Giáo án Sinh học 8 Bài 19: Thực hành: Sơ cứu cầm máu
Giáo án Sinh học 8 Bài 19: Thực hành: Sơ cứu cầm máu
Xem thử Giáo án KHTN 8 KNTT Xem thử Giáo án KHTN 8 CTST Xem thử Giáo án KHTN 8 CD
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 8 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Học sinh phân biệt được chảy máu động mạch, tĩnh mạch, mao mạch
- Biết cách sơ cứu và băng cầm máu cho chảy máu mao mạch, tĩnh mạch, động mạch
2. Kĩ năng:
- Nhận biết được vị trí chảy máu dựa vào biểu hiện
- Sơ cứu và băng bó chảy máu ở động mạch, tĩnh mạch, mao mạch
3. Thái độ:
- Ý thức bảo vệ bản thân, vận động và vui chơi lành mạnh
- Giúp đỡ người gặp nạn
* Trọng tâm:
Biết cách nhận biết, sơ cứu, băng bó cho người bị gãy xương cánh tay
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: video về cách sơ cứu, băng bó cho người bị chảy máu
2. Học sinh:
Mỗi nhóm 4-5 học sinh cần:
+ Băng: 1 cuộn
+ Gạc: 2 miếng
+ Bông: 1 cuộn nhỏ
+ Dây cao su hoặc dây vải
+ Vải mềm: 10x30cm
III. Phương pháp
Trực quan + thuyết trình
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: Giáo viên kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị của học sinh
2. Kiểm tra bài cũ: Giáo viên kiểm tra bài học
Máu chảy trong hệ mạch phụ thuộc vào những yếu tố nào? làm thế nào để hệ tim mạch luôn khỏe mạnh?
3. Bài mới:
+ Giới thiệu bài: Chảy máu là một hiện tượng gây nguy hiểm cho cơ thể vì nó làm mất đi lượng máu lớn, tác động tới hoạt động bình thường của cơ thể. Sơ cứu băng bó cầm máu giúp cho máu ngừng chảy, có vai trò tích cực trong giai đoạn ban đầu để giúp bảo vệ tính mạng người bệnh. Bài thực hành sẽ cung cấp cho các em những kiến thức cơ bản về cách sơ cứu băng bó vết thương giúp cầm máu.
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | Nội dung cần đạt |
---|---|---|
HĐ 1: Nhận biết loại mạch máu bị tổn thương Mục tiêu: học sinh phân biệt được chảy máu động mạch, mao mạch, tĩnh mạch dựa vào triệu chứng Phương pháp: vấn đáp + thuyết trình + trực quan Phát triển năng lực: quan sát, phân tích, tổng hợp Thời gian: 10’ |
||
+ Lấy ví dụ về vị trí chảy máu ở lòng bàn tay, cổ, đầu ngón tay,… + Yêu cầu HS dự đoán xem tại các vị trí chảy máu đó thì loại mạch máu nào bị tổn thương và giải thích + Tổng kết |
+ Suy nghĩ, dự đoán + Phát biểu, bổ sung + Lắng nghe GV cung cấp thông tin + Ghi vở |
1. Nhận biết loại mạch máu bị tổn thương + Chảy máu mao mạch: máu chảy khỏi miệng vết thương rất chậm, thường tự cầm sau vài phút + Chảy máu tĩnh mạch: máu chảy ri rỉ, màu đỏ sẫm, cục máu đông hình thành nhanh chóng. tuy nghiên cần lưu ý vị trí tĩnh mạch lớn + Chảy máu động mạch: máu chảy thành tia, theo nhịp tim đập, lượng máu mất đi rất nhanh và nhiều |
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | Nội dung cần đạt |
---|---|---|
HĐ 2: Thực hành sơ cứu cầm máu Mục tiêu: học sinh thực hiện được các thao tác sơ cứu, băng bó cầm máu chảy máu mao mạch, tĩnh mạch, động mạch Phương pháp: trực quan, thuyết trình Phát triển năng lực: quan sát, thực hành Thời gian: 25’ |
||
+ Gv hướng dẫn học sinh các thao tác băng bó khi chảy máu mao mạch, tĩnh mạch, động mạch + Yêu cầu Hs quan sát và thực hành lại thao tác băng bó khi chảy máu |
HS quan sát, ghi nhớ, thực hành |
2. Thực hành băng bó cầm máu a. Sơ cứu băng bó chảy máu mao mạch, tĩnh mạch (10’) B1: dùng ngón cái bịt vết thương cho đến khi máu ngừng chảy B2: sát trùng vết thương băng cồn iot B3: băng kín vết thương + vết thương nhỏ: dùng băng dán + vết thương lớn: cho ít bông vào giữa hai miếng gạc, đặt lên miệng vết thương, buộc cố định Nếu vết thương còn chảy máu thì đưa ngay đến CS y tế b. Sơ cứu băng bó chảy máu động mạch cổ tay (15’) B1: dùng ngón cái dò tìm vị trí động mạch cánh tay, khi thấydấu hiệu mạch thì bóp mạnh để ngừng chảy máu ở vết thương cổ tay B2: buộc garo ở vị trí cao hơn miệng vết thương với lực ép đủ để cầm máu B3: sát trùng vết thương, đặt gạc lên miệng vết thương và băng lại B4: đưa ngay bệnh nhân đến bệnh viện cấp cứu |
4. Hướng dẫn cho HS luyện tập những kiến thức đã tìm hiểu
Hoạt động 3: Báo cáo kết quả thực hành
Mục tiêu: học sinh trình bày sản phẩm thực hành, giáo viên tổng kết lại quy trình thực hành băng bó cầm máu
Phương pháp: thuyết trình, trực quan
Phát triển năng lực: tự học, tự đánh giá
Thời gian: 4’
* GV:
Ổn định tổ chức lớp
Yêu cầu các nhóm học sinh trình bày kết quả thực hành, hướng dẫn học sinh tự đánh giá kết quả thực hành theo các tiêu chí: đúng quy trình, đúng thao tác, băng chặt vừa đủ, đẹp.
Giáo viên nhận xét đánh giá buổi học thực hành
*HS:
Lắng nghe và thực hiện các yêu cầu của giáo viên
c. Báo cáo thực hành
Mỗi học sinh làm một bài báo cáo về thực hành sơ cứu băng bó cầm máu. Bài báo cáo gồm 3 nội dung:
1. Chuẩn bị,
2. Quy trình thực hành (sơ cứu, băng bó)
3. Tổng kết: (trả lời câu hỏi)
- băng bó cầm máu có tác dụng gì?
- việc dò tìm động mạch cánh tay và garo phía trên vị trí cổ tay chảy máu nhằm có thực sự cần thiết hay không? vì sao?
5. Hướng dẫn học sinh học và chuẩn bị bài ở nhà
HĐ 4: hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới
Mục tiêu: học sinh nắm được các nội dung chính của Bài 20: Hô hấp và các cơ quan hô hấp
Phương pháp: thuyết trình
Phát triển năng lực: sử dụng sách giáo khoa, tự học có hướng dẫn
Thời gian: 1’
GV: Yêu cầu học sinh đọc trước nội dung bài 20
HS: Ghi lại yêu cầu của gv vào vở
Học sinh khái quát được nội dung bài 20
Xem thử Giáo án KHTN 8 KNTT Xem thử Giáo án KHTN 8 CTST Xem thử Giáo án KHTN 8 CD
Xem thêm các bài soạn Giáo án Sinh học lớp 8 chuẩn khác:
- Bài 20: Hô hấp và các cơ quan hô hấp
- Bài 21: Hoạt động hô hấp
- Bài 22: Vệ sinh hô hấp
- Bài 23: Thực hành: Hô hấp nhân tạo
- Bài 24: Tiêu hóa và các cơ quan tiêu hóa
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án Sinh học lớp 8 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Sinh học 8 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 8 (các môn học)
- Giáo án Toán 8
- Giáo án Ngữ văn 8
- Giáo án Tiếng Anh 8
- Giáo án Khoa học tự nhiên 8
- Giáo án KHTN 8
- Giáo án Lịch Sử 8
- Giáo án Địa Lí 8
- Giáo án GDCD 8
- Giáo án HĐTN 8
- Giáo án Tin học 8
- Giáo án Công nghệ 8
- Giáo án Vật Lí 8
- Giáo án Hóa học 8
- Giáo án Sinh học 8
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 8 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 8
- Đề thi Toán 8
- Đề cương ôn tập Toán 8
- Đề thi Tiếng Anh 8 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 8 mới (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 8 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 8 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 8 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 8 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 8 (có đáp án)