Giáo án Lịch Sử 12 Bài 9: Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh (tiết 2)
Giáo án Lịch Sử 12 Bài 9: Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh (tiết 2)
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Nhận thức được những nét chính trong quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai, sự hình thành hai khối TBCN and XHCN đối đầu nhau.
- Nắm được các xu thế phát triển của thế giới từ sau chiến tranh lạnh kết thúc.
2. Về thái độ, tình cảm, tư tưởng
- Về hoà bình thế giới vẫn được duy trì, nhưng tình hình thế giới vẫn căng thẳng, trong thực tế nhiều cuộc chiến tranh khu vực bùng nổ, nhất là ở ĐNÁ và Trung Đông.
- Từ đó thấy được cuộc đấu tranh của các dân tộc vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội còn đầy khó khăn và phức tạp. Ta tự hào đã góp phần to lớn vào cuộc đấu tranh giành bốn mục tiêu lớn của thời đại qua các cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ.
3. Kĩ năng
Rèn luyện kỹ năng tư duy, phân tích các sự kiện, khái quát tổng hợp các vấn đề lớn…
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của Giáo viên
Bản đồ thế giới và bản đồ các châu lục.
2. Chuẩn bị của học sinh
Sưu tầm tranh ảnh minh hoạ.
III. Phương pháp dạy học
Phân tích các sự kiện, khái quát tổng hợp các vấn đề lớn
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi:
- Thời kỳ 1952 – 1973 nền kinh tế Nhật có những bước pt như thế nào?
Tại sao ?
3. Bài mới
GV khái quát tình hình thế giới sau chiến tranh ,rồi dẫn dắt các em vào bài học mới.
Các hoạt động của GV-HS | Kiến thức cơ bản |
---|---|
HS nhắc lại các nội dung chính của bài “Trật tự thế giới sau chiến tranh” - Trật tự 2 cực Ianta - Sự hình thành hệ thống XHCN ⇒ Sự đối đầu giữa TBCN (Tây) và XHCN (Đông) - Nguyên nhân sự mâu thuẫn Đông-Tây + Học sinh phân tích: về đường lối chiến lược của Liên Xô và Mỹ sau chiến tranh + Từ liên minh trong chiến tranh ⇒ Đối đầu sau chiến tranh Hãy nêu và phân tích những sự kiện tiêu biểu mở đầu cho “Chiến tranh lạnh” + Học thuyết Truman (3/1947) + Kế hoạch Macsan (6/1947) + Khối Nato (4/1949) ⇒ 3 sự kiện trên đánh dấu sự hình thành giới tuyến phân chia và sự đối lập về KT, CT và QS giữa 2 phe TBCN và XHCN
Vì sao sự ra đời của hai khối Nato và Vacsava lại đánh dấu sự xác lập cục diện “2 cực”.
|
I – MÂU THUẪN ĐÔNG – TÂY VÀ SỰ KHỞI ĐẦU CỦA CHIẾN TRANH LẠNH 1. Nguyên nhân - Sau chiến tranh thế giới thứ hai từ quan hệ đồng minh trong chiến tranh đã chuyển thành đối đầu giữa 2 khối Đông - Tây do: + Đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa 2 cường quốc Xô - Mĩ. Mĩ có tham vọng bá chủ thế giới. + Mặt khác, Mỹ lo ngại trước sự ra đời của các nước Đông Âu và sự thành công của cách mạng Trung Quốc. 2. Chiến tranh lạnh: Chiến tranh lạnh là chính sách thù địch, làm căng thẳng trong quan hệ Mỹ, các nước phương Tây với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. 3. Sự khởi đầu chiến tranh lạnh * Phía Mĩ: - Tháng 3 – 1947, Học thuyết Truman viện trợ 400 triệu USD cho Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ biến 2 nước này thành căn cứ tiền phương để đánh Liên Xô. - Tháng 6 – 1947, thông qua kế hoạch Mácsan, Mĩ viện trợ 17 tỉ USD giúp các nước Tây Âu khôi phục kinh tế, nhằm tập hợp các nước này vào liên minh quân sự chống Liên Xô và các nước Đông Âu. - Tháng 4 – 1949, thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).Đến 1982 có 15 nước là tổ chức lớn nhất Châu Âu chĩa mũi nhọn vào Liên Xô và các Nước XHCN * Phía Liên Xô: - 1 – 1949, thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) để hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước xã hội chủ nghĩa. - Tháng 5 – 1955, thành lập Tổ chức Hiệp ước Vácsava -> Liên minh chính trị - quân sự phòng thủ của các nước xã hội chủ nghĩa châu Âu. ⇒ Như vậy sự ra đời của NATO và Vácsava đánh dấu sự xác lập của cục diện hai cực, hai phe, chiến tranh lạnh bao trùm thế giới. II – SỰ ĐỐI ĐẦU ĐÔNG – TÂY VÀ CÁC CUỘC CHIẾN TRANH CỤC BỘ ( đọc SGK) |
4. Củng cố
- Sự đối đầu Đông –Tây dẫn đến những cuộc chiến tranh cục bộ .
5. Dặn dò
Học bài, trả lời câu hỏi trong SGK và chuẩn bị bài mới.
V. Rút kinh nghiệm
Xem thêm các bài soạn Giáo án Lịch Sử lớp 12 chuẩn khác:
- Bài 10: Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX
- Bài 11: Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000
- Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 (tiết 1)
- Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 (tiết 2)
- Bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930 (tiết 1)
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giáo án lớp 12 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 12 (các môn học)
- Giáo án Toán 12
- Giáo án Ngữ văn 12
- Giáo án Vật Lí 12
- Giáo án Hóa học 12
- Giáo án Sinh học 12
- Giáo án Địa Lí 12
- Giáo án Lịch Sử 12
- Giáo án Lịch Sử 12 mới
- Giáo án GDCD 12
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 12
- Giáo án Tin học 12
- Giáo án Công nghệ 12
- Giáo án GDQP 12
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Đề thi Ngữ văn 12
- Đề thi Toán 12
- Đề thi Tiếng Anh 12 mới
- Đề thi Tiếng Anh 12
- Đề thi Vật Lí 12
- Đề thi Hóa học 12
- Đề thi Sinh học 12
- Đề thi Địa Lí 12
- Đề thi Lịch Sử 12
- Đề thi Giáo dục Kinh tế Pháp luật 12
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 12
- Đề thi Tin học 12
- Đề thi Công nghệ 12