(Siêu ngắn) Soạn bài Viết bài văn nghị luận phân tích đánh giá một tác phẩm truyện (trang 55) - Cánh diều

Bài viết soạn bài Viết bài văn nghị luận phân tích đánh giá một tác phẩm truyện trang 55 siêu ngắn gọn sách Ngữ văn 10 Cánh diều giúp học sinh lớp 10 dễ dàng soạn văn 10.

(Siêu ngắn) Soạn bài Viết bài văn nghị luận phân tích đánh giá một tác phẩm truyện (trang 55) - Cánh diều

Quảng cáo

1. Định hướng

a. Phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện là nêu lên và làm sáng tỏ giá trị (cái hay, cái đẹp) về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm đó.

Phân tích là chia tách, đi sâu tìm hiểu và làm rõ giá trị của từng phương diện cụ thể về nội dung và hình thức của tác phẩm truyện.

Đánh giá là nêu lên những suy nghĩ, nhận xét, bình luận của người viết về vấn đề đã được phân tích.

Phân tích và đánh giá là những thao tác thường kết hợp với nhau trong các bài nghị luận văn học. Ví dụ: Đoạn trích sau đây người viết tập trung phân tích và đánh giá tính hoàn chỉnh về cốt truyện của văn bản Hồi trống Cổ Thành.

Đọc đoạn trích (trang 56 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2) và trả lời các câu hỏi sau:

1. Tác giả nêu nhận xét về vấn đề gì trong đoạn mở đầu?

→ Tác giả nhận xét về kết cấu của đoạn trích “Hồi trống cổ thành”

Quảng cáo

2. Tác giả phân tích, làm rõ nhận xét nêu ở đoạn mở đầu bằng cách nào?

→ Phân tích từng phần trong kết cấu: phần đầu => sự việc chính, mâu thuẫn => quá trình phát triển các biến cố=> Kết thúc

3. Tính chất hoàn chỉnh từ cốt truyện của đoạn trích nêu ở mở đầu đã được làm rõ chưa?
→ Tính chất hoàn chỉnh từ cốt truyện của đoạn trích nêu ở mở đầu đã được làm rõ

4. Nhận biết một số câu văn thể hiện rõ nhận xét của người viết.

→ + Hồi trống Cổ Thành chỉ là một đoạn trích ngắn song vẫn có thể xem là một câu chuyện trong tác phẩm tự sự có cốt truyện hoàn chỉnh

+ Quá trình phát triển của các biến cố dần phơi bày nguyên nhân sự việc và đẩy mâu thuẫn tới cao trào

Quảng cáo

+ Câu chuyện diễn ra qua hàng loạt biến cố bất ngờ đầy kịch tính. Bất ngờ mà lại là tất yếu, hợp logic.

+ Qua những va chạm, xung đột, tính cách hai nhân vật chính đã được thể hiện một cách sinh động, rõ nét

b. Để viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện, các em cần chú ý:

- Xác định rõ yêu cầu nghị luận mà đề văn đã nêu:

- Đọc lại văn bản truyện được nêu trong đề.

- Xác định vấn đề cụ thể (nội dung, hình thức) mà bài viết sẽ phân tích, đánh giá

- Suy nghĩ và thực hiện theo các bước viết bài văn nghị luận văn học.

2. Thực hành

Bài tập (trang 59 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Phân tích và đánh giá nhân vật dì Mây trong truyện “Người ở bến sông Châu” của Sương Nguyệt Minh.

Quảng cáo

a. Chuẩn bị

- Xác định yêu cầu nghị luận: phân tích nhân vật dì Mây trong “Người ở bến sông Châu” (Sương Minh Nguyệt)

- Đọc lại truyện “Người ở bến sông Châu”

- Xác định vấn đề cụ thể mà bài viết sẽ phân tích: số phận và tính cách nhân vật dì Mây

b. Tìm ý và lập dàn ý

1. Giới thiệu nhân vật dì Mây.

2. Tính cách dì Mây.

a. Dũng cảm, yêu nước.

b. Thuỷ chung, nghĩa tình.

c. Nhân hậu.

3. Đánh giá nhân vật dì Mây.

c. Viết

- Dựa vào dàn ý đã chuẩn bị đã viết bài văn hoàn chỉnh

- Cần chú ý: Bài viết đủ ba phần; các luận điểm trong phần thân bài cần làm rõ cho vấn đề nêu ở mở bài (phân tích, đánh giá về nhân vật dì Mây); các ví dụ (bằng chứng) lấy từ truyện Người ở bến sông Châu phải phù hợp, vời lời văn trong sáng, thể hiện được thái độ, tình cảm của người viết đối với nhân vật được phân tích,…

Bài làm tham khảo

Tác giả Sương Nguyệt Minh, với tư cách là nhà văn quân đội, đã sắc sảo, tinh tế thể hiện hậu quả của chiến tranh qua tác phẩm “Người ở bến sông Châu”. Trong đó, nhân vật dì Mây là điểm nhấn, là trung tâm của câu chuyện.

Dì Mây được tác giả mô tả với vẻ đẹp tươi trẻ, dịu dàng của một cô gái tuổi đôi mươi. Trước chiến tranh, mái tóc của dì Mây mềm mại, suôn mượt. Mỗi lần gội đầu, dì đều nhờ Mai lấy ghế để chải. Sự quyến rũ của mái tóc khiến chú San “nhìn trộm cũng giật mình”. Khi ra sông chơi, “chạy ngược chiều gió thổi, tóc dì xổ tung bay bồng bềnh, bồng bềnh như mây”, khiến “Mai thầm ước khi thành thiếu nữ có mái tóc mây dài đẹp như dì”. Vẻ đẹp của dì Mây khiến bao người ao ước, đắm say.

Tuy nhiên, sau chiến tranh, mái tóc ấy “rụng nhiều, xơ và thưa”. Dì Mây không còn là cô gái tươi trẻ như xưa mà trở thành người tàn phế với bộ ngực căng đầy và một chân cụt. Chiến tranh đã lấy đi tuổi trẻ, vẻ đẹp của dì.

Ngoài vẻ ngoại hình, dì Mây còn gây ấn tượng với lòng chung thủy. Suốt thời gian dài làm nhiệm vụ cứu chữa ở rừng Trường Sơn, dì Mây luôn nhớ về chú San, “Ngày ở Trường Sơn, trang nhật kí nào em cũng viết tên anh.” Dù xa cách, dì vẫn giữ nguyên tình yêu với chú San.

Trời đất như đang trêu đùa khi ngày dì trở về là cũng ngày chú San lấy vợ. Tình yêu dành cho chú vẫn còn mãnh liệt nhưng dì không thể đồng ý với lời đề nghị của chú. Nếu không có chiến tranh, nếu dì về sớm hơn một chút, có lẽ hôm nay chú San sẽ làm đám cưới với dì. Nhưng số phận đã đẩy dì vào những lựa chọn đau lòng. Dì từ chối mạnh mẽ lời đề nghị của chú và quyết định tiến về phía bến sông Châu, mang theo nỗi đau và hy vọng trong lòng.

Dì Mây hiện lên một tinh thần vượt trội. Mặc cho những khó khăn và thử thách, dì không bao giờ suy sụp. Dù đã mất một bên chân, nhưng hàng ngày dì vẫn kiên nhẫn chèo đò. Dì quyết định chuyển đến bến sông Châu, với hy vọng tìm thấy sự bình an và hạnh phúc.

Không chỉ mạnh mẽ, dì còn có tấm lòng nhân hậu và bao dung với mọi người xung quanh. Dì luôn tận tình giúp đỡ, không ngại gian khó. Dù có những lúc khó khăn, dì vẫn kiên định với nguyên tắc của mình và luôn đặt lợi ích của mọi người lên hàng đầu.

Ngay cả khi phụ nữ của chú San gặp khó khăn, dì cũng không ngần ngại giúp đỡ. Trong hoàn cảnh khó khăn của mình, dì vẫn dành sự quan tâm và ân cần cho người khác. Dì luôn là người mẹ hiền dịu và yêu thương tất cả mọi người.

Thông qua những câu chuyện của người dân làng, ta càng thấy được lòng dũng cảm và kiên định không sợ khó khăn của dì Mây. Là một y sĩ tận tâm tại Trường Sơn, dì không ngần ngại đối mặt với mọi gian khổ, vất vả. Dì luôn bên cạnh che chở và chữa trị cho thương binh, cho dù phải chịu phạt bằng chính sức khỏe của mình.

Tính cách và phẩm chất tốt đẹp của dì Mây được phác họa qua từng hành động, lời nói và tâm trạng. Dì không chỉ mang vẻ đẹp của một người lính kiên cường mà còn tỏa sáng vẻ đẹp của một phụ nữ Việt Nam. Số phận của dì Mây cũng là biểu tượng cho số phận của những người đã trải qua cuộc chiến tranh.

Qua việc phân tích về dì Mây, ta không khỏi cảm thấy xót xa và ngưỡng mộ trước sức mạnh tinh thần phi thường của những người lính. Dì Mây là biểu tượng của sự kiên trì và dũng cảm, giống như hàng ngàn người lính khác đang chiến đấu giữa cơn bão chiến tranh. Tác phẩm này cũng là lời nhắc nhở cho thế hệ mai sau biết ơn và kính trọng những người anh hùng đã hi sinh trong cuộc chiến tranh.

d. Kiểm tra và chỉnh sửa

Đọc lại bài văn đã viết. Đối chiếu văn bản đã viết với dàn ý để kiểm tra và chỉnh sửa theo hướng dẫn.

(Siêu ngắn) Soạn bài Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện (trang 55) | Cánh diều

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 Cánh diều siêu ngắn, hay khác:

Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá ... (cả ba sách)

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên