Giáo án Hóa học 10 Chương 1: Nguyên tử mới nhất
Với mục đích giúp các Thầy / Cô giảng dạy môn Hóa học dễ dàng biên soạn Giáo án Hóa học lớp 10, VietJack biên soạn Bộ Giáo án Hóa học 10 Chương 1: Nguyên tử phương pháp mới theo hướng phát triển năng lực theo 5 bước bám sát mẫu Giáo án môn Hóa học chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu Giáo án Hóa học 10 này sẽ được Thầy/Cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quí báu.
Mục lục Giáo án Hóa học 10 Chương 1: Nguyên tử
- Giáo án Hóa học 10 Ôn tập đầu năm (Tiết 1)
- Giáo án Hóa học 10 Ôn tập đầu năm (Tiết 2)
- Giáo án Hóa học 10 Bài 1: Thành phần nguyên tử
- Giáo án Hóa học 10 Bài 2: Hạt nhân nguyên tử - Nguyên tố hóa học - Đồng vị
- Giáo án Hóa học 10 Bài 3: Luyện tập: Thành phần nguyên tử
- Giáo án Hóa học 10 Bài 4: Cấu tạo vỏ nguyên tử
- Giáo án Hóa học 10 Bài 5: Cấu hình electron
- Giáo án Hóa học 10 Bài 6: Luyện tập: Cấu tạo vỏ nguyên tử
Giáo án Hóa học 10 Ôn tập đầu năm (Tiết 1)
I - MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh tái hiện và củng cố lại các kiến thức cơ bản đã học ở THCS, cụ thể:
- Nguyên tử |
- Nguyên tố hoá học |
- Hoá trị của một nguyên tố |
- Định luật bảo toàn khối lượng |
- Mol |
- Tỉ khối của chất khí. |
2. Kỹ năng: Giúp học sinh tự giải quyết một số các bài tập liên quan.
3. Thái độ: Học sinh hăng hái trong học tập.
4. Định hướng năng lực:
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề;
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học;
- Năng lực hợp tác.
II – CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Mô hình, Bảng TH các nguyên tố hoá học.
III – PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHỦ YẾU.
- Vấn đáp, đàm thoại, thuyết trình nêu vấn đề.
IV- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định trật tự, kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ:
Bỏ qua kiểm tra bài cũ đầu giờ.
3. Chuỗi các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Khởi động – vào bài
Xin chào tất cả các em, chào mừng các em đến với bài học đầu tiên của chương trình hóa học lớp 10. Trong tiết học đầu tiên này, cô sẽ cùng các em củng cố lại một số kiến thức hóa học trọng tâm mà chúng ta đã học ở THCS.
Hoạt động 2: Củng cố - luyện tập
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Nội dung ghi bảng |
|||||||||||||||
2.1. Củng cố kiến thức về nguyên tử |
|||||||||||||||||
GV hỏi: + Hạt vô cùng nhỏ bé tạo nên các chất gọi là gì? (hay nguyên tử là gì?) + Nguyên tử có cấu tạo như thế nào? GV tổng kết, hệ thống hóa kiến thức. |
+ HS trả lời: nguyên tử + HS trả lời: nguyên tử cấu tạo gồm lớp vỏ (là electron) và hạt nhân (gồm proton và nơtron); |
1. Nguyên tử - Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hoà về điện. - Nguyên tử của bất kì nguyên tố nào cũng gồm có hạt nhân mang điện tích dương và lớp vỏ có một hay nhiều electron mang điện tích âm. |
|||||||||||||||
a. Electon - Kí hiệu e, điện tích 1-, me ≈ 0 |
|||||||||||||||||
b. Hạt nhân nguyên tử. - Gồm có p và n.
Số p = số e KLNT ≈ mp + mn |
|||||||||||||||||
2.2. Củng cố kiến thức về nguyên tố hóa học |
|||||||||||||||||
GV hỏi: + Nguyên tố hoá học là gì? + Những nguyên tử của cùng một nguyên tố hoá hoc thì chúng có đặc điểm gì giống nhau? GV chuẩn hóa kiến thức. |
HS trả lời: HS trả lời: |
2. Nguyên tố hóa học - Nguyên tố hoá học là tập hợp những nguyên tử có cùng số hạt proton trong hạt nhân. - Nguyên tử của cùng một nguyên tố hoá học thì có tính chất hoá học giống nhau. |
|||||||||||||||
2.3. Củng cố kiến thức về hóa trị của một nguyên tố |
|||||||||||||||||
GV: + Hoá trị là gì? |
HS trả lời |
3. Hóa trị + Hoá trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác. |
|||||||||||||||
+ Hoá trị của một nguyên tố được xác định như thế nào? Cho ví dụ: GV nhấn mạnh thêm: Trong công thức hoá học, tích chỉ số và hoá trị của nguyên ng/tố này bằng tích của chỉ số và hoá trị của ng/ tố kia. Tức nếu công thức hoá học thì ax = by và do đó GV lấy ví dụ cho HS trình bày: Ví dụ: Lập CT của hợp chất tạo bởi: a) S (VI) với O (II): b) Ca (II) với O (II): |
HS lắng nghe 2HS lên bảng làm; Các HS khác làm vào vở. a) Ta có: SxOy: Vậy CT là: SO3 b) Ta có: CaxOy: Vậy CT là: CaO |
+ Qui ước chọn hoá trị của H là đơn vị và của O là 2 đơn vị + Cho công thức hoá học thì ax = by và do đó |
|||||||||||||||
2.4. Củng cố kiến thức về định luật bảo toàn khối lượng |
|||||||||||||||||
GV: Nêu định luật bảo toàn khối lượng? |
- 1 HS trả lời |
4. Định luật bảo toàn khối lượng. Trong một phản ứng hoá học, tổng khối lượng các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng các chất phản ứng. |
|||||||||||||||
GV nhấn mạnh: Khi có n chất trong p/ứ mà đã biết khối lượng n-1 chất ta có thể tính KL chất còn lại. GV lấy ví dụ để HS áp dụng: Cho 80 gam một oxit kim loại (trong đó KL có hóa trị 2) phản ứng hoàn toàn với 2 gam H2 thì thấy thu được 64 gam kim loại. Khối lượng hơi nước sinh ra sau phản ứng là? GV gọi 1 HS lên bảng chữa rồi nhận xét, kết luận. |
- HS lắng nghe - Một HS lên bảng trình bày, các em khác làm vào vở. MO + H2 M + H2O (1) 80(g) + 2 (g) → 64(g) + X? X = 82 – 64 = 18 (g) |
...........................................................................................
Tài liệu còn nhiều, mời bạn tải xuống để xem đầy đủ.
Giáo án Hóa học 10 Ôn tập đầu năm (Tiết 2)
I - MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Giúp học sinh tái hiện và củng cố lại các kiến thức cơ bản đã học ở THCS, cụ thể:
- Dung dịch
- Sự phân loại các chất vô cơ ( theo tính chât hoá học)
- Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.
2 .Kỹ năng:
- HS hiểu, có kĩ năng vận dụng kiến thức vào việc giải quyết các bài tập và làm cơ sở cho việc học hoá học tiếp theo.
3. Thái độ:
Học sinh có niềm ham học hỏi, say mê yêu thích bộ môn Hóa học.
4. Năng lực cần định hướng
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề;
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học;
- Năng lực hợp tác;
- Năng lực tính toán hóa học.
II – CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
(Dụng cụ cần sử dụng của thầy và trò), gồm:
- Bảng phân loại các hợp chất vố cơ.
- Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.
III – PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHỦ YẾU.
- Thuyết trình nêu vấn đề, vấn đáp tìm tòi, tái hiện kiến thức đã học.
IV- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định trật tự, kiểm tra bài cũ
Bỏ qua kiểm tra đầu giờ, kiểm tra bài cũ lồng vào trong tiết học
2. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Nội dung ghi bảng |
Hoạt động 1: Khởi động – vào bài |
||
Tiếp theo tiết ôn tập của buổi học ngày hôm trước, trong tiết học này cô sẽ cùng các em ôn tập về: + Dung dịch; + Các loại hợp chất vô cơ; + Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. |
||
Hoạt động 2: Củng cố - Luyện tập |
||
2.1. Củng cố kiến thức về dung dịch |
||
GV Y/C nhắc lại các khái niệm + GV dung dịch là gì? Cho VD. |
HS trả lời theo KT đã học. |
7. Dung dịch + Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan. |
+ Độ tan là gì? |
HS trả lời theo KT đã học |
+ Độ tan (S) của một chất là số gam của chất đó hoà tan trong 100 gam nước thành dd bão hoà (ddbh) ở nhiệt độ xác định. |
+ Độ tan S phụ thuộc các yếu tố nào? |
HS trả lời |
+ Các yếu tố ảnh hưởng: 1. Nhiệt độ. 2. Đối với chất khí: S tăng khi giảm to và tăng p |
+ Có mấy loại nồng độ dung dịch? Mà em đã học? |
HS trả lời |
|
a/ Nồng độ phần trăm là gì? Cho biết công thức tính? GV nói rõ thêm mct, mdd là khối lượng chất tan và khối lượng dung dịch tính bằng gam. |
HS trả lời |
+ Nồng độ phần trăm (C%) của một dung dịch cho biết số gam chất tan có trong 100g dung dịch. (1) |
b/ Nồng độ mol là gì? Cho biết công thức tính? GV nói rõ thêm n, v là số mol và thể tích dung dịch tính bằng lít. |
HS trả lời |
+ Nồng độ mol (CM) của một dung dịch cho biết số mol chất tan có trong 1lít dung dịch. (2) |
+ Quan hệ giữa C% và CM của cùng một chất tan. + D khối lượng riêng của dung dịch (g/ml hoặc g/cm3). Và 1ml = 1cm3 1lít = 1dcm3= 1000ml |
HS trả lời |
(3) |
2.2. Củng cố kiến thức về các loại hợp chất vô cơ |
||
GV giúp HS xây dựng sơ đồ dạng phân loại: |
HS tham gia xây dựng. |
8. Phân loại các hợp chất vô cơ |
2.3. Củng cố kiến thức về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học |
||
GV vấn đáp – đàm thoại giúp HS tái hiện kiến thức đã học. Lưu ý các vấn đề sau: + Ô nguyên tố cho biết gì? Cho HS trực quan bảng TH các nguyên tố hoá học (GV chỉ rõ). + Chu kì là gì? chu kì cho biết gì? + Nhóm nguyên tố là gì? GV yêu cầu HS lấy VD minh hoạ. |
HS trả lời. HS lấy VD minh hoạ và so sánh. |
9. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học. + Ô nguyên tố cho biết: - Số hiệu nguyên tử: - Kí hiệu hoá học. - Tên nguyên tố. - Nguyên tử khối. + Chu kì là dãy các nguyên tố hoá học nằm trên cùng một hàng ngang, được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử. Trong một chu kì thì: - Các nguyên tử của các nguyên tố có cùng số lớp (e). - Số e lớp ngoài cùng tăng dần từ 1 đến 8. - Tính KL giảm dần, tính PK tăng dần. + Nhóm là dãy các nguyên tố hoá học nằm trên cùng một hàng dọc, được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử. Trong cùng một nhóm thì: - Các nguyên tử của các nguyên tố có số (e) lớp ngoài cùng bằng nhau. - Số lớp (e) tăng dần. - Tính KL tăng dần, tính PK giảm dần. |
Hoạt động 3: Tìm tòi – Mở rộng |
||
Giáo viên yêu cầu HS về nhà tìm hiểu trước bài thành phần nguyên tử: - Nguyên tử là gì? - Thành phần các hạt có trong nguyên tử? - Khối lượng, điện tích các hạt có trong nguyên tử. - Kích thước nguyên tử. |
V. RÚT KINH NGHIỆM
...........................................................................................
Xem thêm các bài soạn Giáo án Hóa học lớp 10 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:
- Giáo án Hóa học 10 Chương 2: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và Định luật tuần hoàn
- Giáo án Hóa học 10 Chương 3: Liên kết hóa học
- Giáo án Hóa học 10 Chương 4: Phản ứng oxi hóa - khử
- Giáo án Hóa học 10 Chương 5: Nhóm Halogen
- Giáo án Hóa học 10 Chương 6: Oxi - Lưu huỳnh
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án Vật Lí lớp 10 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Vật Lí 10 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 10 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 10
- Giáo án Toán 10
- Giáo án Tiếng Anh 10
- Giáo án Vật Lí 10
- Giáo án Hóa học 10
- Giáo án Sinh học 10
- Giáo án Lịch Sử 10
- Giáo án Địa Lí 10
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 10
- Giáo án Tin học 10
- Giáo án Công nghệ 10
- Giáo án Giáo dục quốc phòng 10
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 10
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 10 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 10
- Đề cương ôn tập Văn 10
- Đề thi Toán 10 (có đáp án)
- Đề thi cương ôn tập Toán 10
- Đề thi Toán 10 cấu trúc mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 10 (có đáp án)
- Đề thi Vật Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Hóa học 10 (có đáp án)
- Đề thi Sinh học 10 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 10 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Kinh tế & Pháp luật 10 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 10 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 10 (có đáp án)
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 10 (có đáp án)