Giáo án Toán 7 Bài 8: Cộng, trừ đa thức một biến mới nhất

Giáo án Toán 7 Bài 8: Cộng, trừ đa thức một biến mới nhất

Xem thử Giáo án Toán 7 KNTT Xem thử Giáo án Toán 7 CTST Xem thử Giáo án Toán 7 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Toán 7 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. MỤC TIÊU:    

1. Kiến thức: Nắm được quy tắc thực hiện phép tính cộng, trừ đa thức một biến theo 2 cách (cộng, trừ theo hàng ngang và theo cột dọc).

2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng cộng  trừ đa thức một biến theo 2 cách.

3. Thái độ: Cẩn thận, nhanh, chính xác, rèn luyện khả năng quan sát.

4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: Nắm được quy tắc thực hiện phép tính cộng, trừ đa thức một biến theo 2 cách .

5. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, thẩm mỹ, tư duy, vận dụng.

- Năng lực chuyên biệt:  Năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học.

II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:

1. Giáo viên: Sgk, bảng phụ ghi đề bài tập.

2. Học sinh:  Thực hiện hướng dẫn ở tiết trước.

3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá.

Nội dung

Nhận biết (MĐ1)

Thông hiểu (MĐ2)

Vận dụng (MĐ3)

Vận dụng cao (MĐ4)

1. Cộng hai đa thức một biến.

Biết phép cộng đa thức một biến.

Thu gọn và sắp xếp đa thức

Cộng được hai đa thức một biến theo hàng ngang

Cộng được hai đa thức một biến theo cột dọc

2. Trừ hai đa thức một biến.

Biết phép trừ đa thức một biến.

Cộng được hai đa thức một biến theo hàng ngang

Cộng được hai đa thức một biến theo cột dọc

III. TIẾN HÀNH TIẾT DẠY:

* Kiểm tra bài cũ:         (5')

GV: Cho đa thức P(x) = 2x2 – 3x4 – 3x2 + 4x5Giáo án Toán 7 Bài 8: Cộng, trừ đa thức một biến mới nhất x – x2 + 1

a) Hãy thu gọn đa thức P(x).

b) Sắp xếp các hạng tử của đa thức P(x) theo luỹ thừa giảm của biến.

* Đáp án: a) P(x) = 2x2 – 3x4 – 3x2 + 4x5Giáo án Toán 7 Bài 8: Cộng, trừ đa thức một biến mới nhất x – x2 + 1 = -2x2 – 3x4 + 4x5Giáo án Toán 7 Bài 8: Cộng, trừ đa thức một biến mới nhất x + 1 .........5đ

b) P(x) = 4x5 – 3x4 – 2x2Giáo án Toán 7 Bài 8: Cộng, trừ đa thức một biến mới nhất x + 1                                                                      ...............5đ

A. KHỞI ĐỘNG

*Hoạt động 1. Tình huống xuất phát (mở đầu)  (1’)

(1) Mục tiêu: Kích thích HS suy đoán, hướng vào bài mới

(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Phương pháp vấn đáp.

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Toàn lớp

(4) Phương tiện dạy học: Bảng phấn, SGK.

(5) Sản phẩm: không

Hoạt động của Giáo viên

Hoạt động của Học sinh

GV: Giới thiệu tiết học hôm nay sẽ giúp học sinh rèn luyện kỹ năng cộng trừ hai đa thức một biến.

HS lắng nghe

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung

NL hình thành

Hoạt động 2: Cộng hai đa thức(13')

(1) Mục tiêu: Nắm được quy tắc thực hiện phép tính cộng đa thức một biến theo 2 cách (cộng, trừ theo hàng ngang và theo cột dọc).

(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Phương pháp vấn đáp, thực hành

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Toàn lớp, cá nhân

(4) Phương tiện dạy học: Bảng phấn, SGK.

(5) Sản phẩm: Bài làm của học sinh.

Xét ví dụ: Cho hai đa thức:

P(x) = 2x5 + 5x4- x3 + x2 - x - 1

Q(x) = - x4 + x3 + 5x + 2

Tính: P(x) + Q(x)

GV: Yêu cầu HS thực hiện giống như cộng hai đa thức đã học.

- Giới thiệu cách cộng thứ 2: cộng theo cột dọc

⇒ Thông báo cho HS qui tắc cộng theo cột dọc: đặt đa thức Q(x) dưới đa thức P(x) sao cho các hạng tử đồng dạng cùng nằm trên một cột và thực hiện phép cộng hai đa thức trên.

* So sánh hai kết quả và rút ra nhận xét

Củng cố: ?1:

Cho hai đa thức

M(x) = x4 + 5x3 - x2 + x - 0,5

N(x) = 3x4 – 5x2 – x – 2,5

Tính M(x) + N(x)

Gọi 2 HS lên bảng thực hiện

HS1: thực hiện cộng hàng ngang

HS2: cộng theo cột dọc        

HS:

P(x) + Q(x)

= (2x5 + 5x4 – x3 + x2 – x –1) + (-x4 + x3 + 5x + 2 )

= 2x5 + 5x4 – x3 + x2 – x –1- x4 + x3 + 5x + 2

= 2x5 + 5x4- x4– x3+ x3 + x2– x + 5x –1 + 2

= 2x5+4x4 + x2 + 4x + 1

- Lắng nghe và thực hiện theo hướng dẫn

P(x)= 2x+ 5x– x+ x– x – 1

Q(x) = -x4 + x3 + 5x + 2

P(x) + Q(x) = 2x5 + 4x4 + x2 + 4x + 1.

- Kết quả giống nhau.

HS1:

M(x) + N(x)

= (x4 + 5x3 – x2 + x – 0,5) + (3x– 5x– x – 2,5)

= x4 + 5x3 – x2 + x – 0,5 + 3x4 – 5x2 – x – 2,5

= x4 + 3x4 + 5x3 – x– 5x2+ x – x – 0,5– 2,5

= 4x4 + 5x3 – 6x2 – 3 .

HS: Nhận xét kết quả của hai bạn

1. Cộng hai đa thức một biến:

Cho hai đa thức:

P(x) = 2x5 + 5x4 – x3 +x2 – x – 1

Q(x) = -x4 + x3 + 5x + 2

* Cách 1: (sgk)

* Cách 2:

Giáo án Toán 7 Bài 8: Cộng, trừ đa thức một biến mới nhất

Năng lực giải quyết vấn đề, tính toán

Hoạt động 3: Trừ hai đa thức một biến.   (13’)

(1) Mục tiêu: Nắm được quy tắc thực hiện phép tính  trừ đa thức một biến theo 2 cách (cộng, trừ theo hàng ngang và theo cột dọc).

(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Phương pháp vấn đáp.

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Toàn lớp, cá nhân.

(4) Phương tiện dạy học: Bảng phấn, SGK.

(5) Sản phẩm: Bài làm của học sinh.

Cũng với hai đa thức P(x) và Q(x) ở trên, yêu cầu HS tính

P(x) -  Q(x) theo hai cách

HS1: tính cách 1

HS2: Đặt phép trừ theo cột.

GV: Hướng dẫn: Đổi dấu các hạng tử ở đa thức trừ rồi thực hiện phép cộng

Củng cố: ?1:

Cho hai đa thức

M(x) = x4 + 5x3 – x2 + x – 0,5

N(x) = 3x4 – 5x2 – x – 2,5

Tính M(x) -  N(x)

Gọi 2 HS lên bảng thực hiện.

HS1:

P(x) - Q(x)

= (2x5 + 5x4– x3 +x2–x–1) -(-x4+ x3+5x+2 )

= 2x5 + 5x4– x3+ x2– x–1 + x4 - x3 - 5x - 2

= 2x5+ 5x4 +x4–x3-x3 +x2–x  - 5x –1 - 2

= 2x5+ 6x4 –2x3+ x2–6 x – 3

HS2: làm theo hướng dẫn của GV  

HS1: cách 1

HS2: cách 2

2. Trừ hai đa thức một biến.

Ví dụ: Tính P(x) -  Q(x)

* Cách 1:

P(x) -  Q(x) = 2x5 + 6x4 – 2x3+ x2 – 6 x – 3

* Cách 2:

Giáo án Toán 7 Bài 8: Cộng, trừ đa thức một biến mới nhất

Năng lực giải quyết vấn đề, tính toán

C. LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG (12')

(1) Mục tiêu: Rèn kỹ năng cộng, trừ hai đa thức một biến.

(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Phương pháp vấn đáp.

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Toàn lớp, cá nhân, hoạt động nhóm.

(4) Phương tiện dạy học: Bảng phấn, SGK.

(5) Sản phẩm: Bài làm của học sinh.

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung

NL hình thành

H: Để cộng hoặc trừ hai đa thức một biến ta có thể thực hiện theo những cách nào?

GV: Cho  hai đa thức: M(x) = x4 + 5x3 – x2 + x – 0,5; N(x) = 3x4 – 5x2 – x – 2,5

Hãy tính M(x) + N(x) và M(x) – N(x)

GV: Yêu cầu HS làm tiếp bài tập 44. Sgk

Nếu chọn cách hai để tính ta cần lưu ý gì?

HS: Suy nghĩ trả lời

HS: đọc đề bài

2 HS lên bảng tính

HS1: tính M(x) + N(x)

HS2: tính M(x) -N(x)

1 vài HS nhận xét

HS  hoạt động  theo nhóm làm bài

Hai HS lên bảng làm, HS còn lại làm và nhận xét.

*Bài tập:

M(x) +N(x) = 4x4  + 5x3 – 6x2 – 3

M(x) – N(x) = -2x4  + 5x3 + 4x2 + 2x + 2

*Bài tập 44.Sgk/45

P(x) + Q(x) = 9x4 – 7x3  + 2x2 – 5x – 1

P(x) – Q(x) = 7x4 – 3x3 + 5x + Giáo án Toán 7 Bài 8: Cộng, trừ đa thức một biến mới nhất

Năng lực giải quyết vấn đề, tính toán, hợp tác, giao tiếp, tự học.

D. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: (1’)

- Học bài nhớ được cách cộng trừ 2 đa thức một biến.

- Làm bài tập: 45; 46; 47; 48; 50; 52.Sgk.

- Lưu ý: Khi thu gọn cần đồng thời sắp xếp các hạng tử của các đa thức theo cùng một thứ tự

Khi lấy đa thức đối của một đa thức phải lấy đối tất cả các hạng tử của đa thức đó.

* NỘI DUNG CÁC CÂU HỎI, BÀI TẬP:

Câu 1: Để cộng hoặc trừ hai đa thức một biến ta có thể thực hiện như thế nào? (MĐ1)

Câu 2: Bài tập, 44.Sgk/40   (MĐ 2,3, 4)

Xem thử Giáo án Toán 7 KNTT Xem thử Giáo án Toán 7 CTST Xem thử Giáo án Toán 7 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Toán lớp 7 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Toán lớp 7 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) môn Toán lớp 7 chuẩn của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 7 các môn học
Tài liệu giáo viên