(Siêu ngắn) Soạn bài (Nói và nghe trang 25) Thuyết trình và thảo luận về một vấn đề xã hội - Cánh diều

Bài viết soạn bài Nói và nghe: Thuyết trình và thảo luận về một vấn đề xã hội trang 25, 26, 27 siêu ngắn gọn sách Ngữ văn 10 Cánh diều giúp học sinh lớp 10 dễ dàng soạn văn 10.

(Siêu ngắn) Soạn bài (Nói và nghe trang 25) Thuyết trình và thảo luận về một vấn đề xã hội - Cánh diều

Quảng cáo

1. Định hướng

a) Ở Bài 1, các em đã thuyết trình và thảo luận về một vấn đề xã hội có thực trong cuộc sống hoặc được gợi ra từ một hay một số tác phẩm văn học. Phần này tiếp tục luyện tập thuyết trình và thảo luận về một vấn đề xã hội nhưng là vấn đề tư tưởng, đạo lí.

b) Để thuyết trình, thảo luận về một vấn đề xã hội, các em cần:

- Lựa chọn vấn đề thuyết trình (những tư tưởng, đạo lí có ý nghĩa thời sự, ảnh hưởng tới đời sống xã hội, được nhiều người quan tâm,...) như đã gợi ý trong phần Viết ở trên.

- Tìm hiểu kĩ nội dung vấn đề cần thuyết trình, tránh trường hợp không phù hợp với thời gian.

- Xác định rõ người nghe bài thuyết trình là ai để có cách trình bày phù hợp.

- Xác định thời lượng trình bày bài thuyết trình.

Quảng cáo

- Chuẩn bị dàn ý cho bài thuyết trình, tránh viết thành văn để đọc.

- Chuẩn bị các tư liệu, thiết bị hỗ trợ như máy tính, máy chiếu, video, tranh, ảnh,... (nếu cần).

- Người nghe cần chuẩn bị vấn đề và câu hỏi để tham gia thảo luận. Người nghe cũng có thể đề xuất các vấn đề mà bản thân thấy cần được đưa ra thảo luận. Tuy nhiên, cần chú ý đến thời gian cho phép của buổi thuyết trình.

2. Thực hành

Bài tập (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Đề bài: Hãy thuyết trình quan niệm của em về lòng yêu nước.

a) Chuẩn bị

- Dựa vào dàn ý phần Viết ở trên để thuyết trình.

- Sắp xếp lại tranh, ảnh, chuẩn bị video, máy tính, máy chiếu phục vụ cho buổi thuyết trình (nếu cần).

- Trao đổi với bạn trong nhóm về nội dung và hưởng trình bày, thuyết trình

Quảng cáo

b) Tìm ý và lập dàn ý

- Bổ sung, chỉnh sửa dàn ý bài viết thành đề cương bài thuyết trình.

- Lựa chọn, bổ sung, thêm bớt nội dung cho phù hợp với đối tượng, yêu cầu, thời gian và điều kiện thuyết trình.

c) Nói và nghe

Tham khảo các yêu cầu đã nêu ở Bài 5 (trang 32)

* Bài nói mẫu tham khảo

Các bạn thân mến. Đất nước ta đã trải qua biết bao sóng gió để có được hòa bình và độc lập ngày nay. Điều đó là nhờ vào nỗ lực cống hiến và tinh thần đoàn kết cùng tình yêu nước sâu sắc của mỗi thế hệ. Lòng yêu nước vẫn luôn là tình cảm thiêng liêng cần được trân trọng và phát triển hơn nữa.

Yêu nước là nỗ lực không ngừng để xây dựng và phát triển đất nước ngày càng mạnh mẽ. Đó là tình cảm cao cả, thiêng liêng dành cho quê hương và đất nước. Yêu sông, yêu núi, yêu làng, yêu xóm, yêu người dân sống trên mảnh đất hình chữ S là biểu hiện đơn giản, gần gũi nằm ngay trong lời nói hằng ngày của mỗi người.

Quảng cáo

Lòng yêu nước không chỉ hiện hữu ở thời kỳ kháng chiến, đó chính là đứng lên, cầm súng ra chiến đấu vì độc lập. Mọi khó khăn, gian khổ đều không ngần ngại, xông lên phía trước giành lại độc lập tự do cho nhân dân. Lòng yêu nước lúc đó mạnh mẽ và quyết liệt, là tinh thần đoàn kết, giúp đỡ, tương thân tương ái, cùng nhau chống lại kẻ thù.

Lòng yêu nước chính là cố gắng không ngừng nghỉ, cố gắng ngày và đêm để giữ lấy độc lập của đất nước. Quân thù hung ác nhưng ý chí chiến đấu của nhân dân càng phải quyết tâm. Tình yêu nước nồng nàn và tha thiết đó là vũ khí để chiến thắng kẻ thù.

Trong thời bình, lòng yêu nước thể hiện ở việc chúng ta xây dựng xã hội chủ nghĩa, mang lại cuộc sống no đủ cho nhân dân và sự vững bền cho đất nước.

Mỗi người từ lúc sinh ra cho đến lúc lớn khôn đều cần yêu thương gia đình là nơi nuôi dưỡng, dạy dỗ. Tình yêu này còn phải được san sẻ với tất cả mọi người xung quanh, tạo nên một tình yêu lớn lao và cao cả hơn.

Thế hệ trẻ cần cống hiến và xây dựng đất nước phát triển. Lòng yêu nước của mỗi công dân sẽ đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Hãy giúp đỡ những người khó khăn xung quanh để tình yêu nước lan tỏa và phát triển mạnh mẽ hơn.

Nhưng đồng thời cũng cần xử lý nghiêm túc những người chống lại đất nước, chống lại chính quyền, để đảm bảo sự yên bình và ổn định trong xã hội.

Lòng yêu nước là cần thiết đối với mỗi con người trong xã hội này. Rèn luyện tinh thần này thường xuyên để đất nước ngày càng phát triển và vững mạnh. Cảm ơn các bạn đã lắng nghe bài thuyết trình của tôi!

d) Kiểm tra và chỉnh sửa

(Siêu ngắn) Soạn bài (Nói và nghe trang 25) Thuyết trình và thảo luận về một vấn đề xã hội | Cánh diều

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 Cánh diều siêu ngắn, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên