Giáo án Lịch Sử 11 Cánh diều Bài 8: Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ III TCN đến cuối thế kỉ XIX)
Giáo án Lịch Sử 11 Cánh diều Bài 8: Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ III TCN đến cuối thế kỉ XIX)
Chỉ từ 400k mua trọn bộ Giáo án Lịch Sử 11 Cánh diều (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. Mục đích
1. Kiến thức
Sau khi học xong bài này HS sẽ:
- Trình bày được nội dung chính của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc; nêu được ý nghĩa của một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu
- Nêu được bối cảnh lịch sử, trình bày được diễn biến chính và nêu được ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
- Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử về phong trào Tây Sơn, trình bày được bối cảnh lịch sử, những diễn biến chính và nêu được ý nghĩa của phong trào Tây Sơn.
- Rút ra được những bài học lịch sử chính của các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam.
- Nêu được giá trị các bài học lịch sử đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
- Tự hào về truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc Việt Nam trong lịch sử. Sẵn sàng tham gia đống góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Tìm hiểu được các vấn đề về chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam.
- Giao tiếp và hợp tác: Phối hợp cùng nhóm hoạt động tìm hiểu vấn đề, hoàn thành nhiệm vụ thầy cô giao; Trình bày được ý kiến của bản thân về các vấn đề sinh hoạt nhóm, cá nhân.
- Giải quyết vấn để và sáng tạo: Thu thập được thông tin liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được các giải pháp; lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất để giải quyết vấn đề do GV yêu cầu.
Năng lực riêng:
- Phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử: Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc.
- Phát triển năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Phân tích được vai trò, ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa, chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam; Giải thích được nguyên nhân chính dẫn đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống xâm lược;
- Phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng: Vận dụng kiến thức đã học, rút ra được những bài học lịch sử cơ bản từ lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam; nhận thức được giá trị của các bài học lịch sử đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
3. Phẩm chất
- Yêu nước: Trân trọng, tự hào về truyền thống đấu tranh bảo vệ, xây dựng đất nước của dân tộc.
- Trách nhiệm: Sẵn sàng đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên:
- Giáo án (kế hoạch dạy học)
- Một số tranh ảnh, lược đồ, một số tư liệu lịch sử tiêu biểu gắn với nội dung bài học.
- Máy tính, tivi.
2. Học sinh:
- Sách giáo khoa
- Tìm hiểu trước bài học.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: (5 phút)
a. Mục tiêu: Xác định mục tiêu bài học:
- Qua những kiến thức học sinh đã biết về các vị anh hùng dân tộc như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lí Bí… giáo viên tạo ra kiến thức về các cuộc đấu tranh của nhân dân tatạo tâm thế cho HS đi vào tìm hiểu bài học mới
b. Nội dung: Học sinh theo dõi nội dung câu hỏi, làm việc cá nhân dưới sự hướng dẫn của giáo viên, trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.
Giáo viên đưa ra tên một số hình ảnh nhân vật lịch sử: Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí,….và nêu câu hỏi:
- Những nhân vật trên gợi cho em nhớ đến các sự kiện nào trong lịch sử dân tộc?
- Em biết gì về sự kiện đó?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.
- HS trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá, chuẩn kiến thức
GV đánh giá, nhận xét và dẫn dắt vào bài học.
2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
Hoạt động 1. Tìm hiểu một số cuộc khởi nghĩa trong thời kì Bắc thuộc (... phút)
a. Mục tiêu: Học sinh trình bày được diễn biến, kết quả, ý nghĩa một số cuộc khởi nghĩa thời kì Bắc thuộc
- Góp phần hình thành năng lực tìm hiểu lịch sử, năng lực nhận thức và tư duy lịch sử cho HS.
b.Nội dung: Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa quan sát tranh ảnh, lược đồ,thảo luận nhóm hoàn thành bảng nội dung của giáo viên
c. Sản phẩm: Bảng nội dung hoàn thành của HS
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Nhiệm vụ 1: Thảo luận nhóm (thời gian 10 phút)
GV yêu cầu HS đọc sgk trang 53, 54, 55, 56 mục 1, làm việc theo nhóm và hoàn thành bảng nội dung sau:
Cuộc khởi nghĩa |
Thời gian |
Kẻ thù |
Địa bàn |
Tóm tắt diễn biến |
Ý nghĩa |
Hai Bà Trưng |
|||||
Bà Triệu |
|||||
Lý Bí |
|||||
Phùng Hưng |
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS triển khai nhiệm vụ, làm việc nhóm và thống nhất ý kiến. GV theo dõi, hỗ trợ HS.
+ N1, 3: Tìm hiểu cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Bà Triệu
+ N2, 4 : Tìm hiểu cuộc khởi nghĩa Lý Bí, Phùng Hưng
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động
- Sau khi các nhóm học sinh có sản phẩm của mình, giáo viên gọi đại diện 1 đến 2 nhóm học sinh trả lời, các nhóm khác lắng nghe phần trình bày của bạn.
- Sau đó, giáo viên gọi 1-2 nhóm học sinh khác nhận xét, chỉnh sửa, bổ sung kiến thức cho bạn.
- Học sinh lắng nghe phần trình bày sản phẩm của bạn và phần nhận xét của giáo viên để chỉnh sửa, hoàn thiện sản phẩm của mình.
- Trong quá trình học sinh trả lời, giáo viên yêu cầu học sinh tường thuật cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí …trên lược đồ.
Dự kiến SP
Cuộc khởi nghĩa |
Thời gian |
Kẻ thù |
Địa bàn |
Tóm tắt diễn biến |
Ý nghĩa |
Hai Bà Trưng |
3/40 |
Nhà Đông Hán |
Hát Môn Mê Linh, Cổ Loa, Luy Lâu |
- Tháng 3/40, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa được nhân dân nhiệt liệt hưởng ứng chiếm được Cổ Loa buộc Thái thú Tô Định trốn về nước. Khởi nghĩa thắng lợi, Trưng Trắc lên làm vua xây dựng chính quyền tự chủ. - Năm 42, nhà Hán đưa hai vạn quân sang xâm lược. Hai Bà Trưng tổ chức kháng chiến anh dũng nhưng do chênh lệch về lực lượng, Hai Bà Trưng hy sinh. |
- Mở đầu cho cuộc đấu tranh chống áp bức đô hộ của nhân dân Âu Lạc. - Khẳng định khả năng vai trò của phụ nữ trong đấu tranh chống ngoại xâm. |
Bà Triệu |
248 |
Nhà Ngô |
Cửu Chân (Thanh Hoá) |
Triệu Quốc Đạt và em gái là Triệu Thị Chinh (Bà Triệu) nổi dạy khởi nghĩa ở Cửu Chân (Thanh Hoá) - Sau khi Triệu Quốc Đạt qua đời, Bà Triệu được tôn làm chủ tướng, cuộc khởi nghĩa tiếp tục lan rộng |
- Thể hiện tinh thần kiên cường bất khuất của người Việt Nam trước sự đô hộ của chính quyền phương Bắc - Khẳng định sức mạnh và ý chí của người phụ nữ Việt Nam |
Lý Bí |
542-602 |
Nhà Lương |
Long Biên Tô Lịch |
- Năm 542, Lý Bí liên kết hào kiệt các châu thuộc miền Bắc nước ta khởi nghĩa lật đổ chế độ đô hộ. - Năm 544, Lý Bí lên ngôi lập nước Vạn Xuân. - Năm 542, nhà Lương đem quân xâm lược, Lý Bí trao binh quyền cho Triệu Quang Phục tổ chức kháng chiến. - Năm 550, Triệu Quang Phục lên ngôi vua. - Năm 571, Lý Phật Tử cướp ngôi. -Năm 603, nhà Tùy xâm lược nước Vạn Xuân thất bại. |
- Khẳng định ý chí và sức mạnh của người Việt - Khẳng định được sự trưởng thành của phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta thời Bắc thuộc. |
Phùng Hưng |
Cuối TK VIII |
Nhà Đường |
Thành Tống Bình (Hà Hội) |
- Trong khoảng những năm 766 – 780, Phùng Hưng và em trai đã tập hợp lực lượng khởi nghĩa - Nghĩa quân bao vây và đánh chiếm thành Tống Bình (HN) - Sau khi Phùng Hưng mất, con trai là Phùng An lên thay, nhà Đường sau đó đưa quân đi đàn áp, Phùng An phải ra hàng. |
- Thể hiện ý chí và quyết tâm giành lại độc lập, tự chủ của người Việt - Cổ vũ tinh thần và góp phần tạo cơ sở cho sự thắng lợi hoàn toàn trong công cuộc đấu tranh giành lại độc lập, tự chủ đầu TKX |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Lịch Sử 11 Cánh diều mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Lịch Sử lớp 11 Cánh diều hay, chuẩn khác:
Giáo án Lịch Sử 11 Bài 9: Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ (cuối thế kỉ XIV, đầu thế kỉ XV)
Giáo án Lịch Sử 11 Bài 10: Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông (thế kỉ XV)
Giáo án Lịch Sử 11 Bài 11: Cuộc cải cách của Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX)
Giáo án Lịch Sử 11 Bài 12: Vị trí và tầm quan trọng của biển Đông
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 11 (các môn học)
- Giáo án Toán 11
- Giáo án Ngữ văn 11
- Giáo án Tiếng Anh 11
- Giáo án Vật Lí 11
- Giáo án Hóa học 11
- Giáo án Sinh học 11
- Giáo án Lịch Sử 11
- Giáo án Địa Lí 11
- Giáo án KTPL 11
- Giáo án HĐTN 11
- Giáo án Tin học 11
- Giáo án Công nghệ 11
- Giáo án GDQP 11
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 11 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 11
- Đề cương ôn tập Văn 11
- Đề thi Toán 11 (có đáp án)
- Đề thi Toán 11 cấu trúc mới
- Đề cương ôn tập Toán 11
- Đề thi Tiếng Anh 11 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 11 mới (có đáp án)
- Đề thi Vật Lí 11 (có đáp án)
- Đề thi Hóa học 11 (có đáp án)
- Đề thi Sinh học 11 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 11
- Đề thi Địa Lí 11 (có đáp án)
- Đề thi KTPL 11
- Đề thi Tin học 11 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 11
- Đề thi GDQP 11 (có đáp án)