Giáo án Toán 7 Bài 7: Đa thức một biến mới nhất
Giáo án Toán 7 Bài 7: Đa thức một biến mới nhất
Xem thử Giáo án Toán 7 KNTT Xem thử Giáo án Toán 7 CTST Xem thử Giáo án Toán 7 CD
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Toán 7 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Học sinh biết kí hiệu đa thức một biến và biết sắp xếp đa thức theo luỹ thừa giảm hoặc tăng của biến.
2. Kỹ năng: Biết tìm bậc, các hệ số, hệ số cao nhất, hệ số tự do của đa thức một biến. Biết kí hiệu giá trị của đa thức tại một giá trị cụ thể của biến.
3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác.
4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: Biết kí hiệu đa thức một biến và biết sắp xếp đa thức theo luỹ thừa giảm hoặc tăng của biến. Biết tìm bậc, các hệ số, hệ số cao nhất, hệ số tự do của đa thức một biến.
5. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, hoạt động nhóm, tư duy sáng tạo, vận dụng.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học.
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
1. Giáo viên: Sgk, thước, bảng phụ
2. Học sinh: Sgk, thước chia khoảng, MTBT.
3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá.
Nội dung |
Nhận biết (MĐ1) |
Thông hiểu (MĐ2) |
Vận dụng (MĐ3) |
Vận dụng cao (MĐ4) |
---|---|---|---|---|
1. Sắp xếp đa thức |
Biết kí hiệu đa thức một biến. |
Thu gọn đa thức một biến |
Sắp xếp một đa thức |
|
2. Hệ số |
Tìm được hệ số cao nhất và hệ số tự do |
III. TIẾN HÀNH TIẾT DẠY:
* Kiểm tra bài cũ: (5').
GV: Tính tổng của hai đa thức sau rồi tìm bậc của đa thức tổng.
HS1: a) 5x2y – 5xy2 + xy và xy – x2y2 + 5xy2
HS2: b) x2 + y2 + z2 và x2 – y2 + z2
a) 5x2y – 5xy2 + xy + xy – x2y2 + 5xy2 = 5x2y + 2xy – x2y2 .........................................7đ
Đa thức này có bậc 4 .........................................3đ
b) x2 + y2 + z2 + x2 – y2 + z2 = 2x2 + 2z2 .........................................7đ
Đa thức này có bậc 2 .........................................3đ
GV nhận xét, cho điểm.
A. KHỞI ĐỘNG
*Hoạt động 1. Tình huống xuất phát (mở đầu) (3’)
(1) Mục tiêu: Kích thích HS suy đoán, hướng vào bài mới
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Phương pháp vấn đáp.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Toàn lớp
(4) Phương tiện dạy học: Bảng phấn, SGK.
(5) Sản phẩm: Không
Hoạt động của Giáo viên |
Hoạt động của Học sinh |
---|---|
GV: Cho đa thức: H: Trong đa thức trên có bao nhiêu biến, là biến nào? GV: Giới thiệu đa thức trên được gọi là đa thức một biến. Bài học hôm nay các em sẽ được tìm hiểu về lại đa thức này. |
HS: Đa thức A có một biến, là biến x. HS: Lắng nghe |
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
Nội dung |
NL hình thành |
---|---|---|---|
Hoạt động 2: Đa thức một biến. (14') (1) Mục tiêu: HS nắm được định nghĩa đa thức một biết và biết tìm bậc của đa thức đó. (2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Phương pháp vấn đáp. (3) Hình thức tổ chức hoạt động: Toàn lớp (4) Phương tiện dạy học: Bảng phấn, SGK. (5) Sản phẩm: Bài làm của học sinh |
|||
H: Mỗi đa thức trên (bài cũ) có mấy biến ? - Hãy cho ví dụ về đa thức chỉ một biến? HS1: biến x HS 2: biến y - Giới thiệu kí hiệu đa thức một biến - Để kí hiệu cho đa thức một biến, người ta dùng chữ cái in hoa và kèm theo biến của nó. VD: A(x) ; B(y);… - Giới thiệu giá trị của đa thức khi cho trước giá trị của biến A(x) tại x = 1 ta viết A(1), … H: Hãy tính A(-1) ; B(2) ? Cho HS làm ?1 và ?2 (sgk) : - Hãy tính A(5); B(-2) ? - Hãy tìm bậc của đa thức A(y); B(x) trên ? H: Bậc của đa thức một biến là gì ? |
HS: Trả lời Cho ví dụ, chẳng hạn: A = 3x4 - x2 + 3x -1 B = y3 – y2 + 2y + 4 - Lắng nghe và viết: A(x) = 3x4 - x2 + 3x -1 B(y) = y3 – y2 + 2y + 4 HS: Hai HS lên bảng làm, HS còn lại làm và nhận xét.( A(-1) = 10 ; B(2) = 242 ) HS: Hoạt động nhóm làm (A(5) = 160 ; B(-2) = -241 HS: A(y) có bậc là 2 B(x) có bậc là 5 HS: Trả lời. |
1. Đa thức một biến. Đa thức một biến là tổng của những đơn thức của cùng một biến. Ví dụ: A = 3x4 – x2 + 3x – 1 B = y3 – y2 + 2y + 4 Bậc của đa thức một biến (khác đa thức không, đã thu gọn) là số mũ lớn nhất của biến trong đa thức đó. ?1: Tính A(5) , B(2) ?2: Tìm bậc của các đa thức A(y), B(x) nêu trên. Bậc của đa thức một biến (khác đa thức không, đã thu gọn) là số mũ lớn nhất của biến trong đa thức đó. |
Năng lực tự học và tính toán. Năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học, sáng tạo, hoạt động nhóm. |
Hoạt động 3: Sắp xếp một đa thức. (9') (1) Mục tiêu: Học sinh biết sắp xếp đa thức theo chiều tăng dần hoặc giảm dần của biến. (2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Phương pháp vấn đáp. (3) Hình thức tổ chức hoạt động: Toàn lớp, cá nhân. (4) Phương tiện dạy học: Bảng phấn, SGK. (5) Sản phẩm: Bài làm của học sinh. |
|||
GV: Giới thiệu cách viết đa thức P(x) như Sgk/42 H: Có nhận xét gì về số mũ của biến ở đa thức P(x) sau khi viết lại ? - Có mấy cách sắp xếp các hạng tử của một đa thức ? đó là những cách nào ? GV: Hãy sắp xếp các hạng tử của đa thức B(x) = 2x5 – 3x + 7x3 + 4x5 + theo luỹ thừa tăng (giảm) của biến? GV: Cho HS làm ?4: (bảng phụ) H: Có nhận xét gì về bậc của đa thức Q(x); R(x) |
HS: Theo dõi, trả lời: + Sắp xếp các hạng tử theo lũy thừa giảm của biến. + Sắp xếp các hạng tử theo lũy thừa tăng của biến. Hai HS lên bảng làm, HS còn lại làm và nhận xét. Hai HS lên bảng làm, HS còn lại làm và nhận xét. |
2. Sắp xếp một đa thức. P(x) = 6x + 3 - 6x2 + x3 + 2x4 Sắp xếp theo luỹ thừa giảm của biến: P(x) = 2x4 + x3 – 6x2 + 6x + 3 Sắp xếp theo luỹ thừa tăng của biến: P(x) = 3 + 6x – 6x2 + x3 + 2x4 - Chú ý: (sgk) - Nhận xét: (sgk) |
Năng lực tư duy, tự học và tính toán, sử dụng ngôn ngữ toán học. |
Hoạt động 4: Hệ số. (5’) (1) Mục tiêu: Biết chỉ ra hệ số của các hạng tử trong đa thức, tìm hệ số cao nhất của đa thức. (2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Phương pháp vấn đáp. (3) Hình thức tổ chức hoạt động: Toàn lớp, cá nhân. (4) Phương tiện dạy học: Bảng phấn, SGK. (5) Sản phẩm: |
|||
GV: Nêu vdụ đa thức P(x) H: Đa thức P(x) đã được thu gọn chưa ? H: Đọc các hạng tử của đa thức? Đọc phần hệ số của các hạng tử đó Tìm bậc của đa thức? - Hệ số của lũy thừa cao nhất là bao nhiêu? GV giới thiệu phần chú ý sgk. |
HS: Trả lời HS: các hạng tử của đa thức lần lượt là 6x5; 7x3 ; 3x ; HS: 6; 7; 3; HS: Bậc của đa thức là5 HS: Hệ số của lũy thừa cao nhất là 6 |
3. Hệ số. P(x) = 6x5 + 7x3 – 3x + Hệ số cao nhất là 6. Hệ số tự do là - Chú ý: (sgk) |
Năng lực tự học, tính toán và sử dụng ngôn ngữ toán học. |
C. LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG
(1) Mục tiêu: Rèn kỹ năng sắp xếp đa thức, tìm bậc, hệ số của đa thức.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Phương pháp vấn đáp.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Toàn lớp, hoạt động nhóm
(4) Phương tiện dạy học: Bảng phấn, SGK.
(5) Sản phẩm: Bài làm của học sinh.
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
Nội dung |
NL hình thành |
---|---|---|---|
GV: Tổ chức cho HS thi về đích nhanh. GV: Cho HS làm bài tập 40 Sgk/43 - Hãy tìm bậc của đa thức Q(x) ? tìm hệ số cao nhất của đa thức Q(x) ? |
HS: hoạt động theo nhóm làm bài 2 học sinh lên bảng làm HS: Lắng nghe và ghi bài vào vở. |
*Bài tập 40 Sgk/43 a/ Q(x) = x2 + 2x4 + 4x3 – 5x6 + 3x2 – 4x – 1 = -5x6 + 2x4 + 4x3 + 4x2 – 4x – 1 b) Hệ số của l.thừa bậc 6 là -5 Hệ số của luỹ thừa bậc 2 là 4 Hệ số của luỹ thừa bậc 4 là 2 Hệ số của luỹ thừa bậc 1 là -4 Hệ số của luỹ thừa bậc 3 là 4 Hệ số của luỹ thừa bậc 0 là -1 |
Năng lực hợp tác, hoạt động nhóm, vận dụng, giao tiếp. |
D. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: (2’)
- Học bài: cách sắp xếp, kí hiệu đa thức, tìm bậc và các hệ số của đa thức một biến.
- Làm bài tập: 41;42/ 43 sgk. Bài tập 34; 35; 36; 37/14 sbt.
* NỘI DUNG CÁC CÂU HỎI, BÀI TẬP:
Câu 1: Thi về đích nhanh: cử hai nhóm, mỗi nhóm 6 HS (MĐ1)
Mỗi nhóm viết nhanh các đa thức một biến có bậc bằng số người của nhóm. Trong 3 phút nhóm nào viết đúng và nhiều đa thức hơn nhóm đó về đích trước.
Câu 2: Làm bài tập 40 Sgk/43 (MĐ2, 3, 4)
Xem thử Giáo án Toán 7 KNTT Xem thử Giáo án Toán 7 CTST Xem thử Giáo án Toán 7 CD
Xem thêm các bài soạn Giáo án Toán lớp 7 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:
- Giáo án Toán 7 Luyện tập trang 36
- Giáo án Toán 7 Bài 5: Đa thức
- Giáo án Toán 7 Bài 6: Cộng, trừ đa thức
- Giáo án Toán 7 Luyện tập trang 40-41
- Giáo án Toán 7 Bài 7: Đa thức một biến
Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án Toán lớp 7 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) môn Toán lớp 7 chuẩn của Bộ GD & ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 7 (các môn học)
- Giáo án Toán 7
- Giáo án Ngữ văn 7
- Giáo án Tiếng Anh 7
- Giáo án Khoa học tự nhiên 7
- Giáo án Lịch Sử 7
- Giáo án Địa Lí 7
- Giáo án GDCD 7
- Giáo án Tin học 7
- Giáo án Công nghệ 7
- Giáo án HĐTN 7
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 7
- Giáo án Vật Lí 7
- Giáo án Sinh học 7
- Giáo án Hóa học 7
- Giáo án Âm nhạc 7
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 7 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 7
- Đề thi Toán 7 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán 7
- Đề thi Tiếng Anh 7 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 7 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 7 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 7 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 7 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 7 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 7 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 7 (có đáp án)