Giáo án Lịch Sử 12 Bài 5: Các nước châu Phi và Mĩ Latinh
Giáo án Lịch Sử lớp 12
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức
Giúp học sinh thấy được:
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh giành và bảo vệ độc lập của nhân dân châu Phi và khu vực Mĩ La tinh diễn ra sôi nổi, các nước lần lượt giành và bảo vệ được nền độc lập của mình.
2. Về kỹ năng
Rèn luyện kĩ năng đánh giá những sự kiện tiêu biểu , khái quát, tổng hợp vấn đề.
3. Về thái độ
- Bồi dưỡng tinh thần đoàn kết quốc tế, ủng hộ cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân của nhân dân châu Phi và khu vực Mĩ la tinh .
- Chia sẻ với những khó khăn mà nhân dân hai khu vực này đang phải đối mặt.
4. Năng lực hướng tới
• Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
• Năng lực chuyên biệt:
o Năng lực tái hiện sự kiện.
o Năng lực thực hành bộ môn: khai thác, sử dụng tranh ảnh, tư liệu, bản đồ
II. Chuẩn bị của GV & HS
1. Chuẩn bị của Giáo viên
- Lược đồ châu Phi và khu vực Mĩ la Tinh sau CTTGII.
- Một số tư liệu, tranh ảnh về hai châu lục này.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc và chuẩn bị bài ở nhà.
III. Phương tiện, phương pháp, kỹ thuật dạy học
Thuyết trình, phát vấn, hoạt động nhóm…
IV. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động tạo tình huống
a. Mục đích: giúp HS huy động vốn kiến thức và kĩ năng đã có để chuẩn bị tiếp nhận kiến thức và kĩ năng mới, còn nhằm tạo ra hứng thú và và một tâm thế tích cực để HS bước vào bài học mới.
b. Phương Pháp: GV cho HS xem trên màn hình 2 bức ảnh: Kim tự tháp (Ai Cập); Hình ảnh nhà lãnh đạo kiệt xuất Phiđencaxtơrô đến than VN.
Sau đó hỏi HS: em biết gì về 2 bức tranh đó? HS suy nghĩ trả lời…
c. Dự kiến sản phẩm: HS trả lời các em khác bổ sung, GV bổ sung chốt và giới thiệu vào bài mới: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc và bảo vệ độc lập dân tộc của nhân dân châu Phi và Mĩ La tinh bùng nổ và đã giành đựơc thắng lợi; tình hình kinh tế - xã hội ở đây cũng từng bước thay đổi nhưng còn không ít khó khăn và thách thức. Chúng ta sẽ tìm hiểu những vấn đề nêu trên trong bài 5.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
MỤC TIÊU, PHƯƠNG THỨC |
GỢI Ý SẢN PHẨM |
---|---|
* Hoạt động 1: Hoạt động cá nhân Sử dụng kiến thức liên môn: GV treo lược đồ châu Phi sau CTTGII lên bảng sau đó khái quát vài nét về châu Phi: HS: 54 quốc gia. DT: 30.3 triệu km2; DS: 800 triệu người (2000). sau đó đặt câu hỏi: Tại sao sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào GPDT ở châu phi phát triển mạnh? HS: Đọc tìm hiểu SGK ,trả lời. GV củng cố ngắn gọn. - Trình bày các giai đoạn chủ yếu trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Phi? HS: Đọc tìm hiểu SGK ,trả lời. GV củng cố ngắn gọn. Ai Cập(1953), Libi(1952), Angiêri(1962), Tuynidi, Marốc, Xuđăng(1956),Gana (1957),Ghinê(1958) GV: Vì sao năm 1960 gọi là năm châu Phi? GV: giải thích thêm theo tài liệu tham khảo ở SGV(năm 1960 có 17 nước giành được độc lập. Cuối 1960 ở châu đã có 27 quốc gia độc lập, chiếm 1/2 diện tích và ¾ dân số châu lục...) GV: Giải thích khái niệm Apacthai và đặt câu hỏi: Vì sao cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi được xếp vào phần ĐTGPDT?. (chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi là một hình thái của chủ nghĩa thực dân...) |
I. Các nước Châu Phi. 1. Vài nét về quá trình đấu tranh giành độc lập. - Sau CTTGII phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi phát triển mạnh. - Những năm 50, PT diễn ra mạnh mẽ ở Bắc Phi tiêu biểu là Ai Cập (1952-1953), Li bi...sau đó lan sang các khu vực khác... - Năm 1960 được gọi là “Năm châu Phi”.17 nước giành được độc lập - Năm 1975 cách mạng Môdămbích và Ănggôla thắng lợi Đánh dấu sự sụp đổ căn bản của chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi. - Từ sau 1975: hoàn thành cuộc đấu tranh đánh đổ chủ nghĩa thực dân cũ. + 1980, Cuộc đấu tranh chống PBCT của nhân dân Rôđêdia và Tây Nam Phi giành thắng lợi và nước cộng hoà ra đời ở Dimbabuê + 1990, Namibia tuyên bố độc lập + 1993,Ở Nam Phi, cuộc đấu tranh chống phân biệt chủng tộc(Apacthai) giành thắng lợi, nước cộng hoà Nam phi được thành lập, 4/1994, bầu cử đa chủng tộc Nenxơnmanđê la làm tổng thống. ⇒ Thắng lợi LS, đánh dấu sự sụp đổ hoàn hoàn của CNTD 2. Tình hình phát triển kinh tế- xã hội (ko dạy) |
* Hoạt động 2: Hoạt động cá nhân GV: Treo lược đồ khu vực Mĩ La Tinh lên bảng, khái quát vài nét về khu vực này: 33 quốc gia. DT: 20.5 triệu km2; DS: 517 triệu người (2000)..., sau đó nêu câu hỏi: Tình hình khu vực MLT có gì khác so với châu Á và châu Phi sau CTTG2? + Thời gian giành độc lập? + Tình hình đất nước sau khi giành độc lập? HS trả lời, GV chốt ý và hỏi tiếp: Tiêu biểu cho PTGPDT ở khu vực Mĩ La Tinh là nước nào? GV: Củng cố, bổ sung thêm, tạo biểu tượng về Phiđen Catxtơrô. GV: Phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực này có những đặc điểm gì? - GV: gợi ý về hình thức ? GV: củng cố ngắn gọn, lấy dẫn chứng từ SGK. |
II.Các nước Mĩ La Tinh. 1. Vài nét về quá trình giành và bảo vệ độc lập. - Đầu TK XIX, giành độc lập từ T.Dân TBN, BĐN nhưng lại bị lệ thuộc vào Mĩ. - Sau CT cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mỹ bùng nổ và phát triển, tiêu biểu cho PTGPDT ở khu vực này là CM Cu Ba đã lật đổ chế độ độc tài Batixta, thành lập nước cộng hoà Cu Ba 1/1/1959 - Do ảnh hưởng của CM Cu ba, từ thập kỷ 60- 70, phong trào ngày càng phát triển và giành nhiều thắng lợi: Vênêxuêla, Goatêmala, Pê ru, Nicanagoa, Chilê.. - Hình thức đấu tranh khá phong phú: Bãi công của công nhân, nổi dậy của nông dân, đấu tranh nghị trường, khởi nghĩa vũ trang. - Kết quả là chính quyền độc tài ở nhiều nước bị lật đổ, các CP dân tộc dân chủ được thành lập. 2. Tình hình phát triển kinh tế- xã hội (ko dạy) |
3. Hoạt động luyện tập
- Nêu nét chính phong trào GPDT ở Châu Phi, Mĩ La tinh.
- Điểm giống, khác nhau cơ bản giữa phong trào GPDT ở 2 khu vực này?
- Vì sao cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi được xếp vào phần ĐTGPDT?
4. Hoạt động vận dụng, mở rộng
- Liên hệ GPDT ở ở Châu Phi, Mĩ La tinh với Việt Nam?
(GV có thể gợi ý: Kháng chiến chống Pháp: là chống CNTD cũ; Kháng chiến chống Mĩ: là chống CNTD mới. có thể giải thích thêm thế nào là CNTD cũ, mới để HS dể liên hệ).
- Hãy chỉ ra nét nổi bật của GPDT ở ở Châu Phi, Mĩ La tinh?
- Tìm hiểu:
+ Về hoạt động hữu nghị của lãnh tụ Phiđencaxtơrô đối với CMVN và lãnh tụ Hồ Chí Minh.
+ Câu nói nổi tiếng của chủ tịch Phiđencaxtơrô đối với CMVN.
+ Mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam - Cu Ba.
V. Hướng dẫn học sinh tự học
- Học bài cũ, chuẩn bị bài mới Bài 6. Nước Mĩ
- Tìm hiểu các nội dung về nước Mĩ:
+ Diện tích, dân số, tổng số bang, đặc khu kinh tế, con người lãnh thổ, sự kiện 11/9/2001.
+ Mối quan hệ với Việt Nam: 1945-1994; 1995-nay.
+ Chính đối ngoại của Mĩ hiện nay.
Duyệt của tổ chuyên môn
Tải thêm các bài soạn Giáo án Lịch Sử lớp 12 theo phương pháp mới khác:
- Bài 1: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1949)
- Bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000). Liên Bang Nga (1991 - 2000)
- Bài 3: Các nước Đông Bắc Á
- Bài 4: Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giáo án lớp 12 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 12 (các môn học)
- Giáo án Toán 12
- Giáo án Ngữ văn 12
- Giáo án Vật Lí 12
- Giáo án Hóa học 12
- Giáo án Sinh học 12
- Giáo án Địa Lí 12
- Giáo án Lịch Sử 12
- Giáo án Lịch Sử 12 mới
- Giáo án GDCD 12
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 12
- Giáo án Tin học 12
- Giáo án Công nghệ 12
- Giáo án GDQP 12
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Đề thi Ngữ văn 12
- Đề thi Toán 12
- Đề thi Tiếng Anh 12 mới
- Đề thi Tiếng Anh 12
- Đề thi Vật Lí 12
- Đề thi Hóa học 12
- Đề thi Sinh học 12
- Đề thi Địa Lí 12
- Đề thi Lịch Sử 12
- Đề thi Giáo dục Kinh tế Pháp luật 12
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 12
- Đề thi Tin học 12
- Đề thi Công nghệ 12