Giáo án Hóa học 8 Bài 37: Axit - Bazơ - Muối mới nhất
Giáo án Hóa học 8 Bài 37: Axit - Bazơ - Muối mới nhất
Xem thử Giáo án KHTN 8 KNTT Xem thử Giáo án KHTN 8 CTST Xem thử Giáo án KHTN 8 CD
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 8 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
HS nêu được khái niệm axit, bazơ và lấy được ví dụ minh họa.
2. Kĩ năng :
-Phân loại được axit, bazơ theo công thức hóa học cụ thể
-Viết được CTHH của một số axit, bazơ
-Đọc được tên một số axit, bazơ theo CTHH cụ thể và ngược lại
-Tính được khối lượng của axit, bazơ tạo thành trong phản ứng
3. Thái độ : kiên tri trong học tập và yêu thích bộ môn.
II. TRỌNG TÂM:
-Định nghĩa axit, bazơ
-Cách gọi tên axit, bazơ
-Phân loại axit
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
-Bảng phụ có ghi sẵn các bài tập
2. Học sinh
- Ôn tập bài cũ và chuẩn bị bài mới
VI. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1 : Tìm hiểu về Axit
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh | Nội dung ghi bảng |
---|---|---|
I. AXIT : 1. Khái niệm - Yêu cầu học sinh đọc thông tin SGK / 126 và trả lời các câu hỏi : + Hãy kể tên 3 chất là axit mà em biết ? + Em hãy nhận xét về thành phần phân tử của các axit trên ? + Yêu cầu HS nêu định nghĩa của axit là gì? - GV nhận xét, bổ sung và cho HS ghi bài 2. Công thức hóa học : - Gv chọ ra một vài CTHH của axit ví dụ như HCl, H2SO4, HNO3... Từ đó yêu cầu HS rút ra điểm chung giữa các CTHH đó - Yêu cầu HS rút ra CTHH chung của axit - GV chốt kiến thức và cho HS ghi bài 3 Phân loại : - Yêu cầu học sinh đọc thông tin SGK/ 126 và trả lời câu hỏi : +Căn cứ vào đâu để phân loại axit ? + Dựa vào thành phần người ta chia axit làm mấy loại ? Cho ví dụ ? 4. Tên gọi : a, Axit không có oxi: - Yêu cầu học sinh đọc thông tin và trả lời câu hỏi : + Em hãy nêu cách gọi tên của axit ? + Em hãy gọi tên các axit sau : HBr, HCl, ? ⇒ Gv chốt kiến thức và cho HS ghi bài b, Axit có oxi : *Axit có nhiều nguyên tử oxi - Yêu cầu học sinh đọc thông tin và trả lời câu hỏi : + Em hãy nêu cách gọi tên của axit có nhiều nguyên tử oxi ? + Hãy gọi tên các chất sau : - GV chốt kiến thức * Axit có ít nguyên tử oxi - Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin sgk và trả lời: + Em hãy nêu cách gọi tên của axit ít nguyên tử oxi? +Hãy gọi tên chất sau : ? - Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm trong 5 phút làm bài tập vào bảng phụ :Hãy viết CTHH của các axit có gốc axit cho dưới đây và cho biết tên của chúng: Cl, =SO3, =SO4, - HSO4, = CO3 =S, -Br, - NO3 - Gv nhận xét và chốt đáp án |
- Đọc thông tin SGK / 126 và trả lời : + HCl, H2SO4, HNO3 + Trong thành phần phân tử các axit đều có một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với các gốc axit (-Cl, =SO4, -NO3) + Phân tử axit gồm có một hay nhều nguyên từ hidro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hidro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại - HS tiếp thu kiến thức và ghi bài - HS trả lời: Đều có một hay nhiều nguyên tử hidro liên kết với gốc axit - HS tự rút ra CTHH chung của axit - HS lắng nghe và ghi bài - Đứng dậy đọc thông tin sgk và trả lời: + Dựa vào thành phần phân tử + Dựa vào thành phần người ta chia axit làm 2 loại là : Axit không có oxi và axit có oxi VD : +Axit không có oxi : HCl, H2S +Axit có oxi : HNO3, H2SO4, H2SO3 - Đọc thông tin và trả lời câu hỏi : + Tên axit : axit + tên phi kim + hiđric + HBr : axit brom hiđric HCl : axit clo hiđric H2S : axit sufua hiđric - Nghe và ghi bài - Nghiên cứu thông tin và trả lời câu hỏi : + Tên axit : axit + tên của phi kim + ic + HNO3 : axit nitric H3PO4 : axit photphoric H2CO3 : axit cacbonic - Nghe và ghi bài - Nghiên cứu thông tin sgk và trả lời: + Tên axit : axit + tên phi kim + ơ +H2SO3 : axit sunfurơ - Thảo luận nhóm và hoàn thành vào bảng nhóm |
I. AXIT : 1. Khái niệm : Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hiđro có thể thay thế bằng các nguyên tử loại 2. Công thức hóa học : Công thức hóa học của axit viết tổng quát như sau : HxB Trong đó : H : Nguyên tử hiđro x : Chỉ số nguyên tử hiđro B : Gốc axit 3. Phân loại : có 2 loại : Axit không có oxi : HCl, HBr Axit có oxi: H2SO4, HNO3 4. Tên gọi a, Axit không có oxi : Tên axit : Axit + tên phi kim + hiđric VD: HBr : axit brom hiđric HCl : axit clo hiđric H2S : axit sufua hiđric b, Axit có oxi * Axit có nhiều nguyên tử oxi : Tên axit: axit + tên phi kim + ic VD: HNO3 : axit nitric H3PO4 : axit photphoric H2CO3 : axit cacbonic * Axit có ít nguyên tử oxi : Tên axit = axit + tên phi kim + ơ VD: H2SO3 : axit sunfurơ |
Hoạt động 2 : Tìm hiêu về Bazơ
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh | Nội dung ghi bảng |
---|---|---|
II. BAZƠ 1. Khái niệm a. Trả lời câu hỏi - Yêu cầu học sinh đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi : + Hãy kể tên 3 chất là bazơ mà em biết ? + Em có nhận xét gì về thành phần phân tử của các bazơ ? + Vậy thế nào là bazơ? - GV chốt đáp án và ghi bài 2. Công thức hóa học - Gv chọn ra một vài CTHH của bazơ như NaOH, KOH, Ca(OH)2, Cu(OH).... Từ đó yêu cầu học sinh nhận xét điểm giống nhau giữa các bazơ - Từ đó yêu cầu HS rút ra công thức hóa học chung của bazơ - GV nhận xét, chốt đáp án và cho HS ghi bài 3. Tên gọi : - Yêu cầu học sinh đọc thông tin SGK và trả lời các câu hỏi: +Em hãy cho biết cách gọi tên của bazơ? +Hãy đọc tên các bazơ sau : NaOH, KOH, , 4. Phân loại : - Yêu cầu học sinh đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi : +Căn cứ vào đâu để phân loại bazơ ? + Có mấy loại bazơ ? Lấy ví dụ minh họa? |
- Đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi : + NaOH,Ca(OH)2,Cu(OH)2 + Trong thành phần phân tử của bazơ có 1 nguyên tử kim loại và 1 hay nhiều nhóm ( – OH ) + Phân tử bazơ gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hiđroxit ( - OH ) - HS lắng nghe và ghi bài - Đều có một hay nhiều nhóm OH liên kết với các nguyên tử kim loại - HS tự rút ra công thức hóa học của bazơ: M(OH)n -HS lắng nghe và ghi bài - Đọc thông tin và trả lời câu hỏi : + Tên bazơ : tên kim loại ( kèm hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị ) + hiđroxit + NaOH : Natri hiđroxit KOH : Kali hiđroxit Cu(OH)2 : Đồng (II) hiđroxit Mg(OH)2 : Magie hiđroxit - Đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi : + Dựa vào tính tan + Có 2 loại: Bazơ tan : KOH, NaOH, Ba(OH)2 Bazơ không tan : Cu(OH)2,Mg(OH)2 |
II. BAZƠ 1. Khái niệm Phân tử bazơ gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hiđroxit ( - OH ) 2. Công thức hóa học Công thức hóa học của bazơ được viết như sau : M(OH)n Trong đó: M : Nguyên tử kim loại x : chỉ số nhóm hiđroxit ( n có số hóa trị bằng số hóa trị của kim loại ) 3. Tên gọi Tên bazơ : tên kim loại ( kèm hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị ) + hiđroxit NaOH : Natri hiđroxit Fe(OH)2 : sắt (II) hiđroxit 4. Phân loại : Gồm 2 loại : -Bazơ tan : KOH, NaOH -Bazơ không tan : Cu(OH)2,Mg(OH)2 |
4. Củng cố : - Yêu cầu HS nhắc lại kiến mới học
- Cho HS làm 1 số bài tập:
Bài 1 : Hãy điền từ thích hợp vào ô trống cho phù hợp :
Axit là hợp chất mà phân tử gồm có một hay nhiều.............liên kết với...........Các nguyên tử hiđro này có thể thay bằng.............
Bazơ là hợp chất mà phân tử có một...........liên kết với một hay nhiều nhóm............
Đáp án :
1-nguyên tử hiđro
2-gốc axit
3- nguyên tử kim loại
4- nguyên tử kim loại
5- hiđroxit (-OH)
Bài 2 : Viết công thức axit hoặc bazơ tương ứng với các oxit sau:
CaO, Fe2O3, SO2, CO2, SO3,, ZnO, P2O5, MgO,K2O
Xem thử Giáo án KHTN 8 KNTT Xem thử Giáo án KHTN 8 CTST Xem thử Giáo án KHTN 8 CD
Xem thêm các bài soạn Giáo án Hóa học lớp 8 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:
- Giáo án Hóa học 8 Bài 37: Axit - Bazơ - Muối (Tiết 2)
- Giáo án Hóa học 8 Bài 38: Bài luyện tập 7
- Giáo án Hóa học 8 Bài 39: Bài thực hành 6
- Giáo án Hóa học 8 Bài 40: Dung dịch
- Giáo án Hóa học 8 Bài 41: Độ tan của một chất trong nước
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án Hóa học lớp 8 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Hóa học 8 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 8 (các môn học)
- Giáo án Toán 8
- Giáo án Ngữ văn 8
- Giáo án Tiếng Anh 8
- Giáo án Khoa học tự nhiên 8
- Giáo án KHTN 8
- Giáo án Lịch Sử 8
- Giáo án Địa Lí 8
- Giáo án GDCD 8
- Giáo án HĐTN 8
- Giáo án Tin học 8
- Giáo án Công nghệ 8
- Giáo án Vật Lí 8
- Giáo án Hóa học 8
- Giáo án Sinh học 8
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 8 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 8
- Đề thi Toán 8
- Đề cương ôn tập Toán 8
- Đề thi Tiếng Anh 8 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 8 mới (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 8 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 8 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 8 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 8 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 8 (có đáp án)