Giáo án Lịch Sử 12 Bài 11: Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000
Giáo án Lịch Sử lớp 12
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức
- Củng cố kiến thức đã học từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000
- Nhận rõ mốc phân kì hai giai đoạn trong lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000 và những nội dung chủ yếu trong mỗi giai đoạn.
2. Về kỹ năng
Rèn luyện kĩ năng phương pháp tư duy lôgíc, phân tích, tổng hợp khái quát các sự kiện, các vấn đề liên quan diễn ra trên thế giới.
3. Về thái độ
Giáo dục ý thức bảo vệ hoà bình, ổn định. hợp tác phát triển thế giới.
4. Năng lực hướng tới
HS thấy được sau chiến tranh thế giới 2, có những thay đổi đáng kể: về QHQT, CMKH-CN, …có nhận thức đúng đắn trong công cuộc xây dựng bảo vệ tổ quốc hiện nay.
II. Chuẩn bị của GV & HS
1. Chuẩn bị của Giáo viên
Giáo án, tranh ảnh,tư liệu về thành tựu của CMKHCN
2. Chuẩn bị của học sinh
Tìm hiểu về một số thành tựu CMKHCN hiện đại .
III. Phương tiện, phương pháp, kỹ thuật dạy học
Thuyết trình, phát vấn, hoạt động nhóm…
IV. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động tạo tình huống
a. Mục đích: giúp HS huy động vốn kiến thức và kĩ năng đã có để chuẩn bị tiếp nhận kiến thức và kĩ năng mới, còn nhằm tạo ra hứng thú và và một tâm thế tích cực để HS bước vào bài học mới.
b. Phương Pháp: GV đặt câu hỏi tái hiện: Theo em LSTG 1945-2000 có những nội dung nào cần quan tâm ? HS suy nghĩ trả lời…Một số nội dung...
c. Dự kiến sản phẩm:
- Dự kiến HS trả lời: thế giới chia thành 2 phe TBCN, XHCN..., PTĐTGPD tộc phát triển mạnh mẽ...; GV cho các HS khác bổ sung sau đó GV bổ sung
Chiến tranh thế giới thế hai kết thúc đã mở ra một giai đoạn mới của Lịch sử thế giới hiện đại. Chúng ta biết rằng trong lịch sử thế giới, hiếm có giai đoạn nào như giai đoạn nửa sau thế kỉ XX mà loài người đã trãi qua. Chỉ tròng vòng nửa thế kỉ, tình hình thế giới đã thật sôi động với bao diễn biến dồn dập, đem lại những thay đổi to lớn và cả những đảo lộn đầy bất ngờ. Vậy để hiểu rõ hơn những vấn đề đó hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài 11...
2. Hoạt động hình thành kiến thức
MỤC TIÊU, PHƯƠNG THỨC |
GỢI Ý SẢN PHẨM |
---|---|
- GV giới thiệu: LSTGHĐ từ 1945-2000, do đã kéo dài thêm về thời gian, có nhiều vấn đề, sự kiện hơn nên có thể chia thành 2 giai đoạn (1945-1991; 1991-2000). |
|
* Hoạt động 1: cá nhân, nhóm - GV: Hãy kể tên những bài đã học trong phần lịch sử thế giới 1945-2000? Nội dung đề cập đến những vấn đề gì? - HS dựa vào SGK và phần chuẩn bị bài để trả lời. - GV nhận xét, chốt ý: + Những bài đã học…. + Các vấn đề…. - GV: Trật tự thế giới mới được hình thành như thế nào? Đặc trưng và tác động của trật tự thế giới mới? - HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý. - GV chia lớp thành 4 nhóm, nêu yêu cầu cho mỗi nhóm: Nhóm 1: Tình hình các nước XHCN (1945- 1991 và PTĐTGPDT từ 1945-2000? Nhận xét? Nhóm 2: Nêu những chuyển biến của hệ thống CNĐQ từ nửa sau TK 20? Nhận xét? Nhóm 3. Nêu những nét nổi bật trong quan hệ quốc tế từ 1945-2000? Nhận xét? Nhóm 4: Nêu những nét nổi bật quan hệ quốc tế nửa sau TK 20; CMKH-KT; CN; xu thế toàn cầu hóa. - HS làm việc theo nhóm, đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung. - GV nhận xét từng nhóm, đánh giá phần thảo luận, dùng bản đồ thế giới để minh họa, chốt ý đồng thời bổ sung để giúp học sinh nhận thức đúng về: Sau khi HS trình bày xong GV có thể chốt 1 số vấn đề: + Vai trò của LX trong thời kỳ chiến tranh lạnh (trụ cột phe XHCN, cường quốc thứ 2TG sau Mỹ, thành trì của hòa bình thế giới) + Sự sụp đổ của LX, Đông Âu mới chỉ là sự sụp đổ của 1 mô hình CNXH chưa khoa học…tương lai của loài người vẫn là sự hướng đến CNXH. + Thắng lợi của phong trào GPDT đã làm cho bản đồ chính trị của thế giới có những thay đổi to lớn, sâu sắc. Các quốc gia sau khi giành được độc lập ngày càng tích cực tham gia và có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị. + Mặc dù CNTB hiện nay đang có tiềm lực kinh tế, đời sống con người được nâng cao, văn minh hiện đại nhưng không sao giải quyết được những mâu thuẫn nội tại thuộc về bản chất (bóc lột, bất công, tệ nạn..). CNTB không phải là mô hình vĩnh cửu mà loài người mong đợi. - Liên hệ trách nhiệm thế hệ trẻ VN đối với sự phát triển KH-KT nước nhà. |
I. NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA LỊCH SỬ THẾ GIỚI TỪ SAU NĂM 1945. 1. Trật tự thế giới mới - Được xác lập đặc trưng nổi bật là chia thành 2 phe TBCN >< XHCN, do 2 siêu cường Xô, Mĩ đứng đầu mỗi phe. → Là nhân tố hàng đầu chi phối nền chính trị thế giới và quan hệ quốc tế. 2. CNXH - Thắng lợi của CMDTDC ở Đông Âu và châu Á CNXH từ phạm vi 1 nước trở thành hệ thống thế giới. - Trong nhiều thập kỉ hệ thống XHCN chiếm lĩnh nhiều đỉnh cao KHKT thế giới. 3. Cao trào GPDT: - Dấy lên mạnh mẽ ở Á, Phi, MLT. - Hệ thống thuộc địa của CNĐQ sụp đổ. Hơn 100 quốc gia độc lập trẻ tuổi ra đời -> đóng v.trò quang trọng trong sự P.triển KT,CT của TG… 4. Nửa sau TK XX, hệ thống ĐQCN có những chuyển biến quan trọng: - Mỹ vươn lên trở thành 1 nước TBCN mạnh nhất, ráo riết thực hiện chiến lược toàn cầu nhằm thống trị thế giới. - Nhờ sự có những điều chỉnh kịp thời, nền kinh tế các nước tư bản có sự tăng trưởng liên tục đưa đến những biến đổi về chất trong cơ cấu cũng như xu hướng P. triển. - Xu hướng liên kết kinh tế khu vực của các nước TBCN phát triển tiêu biểu là Liên minh châu Âu (EU) - Mỹ, EU và Nhật trở thành 3 trung tâm KT-TC lớn của thế giới. 5. Nửa sau TK XX, quan hệ quốc tế được mở rộng và đa dạng hơn bao giờ hết - Sự đối đầu giữa 2 phe trong tình trạng chiến tranh lạnh kéo dài (1947-1989) - Tuy nhiên, phần lớn các q.gia trên TG vẫn tồn tại hòa bình vừa đấu tranh hợp tác. - Chiến tranh lạnh chấm dứt: TG chuyển dần sang xu thế đối thoại hợp tác phát triển. 6. Từ những năm 40 TK XX Cuộc cách mạng KH-KT, từ đầu những năm 70 được gọi là CMKH-CN; xu thế toàn cầu hóa. - Khởi đầu ở Mỹ và lan nhanh khắp thế giới. - Đạt nhiều thành tựu, những hệ quả vô cùng to lớn - Đặt ra nhiều vấn đề mới cho các quốc gia: nhân lực, bảo vệ môi trường, công bằng xã hội… |
* Hoạt động 2: cả lớp - GV: Sau khi trật tự 2 cực Ianta sụp đổ, 1 trật tự thế giới mới đang dần dần hình thành. Theo em trật tự đó sẽ diễn ra như thế nào? - HS trả lời. - GV: Điểm nổi bật của quan hệ quốc tế giai đoạn này là gì? Gợi mở: + Xu hướng chung mà các quốc gia trên thế giới lựa chọn là gì? + Quan hệ giữa các nước lớn ra sao? + Ngược lại với xu thế chung của nhân loại là hòa bình ổn định, hợp tác phát triển là những hiện tượng gì? Biểu hiện ở những khu vực nào? + Dưới tác động của CMKHKT, xu thế toàn cầu hóa đã đặt ra cho mỗi dân tộc và toàn thể loài người những vấn đề gì? - HS theo gợi ý của GV để trả lời, GV tổng kết và liên hệ VN (đường lối đổi mới 12/1986). |
II. XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA THẾ GIỚI SAU CHIẾN TRANH LẠNH. - Từ 1991, trật tự 2 cực Ianta sụp đổ, 1 trật tự thế giới mới (đa cực) đang dần dần hình thành với sự xuất hiện nhiều hiện tượng và xu thế mới. + Các quốc gia. điều chỉnh chiến lược phát triển, lấy kinh tế làm trọng điểm + Các nước lớn điều chỉnh quan hệ theo hướng đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp. + Ở nhiều nơi, nội chiến, xung đột, khủng bố vẫn diễn ra gây nhiều tai hại, báo hiệu nguy cơ mới với thế giới. + Xu thế toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ có ảnh hưởng to lớn đến nhiều quốc gia, dân tộc, đứng trước những thời cơ và thách thức to lớn. |
3. Hoạt động luyện tập
- Nhắc lại những nội dung chính của 2 giai đoạn
- Yêu cầu HS giải thích mốc phân kỳ (1991)
Củng cố nhận thức về vai trò của LX; hiểu đúng về sự sụp đổ của XHCN ở LX-Đông Âu cũng như sự phồn thịnh hiện nay của CNTB; liên hệ VN.
4. Hoạt động vận dụng, mở rộng
V. Hướng dẫn học sinh tự học
- Học bài cũ.
- Ôn tập Chuẩn bị tiết sau kiểm tra 1 tiết:. Hình thức: kiểm tra trắc nghiệm.
+ Toàn bộ chương trình LSTG đã học
+ Trọng tâm: Những nội dung cơ bản đã hướng dẫn trong từng bài.
Duyệt của tổ chuyên môn
Tải thêm các bài soạn Giáo án Lịch Sử lớp 12 theo phương pháp mới khác:
- Bài 9: Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- Bài 10: Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX
- Đề kiểm tra 1 tiết Học kì 1 (Đề 1)
- Đề kiểm tra 1 tiết Học kì 1 (Đề 2)
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giáo án lớp 12 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 12 (các môn học)
- Giáo án Toán 12
- Giáo án Ngữ văn 12
- Giáo án Vật Lí 12
- Giáo án Hóa học 12
- Giáo án Sinh học 12
- Giáo án Địa Lí 12
- Giáo án Lịch Sử 12
- Giáo án Lịch Sử 12 mới
- Giáo án GDCD 12
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 12
- Giáo án Tin học 12
- Giáo án Công nghệ 12
- Giáo án GDQP 12
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Đề thi Ngữ văn 12
- Đề thi Toán 12
- Đề thi Tiếng Anh 12 mới
- Đề thi Tiếng Anh 12
- Đề thi Vật Lí 12
- Đề thi Hóa học 12
- Đề thi Sinh học 12
- Đề thi Địa Lí 12
- Đề thi Lịch Sử 12
- Đề thi Giáo dục Kinh tế Pháp luật 12
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 12
- Đề thi Tin học 12
- Đề thi Công nghệ 12