Giáo án Lịch Sử 12 Bài 7: Tây Âu
Giáo án Lịch Sử 12 Bài 7: Tây Âu
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
(không dạy nội dung chính trị-xã hội các giai đoạn)
- Khái quát quá trình phát triển của các nước châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai.
- Quá trình hình thành và phát triển của cộng đồng châu Âu (EU) cùng với những thành tựu cơ bản về kinh tế, văn hoá, khoa học – kỹ thuật.
- Nắm được các mối quan hệ hợp tác giữa nước ta và các nước EU trong những năm gần đây.
2. Về thái độ, tình cảm, tư tưởng
- Các mối quan hệ trong lịch sử giữa thực dân và thuộc địa, và nay trở thành đối tác cùng phát triển.
- Khả năng hợp tác phát triển trên cơ sở cùng tồn tại hoà bình, các bên cùng có lợi.
3. Kĩ năng
Khả năng sử dụng bản đồ và rèn luyện kỹ năng phân tích, đánh giá tổng hợp.
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của Giáo viên
- Bản đồ châu Âu và thế giới sau chiến tranh
2. Chuẩn bị của học sinh
- Tranh ảnh minh hoạ về thành tựu phát triển của các nước châu Âu.
III. Phương pháp dạy học
Phân tích, đánh giá tổng hợp.
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế Mỹ phát triển như thế nào?
3. Bài mới
GV khái quát về vị trí địa lý và đặc điểm chính trị của các nước châu Âu.
Các hoạt động của GV-HS | Kiến thức cơ bản |
---|---|
- Giáo viên cho học sinh xác định khu vực Tây Âu. Sau đó GV nêu hệ thống câu hỏi: - Trong chiến tranh thế giới thứ II, châu Âu chịu tác động như thế nào? - Sau chiến tranh, tình hình kinh tế - xã hội ở châu Âu như thế nào? - Tại sao các nước này lại chấp nhận lệ thuộc Mĩ? - Sau khi khôi phục, kinh tế Tây Âu phát triển như thế nào? - Tại sao giai đọan này kinh tế Tây Âu lại phát triển nhanh như vậy? Trong các nguyên nhân trên, nguyên nhân nào là quan trọng nhất? Vì sao?
GV: Về chính sách đối ngoại của Tây Âu? HS dựa SGK trả lời
GV: Tại sao các nước này lại muốn đa phương, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại? GV: Tính đa phương đa dạng đó được thể hiện ở những điểm nào?
? Quá trình hình thành và phát triển của EU? 25-3-1957 Pháp, CHLB Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Lúcxămbua. - 1973: Thêm: Anh, Đan Mạch, Ailen - 1981: thêm Hi Lạp - 1986: thêm Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha - 1991: thêm Áo, Phần Lan, Thụy Điển - 1995, Hiệp ước Schengen có hiệu lực tại 7 nước thành viên. Hiệp ước qui định quyền tự do đi lại của công dân các nước thành viên: Pháp, Đức, Luýchxămbua, Bỉ, Hà Lan, Italia, Tây Ban Nha. - 2004: EU có 25 Thêm: Séc, Hunggari, Slôvakia, Slôvênia, Ba Lan, Lítva, Látvia, Extônia, Manta, Kypros (CH Síp). - 2007: 27 nước (Rumani, Bungari) - 1/1/1999, đồng Euro được phát hành. 1/1/2002, đồng Euro chính thức lưu hành trong 12 nước thành viên (trừ Anh, Đan Mạch, Thụy Điển). Đồng Euro có mệnh giá cao hơn đồng đôla Mĩ.)
Nhận xét hiệu quả hoạt động của EU hiện nay? Quan hệ của EU với bên ngoài và với Việt Nam?
|
I. TỪ 1945-1950: - Sau CTTGII Tây Âu bị chiến tranh tàn phá nặng nề, Kế hoạch Mác san Mĩ viện trợ cho Tây Âu, đến 1950 kinh tế Tây Âu phục hồi bằng trước chiến tranh. * Chính sách đối ngoại - Lệ thuộc câu kết chặt chẽ với Mĩ. - Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước như: Anh, Pháp, Hà Lan…, tiến hành các cuộc chiến tranh tái chiếm thuộc địa, nhưng cuối cùng thất bại. - Tham gia kế hoạch Mácsan, gia nhập khối NATO (4 - 1949), nhằm chống chủ nghĩa xã hội; đứng vế phía Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam; ủng hộ Ixaren trong chiến tranh ở trung Đông. Tuy nhiên quan hệ giữa Mỹ và Tây Âu cũng trục trặc, nhất là quan hệ Mỹ - Pháp
II. Từ 1950-1973: - Kinh tế phát triển nhanh trở thành 1 trong 3 trung tâm kinh tế, tài chính thế giới - Khoa học kỹ thuật phát triển cao, hiện đại Nguyên nhân: + Áp dụng thành công các thành tựu của cách mạng khoa học – kỹ thuật hiện đại. + Nhà nước có vai trò rất lớn trong việc quản lí, điều tiết, thúc đẩy nền kinh tế. + Tận dụng tốt các cơ hội bên ngoài để phát triển đất nước như: Viện trợ của Mỹ và sự hợp tác của cộng đồng châu Âu… Chính sách đối ngoại - Tiếp tục câu kết chặt chẽ với Mĩ. - Thực hiện đa dạng hóa, đa phương hóa - Nhiều thuộc địa các nước Tây Âu giành độc lập. III Từ 1973-1991: Kinh tế khủng hoảng, suy thoái, phát triển không ổn định. Nguyên nhân: - Do tác động khủng hoảng năng lượng thế giới 1973. - Do cạnh tranh quyết liệt từ phía Nhật Bản, Mĩ. - Quá trình nhất thể hóa Tây Âu trong khuôn khổ cộng đồng còn nhiều trở ngại, KH_KT chưa có thành tựu nổi bật. Chính sách đối ngoại - Tháng 8 - 1975 các nước châu Âu, Liên Xô, Mỹ và Canada, kí kết định ước Henxinki về an ninh hợp tác châu Âu, làm cho tình hình căng thẳng ở châu Âu dịu đi. - Tháng 11 - 1989 bức tường Beclin sụp đổ, tháng 12 – 1989, hai nước Xô - Mỹ tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh, tháng 10 - 1990 nước Đức thống nhất IV. Từ 1991-2000: Là 1 trong 3 trung tâm kinh tế tại chính lớn nhất thế giới, GDP hoảng 7000 tỉ USD, chiếm 1/3 tổng sản lượng công nghiệp thế giới • Chính sách đối ngoại - Mở rộng quan hệ quốc tế, với các nước phát triển, các nước đang phát triển ở Á, Phi, Mĩ la tinh, các nước Đông Âu và SNG.
V. Liên Minh Châu Âu a. Sự hình thành - 18-4-1951, 6 nước Tây Âu( Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Bỉ, Italia, Hà Lan, Lucxămbua.) đã ký hiệp ước thành lập “Cộng đồng than - thép Châu Âu” - 25-3-1957, “Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu “và “Cộng đồng kinh tế châu Âu” (EEC) ra đời. - 1-7-1967, ba tổ chức trên đã hợp nhất lại thành “Cộng đồng Châu Âu” (EC).) - 1-1-1993, đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU) gồm 15 nước. b. Mục tiêu: EU ra đời nhằm hợp tác, liên minh giữa các nước thành viên trong các lĩnh vực kinh tế, tiền tệ, chính trị, đối ngoại và an ninh chung. c. Quá trình phát triển - 1951 – 1957: 6 nước (Pháp, CHLB Đức, Bỉ, Italia, Hà Lan, Lucxămbua). Đến năm 2007, số thành viên lên 27 nước. - Cơ cấu tổ chức của EU gồm 5 cơ quan chính: Hội đồng châu Âu, Hội đồng Bộ trưởng, Ủy ban châu Âu, Nghị viện châu Âu, Tòa án châu Âu ngoài ra còn có 1 số ủy ban chuyên môn khác. - 1 - 2002, chính thức được sử dụng đồng Euro thay cho các đồng bản tệ. - Hiện nay EU là tổ chức liên minh kinh tế - chính trị lớn nhất hành tinh, chiếm 1/4 GDP của thế giới. |
4. Củng cố
- Các giai đoạn phát triển của các nước Tây Âu từ sau chiến tranh thế giới thứ hai.
- Hoàn cảnh ra đời và quá trình phát triển của Khối thị trường chung Châu Âu (EU).
5. Dặn dò
Trả lời câu hỏi trong SGK và chuẩn bị bài mới.
V. Rút kinh nghiệm
Xem thêm các bài soạn Giáo án Lịch Sử lớp 12 chuẩn khác:
- Bài 8: Nhật Bản
- Bài 9: Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh (tiết 1)
- Bài 9: Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh (tiết 2)
- Bài 10: Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX
- Bài 11: Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giáo án lớp 12 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 12 (các môn học)
- Giáo án Toán 12
- Giáo án Ngữ văn 12
- Giáo án Vật Lí 12
- Giáo án Hóa học 12
- Giáo án Sinh học 12
- Giáo án Địa Lí 12
- Giáo án Lịch Sử 12
- Giáo án Lịch Sử 12 mới
- Giáo án GDCD 12
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 12
- Giáo án Tin học 12
- Giáo án Công nghệ 12
- Giáo án GDQP 12
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Đề thi Ngữ văn 12
- Đề thi Toán 12
- Đề thi Tiếng Anh 12 mới
- Đề thi Tiếng Anh 12
- Đề thi Vật Lí 12
- Đề thi Hóa học 12
- Đề thi Sinh học 12
- Đề thi Địa Lí 12
- Đề thi Lịch Sử 12
- Đề thi Giáo dục Kinh tế Pháp luật 12
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 12
- Đề thi Tin học 12
- Đề thi Công nghệ 12