Lý thuyết KHTN 9 Chân trời sáng tạo Bài 40: Từ gene đến tính trạng
Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 9 Bài 40: Từ gene đến tính trạng sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 9 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 9.
Lý thuyết KHTN 9 Chân trời sáng tạo Bài 40: Từ gene đến tính trạng
1. MỐI QUAN HỆ GIỮA DNA – RNA – PROTEIN – TÍNH TRẠNG
- Mối quan hệ của DNA – RNA – protein và tính trạng được thể hiện qua dòng thông tin: gene (DNA) → mRNA → protein → tính trạng.
Sơ đồ mối quan hệ giữa gene và protein
+ Trình tự các nucleotide trên gene quy định trình tự các nucleotide trên phân tử mRNA thông qua quá trình phiên mã: Ở quá trình phiên mã, trình tự mã di truyền trên gene được phiên mã thành mRNA theo nguyên tắc bổ sung (A liên kết với U, T liên kết với A, G liên kết với C và C liên kết với G).
+ Trình tự nucleotide trên phân tử mRNA được dịch mã thành trình tự các amino acid trên phân tử protein: Ở quá trình dịch mã, mã di truyền trên mRNA sẽ quy định loại amino acid trên chuỗi polypeptide theo nguyên tắc bổ sung (bộ ba đối mã trên tRNA khớp bổ sung với codon trên mRNA thì amino acid sẽ được đặt đúng vào vị trí).
+ Chuỗi polypeptide hoàn thiện cấu trúc hình thành nên phân tử protein thực hiện chức năng, từ đó biểu hiện ra tính trạng của cơ thể.
→ Như vậy, gene không trực tiếp hình thành tính trạng nhưng quy định tính trạng thông qua cơ chế phiên mã tạo mRNA và dịch mã tạo chuỗi polypeptide.
Từ DNA đến tính trạng
2. CƠ SỞ SỰ ĐA DẠNG VỀ TÍNH TRẠNG CỦA CÁC LOÀI
Sự đa dạng về tính trạng của các loài dựa trên cơ sở:
- Mỗi loài sinh vật có hệ gene đặc trưng: Ở sinh vật, các gene khác nhau sẽ quy định tổng hợp các phân tử protein khác nhau, từ đó, biểu hiện thành các tính trạng khác nhau.
Đa dạng các loài sinh vật
- Các cá thể cùng loài có thể mang các allele khác nhau của cùng một gene dẫn đến sự xuất hiện nhiều đặc điểm sai khác giữa các cá thể.
Biểu hiện đa dạng về tính trạng màu da ở người
- Bên cạnh đó, sự biểu hiện của gene còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường, một gene có thể biểu hiện thành các kiểu hình khác nhau trong các điều kiện môi trường khác nhau (thường biến).
Ảnh hưởng của nhiệt độ đến màu sắc của hoa Anh thảo
Xem thêm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 9 Chân trời sáng tạo hay khác:
Lý thuyết KHTN 9 Bài 41: Cấu trúc nhiễm sắc thể và đột biến nhiễm sắc thể
Lý thuyết KHTN 9 Bài 42: Thực hành: Quan sát tiêu bản nhiễm sắc thể
Lý thuyết KHTN 9 Bài 45: Ứng dụng công nghệ di truyền vào đời sống
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 9 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 9 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 9 Cánh diều (các môn học)
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải sgk KHTN 9 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức (NXB Giáo dục).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 9 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 9 - CTST
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 9 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 9 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - CTST
- Giải sgk Tin học 9 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 9 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 9 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - CTST