Giáo án Lịch Sử 11 Cánh diều Bài 9: Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ (cuối thế kỉ XIV, đầu thế kỉ XV)

Giáo án Lịch Sử 11 Cánh diều Bài 9: Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ (cuối thế kỉ XIV, đầu thế kỉ XV)

Xem thử

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Lịch Sử 11 Cánh diều (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

Quảng cáo

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau khi học xong bài, HS có thể

- Trình bày được bối cảnh lịch sử, nội dung, kết quả, ý nghĩa cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ

2. Năng lực

- Năng lực chung

+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua việc thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập, thể hiện sự sáng tạo

+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thể hiện thông qua hoạt động nhóm, trao đổi thảo luận và báo cáo sản phẩm

+ Năng lực tự chủ và tự học thông qua việc tìm hiểu, phân loại sử liệu, tạo sơ đò tư duy…về các chính sách cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ

Quảng cáo

- Năng lực đặc thù

+ Năng lực tìm hiểu lịch sử: thông qua khai thác các nguồn sử liệu, tranh ảnh, lược đồ đểtrình bày bối cảnh lịch sử, nội dung, kết quả, ý nghĩa cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ

+ Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: thông qua khai thác thông tin, tư liệu đưa ra những ý kiến nhận xét, đánh giá của cá nhân về cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ

3. Về phẩm chất

- Trung thực: Báo cáo trung thực kết quả học tập của cá nhân hoặc nhóm.

- Trách nhiệm: Có tinh thần trách nhiệm, thực hiện đầy đủ các hoạt động do GV tổ chức.

- Yêu nước: Tự hào về truyền thống xây dựng đất nước, trân trọng những giá trị tốt đẹp mà thế hệ trước đã để lại

Quảng cáo

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- Kế hoạch bài dạy và bài trình chiếu Powerpoint

- Phiếu học tập

- Máy tính (điện thoại) kết nối máy chiếu.

2. Học sinh: SGK, sách bài tập

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS trả lời được các câu hỏi liên quan đến dữ liệu LS mà GV cung cấp để GV dẫn dắt vào bài mới.

b. Nội dung: GV đặt vấn đề, nêu câu hỏi. HS làm việc cá nhân, vận dụng hiểu biết của bản thân, trả lời câu hỏi

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV cung cấp từ khóa: ĐẠI NGU, nêu câu hỏi: Hãy nêu những hiểu biết của em về cụm từ trên (gợi ý: Who, How, When…)

Quảng cáo

- Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS làm việc cá nhân, vận dụng hiểu biết của bản thân, thực hiện nhiệm vụ

+ GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

- Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV 1 – 2 HS trả lời câu hỏi trước lớp

+ GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. Từ khóa Đại Ngu khiến chúng ta liên tưởng đến tên đất nước ta dưới thời kì nhà Hồ, thế kỉ XV, liên quan đến nhân vật lịch sử Hồ Quý Ly với những cải cách vĩ đại của ông trong lịch sử.

+ GV trình chiếu một số hình ảnh: Hồ Quý Ly, thành Tây Đô (Thanh Hóa), tiền giấy mang tên “Thông bảo hội sao”…, dẫn dắt vào bài mới: Thành Tây Đô (Thanh Hóa) là tòa thành kiên cố với kiến trúc độc đáo bằng đá có quy mô lớn ở Việt Nam được Hồ Quý Ly xây dựng vào cuối thế kỉ XIV. Đây là một trong những cải cách nổi bật của ông nhằm tăng cường sức mạnh quân sự để chuẩn bị đối phó với cuộc xâm lược của nhà Minh. Ngoài ra, loại tiền giấy mang tên “Thông bảo hội sao” cũng là loại tiền giấy đầu tiên trong lịch sử Việt Nam nằm trong chính sách cải cách về mặt kinh tế, xã hội của Hồ Quý Ly.

Vậy, cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ diễn ra trong bối cảnh nào? Nội dung, kết quả và ý nghĩa ra sao? Cô trò chúng ta cùng tìm hiểu trong nội dung bài học hôm nay

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Hoạt động 1: Tìm hiểu bối cảnh, nội dung, kết quả, ý nghĩa cải cách của Hồ Quý Ly

a. Mục tiêu: Trình bày được bối cảnh lịch sử, nội dung, kết quả, ý nghĩa cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ

b. Nội dung: GV chia lớp thành 3 nhóm, thực hiện nhiệm vụ học tập, hoàn thành sản phẩm học tập trên giấy A0. HS làm việc theo nhóm, thực hiện nhiệm vụ học tập

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời và sản phẩm học tập của các nhóm. HS ghi được vào vở bối cảnh lịch sử, nội dung, kết quả, ý nghĩa cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin SGK, tr.62 và tư liệu GV cung cấp, hoàn thành phiếu học tập sau về bối cảnh lịch sử dẫn đến cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và vương triều Hồ

Giáo án Lịch Sử 11 Cánh diều Bài 9: Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ (cuối thế kỉ XIV, đầu thế kỉ XV)

TƯ LIỆU 1. Nguyễn Phi Khanh – một vị quan dưới Triều Trần và sau là Triều Hồ đã viết:

Ruộng lúa ngàn dặm đỏ như cháy

Đồng quê than vãn trông vào đâu?

... Lưới chài quan lại còn vơ vét

Máu thịt nhân dân cạn nửa rồi...

(Trương Hữu Quýnh (Chủ biên), Đại cương lịch sử Việt Nam, Tập I,NXB Giáo dục, 1998, tr. 249)

TƯ LIỆU 2: Vua Trần Dụ Tông “sai đào hồ lớn ở vườn ngự nơi hậu cung, trong hồ chất đá làm núi, bên bờ hồ trồng thông, trúc và nhiều thứ cây khác, thêm vào đẩy nào là cỏ lạ, hoa thơm, muông kì, chim quý. Bốn mặt khai thông cho nước sông vào. Lại đào hồ khác, bắt dân chở nước vào hồ để nuôi cá, các hải sản. Bắt người Hoa châu chở cá sấu thả vào đấy. Lại làm dãy khách lang ở Tây Điện thẳng đến cửa Hoàng Phúc... Nay xây cất, mai tu đạo, không lúc nào ngớt việc”. Nhà vua lại “buông tuồng vô độ. Tính nghiện rượu, thường sai các quan vào uống rượu cùng. Người nào uống được nhiều thì ban thưởng. Bùi Khoan dùng kế giả vờ uống hết trăm thùng rượu, được thưởng tước hai tư”. Dương Nhật Lễ (con phường chèo, cháu Dụ Tông) gây sự biến, mưu đổi họ, gây biến, khiến cho Triều Trần lâm vào cuộc khủng hoảng cung đình. Vua thích đánh bạc, thường xuyên gọi các nhà giàu ở Bắc Giang, Hà Tây vào cung, đặt 1 tiếng 30 quan. Vua lại tin dùng nịnh thần, Chu Văn An dâng Thất trảm sớ nhưng không được vua chấp nhận đã treo ấn từ quan.

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS đọc thông tin SGK và tư liệu GV cung cấp, làm việc cá nhân, hoàn thành phiếu học tập

+ GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết

- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ GV mời 1 – 2 HS lên trình bày phiếu học tập của mình

+ GV mời HS khác nhận xét, bổ sung

- Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức

+ GV cung cấp video thầy giáo Chu Văn An và thất trảm sớ để làm sâu sắc thêm về sự thối nát của vương triều Trần và yêu cầu cấp thiết phải cải cách đất nước

1. Bối cảnh lịch sử

* Về chính trị

- Vua, quý tộc, quan lại ăn chơi hưởng lạc

- Triều đình: Gian thần lũng đoạn

- Đối ngoại: Chiêm thành tấn công tấn công, nhà Minh ngang ngược đòi cống nạp…

* Về kinh tế - xã hội

- Kinh tế:

+ Mất mùa, đói kém

+ Ruộng đất công ngày càng bị thu hẹp

- Xã hội

+ Đời sống nhân dân cực khổ

+ Mâu thuẫn giữa nông dân nghèo, nô tì với giai cấp thống trị

+ Các cuộc khởi nghĩa của nông dân và nô tì diễn ra liên tục.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Lịch Sử 11 Cánh diều mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Lịch Sử lớp 11 Cánh diều hay, chuẩn khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 11 các môn học
Tài liệu giáo viên