Lý thuyết KHTN 9 Chân trời sáng tạo Bài 34: Nguồn carbon. Chu trình carbon và sự ấm lên toàn cầu
Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 9 Bài 34: Nguồn carbon. Chu trình carbon và sự ấm lên toàn cầu sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 9 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 9.
Lý thuyết KHTN 9 Chân trời sáng tạo Bài 34: Nguồn carbon. Chu trình carbon và sự ấm lên toàn cầu
1. Nguồn carbon và chu trình carbon trong tự nhiên
a. Một số dạng tồn tại phổ biến của nguyên tố carbon trong tự nhiên
- Trong tự nhiên, carbon có thể được tìm thấy ở dạng đơn chất (kim cương, than chì,…), hợp chất (khí carbon dioxide, muối carbonate và các hợp chất hữu cơ,…).
b. Sản phẩm và sự phát năng lượng từ quá trình đốt cháy than, các hợp chất hữu cơ
- Than mỏ, dầu mỏ, khí thiên nhiên, khí mỏ dầu,… là những nhiên liệu chứa carbon, khi bị đốt cháy chúng sẽ sinh ra khí carbon dioxide và giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt.
c. Chu trình carbon trong tự nhiên và vai trò của carbon dioxide trong chu trình đó
- Chu trình carbon là chu trình chuyển hoá carbon, trong đó nguyên tố carbon được trao đổi giữa các hệ sinh thái, bao gồm môi trường đất, nước, không khí và sinh vật.
- Chu trình carbon diễn ra liên tục nhờ sự chuyển hoá giữa các hợp chất của carbon và khí carbon dioxide. Đây là một chu trình quan trọng đối với sự sống trên Trái Đất.
- Carbon dioxide (CO2) là một khí quan trọng trong chu trình carbon, đóng vai trò là chất trung gian của chu trình carbon.
- Chu trình carbon trong tự nhiên diễn ra theo các quá trình chính sau:
+ Quá trình hấp thụ làm giảm lượng carbon dioxide trong khí quyển: Khí CO2 được thực vật hấp thu và thực hiện quá trình quang hợp tạo ra các hợp chất hữu cơ (tinh bột, cellulose,…) giúp thực vật phát triển. Động vật sử dụng thực vật làm thức ăn, các hợp chất chứa carbon trong thực vật được chuyển sang động vật. Ngoài ra, CO2 có thể hoà tan trong nước biển, sông, hồ.
+ Quá trình phát thải khí CO2: Do quá trình hô hấp của các sinh vật sống. Bên cạnh đó, các hoạt động sống của con người cũng đã góp phần sản sinh ra lượng khí CO2 vào khí quyển qua việc đốt nhiên liệu phục vụ cho sản xuất, phương tiện giao thông,…
2. Nguồn gốc của methane
- Nguồn gốc của methane:
+ Methane được phát thải theo nguồn gốc tự nhiên (ao, hồ bùn, đầm lầy,…) và các mỏ khí (khí thiên nhiên, khí mỏ dầu,…); các quá trình sinh học, methane có thể sinh ra khi các sinh vật phân huỷ các chất hữu cơ trong môi trường yếm khí.
+ Sinh ra từ các hoạt động của con người như quá trình khai thác nhiên liệu hoá thạch, các hoạt động nông nghiệp như chăn nuôi gia súc,…
- Sự phát thải methane góp phần gây ra hiệu ứng nhà kính và sự ấm lên toàn cầu.
3. Hiệu ứng nhà kính và sự ấm lên toàn cầu
a. Nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính
- Carbon dioxide và methane là hai chất khí chủ yếu gây nên hiệu ứng nhà kính trên Trái Đất.
- Hiệu ứng nhà kính và sự ấm lên toàn cầu có mối liên hệ với nhau. Sự gia tăng lượng khí nhà kính (CO2, CH4,…) trong khí quyển làm tăng hiệu ứng nhà kính, từ đó dẫn đến sự ấm lên toàn cầu.
b. Một số bằng chứng biến đổi khí hậu, thời tiết
- Một số bằng chứng của biến đổi khí hậu như sự ấm lên toàn cầu và các hiện tượng thời tiết cực đoan đang ngày càng trở nên phổ biến hơn.
+ Nhiệt độ trung bình của Trái Đất đã tăng lên kể từ thời kì tiền công nghiệp.
+ Sự gia tăng các hiện tượng nắng nóng, bão, lũ lụt, hạn hán,…
+ Mực nước biển đã dâng lên trong thế kỉ qua.
+ Các hệ sinh thái trên Trái Đất đang bị biến đổi do biến đổi khí hậu.
- Biến đổi khí hậu đang là mối đe doạ nghiêm trọng đối với sự sống trên Trái Đất.
c. Dự đoán các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, thời tiết
Trên cơ sử quan sát và nghiên cứu nhiều nơi trên thế giới, các nhà khoa học đã đưa ra các dự đoán về tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu cho hiện tại và tương lai:
- Nếu nhiệt độ trên Trái Đất tiếp tục tăng, những khối băng ở các cực Trái Đất sẽ tan chảy nhanh hơn, làm cho mực nước biển dâng cao, do đó các quốc gia, thành phố ven biển sẽ có nguy cơ bị ngập, lụt.
- Nhiệt độ trên Trái Đất tăng lên làm gia tăng hiện tượng thời tiết cực đoan. Ví dụ, xuất hiện nhiều cơn bão nhiệt đới, lũ lụt và nắng nóng thường xuyên dễ gây ra cháy rừng với mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn, tác động tiêu cực đến cuộc sống con người.
4. Một số biện pháp giảm lượng khí carbon dioxide trong nước và toàn cầu
- Biến đổi khí hậu gây ảnh hưởng đến tất cả mọi người.
- Chúng ta cần giảm thiểu phát thải khí nhà kính bằng cách chuyển đổi sang sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ rừng.
+ Trong phạm vi quốc gia, giảm lượng khí carbon dioxide là nghĩa vụ của mỗi công dân bằng một số biện pháp đơn giản như sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trồng cây xanh và bảo vệ tài nguyên rừng,…
+ Trong phạm vi toàn cầu, các quốc gia trên thế giới cần có những hành động cùng nhau, tại mỗi quốc gia của mình.
Xem thêm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 9 Chân trời sáng tạo hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 9 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 9 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 9 Cánh diều (các môn học)
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải sgk KHTN 9 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức (NXB Giáo dục).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 9 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 9 - CTST
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 9 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 9 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - CTST
- Giải sgk Tin học 9 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 9 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 9 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - CTST