Giáo án Hóa học 8 Bài 28: Không khí - sự cháy mới nhất (tiết 2)
Giáo án Hóa học 8 Bài 28: Không khí - sự cháy mới nhất (tiết 2)
Xem thử Giáo án KHTN 8 KNTT Xem thử Giáo án KHTN 8 CTST Xem thử Giáo án KHTN 8 CD
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 8 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I.MỤC TIÊU.
1.Kiến thức : HS biết được:
-Sự oxi hoá chậm là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và không phát sáng.
-Sự cháy là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng
-Các điều kiện phát sinh và dập tắt sự cháy, cách phòng cháy và dập tắt đám cháy trong tình huống cụ thể, biết cách làm cho sự cháy có lợi xảy ra một cách hiệu quả.
2. Kĩ năng : Phân biệt được sự cháy và sự oxi hóa chậm trong một số hiện tượng của đời sống và sản xuất.
3. Thái độ : Kiên trì trong hoc tập và yêu thích bộ môn.
II. TRỌNG TÂM:
-Khái niệm về sự oxi hóa chậm và sự cháy
-Điều kiện phát sinh sự cháy và biện pháp dập tắt sự cháy
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
-Các phiếu học tập, các tranh ảnh về sự cháy, sự oxi hóa chậm
-Bảng phụ có ghi sẵn các bài tập
2. Học sinh
Học bài cũ và chuẩn bị bài mới.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
1. Ổn định trật tự và kiểm tra bài cũ (4’)
Em hãy nêu thành phần của không khí? Biện pháp bảo vệ không khí trong lành?
2. Hoạt động dạy học:
GIÁO VIÊN | HỌC SINH | NỘI DUNG GHI BẢNG |
---|---|---|
Hoạt động 1: Khởi động - Giới thiệu bài (1') Các phản ứng biểu hiện sự oxi hoá trên có phải là sự cháy? Sự cháy và sự oxi hoá chậm có gì giống và khác nhau? Điều kiện nào phát sinh sự cháy và cách dập tắt sự cháy? Ta tìm hiểu nội dung tiếp theo của bài không khí – sự cháy |
||
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức – Sự cháy và sự oxi hóa chậm (30 phút) |
||
?Thế nào là sự oxi hoá 1 chất? ? Lấy 1 ví dụ về sự oxi hoá một chất mà các em đã được học? ? S, P, Fe cháy trong khí oxi có những hiện tượng nào? ? Hằng ngày các em nấu cơm bằng củi, khi củi cháy có phải là sự oxi hoá không? Tại sao? ? Khi củi cháy có những hiện tượng nào? Gv: Những hiện tượng trên gọi là sự cháy. ? Vậy, thế nào sà sự cháy? ? Em cho ví dụ khác về sự cháy? ? Sự cháy của một chất trong không khí và trong khí oxi có gì giống và khác nhau? -sự oxi hoá -phát sáng và toả nhiệt ? Tại sao sự cháy trong không khí xảy ra chậm và tạo ra nhiệt độ thấp hơn so với sự cháy trong khí oxi? -Thành phần của oxi trong không khí. -Thể tích khí oxi trong không khí. Gv: Yêu cầu HS kể tên một số dụng cụ làm bằng sắt, thép, gang ...? ? Những đồ dùng trên để lâu trong tự nhiên mà bảo quản không tốt sẽ sinh ra hiện tượng gì? ? Tại sao các đồ vật bị gỉ? Gv: Trong quá trình sắt bị gỉ còn kèm theo hiện tượng toả nhiệt, do lượng nhiệt toả ra ít nên ta không cảm nhận được. Gv: Năng lượng để duy trì hoat động sống của chúng ta được sinh ra từ sự oxi hoá chậm liên tục các chất hữu cơ trong cơ thể. ? Trong quá trình oxi hoá các chất hữu cơ tạo ra năng lượng còn kèm theo hiện tượng nào? Gv: Hai hiện tượng trên gọi là sự oxi hoá chậm ? Vậy, thế nào là sự oxi hoá chậm? ? Em cho ví dụ về sự oxi hoá chậm. Gv: Bổ sung “về sự tự bốc cháy” Ví dụ: Phốt pho trong cơ thể người chết bị oxi hoá lâu ngày, khi gặp điều kiện thuận lợi thoát khỏi mặt đất và bốc cháy tạo thành hiện tượng ma trơi. Gv: Vì vậy trong các nhà máy, người ta không được chất giẻ lau máy dính dầu mỡ thành đống đề phòng sự tự bốc cháy Gv: phát phiếu học tập HS thảo luận câu hỏi sau: “? Sự cháy và sự oxi hoá chậm giống và khác nhau như thế nào?” ? Ta để cồn, gỗ, than trong không khí, chúng tự bốc cháy không? Vì sao? ? Muốn cháy được phải có điều kiện gì? Gv: Dùng bậc lửa đốt một que tăm và một thanh củi lớn? Vì sao que tăm cháy được mà thanh củi chưa cháy. ? Đối với bếp than, nếu ta đóng của lò, có hiện tượng gì xảy ra? Vì sao? ? Trước khi nhóm bếp ta phải lấy bớt lớp tro đầy trong bếp và sắp xếp củi thành từng lớp nhằm mục đích gì? ? Vậy các điều kiện phát sinh và duy trì sự cháy là gì? ? Trong thực tế, để dập tắt đám cháy, người ta thường dùng những biện pháp nào? ? Em hãy phân tích cơ sở của những biện pháp đó? ? Vậy muốn dập tắt sự cháy, ta cần thực hiện những biện pháp nào? GV: Kết luận |
-Sự tác dụng của oxi với một chất gọi là sự oxi hóa - CH4 + O2 - Phát sáng và toả nhiệt. - Phải. Vì củi cháy được là phải tác dụng với oxi -Có phát sáng và toả nhiệt. -Là sự oxi hoá có toả nhiệt và phát sáng. - Ga cháy, nến cháy - HS thảo luận theo bàn trả lời: + Giống: sự oxi hoá + Khác: toả nhiệt và phát sáng - Trong không khí 4/5 là khí nitơ, một phần nhiệt bị tiêu hao để đốt nóng khí nitơ. - Cuốc, dao, cửa sổ… - Nếu để lâu trong không khí sẽ bị gỉ… - Trong không khí có oxi, bản thân chất đó tác dụng với oxi. -HS nghe - HS nghe - toả nhiệt -Là sự oxi hoá có toả nhiệt nhưng không phát sáng. - Rác chất thành đống bị mục. - HS nghe và ghi vào vở - HS thảo luận 3’ - Giống nhau: đều là sự oxh, có toả nhiệt - Khác nhau: +sự cháy có phát sáng; + sự oxh chậm không phát sáng - Không tự cháy - Đốt cháy (cung cấp nhiệt độ) - Thanh củi chưa tới nhiệt độ cháy. - Than sẽ cháy chậm,và có thể tắt vì thiếu oxi - tăng diện tích tiếp xúc với khí oxi. - Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy và Phải có đủ oxi cho sự cháy - Người ta thực hiện: + phun nước: hạ nhiệt độ + phun khí CO2, trùm vải hoặc phủ cáct lên ngọn lửa để ngăn cách vật cháy với không khí. - Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy. - Cách li chất cháy với oxi. HS ghi bài |
II. Sự cháy và sự oxi hoá chậm. 1. Sự cháy : Là sự oxi hoá có toả nhiệt và phát sáng. Ví dụ: Nến cháy, S, P, Fe… cháy trong khí oxi. 2. Sự oxi hoá chậm : Là sự oxi hoá có toả nhiệt nhưng không phát sáng. Ví dụ: Gang, sắt, thép để lâu ngày trong không khí bị gỉ. Chú ý: Trong điều kiện nhất định, sự oxi hoá chậm có thể chuyển thành sự cháy, gọi là sự tự bốc cháy. 3. Điều kiện phát sinh và các biện pháp để dập tắt đám cháy a. Các điều kiện phát sinh sự cháy: - Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy - Phải có đủ oxi cho sự cháy b. Muốn dập tắt sự cháy, ta cần thực hiện những biện pháp sau: -Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy. -Cách li chất cháy với oxi. |
Hoạt động 3: Luyện tập – Vận dụng (5’)
-Giáo viên hệ thống hoá kiến thức đã học.
Hướng dẫn HS làm các bài tập sau:
Bài 1 : Đâu là sự cháy, sự oxi hoá chậm:
-Bài 2 : Muốn dập tắt ngọn lửa do xăng dầu cháy, người ta thường trùm vải dày hoặc phủ cát lên ngọn lửa, mà không dùng nước. Giải thích vì sao?
(Hướng dẫn: vì xăng, dầu không tan trong nước và nhẹ hơn nước, nỗi lên vẫn cháy, có thể làm đám cháy lan rộng. Thường trùm vải dầy hoặc cát phủ lên ngọn lửa để cách li ngọn lửa với không khí – đó là một trong hai biện pháp để dập tắt sự cháy.)
Hoạt động 4: Tìm tòi – mở rộng (5’)
- Học bài giảng và làm bài tập 4,5,6 sgk tr99
- Ôn tập lại toàn bộ kiến thức đã học ở chương V tiết sau luyện tập và kiểm tra 15 phút.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
Xem thử Giáo án KHTN 8 KNTT Xem thử Giáo án KHTN 8 CTST Xem thử Giáo án KHTN 8 CD
Xem thêm các bài soạn Giáo án Hóa học lớp 8 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:
- Giáo án Hóa học 8 Bài 29: Bài luyện tập 5
- Giáo án Hóa học 8 Bài 30: Bài thực hành 4
- Giáo án Hóa học 8 Bài 31: Tính chất - Ứng dụng của hiđro
- Giáo án Hóa học 8 Bài 31: Tính chất - Ứng dụng của hiđro (Tiết 2)
- Giáo án Hóa học 8 Bài 33: Điều chế khí hiđro - Phản ứng thế
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án Hóa học lớp 8 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Hóa học 8 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 8 (các môn học)
- Giáo án Toán 8
- Giáo án Ngữ văn 8
- Giáo án Tiếng Anh 8
- Giáo án Khoa học tự nhiên 8
- Giáo án KHTN 8
- Giáo án Lịch Sử 8
- Giáo án Địa Lí 8
- Giáo án GDCD 8
- Giáo án HĐTN 8
- Giáo án Tin học 8
- Giáo án Công nghệ 8
- Giáo án Vật Lí 8
- Giáo án Hóa học 8
- Giáo án Sinh học 8
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 8 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 8
- Đề thi Toán 8
- Đề cương ôn tập Toán 8
- Đề thi Tiếng Anh 8 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 8 mới (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 8 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 8 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 8 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 8 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 8 (có đáp án)