Giáo án Hóa học 10 Chương 3: Liên kết hóa học mới nhất

Với mục đích giúp các Thầy / Cô giảng dạy môn Hóa học dễ dàng biên soạn Giáo án Hóa học lớp 10, VietJack biên soạn Bộ Giáo án Hóa học 10 Chương 3: Liên kết hóa học phương pháp mới theo hướng phát triển năng lực theo 5 bước bám sát mẫu Giáo án môn Hóa học chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu Giáo án Hóa học 10 này sẽ được Thầy/Cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quí báu.

Mục lục Giáo án Hóa học 10 Chương 3: Liên kết hóa học

Giáo án Hóa học 10 Bài 12: Liên kết ion - Tinh thể ion

I - MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ.

Kiến thức

Nêu được:

+ Sự tạo thành ion, ion đơn nguyên tử, ion đa nguyên tử.

+ Định nghĩa liên kết ion.

+ Tính chất chung của hợp chất ion.

Giải thích được:

+ Vì sao các nguyên tử lại liên kết với nhau.

+ Sự tạo thành liên kết ion trong một số hợp chất, ví dụ : NaCl, CaCl2, Na2O.

+ Tính chất của hợp chất ion từ sự tạo thành liên kết ion.

Phân biệt được liên kết ion với các liên kết khác dựa vào bản chất cụ thể.

Kỹ năng

+ Viết được cấu hình electron của ion đơn nguyên tử cụ thể.

+ Xác định ion đơn nguyên tử, ion đa nguyên tử trong một phân tử chất cụ thể.

Trọng tâm

+ Sự hình thành cation, anion.

+ Ion đơn nguyên tử, ion đa nguyên tử.

+ Sự hình thành liên kết ion.

Thái độ

+ Các vật liệu làm bằng các chất có cấu tạo tinh thể ion là chất rắn, khó nóng chảy, khó bay hơi, khi nóng chảy hoặc tan trong nước có dẫn điện, do đó sử dụng các vật liệu này phải cẩn thận.

+ Tích cực, nghiêm túc, tự tin và có lòng đam mê khoa học.

2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển

+ Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác (trong hoạt động nhóm).

+ Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cuộc sống.

+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân.

+ Năng lực tính toán qua việc giải các bài tập hóa học.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

1/ Phương pháp dạy học: Phương pháp dạy học nhóm, dạy học giải quyết vấn đề.

2/ Các kĩ thuật dạy học

- Hỏi đáp tích cực.

- Khăn trải bàn.

- Nhóm nhỏ.

- Trò chơi.

- Công não

III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Giáo viên (GV)

- Làm các slide trình chiếu, giáo án.

- Nam châm (để gắn nội dung báo cáo của HS lên bảng từ).

2. Học sinh (HS)

- Học bài cũ, đặc biệt về viết cấu hình electron nguyên tử.

- Tập lịch cũ cỡ lớn hoặc bảng hoạt động nhóm.

- Bút mực viết bảng.

IV. CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC

A. Hoạt động trải nghiệm kết nối ( 15 phút)

Mục tiêu

Phương thức tổ chức

Kết quả

Đánh giá

- Huy động các kiến thức đã được học của HS về cấu hình electron nguyên tử đã được học để giải thích sự hình thành phân tử, tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới.

- Rèn kỹ năng quan sát.

- Phát triển năng lực hợp tác và sử dụng ngôn ngữ hóa học.

HĐ nhóm: Sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn để hoàn thành nội dung trong phiếu học tập số 1.

- GV chia lớp thành 4 nhóm.

- GV trình chiếu thí nghiệm đốt cháy Na trong bình đựng khí Clo.

Link: https://www.youtube.com/watch?v=4NmNTTafPOQ

Phiếu học tập số 1

- Nêu cách tiến hành thí nghiệm.

- Nêu hiện tượng xảy ra.

- Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.

- Giải thích sự hình thành sản phẩm :

+ Tại sao Na phải liên kết với Clo? Cho biết 11Na, 17Cl.

+ Na liên kết với Clo bằng cách thức nào?

- Các nhóm phân công nhiệm vụ cho từng thành viên: nêu cách tiến hành thí nghiệm, quan sát và thống nhất để ghi lại hiện tượng xảy ra, viết PTHH, giải thích sự hình thành liên kết …. vào bảng phụ, viết ý kiến của mình vào giấy và kẹp chung với bảng phụ.

HĐ chung cả lớp:

- GV mời một nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác góp ý, bổ sung.

Vì là hoạt động trải nghiệm kết nối để tạo mâu thuẫn nhận thức nên giáo viên không chốt kiến thức. Muốn hoàn thành đầy đủ và đúng nhiệm vụ được giao HS phải nghiên cứu bài học mới.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo: HĐ hình thành kiến thức.

+ Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ: HS có thể không giải thích được sự hình thành phân tử NaCl như thế nào.

- Hiện tượng: Phản ứng xảy ra mãnh liệt, sang chói.

- Phương trình hóa học:

2Na + Cl2 → 2NaCl

- Giải thích:

+ HS có thể dựa vào SGK nêu được: Các nguyên tử liên kết với nhau để đạt đến cấu hình bền vững như khí hiếm gần nhất. Nhưng HS sẽ không giải thích được cách thức liên kết giữa Na với Cl.

- Mâu thuẫn nhận thức khi HS không giải thích được tại sao Na có thể liên kết với Clo hoặc không giải thích được sự hình thành phân tử NaCl.

+ Trong quá trình hoạt động nhóm, GV quan sát tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.

+ Qua báo cáo các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm khác, GV biết được HS đã có được những kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh, bổ sung ở các hoạt động tiếp theo.

...........................................................................................

Tài liệu còn nhiều, mời bạn tải xuống để xem đầy đủ.

Giáo án Hóa học 10 Bài 15: Hóa trị và số oxi hóa

I - MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ

Kiến thức

Biết được:

- Điện hoá trị, cộng hóa trị của nguyên tố trong hợp chất.

- Số oxi hoá của nguyên tố trong các phân tử đơn chất và hợp chất. Những quy tắc xác định số oxi hoá của nguyên tố.

Kĩ năng

- Xác định được điện hoá trị, cộng hóa trị, số oxi hoá của nguyên tố trong một số phân tử đơn chất và hợp chất cụ thể.

* Trọng tâm

- Điện hoá trị, cộng hóa trị của nguyên tố trong hợp chất.

- Số oxi hoá của nguyên tố.

Thái độ

- Say mê, hứng thú, tự chủ trong học tập; trung thực.

- Nghiêm túc trong nghiên cứu và trong học tập.

- Tinh thần trách nhiệm cao trong việc hoạt động nhóm, phát huy khả năng để đưa hoạt động nhóm đạt kết quả cao nhất.

2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác (trong hoạt động nhóm).

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân.

- Năng lực tính toán qua việc giải các bài tập hóa học có bối cảnh thực tiễn.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học: Phương pháp dạy học nhóm, dạy học nêu vấn đề.

2. Các kĩ thuật dạy học

- Hỏi đáp tích cực.

- Khăn trải bàn.

- Nhóm nhỏ.

III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Giáo viên (GV)

- Làm các slide trình chiếu, giáo án.

- Phiếu học tập.

2. Học sinh (HS)

- Học bài cũ.

- Bảng hoạt động nhóm.

- Bút mực viết bảng.

IV. CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC

A. Hoạt động trải nghiệm, kết nối (6 phút)

Mục tiêu

Phương thức tổ chức

Kết quả

Đánh giá

- Huy động các kiến thức đã được học của HS, tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới.

- Tìm hiểu kiến thức thông qua việc làm ví dụ.

- Rèn năng lực hợp tác và năng lực sử dụng ngôn ngữ: Diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân.

1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

HĐ nhóm: Sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn để hoàn thành nội dung trong phiếu học tập số 1.

- GV chia lớp thành 4 nhóm.

- GV yêu cầu các nhóm hoàn thành phiếu học tập số 1

Phiếu học tập số 1

1. Dựa vào kiến thức về hóa trị đã được học ở lớp 8, em hãy xác định hóa trị của các nguyên tố trong các hợp chất sau

H2O, CH4, MgO, CaCl2

2. Trong các hợp chất trên những hợp chất nào là hợp chất cộng hóa trị, hợp chất nào là hợp chất ion?

3. Hóa trị của các nguyên tố trong hợp chất cộng hóa trị và hợp chất ion có khác nhau không? Nếu có thì khác nhau như thế nào?

2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm phân công nhiệm vụ cho từng thành viên: tiến hành làm các ví dụ, quan sát và thống nhất để ghi lại kết quả vào bảng phụ, viết ý kiến của mình vào giấy và kẹp chung với bảng phụ.

3. Báo cáo, thảo luận

HĐ chung cả lớp:

- GV mời một nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác góp ý, bổ sung.

Vì là hoạt động trải nghiệm kết nối để tạo mâu thuẫn nhận thức nên giáo viên không chốt kiến thức. Muốn hoàn thành đầy đủ và đúng nhiệm vụ được giao HS phải nghiên cứu bài học mới.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo: HĐ hình thành kiến thức.

+ Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ: một số HS bị mất kiến thức cơ bản về hóa trị nên không làm được các ví dụ, GV hướng dẫn chi tiết và giúp HS giữ bình tĩnh và lấy lại các kiến thức cơ bản nhất.

- HS ôn lại được kiến thức cơ bản.

- HS phát triển được kỹ năng.

- Mâu thuẫn nhận thức khi HS không giải thích được sự khác nhau về hóa trị trong hợp chất ion và hợp chất cộng hóa trị.

+ Qua quan sát: Trong quá trình hoạt động nhóm GV quan sát tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS, đặc biệt phát hiện được những HS bị mất kiến thức về phần hóa trị và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.

+ Qua báo cáo các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm khác, GV biết được HS đã có được những kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh, bổ sung ở các hoạt động tiếp theo.

...........................................................................................

Xem thêm các bài soạn Giáo án Hóa học lớp 10 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Vật Lí lớp 10 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Vật Lí 10 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học
Tài liệu giáo viên