Giáo án Hóa học 8 Bài 26: Oxit mới nhất
Giáo án Hóa học 8 Bài 26: Oxit mới nhất
Xem thử Giáo án KHTN 8 KNTT Xem thử Giáo án KHTN 8 CTST Xem thử Giáo án KHTN 8 CD
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 8 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức :
HS nêu được:
-Định nghĩa oxit
-Cách gọi tên oxit nói chung, oxit của kim loại có nhiều hóa trị, oxit của phi kim có nhiều hóa trị;
-Cách lập CTHH của oxit.
-Khái niệm oxit axit, oxit bazơ.
2. Kĩ năng :
HS có được các kĩ năng:
-Phân loại được oxit bazơ, oxit axit dựa vào CTHH của một số chất cụ thể.
-Gọi tên một số oxit theo CTHH và ngược lại.
-Lập CTHH của oxit khi biết hóa trị của nguyên tố và ngược lại biết CTHH cụ thể, tìm hóa trị của nguyên tố.
3. Thái độ : Kiên trì trong học tập, yêu thích bộ môn
4. Năng lực cần hướng tới :
-Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
-Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học
II. TRỌNG TÂM:
-Khái niệm oxit, oxit axit, oxit bazơ.
-Cách lập CTHH của oxit và cách gọi tên.
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên :
-Bảng phụ có ghi sẵn các bài tập
-Phiếu học tập.
2. Học sinh :
-Ôn tập bài cũ và chuẩn bị bài mới.
IV. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
1. Ổn định trật tự và kiểm tra bài cũ :
Bài cũ: (5’)
HS 1 :
- Nêu định nghĩa phản ứng hoá hợp? Cho ví dụ minh hoạ.
- Nêu định nghĩa sự oxi hoá? Cho ví dụ minh hoạ.
HS 2 : Làm bài tập 2 sgk tr 87?
2. Hoạt động dạy học :
GIÁO VIÊN | HỌC SINH | NỘI DUNG GHI BẢNG |
---|---|---|
Hoạt động 1: Khởi động - Giới thiệu bài (2’) Gv cho HS đọc tên một số chất làoxit đã học. GV giới thiệu: Những hợp chất này thuộc loại oxit. Vậy oxit là gì? Công thức chung như thế nào? Cách phân loại và gọi tên ra sao? Ta cùng tìm hiểu câu trà lời qua nội dung bài học hôm nay. |
||
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (25 phút) Hoạt động 2.1. Định nghĩa oxit (5 phút) |
||
GV: Sử dụng các ví dụ học sinh ghi ở góc bảng phải như: SO2, P2O5, CO2, Fe3O4… → các chất tạo thành ở các phản ứng trên thuộc loại oxit ?Em hãy nhận xét thành phần cấu tạo của các oxit có điểm gì giống và khác nhau? ? Thế nào là oxit ? Phát PHT 1: Hãy gạch chân những công thức là oxit trong các hợp chất sau: K2O; CuSO4; Mg(OH)2; H2SO4; SO3; K2MnO4 ? Vì sao CuSO4, Mg(OH)2, K2MnO4… không phải là oxit ? |
-Giống : +Hợp chất +Hai nguyên tố hóa học +Có 1 nguyên tố là oxi -Khác nhau : Liên kết với oxi là những nguyên tố kim loại hoặc phi kim. - Oxit là hợp chất của 2 nguyên tố, trong đó có môt nguyên tố là oxi -HS thảo luận theo bàn (2’): Oxit: K2O; SO3. -Vì gồm 3 hoặc 4 nguyên tố hóa học tạo nên. |
I. ĐINH NGHĨA OXIT: -Oxit là hợp chất của 2 nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi Ví dụ: SO2, P2O5, CO2, Fe3O4, K2O, SO3 |
Hoạt động 2.2: Phân loại oxit (10’) |
||
?Dựa vào thành phần cấu tạo của oxit người ta chia thành mấy loại? kể tên GV: Treo bảng phụ có ghi sẵn định nghĩa oxit axit và oxit bazơ ? Em hãy cho biết kí hiệu của 1 số phi kim (kim loại) thường gặp? ?Em hãy lấy 3 ví dụ về oxit axit (oxit bazơ)? |
-Hai loại: oxit axit và oxit bazơ -Phi kim: S, C, N, … -Kim loại: K, Na, Ca, … +Oxit axit: CO2; NO2, P2O5,… + Oxit bazơ: K2O; CaO; Al2O3; … -Ghi nhớ và sẽ được tìm hiểu kĩ ở bài axit-bazơ-muối. |
II. PHÂN LOẠI: có 2 loại 1. Oxit axit : thường là oxit của phi kim và tương ứng với 1 axit Ví dụ: CO2, P2O5, SO3…. 2. Oxit bazơ : thường là oxit của kim loai và tương ứng với một bazơ Ví dụ: K2O, CaO, MgO…. |
Hoạt động 2.3 Cách gọi tên oxit (10’) |
||
? Đọc tên của P2O5, SO2 ? GV: nêu cách gọi tên của oxit: Tên oxit = tên nguyên tố + oxit ? Yêu cầu HS gọi tên các oxit bazơ ở bảng trên? GV: Nêu cách gọi tên oxit với trường hợp kim loại có nhiều hoá trị và phi kim có nhiều hoá trị. ?Hãy gọi tên các oxit sau: FeO, Fe2O3 ? -Giới thiệu các tiền tố (tiếp đầu ngữ ) + mono: nghĩa là 1; đi: nghĩa là 2 + tri: nghĩa là 3; tetra: nghĩa là 4 + penta: nghĩa là 5 ? Yêu cầu HS đọc tên các oxit sau: SO2, P2O5, SO3 ? Bài tập : Trong các oxit sau, oxit nào là oxit axit, oxit nào là oxit bazơ: Na2O; CuO; CO2; N2O5; SiO2? ? Gọi tên các oxit trên ? |
- Điphotpho pentaoxit - Lưu huỳnh đi oxit Tên oxit = tên nguyên tố + oxit K2O: Kali oxit CaO: Canxi oxit MgO: Magie oxit -Tên oxit bazơ = tên KL (kèm theo hoá trị) + oxit - Tên oxit axit = tên PK (có tiền tố chỉ số nguyên tử PK) + oxit (tiền tố chỉ số nguyên tử oxi) FeO: Sắt (II) oxit Fe2O3: Sắt (III) oxit SO2 : Lưu huỳnh đioxit P2O5: Điphotpho pentaoxit SO3 : Lưu huỳnh trioxit -Oxit axit: CO2 : Cacbon đioxit N2O5: Đinitơ pentaoxit SiO2:Silic đioxit -Oxit bazơ: Na2O: Natri oxit CuO: Đồng (II) oxit |
III. CÁCH GỌI TÊN Tên oxit = tên nguyên tố + oxit Ví dụ: K2O : kali oxit CaO : canxi oxit MgO: Magie oxit Chú ý: + Nếu KL có nhiều hoá trị Tên oxit bazơ = tên kl ( kèm theo hoá trị) + oxit Ví dụ: FeO: sắt (II) oxit : Fe2O3: sắt (II) oxit + Nếu PK có nhiều hoá tri: Tên oxit axit = tên PK (có tiền tố chỉ số nguyên tử PK) + oxit (tiền tố chỉ số nguyên tử oxi) Ví dụ: SO2: lưu huỳnh đi oxit P2O5: điphotpho penta oxit CO2 : Cacbon đi oxit |
Hoạt động 3: Luyện tập - củng cố (5 phút)
-Hệ thống lại nội dung bài giảng
a. Định nghĩa oxit ? phân loại oxit ? cách gọi tên ?
b. Cho HS chơi trò chơi tìm chỗ:
GV chia lớp gồm 2 nhóm mỗi nhóm có 1 số tấm bìa có ghi công thức: CO2; BaO; Fe2O3; SO2; SO3; MgO; SiO2; PbO; CuO; P2O5 vào bảng ghi sẵn cách gọi tên.
Cho những học sinh có cùng công thức của oxit bazơ ngồi cùng dãy và những em có cùng công thức của oxit axit ngồi cùng dãy.
* Đáp án:
Hoạt động 4: Mở rộng tìm tòi (5 phút)
Hướng dẫn HS học bài, làm các bài tập từ 1-5 ở SGK và chuẩn bị bài tiếp theo.
V. RÚT KINH NGHIỆM
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
Xem thử Giáo án KHTN 8 KNTT Xem thử Giáo án KHTN 8 CTST Xem thử Giáo án KHTN 8 CD
Xem thêm các bài soạn Giáo án Hóa học lớp 8 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:
- Giáo án Hóa học 8 Bài 27: Điều chế khí oxi - Phản ứng phân hủy
- Giáo án Hóa học 8 Bài 28: Không khí - sự cháy
- Giáo án Hóa học 8 Bài 28: Không khí - sự cháy (Tiết 2)
- Giáo án Hóa học 8 Bài 29: Bài luyện tập 5
- Giáo án Hóa học 8 Bài 30: Bài thực hành 4
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án Hóa học lớp 8 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Hóa học 8 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 8 (các môn học)
- Giáo án Toán 8
- Giáo án Ngữ văn 8
- Giáo án Tiếng Anh 8
- Giáo án Khoa học tự nhiên 8
- Giáo án KHTN 8
- Giáo án Lịch Sử 8
- Giáo án Địa Lí 8
- Giáo án GDCD 8
- Giáo án HĐTN 8
- Giáo án Tin học 8
- Giáo án Công nghệ 8
- Giáo án Vật Lí 8
- Giáo án Hóa học 8
- Giáo án Sinh học 8
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 8 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 8
- Đề thi Toán 8
- Đề cương ôn tập Toán 8
- Đề thi Tiếng Anh 8 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 8 mới (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 8 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 8 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 8 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 8 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 8 (có đáp án)