỎI VẬN DỤNG
Câu 1. Ý nghĩa chủ yếu của việc sản xuất cây công nghiệp theo vùng chuyên canh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ nước ta là
A. phân bố lại sản xuất, tạo ra việc làm, đa dạng hóa kinh tế nông thôn.
B. gắn với công nghiệp, sử dụng tốt hơn lao động, tăng hiệu quả kinh tế.
C. tăng nông sản, nâng cao vị thế của vùng, thay đổi cách thức sản xuất.
D. tăng xuất khẩu, phát huy thế mạnh, phát triển nông nghiệp hàng hóa.
Câu 2. Khó khăn chủ yếu của việc phát triển chăn nuôi gia súc ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. thị trường biến động, công nghiệp chế biến hạn chế, thức ăn chưa đảm bảo.
B. nhiều loại dịch bệnh, thị trường nhiều biến động, dịch vụ thú y chưa phát triển.
C. cơ sở thức ăn chưa đảm bảo, thị trường nhiều biến động, nhiều loại dịch bệnh.
D. trình độ chăn nuôi thấp, công nghiệp chế biến hạn chế, thiếu lao động có tay nghề.
Câu 3. Ý nghĩa chủ yếu của việc khai thác các thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. thay đổi cơ cấu kinh tế, cuộc sống nâng cao và bảo đảm về an ninh quốc phòng.
B. thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa phát triển và đa dạng hóa hàng để xuất khẩu.
C. thay đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao vị thế kinh tế của vùng và giải quyết việc làm.
D. thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, giải quyết việc làm cho người lao động.
Câu 4. Giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả chăn nuôi gia súc lớn ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. đẩy mạnh lai tạo giống, đảm bảo nguồn thức ăn, phòng chống dịch.
B. phát triển trang trại, đảm bảo nguồn thức ăn, đẩy mạnh chế biến.
C. cải tạo các đồng cỏ, đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng thương hiệu.
D. chăn nuôi theo hướng tập trung, đảm bảo tốt chuồng trại, thức ăn.
Câu 5. Hướng chủ yếu trong chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng là
A. phát triển các sản phẩm cao cấp, tăng cường đầu tư theo chiều sâu.
B. thu hút mạnh vốn đầu tư, xây dựng thêm các khu công nghệ cao.
C. tập trung đào tạo đội ngũ quản lí, quy hoạch các thành phố vệ tinh.
D. khai thác hiệu quả nguồn lực, phát triển công nghiệp trọng điểm.
Câu 6. Đồng bằng sông Hồng cần phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, nguyên nhân chủ yếu là do
A. đảm nhận vai trò chủ yếu trong xuất khẩu hàng hóa, nguồn vốn lớn.
B. phát huy thế mạnh, khắc phục hạn chế và nâng cao vị thế của vùng.
C. yêu cầu của công cuộc đổi mới, mật độ dân số cao, vốn đầu tư lớn.
D. do lực lượng lao động đông đảo và tiếp giáp nhiều vùng kinh tế.
Câu 7. Ngành du lịch ở Đồng bằng sông Hồng ngày càng phát triển chủ yếu do
A. cơ sở hạ tầng phát triển, nhu cầu du khách, có nhiều di tích.
B. chính sách, chất lượng cuộc sống tăng, tài nguyên đa dạng.
C. vị trí thuận lợi, dân cư tập trung đông, mức sống dân cao.
D. tài nguyên đa dạng, hiện đại sân bay, hợp tác với quốc tế.
Câu 8. Giải pháp chủ yếu phát triển nông nghiệp ở Bắc Trung Bộ là
A. lập các trang trại, mở rộng liên kết sản xuất, sử dụng các kĩ thuật tiên tiến.
B. gắn với chế biến và dịch vụ, sản xuất chuyên canh, sử dụng kĩ thuật mới.
C. tăng diện tích đất, phát triển thị trường, đa dạng hóa cây trồng và vật nuôi.
D. quan tâm sản xuất theo nông hộ, sản xuất thâm canh, nâng cao sản lượng.
Câu 9. Cơ cấu kinh tế Bắc Trung Bộ hiện nay có sự dịch chuyển quan trọng chủ yếu do tác động của
A. phát triển cơ sở vật chất kĩ thuật, khai thác thế mạnh, nâng dân trí.
B. thu hút đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng, nâng chất lượng lao động.
C. hội nhập toàn cầu sâu rộng, tăng trưởng kinh tế, mở rộng các đô thị.
D. mở rộng hợp tác quốc tế, đào tạo nhân lực, phát huy các nguồn lực.
Câu 10. Giải pháp chủ yếu của phát triển khu công nghiệp ở Bắc Trung Bộ là
A. thay đổi cơ cấu kinh tế, đảm bảo nguyên liệu, gia tăng chế biến.
B. đào tạo lao động, thu hút đầu tư, trang bị cơ sở vật chất kĩ thuật.
C. hình thành các trung tâm, tạo sản phẩm mới, mở rộng cảng biển.
D. hoàn thiện cơ sở hạ tầng, mở rộng thị trường, tăng khai khoáng.
Câu 11. Giải pháp chủ yếu đẩy mạnh phát triển ngư nghiệp ở Bắc Trung Bộ là
A. tăng cường khai thác ven bờ, nuôi tôm trên cát, thúc đẩy liên kết sản xuất.
B. mở rộng ngư trường đánh bắt, thúc đẩy nuôi tôm, hiện đại hóa tàu thuyền.
C. bền vững nguồn lợi thủy sản, đẩy mạnh nuôi trồng, tìm các ngư trường mới.
D. đẩy mạnh đánh bắt xa bờ, mở rộng nuôi trồng, gắn sản xuất với chế biến.
Câu 12. Thế mạnh tự nhiên thuận lợi nhất trong việc phát triển ngành đánh bắt thủy sản ở Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. bờ biển dài, nhiều ngư trường, bãi tôm, bãi cá.
B. ít chịu ảnh hưởng của bão và gió mùa đông bắc.
C. bờ biển có nhiều khả năng xây dựng cảng cá.
D. ngoài khơi có nhiều loài có giá trị kinh tế cao.
Câu 13. Các cảng nước sâu ở Duyên hải Nam Trung Bộ đem lại ý nghĩa chủ yếu nào sau đây?
A. Tạo thế mở cửa hơn nữa, thay đổi phân bố dân cư, giải quyết vấn đề việc làm.
B. Phát huy thế mạnh biển, đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ.
C. Phát triển tổng hợp kinh tế biển, thay đổi bộ mặt nhiều địa phương ven biển.
D. Tăng năng lực vận chuyển, thu hút vốn đầu tư, hình thành khu công nghiệp.
Câu 14. Du lịch biển ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ phát triển mạnh chủ yếu do
A. đường bờ biển dài, nhiều vũng vịnh kín gió, nhiều đảo, bán đảo ven bờ.
B. khí hậu cận xích đạo, nóng quanh năm, nhiều bãi tắm, thắng cảnh đẹp.
C. nhiều đảo, quần đảo với hệ sinh thái đa dạng, tiếp giáp vùng biển sâu.
D. số giờ nắng cao, nhiều vũng vịnh, đầm phá, nhiều bãi tắm rộng nổi tiếng.
Câu 15. Giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh phát triển công nghiệp ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. đổi mới cơ sở vật chất kỹ thuật, hội nhập quốc tế.
B. đảm bảo nguyên liệu, mở rộng thị trường tiêu thụ.
C. nâng cao trình độ lao động, phát triển giao thông.
D. đảm bảo cơ sở năng lượng, thu hút nhiều đầu tư.
................................
................................
................................
Xem thử Tài liệu & Đề thi HSA Xem thử Tài liệu & Đề thi VACT Xem thử Tài liệu & Đề thi SPT
Xem thêm tài liệu ôn thi đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội HSA, ĐHQG Tp.HCM VACT hay khác:
(Ôn thi ĐGNL HSA, VACT) Vùng kinh tế Trung du và miền núi Bắc Bộ
(Ôn thi ĐGNL HSA, VACT) Vùng kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều