Lý thuyết KHTN 9 Chân trời sáng tạo Bài 17: Dãy hoạt động hoá học của kim loại. Một số phương pháp tách kim loại

Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 9 Bài 17: Dãy hoạt động hoá học của kim loại. Một số phương pháp tách kim loại sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 9 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 9.

Lý thuyết KHTN 9 Chân trời sáng tạo Bài 17: Dãy hoạt động hoá học của kim loại. Một số phương pháp tách kim loại

Quảng cáo

1. Xây dựng dãy hoạt động hoá học của kim loại

- Dãy hoạt động hoá học của kim loại được xây dựng dựa trên các thí nghiệm để xác định mức độ hoạt động hoá học của kim loại như sau:

+ Thí nghiệm phản ứng của kim loại với nước

Ví dụ: Cho 2 kim loại Na và Mg phản ứng với nước:

Lý thuyết KHTN 9 Chân trời sáng tạo Bài 17: Dãy hoạt động hoá học của kim loại. Một số phương pháp tách kim loại

+ Thí nghiệm phản ứng của kim loại với dung dịch hydrochloric acid

Lý thuyết KHTN 9 Chân trời sáng tạo Bài 17: Dãy hoạt động hoá học của kim loại. Một số phương pháp tách kim loại

Quảng cáo

+ Thí nghiệm phản ứng của kim loại với dung dịch muối

Lý thuyết KHTN 9 Chân trời sáng tạo Bài 17: Dãy hoạt động hoá học của kim loại. Một số phương pháp tách kim loại

- Dãy hoạt động hoá học của một số kim loại:

K, Na, Ca, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, (H),Cu, Ag, Au

2. Ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học của kim loại

Dựa vào dãy hoạt động hoá học của kim loại, ta biết:

1. Mức độ hoạt động hoá học của các kim loại giảm dần từ trái sang phải.

2. Kim loại đứng trước Mg phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch base và giải phóng khí H2.

3. Kim loại đứng trước H tác dụng được với dung dịch acid (HCl, H2SO4 loãng,…) giải phóng khí H2.

4. Các kim loại đứng trước (trừ Na, K,…) có thể đẩy kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối.

Quảng cáo

3. Tách một số kim loại có nhiều ứng dụng

a) Phương pháp điện phân nóng chảy

- Được sử dụng để điều chế các kim loại hoạt động hoá học mạnh như Li, Na, K, Ca,… từ những hợp chất của chúng (muối, oxide,…)

- Ví dụ: Nhôm được sản xuất từ quặng bauxite (thành phần chủ yếu là aluminium oxide)

2Al2O3dpnc,cryolite4Al+3O2

Lý thuyết KHTN 9 Chân trời sáng tạo Bài 17: Dãy hoạt động hoá học của kim loại. Một số phương pháp tách kim loại

c) Phương pháp nhiệt luyện

- Sử dụng các chất phản ứng thích hợp (Al, C, CO,…) để tách các kim loại hoạt động hoá học trung bình (Fe, Zn, Pb,…) ra khỏi oxide của chúng.

Quảng cáo

- Ví dụ 1: Tách sắt ra khỏi hợp chất iron (III) oxide:

Fe2O3+3COt°2Fe+3CO2

- Ví dụ 2: Sản xuất kẽm từ quặng sphalerite (chứa zinc sulfide, ZnS):

+ Nung nóng quặng sphalerite ở nhiệt độ cao với luồng không khí trong lò để chuyển thành zinc oxide.

2ZnS+3O2t°2ZnO+2SO2

+ ZnO phản ứng với C ở nhiệt độ cao thu được kẽm.

ZnO+Ct°Zn+CO

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 9 Chân trời sáng tạo hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải sgk KHTN 9 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 9 Chân trời sáng tạo khác
Tài liệu giáo viên