Giáo án Công nghệ 12 Kết nối tri thức Bài 7: Biện pháp bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng
Giáo án Công nghệ 12 Kết nối tri thức Bài 7: Biện pháp bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng
Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Công nghệ 12 Kết nối tri thức bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Mô tả được một số biện pháp bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng phổ biến.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Giao tiếp và hợp tác: Khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Tự chủ và tự học: Biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực riêng:
- Năng lực tìm hiểu công nghệ: Lựa chọn được các nguồn tài liệu phù hợp để tìm hiểu về các biện pháp bảo vệ và phương thức khai thác tài nguyên rừng.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: HS chuẩn bị bài trước khi đến lớp, hăng say tìm tòi kiến thức bên ngoài để mở rộng hiểu biết và thường xuyên xem lại kiến thức bài cũ.
- Trách nhiệm: Có ý thức vận dụng kiến thức về bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng vào thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả của việc bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng.
- Trung thực: HS thật thà, ngay thẳng trong việc đánh giá và tự đánh giá; HS mạnh dạn nói lên ý tưởng, suy nghĩ của mình.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV, SBT Công nghệ Lâm nghiệp – Thủy sản – Kết nối tri thức với cuộc sống.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Tranh ảnh, tài liệu, video về các biện pháp bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng ở Việt Nam và trên thế giới.
- Phiếu học tập.
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Công nghệ Lâm nghiệp – Thủy sản – Kết nối tri thức với cuộc sống.
- Tìm hiểu trước thông tin phục vụ cho bài học qua SGK Công nghệ Lâm nghiệp – Thủy sản và internet.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Giúp HS tái hiện những kiến thức, kinh nghiệm đã có về biện pháp bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng, đồng thời gợi mở những vấn đề mới về biện pháp bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng nhằm kích thích HS mong muốn tìm hiểu bài học mới.
b. Nội dung: HS xem video về các biện pháp bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng ở Việt Nam và trên thế giới, sau đó thực hiện các yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: HS nêu được một số thông tin về cách trồng và chăm sóc rừng.
d.Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS xem video (1:40-6:08) về các biện pháp bảo vệ và khai thác rừng.
- GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi truyền bút: GV bật một đoạn nhạc, ấn dừng ngẫu nhiên. Trong khi nhạc phát, HS truyền bút cho nhau. Khi nhạc dừng, bút ở trong tay HS nào thì HS ấy sẽ trả lời câu hỏi về cách trồng và chăm sóc rừng trong video.
- GV nêu câu hỏi mở rộng: Nêu các biện pháp khai thác tài nguyên rừng đang được áp dụng ở nước ta. Theo em, để nâng cao hiệu quả bảo vệ tài nguyên rừng cần ưu tiên những giải pháp nào? Vì sao?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát video, tham gia trò chơi và thực hiện yêu cầu của GV.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời:
+ Thành lập các tổ bảo vệ rừng.
+ Chủ rừng kí hợp đồng với người dân để chia khu vực rừng bảo vệ.
+ Tổ chức trồng rừng trên diện rộng.
…
+ Một số biện pháp khai thác rừng: hạn chế khai thác rừng bừa bãi; khai thác rừng kết hợp trồng rừng và tăng cường phủ xanh; ban hành nhiều chính sách và luật bảo vệ và phát triển rừng.
+ Cần ưu tiên trồng rừng và tăng cường phủ xanh vì việc trồng rừng và tăng cường phủ xanh trong khu vực đất trống và đồi trọc có thể giúp khôi phục và bảo tồn tài nguyên rừng. Hành động này góp phần hấp thụ carbon dioxide, bảo vệ đất, cung cấp môi trường sống cho các loài sinh vật, cung cấp nguồn gỗ và các sản phẩm rừng khác.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Chúng ta đều biết rừng có vai trò rất quan trọng trong đời sống? Vậy khai thác tài nguyên rừng được thực hiện như thế nào? Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng hiệu quả? Để trả lời các câu hỏi này, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay – Bài 7: Biện pháp bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sẽ:
- Trình bày được một số biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng phổ biến.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác thông tin mục I.1,2,3,4,5,6, Hình 7.2 SGK tr.36 – 37, hoàn thành Phiếu học tập số 1:
c. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1 về một số biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
||||||||||||||||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác thông tin mục I.1,2,3,4,5,6 SGK tr.36 – 37, hoàn thành Phiếu học tập số 1:
|
I. Một số biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng Đáp án Phiếu học tập số 1 đính kém phía dưới hoạt động 1. |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Công nghệ 12 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Công nghệ lớp 12 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:
Giáo án Công nghệ 12 Bài 8: Vai trò và triển vọng của thuỷ sản
Giáo án Công nghệ 12 Bài 9: Các nhóm thuỷ sản và một số phương thức nuôi phổ biến
Giáo án Công nghệ 12 Bài 10: Giới thiệu về môi trường nuôi thuỷ sản
Giáo án Công nghệ 12 Bài 11: Quản lí môi trường nuôi thuỷ sản
Giáo án Công nghệ 12 Bài 12: Biện pháp xử lí môi trường nuôi thuỷ sản
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giáo án lớp 12 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 12 (các môn học)
- Giáo án Toán 12
- Giáo án Ngữ văn 12
- Giáo án Vật Lí 12
- Giáo án Hóa học 12
- Giáo án Sinh học 12
- Giáo án Địa Lí 12
- Giáo án Lịch Sử 12
- Giáo án Lịch Sử 12 mới
- Giáo án GDCD 12
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 12
- Giáo án Tin học 12
- Giáo án Công nghệ 12
- Giáo án GDQP 12
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Đề thi Ngữ văn 12
- Đề thi Toán 12
- Đề thi Tiếng Anh 12 mới
- Đề thi Tiếng Anh 12
- Đề thi Vật Lí 12
- Đề thi Hóa học 12
- Đề thi Sinh học 12
- Đề thi Địa Lí 12
- Đề thi Lịch Sử 12
- Đề thi Giáo dục Kinh tế Pháp luật 12
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 12
- Đề thi Tin học 12
- Đề thi Công nghệ 12