(Siêu ngắn) Soạn bài Kiêu binh nổi loạn - Cánh diều

Bài viết soạn bài Kiêu binh nổi loạn trang 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42 siêu ngắn gọn sách Ngữ văn 10 Cánh diều giúp học sinh lớp 10 dễ dàng soạn văn 10.

(Siêu ngắn) Soạn bài Kiêu binh nổi loạn - Cánh diều

Quảng cáo

A/ Hướng dẫn soạn bài Kiêu binh nổi loạn

1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 35 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

- Đọc phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào bài đọc hiểu này.

- Cần lưu ý: Tiểu thuyết chương hồi xuất hiện đầu tiên và thịnh hành ở Trung Quốc khoảng từ thế kỉ XIV đến cuối thế kỉ XVIII. Đặc điểm nổi bật của tiểu thuyết chương hồi là sự phân chia tác phẩm thành những hồi khác nhau. Mỗi hồi đều có tiêu đề khái quát nội dung được trình bày trong hồi. Kết thúc mỗi hồi thường có câu thơ mang tính chất bình luận. Sau những câu thơ là những lời gắn kết hồi trước với hồi sau, kích thích sự quan tâm, chú ý của người đọc. Tiểu thuyết chương hồi thường chú ý đến các sự kiện, tình huống bất ngờ, hồi hộp, căng thẳng, thú vị. Trong tiểu thuyết chương hồi, tính cách nhân vật được thể hiện tương đối nhất quán, rõ ràng thông qua đối thoại và hành động.

- Khi đọc văn bản Kiêu binh nổi loạn, em cần chú ý:

Quảng cáo

+ Đoạn trích có những nhân vật và sự kiện nào nổi bật? Các nhân vật và sự kiện đó có liên quan đến lịch sử hay được tác giả hư cấu?

+ Nội dung (đề tài, chủ đề) và những hình thức nghệ thuật đặc sắc của đoạn trích là gì?

+ Nội dung đoạn trích mang lại cho em những hiểu biết, suy nghĩ và tình cảm gì?

- Đọc trước văn bản Kiêu binh nổi loạn và tìm hiểu thêm thông tin về nhóm tác giả Ngô gia văn phái, tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí.

- Đọc nội dung giới thiệu sau đây để hiểu bối cảnh đoạn trích:

Hoàng Lê nhất thống chí là tác phẩm viết bằng chữ Hán theo hình thức tiểu thuyết chương hồi. Nội dung chính của Hoàng Lê nhất thống chí phản ánh thời kỳ lịch sử khoảng 30 năm, từ khi Trịnh Sâm lên ngôi chúa (1768) đến lúc Gia Long lên ngôi vua (1802). Tác phẩm tái hiện một cách phong phú, sinh động bức tranh xã hội trong thời kỳ khủng hoảng triền miên, dẫn đến sự sụp đổ của các tập đoàn phong kiến Lê -Trịnh và khí thế quật khởi, tinh thần quyết liệt chống thù trong giặc ngoài của phong trào khởi nghĩa Tây Sơn do Nguyễn Huệ đứng đầu.

Quảng cáo

Đoạn trích Kiêu binh nổi loạn dưới đây thuộc Hồi thứ hai của tác phẩm, kể chuyện kiêu binh nổi loạn, giết Quận Huy Hoàng Đinh Bảo, phế Trịnh Cạn, lập Trịnh Tông lên ngôi chúa.

Trả lời:

1. - Nhân vật: Dự Vũ, Đầu bếp

- Sự kiện nào nổi bật: kiêu binh nổi loạn, giết Quận Huy, phế Trịnh cán và lập Trịnh Tông lên ngôi chúa.

- Các nhân vật và sự kiện đó có liên quan đến lịch sử và vừa có tính hư cấu.

2. - Đề tài: cuộc chiến giành chính quyền

- Chủ đề: Phản ánh sự sụp đổ của triều đại Lê – Trịnh và sự hỗn loạn khi kiêu binh nổi lên giành chính quyền.

3. Sự tranh giành quyền lực.

2. Đọc hiểu

Câu 1 (trang 36 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Người kể chuyện là ai?

Quảng cáo

Trả lời:

Người kể chuyện ngôi thứ 3.

Câu 2 (trang 36 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Người kể chuyện nhận xét gì về đầu bếp, gia thần của Trịnh Tông?

Trả lời:

“người cơ trí”, “kẻ tinh khôn”.

Câu 3 (trang 37 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Chú ý động cơ và thái độ của đầu bếp, thân quân.

Trả lời:

Tỏ ra nghe lời vương tử và thực hiện mệnh lệnh.

Câu 4 (trang 37 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Ai là người kể chuyện về nhân vật Bằng Vũ?

Trả lời:

Người kể chuyện ngôi thứ 3.

Câu 5 (trang 38 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Chú ý lời nói, thái độ và hành động của quận Huy.

Trả lời:

Lời nói, thái độ, hành động không chút sợ hãi, nao núng.

Câu 6 (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Khí thế của kiêu binh được miêu tả như thế nào?

Trả lời:

Khí thế hào hùng, mạnh mẽ.

Câu 7 (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Chú ý hành động và thái độ của Quận Châu trước đám kiêu binh.

Trả lời:

Quận Châu run sợ trước khí thế của binh lính.

Câu 8 (trang 40 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Tình thế bất lực, thảm hại và bi đát của Quận Huy được miêu tả qua những chi tiết nào?

Trả lời:

Quận Huy bị đánh đấm túi bụi và chết ngay tại chỗ.

Câu 9 (trang 40 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Những hình ảnh so sánh trong lời kể có tác dụng gì?

Trả lời:

Dựng lại lịch sử sinh động, cụ thể.

Câu 10 (trang 41 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Kiêu binh lộng hành bức ép chúa cũ, trả thù các đại thần như thế nào?

Trả lời:

- Phá tan nhà cửa Quận Huy.

- Phá nhà hàng loạt và bị lùng bắt giết chết.

Câu 11 (trang 41 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Chi tiết nào cho thấy Trịnh Tông bất lực, không kiểm soát được kiêu binh?

Trả lời:

“Chúa phải sai người dò xét trong kinh kì, lén đến chỗ họ tụ họp, rồi bắt phứa một người thường dân ở gần đó đem chém để ra oai”.

(Siêu ngắn) Soạn bài Kiêu binh nổi loạn | Cánh diều

* Trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1 (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Hãy nêu những sự kiện chính được kể trong văn bản Kiêu binh nổi loạn và cho biết mâu thuẫn ở đây là gì?

Trả lời:

- Kiêu binh bàn kế hoạch nổi loạn, cùng đề xuất kế sách của Bằng Vũ.

- Quận Huy đứng ra đỡ lời cho Bằng Vũ để không bị giết trước mặt các quan.

- Kiêu binh đến nhà Quận Huy nổi loạn và giết Quận Huy.

- Kiêu binh lập thế tử Tông lên ngôi làm chúa.

- Kiêu binh giết sạch những người liên quan đến bè đàng của Thị Huệ và Quận Huy.

Mâu thuẫn: chúa lập con út lên làm vua.

Câu 2 (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Tìm những chi tiết miêu tả hành động của đám kiêu binh. Em có nhận xét gì về những hành động ấy?

Trả lời:

- “Bằng Vũ vào trong phủ, đánh luôn ba hồi, chín tiếng trống.”

- “Lại nói, quân lính nghe thấy tiếng trống tức thì người nào cũng nhảy nhót hăng hái, cùng cầm binh khí xô lấn nhau mà vào trong phủ”.

- “…quân lính ở bên ngoài không vào được, họ cứ đứng hò reo, quát tháo long trời lở đất.”

- “…bao nhiêu người đang ngồi lại nhao nhao đứng dậy, kéo ập vào trước đầu voi.”

- “Rồi họ lấy khí giới đâm chém túi bụi, có kẻ cạy gạch ngói ở phủ ra ném tới tấp…”

- “Quân lính hăng máu kéo đến càng đông…Họ bèn dung câu liêm móc cổ Quận Huy kéo xuống, rồi đánh đấm túi bụi giết chết ngay tại chỗ.”

=> Kiêu binh quyết tâm lật đổ bè phái Quận Huy.

Câu 3 (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Những chi tiết, hình ảnh nào cho thấy sự bất lực và thất bại của phe cánh Quận Huy?

Trả lời:

- Quận Huy giương cung định bắn, chẳng may cung bị đứt dây, vớ lấy súng để nạp đạn nhưng mồi lửa tịt không cháy.

- Quân lính thừa dịp dùng luôn câu liêm lôi viên quản tượng xuống đất mà chém, voi bước lùi trở lại.

- Voi đứng yên một chỗ không thể nhúc nhích.

- Họ dùng câu lương móc cổ Quận Huy kéo xuống rồi đánh đấm túi bụi, giết chết ngay tại chỗ.

Câu 4 (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Cảnh Trịnh Tông lên ngôi chúa có gì đặc biệt? Nhận xét về nghệ thuật miêu tả của tác giả.

Trả lời:

- Trịnh Tông đúng là ông chúa bù nhìn.

- Kiêu binh đã lập Trịnh Tông lên, cảnh khiêng Tông trên chiếc mâm gỗ, đưa lên, đưa xuống, như “giỡn quả cầu” trong tiếng reo hò của đám loạn quân và dân hàng phố mọi người xúm lại đông như họp chợ. Hai tiếng “họp chợ” thật mỉa mai! Họ lại đặt sập gụ ngoài phủ đường để đưa Tông lên ngôi. Mấy chữ “ngoài phủ đường” cũng hài hước, chẳng có chút uy nghiêm nào với một vị chúa.

=> Nghệ thuật: sinh động, chân thực, so sánh hấp dẫn.

Câu 5 (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Hãy dẫn ra một số bình luận, đánh giá của người kể chuyện đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử trong văn bản. Theo em, quan điểm và thái độ của người kể chuyện có khách quan và đáng tin cậy không? Vì sao?

Trả lời:

+ Mọi người đều reo mừng hưởng ứng và cùng nhìn về phía kẻ mới nói, thì ra đó là viên biện lại của đội Tiệp bảo tên là Bằng Vũ.

+ Cứ thế lên lên xuống xuống y như người ta giỡn quả cầu hoặc rước pho tượng Phật

=> Quan điểm và thái độ: khách quan, đáng tin cậy.

Câu 6 (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Người xưa từng nói về năm nguy cơ làm mất nước: “Một, trẻ không kính già; hai, trò không trọng thầy; ba, binh kiêu tướng thoái; bốn, tham nhũng tràn lan; năm, sĩ phu ngoảnh mặt”(Lê Quý Đôn). Sau khi đọc đoạn trích Kiêu binh nổi loạn, em suy nghĩ gì về ý kiến này?

Trả lời:

Ý kiến đúng đắn, sáng suốt.

B/ Học tốt bài Kiêu binh nổi loạn

1/ Nội dung chính Kiêu binh nổi loạn

“Kiêu binh nổi loạn” thuộc hồi thứ hai của tác phẩm, kể chuyện kiêu binh nổi loạn, giết Quận Huy Hoàng Đình Bảo, phế Trịnh Cán, lập Trịnh Tông lên ngôi chúa.

2/ Bố cục văn bản Kiêu binh nổi loạn

- Phần 1: Từ đầu đến “Chùa Khán Sơn”: Cuộc trò chuyện giữ Thế tử Trịnh Tông với hạ nhân và quan thần.

- Phần 2: Tiếp theo đến “đến để khởi sự”: Kế sách của Vũ Bằng được mọi người đồng tình, ủng hộ.

- Phần 3: Tiếp theo đến “hồ Thủy Quân”: Tình thế bất lực, thảm hại, bi đát và cái chết của Quận Huy.

- Phần 4: Sự thắng thế của thế tử Tông.

3/ Tóm tắt văn bản Kiêu binh nổi loạn

Hoàng Lê Nhất thống chí phản thời kì lịch sử từ lúc Trịnh Sâm lên ngôi chúa (1768) đến lúc Nguyễn Ánh lên ngôi vua (1802). Đoạn trích “ Kiêu binh nổi loạn” kể chuyện kiêu binh nổi loạn, giết Quận Huy Hoàng Đình Bảo, phế Trịnh Cán, lập Trịnh Tông lên ngôi chúa.

4/ Nội dung, nghệ thuật văn bản Kiêu binh nổi loạn

a. Giá trị nội dung:

- Sử dụng tư liệu hết sức cụ thể, tỉ mỉ: về lai lịch tính cách các nhân vật, về địa chỉ của các vụ việc, về âm mưu của các phe phái, về quá trình hình thành, phát triển và kết thúc của sự kiện => tình cảnh khủng hoảng của xã hội lúc bấy giờ.

b. Giá trị nghệ thuật:

- Bút pháp tả thực của lối chép sử biên niên không che dấu một nụ cười mỉa mai và xót xa trước tình cảnh đất nước bị rữa nát từ chính quyền trung ương.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 Cánh diều siêu ngắn, hay khác:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên