Giáo án KTPL 12 Kết nối tri thức Bài 14: Một số vấn đề chung về pháp luật quốc tế

Giáo án KTPL 12 Kết nối tri thức Bài 14: Một số vấn đề chung về pháp luật quốc tế

Xem thử

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Kinh tế Pháp luật 12 Kết nối tri thức (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo
s

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Nêu được khái niệm, vai trò, các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế; mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế và luật quốc gia.

- Phân tích, đánh giá được một số hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế đơn giản.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động thực hiện các nhiệm vụ được giao và bày tỏ được ý kiến.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được các thông tin, trường hợp trong bài học và thực tiễn cuộc sống liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh doanh và nộp thuế.

Năng lực đặc thù:

- Điều chỉnh hành vi: Đồng tình, ủng hộ những hành vi phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế; phê phán những hành vi vi phạm các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế.

Quảng cáo

3. Phẩm chất:

- Có trách nhiệm trong việc đánh giá hành vi vi phạm các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế; đấu tranh phê phán các hành vi vi phạm các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- SGK, SGV môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 – Kết nối tri thức, Kế hoạch dạy học.

- Tranh/ảnh, clip, thông tin liên quan tới bài học.

- Máy tính, máy chiếu, bài giảng Powerpoint,... (nếu có).

2. Đối với học sinh

- SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 – Kết nối tri thức.

- Vở ghi, bút, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:

- Học sinh hứng thú với bài học và có nhu cầu tìm hiểu sâu hơn về pháp luật quốc tế.

- Học sinh vận dụng các kiến thức cơ bản để tham gia trò chơi và bước đầu nhận diện vai trò của pháp luật quốc tế.

Quảng cáo

b. Nội dung:

- GV tổ chức trò chơi tên: "Ai là đại sứ pháp luật quốc tế?"

+ Hình thức: Trò chơi giải mã từ khóa.

+ Luật chơi: Mỗi nhóm sẽ nhận được một bảng gợi ý gồm các câu đố liên quan đến pháp luật quốc tế. Trả lời đúng câu hỏi, nhóm sẽ ghép được các từ khóa để hình thành một câu khẩu hiệu có ý nghĩa liên quan đến pháp luật quốc tế.

- GV dẫn dắt vào bài học.

c. Sản phẩm học tập:

- Học sinh giải được các câu đố, tìm ra từ khóa và hoàn thiện câu khẩu hiệu về pháp luật quốc tế.

- Sự tham gia tích cực, sôi nổi của các nhóm trong trò chơi.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Nhiệm vụ của các em là giải mã các từ khóa bằng cách trả lời đúng các câu hỏi. Khi hoàn thành, các em sẽ ghép lại các từ khóa để tạo thành một câu khẩu hiệu.

- Phân nhóm: GV chia lớp thành 3-4 nhóm và phát cho mỗi nhóm bảng gợi ý (gồm 5 câu hỏi hoặc tình huống).

Quảng cáo

- Bảng gợi ý mẫu:

Câu 1: "Đây là tổ chức quốc tế lớn nhất thế giới, nơi các quốc gia hợp tác vì hòa bình và phát triển. Tên tổ chức là gì?"

Từ khóa: Liên Hợp Quốc.

Câu 2: "Nguyên tắc quan trọng nhất của pháp luật quốc tế là gì, được thể hiện qua việc các quốc gia không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau?"

Từ khóa: Chủ quyền.

Câu 3: "Đây là văn kiện quan trọng nhất trong pháp luật quốc tế về quyền con người, được công bố năm 1948. Là gì?"

Từ khóa: Tuyên ngôn.

Câu 4: "Một trong những mục tiêu của pháp luật quốc tế là giải quyết các xung đột bằng cách nào?"

Từ khóa: Hòa bình.

Câu 5: "Pháp luật quốc tế được xây dựng dựa trên sự đồng thuận của ai?"

Từ khóa: Các quốc gia.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng hiểu biết của bản thân để thực hiện nhiệm vụ.

Các nhóm thảo luận, giải các câu đố để tìm ra từ khóa.

Khi hoàn thành, mỗi nhóm sẽ ghép các từ khóa để hình thành câu khẩu hiệu, ví dụ: "Liên Hợp Quốc - Chủ quyền - Tuyên ngôn - Hòa bình - Các quốc gia: Vì một thế giới hòa bình và phát triển!"

- GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày câu khẩu hiệu mà nhóm đã hoàn thành.

- Đặt câu hỏi cho HS:

"Các em thấy pháp luật quốc tế có vai trò như thế nào trong việc duy trì hòa bình thế giới?"

"Làm thế nào để các quốc gia cùng tuân thủ pháp luật quốc tế?"

- Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét các ý kiến và đánh giá, kết luận.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới:"Thông qua trò chơi này, các em đã bước đầu tìm hiểu một số khái niệm cơ bản và ý nghĩa của pháp luật quốc tế. Để hiểu sâu hơn về vấn đề này, chúng ta cùng đi vào bài học hôm nay - Bài 14: Một số vấn đề chung về pháp luật quốc tế.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu khái niệm và vai trò của pháp luật quốc tế

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được khái niệm và vai trò của pháp luật quốc tế.

b. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin, trường hợp trong SGK tr.103 – 104 để trả lời các câu hỏi.

- GV rút ra kết luận về khái niệm và vai trò của pháp luật quốc tế.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về khái niệm và vai trò của pháp luật quốc tế theo chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm.

- GV yêu cầu các nhóm đọc thông tin và trường hợp trong SGK tr.104 để trả lời câu hỏi:

Thông tin. Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ được điều chỉnh bởi Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, một điều ước quốc tế song phương được kí kết năm 2000. Quá trình đàm phán và kí kết Hiệp định này được tiến hành theo trình tự, thủ tục đã được quy định trong Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế năm 1969. Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và các quốc gia khác được thiết lập trên cơ sở các quy định của Công ước Viên về quan hệ ngoại giao năm 1961 và Công ước Viên về quan hệ lãnh sự năm 1963,...

1. Khái niệm và vai trò của pháp luật quốc tế

 - Khái niệm:

+ Là hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật được các quốc gia và chủ thể khác của luật quốc tế thoả thuận xây dựng nên.

+ Trên cơ sở sự bình đẳng và tự nguyện.

+ Để điều chỉnh những quan hệ phát sinh giữa các quốc gia và các chủ thể đó trong mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KTPL 12 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Kinh tế Pháp luật lớp 12 Kết nối tri thức chuẩn khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Đề thi, giáo án lớp 12 các môn học
Tài liệu giáo viên