(Siêu ngắn) Soạn bài Hồi trống Cổ Thành - Cánh diều

Bài viết soạn bài Hồi trống Cổ Thành trang 50, 51, 52, 53, 54 siêu ngắn gọn sách Ngữ văn 10 Cánh diều giúp học sinh lớp 10 dễ dàng soạn văn 10.

(Siêu ngắn) Soạn bài Hồi trống Cổ Thành - Cánh diều

Quảng cáo

A/ Hướng dẫn soạn bài Hồi trống Cổ Thành

1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 50 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

- Đọc trước đoạn trích Hồi trống Cổ Thành; tìm hiểu thêm thông tin về tác giả La Quán Trung, tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa

- Đọc nội dung giới thiệu sau đây để hiểu bối cảnh đoạn trích:

Tam quốc diễn nghĩa là bộ tiểu thuyết diễn nghĩa lịch sử dài 120 hồi. Tác phẩm chủ yếu kể lại quá trình hình thành, phát triển và diệt vong của ba tập đoàn phong kiến Tào, Ngụy, Lưu, Thục và Tôn Ngô trong gần 100 năm (184-280) của nước Trung Hoa thời cổ.

Ở phần đầu bộ tiểu thuyết, ba nhân vật Lưu Bị, Quan Vân Trường (Quan Công) và Trương Phi, những người lập nên nhà Lưu Thục sau này, gặp nhau, kết nghĩa anh em ở vườn đào, thề cùng nhau sống chết để khôi phục nhà Hán. Ở thời kì đầu loạn lạc, ba anh em gặp rất nhiều khó khăn, mỗi người một ngả. Lưu bị phải theo Viên Thiệu, Quan Công bất đắc dĩ theo Tào Tháo, còn Phương Phi lưu lạc ở Cổ Thành. Đoạn trích sau đây kể lại chuyện quan công sau khi biết Lưu Bị đang ở bên phía Viên Thiệu đã đem hai chị dâu chạy khỏi doanh trại của Tào Tháo, trên đường đi biết tin Trương Phi đã lấy được Cổ Thành nên tìm về đoàn tụ.

Quảng cáo

Trả lời:

1. Tiểu sử

- La Quán Trung (1330 – 1400), tên La Bản, hiệu Hồ Hải tản nhân.

- Người vùng Thái Nguyên, thuộc tỉnh Sơn Tây cũ.

2. Sự nghiệp văn học

a. Phong cách nghệ thuật

- La Quán Trung nổi tiếng có tài văn chương, giỏi từ khúc, câu đối và kịch nhưng thể hiện rõ nhất ở tiểu thuyết.

- Ông chuyên sưu tầm và biên soạn dã sử.

b. Tác phẩm chính

- Những tác phẩm nổi bật : “Tam quốc diễn nghĩa”, “Tùy Đường lưỡng triều chí truyện”, “Tấn Đường ngũ đại sử diễn nghĩa”, “Bình yêu truyện”,…

→ Là người đầu tiên có đóng góp xuất sắc cho trường phái tiểu thuyết lịch sử Minh – Thanh.

Quảng cáo

2. Đọc hiểu

* Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu 1 (trang 51 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Thái độ của Trương Phi và Quan Công như thế nào?

Trả lời:

- Thái độ Trương Phi: nghe xong lập tức dẫn quân đi tắt ra cửa Bắc.

- Thái độ Quan Công: mừng rỡ.

Câu 2 (trang 52 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Vì sao Quan Công nhắc đến “nghĩa vườn đào”

Trả lời:

Muốn gợi cho Trương Phi nhớ về lời thề kết nghĩa anh em giữa ba người Lưu Bị, Quan Công, Trương Phi.

Câu 3 (trang 52 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Vì sao cách xưng hô giữa Trương Phi và Quan Công đối lập nhau?

Quảng cáo

Trả lời:

- Quan Công: hiển đệ – ta.

- Trương Phi: mày – tao.

Cách xưng hô đối lập nhau vì tính cách 2 người khác nhau.

Câu 4 (trang 53 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Em có bất ngờ với tình huống này không? Vì sao?

Trả lời:

Có, bởi tình huống đã đẩy câu chuyện cao trào hơn.

Câu 5 (trang 53 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Khí phách và tài nghệ của Quan Công được thể hiện ra sao?

Trả lời:

- Quan Công không hề nao núng nhận lời Trương Phi chém đầu Sái Dương trong ba hồi trống.

- “Quan Công chẳng nói một lời, múa long đao xô lại…chưa dứt một hồi, đầu Sái Dương đã lăn xuống đất.”.

- Quan Công bắt một tên lính cầm cờ hiệu, hỏi chuyện đầu đuôi và sai tên lính ấy kể lại cho Trương Phi nghe.

→ Tài nghệ, khí phách hơn người.

(Siêu ngắn) Soạn bài Hồi trống Cổ Thành | Cánh diều

* Trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1 (trang 54 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Nêu các sự kiện chính của văn bản Hồi trống Cổ Thành. Lí do dẫn đến sự hiểu lầm của Trương Phi đối với Quan Công?

Trả lời:

- Các sự kiện chính:

+ Trương Phi đối thoại cùng Quan Công, cho rằng Quan Công đã phản bội.

+ Sái Dương xuất hiện, giải hiềm nghi.

- Lí do: Trương Phi nghĩ Quan Công đầu hàng và cho người đến bắt mình.

Câu 2 (trang 54 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Người kể chuyện đã khắc họa tính cách của Trương Phi và Quan Công thông qua những chi tiết, sự việc, tình huống nào?

Trả lời:

- Trương Phi là người ngay thẳng, cứng cỏi, không dung túng cho kẻ hai lòng, nóng nảy, thô lỗ nhưng giàu tình cảm:

+ Đánh ba hồi trống để Quan Công chém chết tướng giặc thể hiện lòng thành, thẳng tay đánh trống để thách thức Quan Công.

- Quan Công là người bình tĩnh, chứng minh sự trong sạch của mình bằng hành động:

+ Gọi Trương Phi là “hiền đệ”, “em”

+ Quan Công giết Sái Dương khi chưa hết một hồi trống.

Câu 3 (trang 54 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Phân tích và đánh giá ý nghĩa của câu chuyện được kể trong văn bản Hồi trống Cổ Thành.

Trả lời:

Ca ngợi vẻ đẹp trung nghĩa của Quan Công và Trương Phi, tài năng khí phách của người anh hùng dưới trướng Lưu Bị.

Câu 4 (trang 54 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng) so sánh tính cách của hai nhân vật Trương Phi và Quan Công được thể hiện qua đoạn trích Hồi trống Cổ Thành.

Trả lời:

Trương Phi và Quan Công là hai con người có tính cách trái ngược nhau nhưng điểm chung là con người trung nghĩa, luôn trọng tình anh em. Trương Phi là người ngay thẳng, cứng cỏi, không dung túng cho kẻ hai lòng, nóng nảy, thô lỗ nhưng giàu tình cảm. Quan Công là người bình tĩnh, chứng minh sự trong sạch của mình bằng hành động.

Câu 5 (trang 54 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Với em, bài học sâu sắc nhất sau khi học văn bản Hồi trống Cổ Thành là gì?

Trả lời:

- Bài học: sống trung nghĩa, không hai lòng.

B/ Học tốt bài Hồi trống Cổ Thành

1/ Nội dung chính Hồi trống Cổ Thành

Đoạn trích “Hồi trống cổ thành” ca ngợi vẻ đẹp trung nghĩa của Quan Công và Trương Phi, tài năng khí phách của người anh hùng dưới trướng Lưu Bị, trân trọng tình cảm keo sơn gắn bó giữa ba anh em kết nghĩa vườn đào.

2/ Bố cục văn bản Hồi trống Cổ Thành

- Phần 1: phần trình bày (từ đầu đến… “bảo Trương Phi ra đón hai chị”): Giới thiệu nhân vật, sự việc, hoàn cảnh.

- Phần 2: phần khai đoạn (từ “Trương Phi từ khi”… đến… “cũng phải theo ra thành”): Mâu thuẫn giữa Trương Phi và Quan Công bắt đầu.

- Phần 3: phần phát triển (từ “Quan Vũ trông thấy Trương Phi ra”… đến… “Không phải quân mã là gì kia”): Các biến cố tiếp diễn.

- Phần 4: phần đỉnh điểm (từ “Quan Công ngoảnh lại”… đến… “Thừa tướng đến bắt mày”): Sự xuất hiện của Sái Dương.

- Phần 5: phần mở nút (phần còn lại): Việc Quan Công chém rơi đầu Sái Dương.

3/ Tóm tắt văn bản Hồi trống Cổ Thành

“Hồi trống Cổ Thành” được trích ở hồi 28 “Chém Sái Dương anh em hòa giải. Hồi Cổ Thành tôi chúa đoàn viên”. Ở đoạn trích này, để minh oan cho mình, xua tan mối nghi ngờ, sự hiểu lầm của Trương Phi, Quan Công đã nhận điều kiện mà Trương Phi đã đưa ra: lấy đầu Sái Dương trong ba hồi trống. Không đợi đến hồi thứ ba, đầu Sái Dương đã lăn lóc dưới đất., Trương Phi rỏ nước mắt khóc, sụp xuống lạy Vân Trường, mối nghi ngờ được xóa tan.

4/ Nội dung, nghệ thuật văn bản Hồi trống Cổ Thành

a. Giá trị nội dung:

- Phơi bày cục diện chính trị xã hội Trung Hoa cổ đại- một giai đoạn cát cứ phân tranh, chiến tranh loạn lạc, đất nước chia cắt, nhân dân cực kì khốn khổ

- Nguyện vọng hòa bình, thống nhất, ổn định của nhân dân.

b. Giá trị nghệ thuật:

- Nghệ thuật kể chuyện theo trình tự thời gian (đặc trưng của tiểu thuyết lịch sử).

- Xây dựng các nhân vật đặc sắc.

- Chọn lọc được nhiều sự việc li kì, hấp dẫn (hồi trống Cổ Thành, tam cố thảo lư,...)

- Nghệ thuật tả các trận chiến đấu rất đa dạng, phong phú.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 Cánh diều siêu ngắn, hay khác:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên