Lý thuyết KHTN 9 Chân trời sáng tạo Bài 5: Tán sắc ánh sáng qua lăng kính. Màu sắc của vật
Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 9 Bài 5: Tán sắc ánh sáng qua lăng kính. Màu sắc của vật sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 9 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 9.
Lý thuyết KHTN 9 Chân trời sáng tạo Bài 5: Tán sắc ánh sáng qua lăng kính. Màu sắc của vật
1. Tán sắc ánh sáng trắng qua lăng kính
Lăng kính là một khối trong suốt, đồng chất (thủy tinh, nhựa, …) thường có dạng lăng trụ tam giác.
- Khi chiếu một chùm sáng trắng hẹp qua lăng kính, ta thu được trên màn chắn một dải màu như cầu vồng, gọi là quang phổ của ánh sáng trắng.
- Hiện tượng tán sắc ánh sáng là hiện tượng chùm ánh sáng đi qua lăng kính bị phân tách thành nhiều màu khác nhau.
- Ánh sáng trắng là hỗn hợp ánh sáng có nhiều màu khác nhau.
- Các chùm sáng có màu khác nhau khi ra khỏi lăng kính gọi là các ánh sáng màu. Ánh sáng có một màu nhất định gọi là ánh sáng đơn sắc.
- Giải thích sự tán sắc của ánh sáng mặt trời qua lăng kính: Do chiết suất của lăng kính đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau là khác nhau nên lăng kính có tác dụng làm lệch các chùm sáng màu có sẵn trong chùm sáng mặt trời theo các phương khác nhau.
2. Đường đi của tia sáng qua lăng kính
- Khi chiếu các chùm sáng đơn sắc khác nhau qua lăng kính, ta thu được chùm sáng đi ra khỏi lăng kính luôn lệch về phía đáy của nó.
Để vẽ đường đi của tia sáng màu qua lăng kính, ta thực hiện các bước sau:
- Vẽ tia tới SI đến một mặt của lăng kính dưới góc tới i so với pháp tuyến tại I.
- Tại I, vẽ tia khúc xạ IJ lệch gần pháp tuyến với góc khúc xạ i’.
- Tại IJ tới mặt bên AC dưới góc tới j. Tại J, vẽ tia khúc xạ JR lệch xa pháp tuyến với góc khúc xạ j’. Tia JR còn được gọi là tia ló. Góc D giữa tia tới SI và tia ló JR gọi là góc lệch.
3. Màu sắc của vật
Màu sắc của một vật được nhìn thấy phụ thuộc vào màu sắc của ánh sáng bị vật đó hấp thụ và phản xạ. Vật có màu nào thì phản xạ mạnh ánh sáng màu đó và hấp thụ các ánh sáng màu còn lại.
Màu sắc của vật dưới ánh sáng trắng:
Màu sắc của vật dưới ánh sáng màu:
Màu sắc của vật có ánh sáng truyền qua: Cho ánh sáng trắng đi qua một tấm lọc màu, tấm lọc có màu nào thì hấp thụ ít ánh sáng có màu đó nhưng hấp thụ mạnh ánh sáng có màu khác.
Xem thêm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 9 Chân trời sáng tạo hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 9 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 9 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 9 Cánh diều (các môn học)
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải sgk KHTN 9 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức (NXB Giáo dục).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 9 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 9 - CTST
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 9 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 9 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - CTST
- Giải sgk Tin học 9 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 9 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 9 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - CTST