(Siêu ngắn) Soạn bài Người ở bến sông Châu - Cánh diều

Bài viết soạn bài Người ở bến sông Châu trang 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50 siêu ngắn gọn sách Ngữ văn 10 Cánh diều giúp học sinh lớp 10 dễ dàng soạn văn 10.

(Siêu ngắn) Soạn bài Người ở bến sông Châu - Cánh diều

Quảng cáo

A/ Hướng dẫn soạn bài Người ở bến sông Châu

1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này

- Khi đọc truyện Người ở bến sông Châu, các em cần chú ý.

+ Nhân vật chính trong truyện là ai? Có số phận như thế nào? Tình cách của nhân vật được thể hiện qua những tình huống nào?

+ Thông điệp tư tưởng mà tác giả muốn nhắn gửi qua truyện ngắn này là gì? Người kể chuyện có thái độ như thế nào đối với các nhân vật trong truyện? Dựa vào đâu để biết được điều đó?

+ Em biết gì về hậu quả của chiến tranh? Hãy chuẩn bị để chia sẻ những hiểu biết ấy.

- Tìm hiểu thêm về tác giả Sương Nguyệt Minh và truyện Người ở bến sông Châu lựa chọn những thông tin liên quan giúp em hiểu thêm truyện ngắn này.

Quảng cáo

Trả lời:

- Nhân vật chính trong truyện là dì Mây.

- Chiến tranh gây ra nhiều hậu quả nặng nề cho con người.

- Tác giả Sương Nguyệt Minh.

+ Nhà văn, tên thật là Nguyễn Ngọc Sơn, sinh năm 1958.

(Siêu ngắn) Soạn bài Người ở bến sông Châu | Cánh diều

2. Đọc hiểu

* Trả lời câu hỏi giữa bài:

Quảng cáo

Câu 1 (trang 43 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Tóm tắt sự việc chính của phần này.

Trả lời:

- Sự việc 1: Chú San đi lấy vợ.

- Sự việc 2: Dì Mây trở về.

Câu 2 (trang 44 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Chú ý lời đối thoại giữa các nhân vật và lời bình luận của người kể chuyện.

Trả lời:

- Lời đối thoại của chú San: Ân hận, hối lỗi, muốn được làm lại với dì.

- Lời đối thoại của dì Mây: Hụt hẫng, tiếc nuối, tủi thân nhưng rất cương quyết.

- Lời bình luận của người kể: Tiếc nuối cho mối tình dang dở giữa chú San và dì Mây.

Câu 3 (trang 44 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Chú ý tác dụng của biện pháp điệp từ trong đoạn này.

Quảng cáo

Trả lời:

- Biện pháp điệp ngữ: người con gái.

=> Nhấn mạnh hành động của người con gái bên bến sông Châu.

Câu 4 (trang 44 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Hình dung tâm trạng của các nhân vật.

Trả lời:

- Chú San: bồi hồi kể lại nỗi nhớ dì Mây khi còn học ở nước ngoài.

- Dì Mây: da diết khi nhớ về kí ức ở Trường Sơn.

Câu 5 (trang 45 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Nhận xét về quyết định của nhân vật dì Mây.

Trả lời:

Quyết định của dì Mây dứt khoát chọn không. Dì không muốn có 2 người phụ nữ cùng khổ.

Câu 6 (trang 45 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Chú ý thái độ của các nhân vật.

Trả lời:

Người đưa đẩy, an ủi, kẻ cảm thông, xót xa.

Câu 7 (trang 46 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Chi tiết về mái tóc dì Mây trước đây và bây giờ có ý nghĩa gì?

Trả lời:

Trước: dài đen mượt.

Bây giờ: rụng nhiều, xơ và thưa.

=> Hậu quả chiến tranh.

Câu 8 (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Chú ý tâm trạng của nhân vật dì Mây

Trả lời:

Dì Mây thoáng buồn.

Câu 9 (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Tình huống nào đã làm nhân vật bộc lộ phẩm chất và tính cách

Trả lời:

- Tình huống dì Mây giúp cô Thanh (vợ chú San) vượt cạn.

=> Phẩm chất tốt bụng, tính cách thương người, luôn nghĩ tới người khác của dì Mây.

Câu 10 (trang 48 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Theo em, vì sao lúc này dì Mây lại khóc?

Trả lời:

Dì tiếc nuối cho cuộc đời mình, cho mối tình dang dở và hạnh phúc mà đáng ra dì xứng đáng nhận được.

Câu 11 (trang 49 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Số phận của nhân vật thím Ba, thằng Cún gợi suy nghĩ gì về hậu quả chiến tranh.?

Trả lời:

Hậu quả đáng thương của chiến tranh.

Câu 12 (trang 49 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Đoạn này cho biết những thông tin quan trọng nào?

Trả lời:

+ “Dì Mây chắn cửa hầm che chở cho thương binh. Bom nổ người lính công binh sốt rét tóc rụng trọc đầu vẫn lành lặn, còn cô y sĩ Trường Sơn bị mảnh đạn phạt một chân”

+ “Chú Quang đi suốt dọc sông Châu tìm cô y sĩ Trường Sơn đã cứu mình thoát nạn”

Câu 13 (trang 49 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Chú ý sự thay đổi trong tiếng ru của dì Mây.

Trả lời:

- Tiếng ru lúc đầu trầm lắng, nghèn nghẹn, xót xa, sau đó thì êm ái, trong sáng, mênh mang, ngân nga sâu lắng.

(Siêu ngắn) Soạn bài Người ở bến sông Châu | Cánh diều

* Trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1 (trang 50 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Xác định sự kiện chính của mỗi phần trong văn bản Người ở bến sông Châu. Theo em, cách xây dựng cốt truyện của tác giả có gì đặc sắc?

Trả lời:

- Các sự kiện chính:

1. Dì Mây trở về, chú San đi lấy vợ.

2. Cuộc trò chuyện của dì Mây với mẹ, Mai và lũ bạn của Mai.

3. Dì Mây đỡ đẻ cho vợ chú San.

4. Hậu quả chiến tranh tác động lên số phận con người.

Cốt truyện độc đáo, kể theo trình tự thời gian.

Câu 2 (trang 50 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Ai là nhân vật trung tâm trong truyện ngắn này? Hãy vẽ sơ đồ mối quan hệ giữa nhân vật trung tâm này với các nhân vật khác trong truyện

Trả lời:

- Dì Mây là nhân vật trung tâm trong câu chuyện này.

(Siêu ngắn) Soạn bài Người ở bến sông Châu | Cánh diều

Câu 3 (trang 50 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Phân tích, làm sáng tỏ tính cách và phẩm chất của nhân vật dì Mây trong truyện qua các tình huống và sự kiện tiêu biểu. Nêu nhận xét về cuộc đời và tính cách của nhân vật dì Mây.

Trả lời:

- Dì Mây từ chiến trường trở về đúng vào ngày người yêu đi lấy vợ.

=> Dì Mây là người thuỷ chung.

- Dì Mây từ chối tình cảm của chú Quang.

=> Dì Mây là người nhân hậu, vị tha.

- Dì Mây đỡ đẻ cho cô Thanh.

=> Dì Mây là người luôn nghĩ cho người khác, tràn đầy tình yêu thương.

Câu 4 (trang 50 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Phân tích và nhận xét về bút pháp miêu tả (tả cảnh và diễn biến tâm lí các nhân vật) của tác giả trong truyện ngắn Người ở bến sông Châu.

Trả lời:

- Khai thác hậu quả của chiến tranh.

- Tái hiện về số phận con người trong và sau cuộc chiến.

- Cái nhìn sâu sắc, đa chiều, đồng cảm với nhân vật.

Câu 5 (trang 50 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Câu chuyện diễn ra trong những không gian và thời gian nào? Tìm hiểu ý nghĩa của những hình ảnh dòng sông, con đò, cây cầu xuất hiện trong truyện.

Trả lời:

+ Không gian: Dòng sông, con đò, cây cầu.

+ Thời gian: Ngày dì Mây trở về, chập tối, đêm, sáng, chiều chiều, đêm mưa, tháng ba lại về, cuối thu, đêm sông Châu.

- Hình ảnh dòng sông, con đò, cây cầu xuất hiện trong truyện gắn với những kỉ niệm tình yêu của dì Mây và chú San, đó cũng là nơi phản ánh hiện thực chiến tranh khốc liệt mà bi thương.

Câu 6 (trang 50 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Nhận xét về điểm nhìn và người kể chuyện trong văn bản.

Trả lời:

- Người kể chuyện: toàn tri biết hết.

- Điểm nhìn: đan xen, dịch chuyển.

Câu 7 (trang 50 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Theo em, vấn đề đặt ra trong truyện ngắn này là gì? Vấn đề đó có ý nghĩa như thế nào với cuộc sống hôm nay? Hãy ghi lại một đoạn văn (khoảng 6 -8 dòng).

Trả lời:

- Vấn đề đặt ra: hậu quả chiến tranh

- Tác động: kính trọng những người đã hi sinh cho đất nước.

Chiến tranh mang lại những đau thương và mất mát cho gia đình: biến người vốn lành lặn thành tàn tật, làm cho sự toàn vẹn của gia đình tan rã, và đặt ra tình cảnh đau lòng khiến một đứa trẻ đột ngột mất đi người thân yêu. Đó là những hệ quả đau lòng mà chiến tranh gieo rắc, khiến cho cuộc sống trở nên đầy khó khăn và thách thức cho những

người sống sót. Từ đó gợi nhắc mỗi chúng ta về thái độ kính trọng đối với những người đã hi sinh cho đất nước.

B/ Học tốt bài Người ở bến sông Châu

1/ Nội dung chính Người ở bến sông Châu

“Người ở bến sông Châu” của Sương Minh Nguyệt là tác phẩm tái hiện cuộc sống và số phận con người hậu chiến tranh, đồng thời ngợi ca vẻ đẹp của nhân vật dì Mây – một người phụ nữ vị tha, nhân hậu.

2/ Bố cục văn bản Người ở bến sông Châu

- Phần 1: Từ đầu đến “dì ngồi như tượng”: Chú San đi lấy vợ, dì Mây trở về xóm Trại.

- Phần 2: Tiếp đến “Sóng nước lao xao”: Cuộc sống giản dị của dì Mây ở xóm Trại.

- Phần 3: Tiếp đến “ở phía cuối con đường về bến”: Dì Mây giúp cô Thanh (vợ chú San) vượt cạn.

- Phần 4: Còn lại: Phẩm chất cao đẹp của dì Mây.

3/ Tóm tắt văn bản Người ở bến sông Châu

Truyện ngắn của nhà văn Sương Nhật Minh kể về nỗi đau của một người phụ nữ thời kì hậu chiến tranh, người yêu đi lấy vợ, mang trong mình thương tật, nỗi mất mát đồng đội, đó là cô y tá Mây dũng cảm. Bên cạnh đó là dấu vết của chiến tranh lên số phận của những người khác, mặc dù không ra chiến trường như thím Ba.

4/ Nội dung, nghệ thuật văn bản Người ở bến sông Châu

a. Giá trị nội dung:

- Thể hiện những góc nhìn con người với những thân phận đầy ám ảnh

- Bài học cho con người sống nhân ái, yêu thương và bao dung hơn

b. Giá trị nghệ thuật:

- Ngòi bút miêu tả tâm lý nhân vật sắc sảo.

- Xây dựng hình tượng nhân vật điển hình.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 Cánh diều siêu ngắn, hay khác:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên