Giáo án Vật Lí lớp 7 Chương 3: Điện học mới, chuẩn nhất

Với mục đích giúp các Thầy / Cô giảng dạy môn Vật Lí dễ dàng biên soạn Giáo án Vật Lí lớp 7, VietJack biên soạn Bộ Giáo án Vật Lí 7 Chương 3: Điện học phương pháp mới theo hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Vật Lí chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu Giáo án Vật Lí 7 này sẽ được Thầy/Cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quí báu.

Giáo án Vật Lí lớp 7 Chương 3: Điện học mới, chuẩn nhất

Xem thử Giáo án KHTN 7 KNTT Xem thử Giáo án KHTN 7 CTST Xem thử Giáo án KHTN 7 CD

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KNTT 7 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Giáo án Vật Lí 7 Bài 17: Sự nhiễm điện do cọ xát

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Mô tả được một vài hiện tượng chứng tỏ vật bị nhiễm điện do cọ xát.

- Nêu được hai biểu hiện của các vật đã nhiễm điện là hút các vật khác hoặc làm sáng bút thử điện.

2. Kỹ năng: Giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan tới sự nhiễm điện do cọ xát.

3. Thái độ: Yêu thích môn học, ham hiểu biết, khám phá thế giới xung quanh.

4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: Nắm được các vật sau khi cọ xát thì bị nhiễm điện tích.

5. Định hướng phát triển năng lực

a. Năng lực được hình thành chung:

Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực thực nghiệm. Năng lực dự đoán, suy luận lí thuyết, thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết, dự đoán, phân tích, xử lí số liệu và khái quát rút ra kết luận khoa học. Năng lực đánh giá kết quả và giải quyết vân đề

b. Năng lực chuyên biệt môn vật lý:

- Năng lực kiến thức vật lí.

- Năng lực thực nghiệm

- Năng lực trao đổi thông tin.

- Năng lực cá nhân của HS

II. CHUẨN BỊ

1. GV: Giáo án, SGK, SBT, bảng phụ, dụng cụ thí nghiệm cho HS và GV

2. HS:

- Mỗi nhóm HS:

1 thước nhựa, 1 thanh thuỷ tinh. 1 mảnh nilong, 1 quả cầu nhựa xốp, 1 giá treo, 1 mảnh len, 1 mảnh lụa sấy khô, một số giấy vụn, 1 mảnh tole, 1 mảnh nhựa, 1 bút thử điện.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định lớp (1’):

2. Kiểm tra bài cũ (1’): Kiểm tra sự chuẩn bị của HS cho bài mới.

3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)

Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay

+ Để tìm hiểu các loại điện tích, trước hết ta phải tìm hiểu 1 trong các cách nhiễm điện cho các vật là “nhiễm điện do cọ xát”

+ Vào những ngày hanh, khô khi cởi áo bằng len hoặc dạ em đã thấy hiện tượng gì ?

+ GV: Hiện tượng tương tự xảy ra ngoài tự nhiên là hiện tượng sấm sét → là hiện tượng nhiễm điện do cọ xát.

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

Mục tiêu: biểu hiện của các vật đã nhiễm điện là hút các vật khác hoặc làm sáng bút thử điện.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

GV: Yêu cầu HS đọc TN 1, nêu các dụng cụ TN và các bước tiến hành TN.

GV lưu ý HS trước khi làm TN phải kiểm tra xem các vật đó có hút được các vật nhẹ không? (Chưa hút được các vật nhẹ)

- Lưu ý cách cọ xát các vật (cọ mạnh nhiều lần theo một chiều) sao đó đưa lại gần các vật cần kiểm tra để phát hiện hiện tượng xảy ra rồi ghi kết quả vào bảng kết quả TN

GV: hướng dẫn HS thảo luận để đưa ra kết luận đúng

GV: Tại sao nhiều vật sau khi cọ xát lại có thể hút các vật khác?

GV: hướng dẫn HS kiểm tra với các phương án

GV: hướng dẫn HS tiến hành TN 2. Lưu ý HS kiểm tra mảnh tôn trước khi đặt vào mảnh nhựa xem bóng đèn bút thử điện thông mạch có sáng không? Lưu ý cách cầm mảnh dạ cọ xát nhựa, thả mảnh tôn vào mảnh nhựa để cách điện với tay.

GV: kiểm tra việc tiến hành TN của một số nhóm, nếu hiện tượng xáy ra chưa đạt phải giải thích cho HS nguyên nhân.

GV làm lại TN cho HS quan sát hiện tượng để hoàn thành kết luận 2 ghi vở.

- GV thông báo: Các vật bị cọ xát có khả năng hút các vật khác hoặc có thể làm sáng bóng đèn của bút thử điện. Các vật đó được gọi là các vật nhiễm điện hay các vật mang điện tích .

HS: đọc TN 1 trong SGK, nêu được dụng cụ và cách tiến hành TN.

HS: Tiến hành TN theo nhóm, mỗi HS trong nhóm đều phải tiến hành TN với ít nhất 1 vật, ghi kết quả vào bảng 1.

- Tham gia thảo luận trong nhóm, chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong kết luận.

HS nêu ra các phương án

HS: Tiến hành TN 2 theo nhóm. Chú ý quan sát hiện tượng xảy ra, thấy được: Bóng đèn của bút thử điện sáng.

- Hoàn thành kết luận 2, thảo luận trên lớp, ghi kết luận đúng vào vở

I. Vật nhiễm điện:

* Thí nghiệm 1:

Kết luận 1: Nhiều vật sau khi bị cọ xát có khả năng hút các vật khác.

* Thí nghiệm 2:

Kết luận 2: Nhiều vật khi bị cọ xát có khả năng làm sáng bóng đèn bút thử điện.

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')

Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Câu 1: Nhiều vật sau khi cọ xát có khả năng

A. đẩy các vật khác

B. hút các vật khác

C. vừa hút vừa đẩy các vật khác

D. không hút, không đẩy các vật khác

Đáp án

Nhiều vật sau khi cọ xát có khả năng hút các vật khác ⇒ Đáp án B

Câu 2: Có thể làm nhiễm điện cho một vật bằng cách

A. Cọ xát vật

B. Nhúng vật vào nước đá

C. Cho chạm vào nam châm

D. Nung nóng vật

Đáp án

Có thể làm nhiễm điện cho một vật bằng cách cọ xát vật ⇒ Đáp án A

Câu 3: Những ngày hanh khô, khi chải tóc khô bằng lược nhựa thì nhiều sợi tóc bị

lược nhựa hút kéo thẳng ra vì:

A. lược nhựa chuyển động thẳng kéo sợi tóc thẳng ra.

B. các sợi tóc trơn hơn và bị cuốn thẳng ra.

C. tóc đang rối, bị chải thì thẳng ra.

D. khi cọ xát với tóc lược nhựa bị nhiễm điện nên nó hút và kéo làm cho sợi tóc thẳng ra.

Đáp án

Nguyên nhân nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra là vì khi cọ xát với tóc lược nhựa bị nhiễm điện nên nó hút và kéo làm cho sợi tóc thẳng ra ⇒ Đáp án D

Câu 4: Vào những ngày như thế nào thì các thí nghiệm về sự nhiễm điện do cọ xát thực hiện dễ thành công?

A. Trời nắng

B. Hanh khô, rất ít hơi nước trong không khí.

C. Gió mạnh.

D. Không mưa, không nắng.

Đáp án

Vào những ngày hanh khô, rất ít hơi nước trong không khí thì các thí nghiệm về sự nhiễm điện do cọ xát thực hiện dễ thành công ⇒ Đáp án B

Câu 5: Trong các thí nghiệm về sự nhiễm điện do cọ xát, vai trò (tác dụng) của các vụn giấy, quả cầu nhựa xốp, bút thử điện là:

A. xác định xem các vụn giấy, quả cầu nhựa xốp có bị hút hoặc đẩy không.

B. xác định xem bóng đèn bút thử điện có sáng lên hay không.

C. những vật ″thử″, qua biểu hiện của chúng mà ta xác định được một vật có nhiễm điện hay không.

D. tạo ra hiện tượng hút hoặc đẩy, sáng hay không sáng.

Đáp án

Vai trò (tác dụng) của các vụn giấy, quả cầu nhựa xốp, bút thử điện là những vật “thử”, qua biểu hiện của chúng mà ta xác định được một vật có nhiễm điện hay không ⇒ Đáp án C

Câu 6: Sau một thời gian hoạt động, cánh quạt dính nhiều bụi vì:

A. Cánh quạt cọ xát với không khí, bị nhiễm điện nên hút nhiều bụi.

B. Cánh quạt bị ẩm nên hút nhiều bụi.

C. Một số chất nhờn trong không khí đọng lại ở cánh quạt và hút nhiều bụi.

D. Bụi có chất keo nên bám vào cánh quạt.

Đáp án

Sau một thời gian hoạt động, cánh quạt dính nhiều bụi vì nó cọ xát với không khí, bị nhiễm điện nên hút nhiều bụi ⇒ Đáp án A.

Câu 7: Xe chạy một thời gian dài. Sau khi xuống xe, sờ vào thành xe, đôi lúc ta thấy như bị điện giật. Nguyên nhân là do:

A. Bộ phận điện của xe bị hư hỏng.

B. Thành xe cọ xát vào không khí nên xe bị nhiễm điện.

C. Do một số vật dụng bằng điện gần đó đang hoạt động.

D. Do ngoài trời sắp có cơn dông.

Đáp án

Xe chạy một thời gian dài do thành xe cọ xát vào không khí nên xe bị nhiễm điện, sờ vào thành xe, đôi lúc ta thấy như bị điện giật ⇒ Đáp án B

Câu 8: Trong một số ngành sản xuất, nhiều khi người ta thấy có các tia lửa phóng ra giữa dây kéo và ròng rọc. Giải thích vì sao?

A. Ròng rọc và dây kéo bị nhiễm điện do cọ xát.

B. Ròng rọc và dây kéo bị nóng lên do cọ xát.

C. Nhiệt độ trong phòng khi ấy tăng lên.

D. Do cọ xát mạnh.

Đáp án

Trong một số ngành sản xuất, nhiều khi người ta thấy có các tia lửa phóng ra giữa dây kéo và ròng rọc là vì khi làm việc do ma sát thì ròng rọc và dây kéo bị nhiễm điện ⇒ Đáp án A

Câu 9: Cho mảnh tôn phẳng đã được gắn vào đầu bút thử điện chạm vào mảnh pôliêtilen đã được cọ xát nhiều lần bằng len thì bóng đèn bút thử điện sáng lên khi chạm ngón tay vào đầu bút vì:

A. trong bút đã có điện.

B. ngón tay chạm vào đầu bút.

C. mảnh pôliêtilen đã bị nhiễm điện do cọ xát.

D. mảnh tôn nhiễm điện.

Đáp án

Bóng đèn bút thử điện sáng lên khi chạm ngón tay vào đầu bút vì khi đó mảnh pôliêtilen đã bị nhiễm điện do cọ xát, điện tích truyền qua mảnh nhôm vào bút thử điện ⇒ Đáp án C.

Câu 10: Trong các kết luận sau đây, kết luận nào sai?

A. Các vật đều có khả năng nhiễm điện.

B. Trái Đất hút được các vật nên nó luôn luôn bị nhiễm điện.

C. Nhiều vật sau khi bị cọ xát trở thành các vật nhiễm điện.

D. Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát.

Đáp án

Kết luận sai: Trái Đất hút được các vật nên nó luôn luôn bị nhiễm điện ⇒ Đáp án B

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)

Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia lớp thành nhiều nhóm

( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập

C1: Giải thích vì sao những ngày thời tiết khô ráo, đặc biệt là những ngày hanh khô, khi chải đầu bằng lược nhựa, nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút thẳng ra?

C2: Khi thổi vào mặt bàn, bụi bay đi. Tại sao cánh quạt điện thổi gió mạnh, sau một thời gian lại có nhiều bụi bám vào cánh quạt, đặc biệt ở mép quạt chém vào không khí?

C3: Vào những ngày thời tiết khô ráo, lau chùi gương soi, kính cửa sổ, màn hình TV bằng khăn khô vẫn thấy bụi vải bám vào chúng. Giải thích tại sao?

2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trả lời.

- HS nộp vở bài tập.

- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.

C1: Khi chải đầu bằng lược nhựa lược nhụa và tóc cọ xát vào nhau. Cả lược nhựa và tóc bị nhiễm điện nên tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra.

C2: Khi thổi bụi trên bàn luồng gió thổi làm bui bay đi. Còn cánh quạt điện khi quay cọ xát với không khí nên bị nhiễm điện và nó hút bụi trong không khí, cón mép quạt bị bụi nhiều nhất là vì khi quạt quay nó ma sát với không khí nhiều nhất nên mép quạt bị nhiễm điện nhiều nhất và nó hút bụi được nhiều nhất.

C3: Sau khi chùi gương soi, kính cửa sổ hay màn hình TV bằng giẻ khô chúng bị cọ xát và bị nhiễm điện. Vì thế chúng có thể hút bụi vải

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Giải thích:

1.Cánh quạt điện thổi gió mạnh nhưng sau một thời gian có nhiều bụi bám vào cánh quạt?

Khi ta thổi bụi thì bụi bay đi. Cánh quạt điện thổi gió mạnh nhưng sau một thời gian có nhiều bụi bám vào cánh quạt ⇒ Cánh quạt khi quay cọ xát nhiều vào không khí nên bị nhiễm điện ⇒ Cánh quạt hút các hạt bụi

Giáo án Vật Lí 7 Bài 17: Sự nhiễm điện do cọ xát mới nhất

2. Tại sao? Cọ xát mảnh phim nhựa bằng miếng vải khô. Đặt mảnh tôn lên mảnh phim nhựa. Chạm bút thử điện vào mảnh tôn ⇒ Bút thử điện lóe sáng ?

- Cọ xát mảnh phim nhựa bằng miếng vải khô. Đặt mảnh tôn lên mảnh phim nhựa. Chạm bút thử điện vào mảnh tôn ⇒ Bút thử điện lóe sáng ⇒ Có tia lửa điện phóng qua bút thử điện ⇒ Chứng tỏ mảnh phim nhựa nhiễm điện

4. Câu hỏi, bài tập củng cố và dặn dò

- Học thuộc phần ghi nhớ SGK/49

- Hoàn chỉnh từ câu C1 → C3 vào vở bài tập.

- Xem trước bài 18. Hai loại điện tích

Xem thử Giáo án KHTN 7 KNTT Xem thử Giáo án KHTN 7 CTST Xem thử Giáo án KHTN 7 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Vật Lí lớp 7 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Vật Lí lớp 7 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Vật Lí 7 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 7 các môn học
Tài liệu giáo viên