(Siêu ngắn) Soạn bài Huyện đường - Kết nối tri thức

Bài viết soạn bài Huyện đường trang 132, 133, 134, 135, 136 siêu ngắn gọn sách Ngữ văn 10 Kết nối tri thức giúp học sinh lớp 10 dễ dàng soạn văn 10.

(Siêu ngắn) Soạn bài Huyện đường - Kết nối tri thức

Quảng cáo

A/ Hướng dẫn soạn bài Huyện đường

* Trước khi đọc

Câu 1 (trang 132 sgk Ngữ văn 10 Tập 1): Bạn đã xem biểu diễn tuồng bao giờ chưa? Bạn nghĩ sao khi loại nghệ thuật sân khấu truyền thống này đang gặp khó khăn trên con đường đến với khán giả hiện đại?

Trả lời:

- Em chưa có cơ hội xem biểu diễn tuồng.

- Em nghĩ tuồng hay bất kỳ nghệ thuật sân khấu nào cũng đang dần bị mai một vì những khó khăn của thời đại cản trở con đường tiếp cận khán giả đại chúng. Đây là một điều rất đáng lo ngại khi giá trị văn hóa và bản sắc dân tộc có thể bị ảnh hưởng rất nhiều.

Câu 2 (trang 132 sgk Ngữ văn 10 Tập 1): Hãy tìm xem trên Internet toàn bộ hoặc từng trích đoạn của vở tuồng này.

Trả lời:

Học sinh tự tìm xem các vở đoạn trích tuồng trên internet.

Quảng cáo

* Đọc văn bản

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc: 

1. Cách bài trí nơi huyện đường – những chỉ dẫn cho việc thiết kế sân khấu

Trả lời:

- Trên tường là bức hoành phi đề hai chữ “Huyện đường”. Hai bên có hai câu đối. Bên cạnh câu đối phía trái có cửa vào nhà trong

- Một chiếc bàn to để chính giữa. Trên bàn có ống bút, nghiên mực, điếu bình

- Bên trái, bàn giấy của viên đề lại để xây mặt ra khán giả phía phải của sân khấu, trên bàn cũng có nghiên bút và một chồng đơn từ

2. Lưu ý cách tự giới thiệu của nhân vật trong tuồng

Trả lời:

Các nhân vật đã tự bạch để tự giới thiệu chức vụ, vị trí của mình => Cách nói thể hiện sự hống hách, khoa trương, thị uy.

3. Chú ý sự hể hả, trắng trợn của tri huyện khi tự “thưởng thức” những mưu mô của mình

Trả lời:

Tri huyện rất hả hê, thỏa mãn trước những toan tính của mình => Cho thấy lòng tham không đáy và sự quan liêu, lũng loạn, vơ vét tiền bạc của dân chúng của quan lại bấy giờ.

Quảng cáo

4. Hoạt động “ăn ý” giữa tri huyện và đề lại

Trả lời:

Sau khi tri huyện muốn moi tiền từ Sò, xử Nghêu và Ốc, đề lại lại đưa ra ý kiến phải xử cả Sò và Hến → cho thấy rõ bản chất tham lam của tầng lớp quan lại, đều mong muốn vơ vét tiền của của dân chúng, tư lợi cá nhân chứ không hề có ý định xử kiện công bằng.

5. Điều gì sẽ xảy ra sau lời nói này của lính lệ A?

Trả lời:

Ông Trùm Sò và thị Hến sẽ đút lót tiền cho hắn và cùng nhau vào huyện đường để mong được tri huyện xử kiện.

(Siêu ngắn) Soạn bài Huyện đường | Kết nối tri thức

Quảng cáo

* Sau khi đọc

Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc: 

Câu 1 (trang 136 sgk Ngữ văn 10 Tập 1): Tóm tắt các sự việc trong đoạn trích.

Trả lời:

(Siêu ngắn) Soạn bài Huyện đường | Kết nối tri thức

Câu 2 (trang 136 sgk Ngữ văn 10 Tập 1): Liệt kê những lời thoại cho thấy sự tương đồng về bản chất, thủ đoạn giữa các nhân vật ở huyện đường, từ tri huyện đến đề lại và lính lệ.

Trả lời:

 

Lời thoại

Tri huyện

“Sự lí thường phân ẩu/ Được thua tự đồng tiền"; "Tôi thì tôi nghĩ cứ để đu đưa như vậy đã. Thằng Sò này giàu lắm, chúng mình có thể “ấy” được”; “Phải, nắm đứa có tóc ai nắm kẻ trọc đầu"; "...lưỡi không xương nhiều đường lắt léo, nói thế nào lại chả được".

Đề lại

"Vâng, ta cứ bảo là để tra cứu đã. Thưa còn thằng Ốc, thằng Nghêu, lí trưởng, Thị Hến thì liệu xử cho xong, bọn này toàn đầu trọc cả"; "Bẩm quan xử thật sâu sắc"; "Vâng ạ, quan xử hay lắm.”

Lính lệ

Lời thoại của lính lệ: “Nhắc lại ông trùm, anh xã và chị Hến biết rằng hôm nay quan bận lắm, tôi bẩm mãi quan mới chịu xử vụ này đấy".

Nhận xét: Tất cả những lời thoại nêu trên cho thấy mọi mối bận tâm của tri huyện, để lại và lính lệ đều chỉ xoay quanh một chữ "tiền". Phải nói rằng tác giả dân gian đã xây dựng được hệ thống lời thoại hết sức tinh tế, hàm súc. Trong mỗi lời nhân vật thốt ra dường như có sẵn một mũi dao chĩa ngược về chính người nói.

Câu 3 (trang 136 sgk Ngữ văn 10 Tập 1): Đoạn trích cho thấy tri huyện và đề lại không cần phải giữ ý với nhau. Vì sao vậy? Phân tích sự hô ứng nhịp nhàng trong lời thoại giữa hai nhân vật.

Trả lời:

- Vì: hai nhân vật có sự tương đồng về bản chất, lại có quá trình cấu kết với nhau lâu dài trong việc chiếm đoạt tiền của của người dân.

- Tri huyện vừa phàn nàn về nỗi "Nha lại vắng bẩm thân,/ Dân xã không đấu cáo" thì để lại xác nhận ngay: "Vâng, hôm nay chả thấy ai kiện cáo gì cả. Rõ ràng các quan chỉ mong có chuyện kiện cáo để kiếm chác.” Nói chung, mỗi lời tri huyện nói ra đều được đáp lại bằng tiếng "Vâng” và ngược lại, lời thưa của để lại có thể nhanh chóng được xác nhận bằng tiếng "Phải". => Tạo sự hô ứng, nhịp nhàng cho đoạn trích.

Câu 4 (trang 136 sgk Ngữ văn 10 Tập 1): Qua theo dõi cảnh tuồng Huyện đường, bạn hiểu như thế nào về thái độ và cách nhìn nhận của người dân xưa đối với chốn “cửa quan”?

Trả lời:

Người dân phong kiến coi chốn “cửa quan” là ô trọc, lúc nhúc nhưng kẻ đục khoét đầy mưu mô, luôn tìm cơ hội vơ vét "cho đầy túi tham" và làm hại những người “thấp cổ bé họng", kể cả thành phần bất hảo nhưng ở thế yếu hơn (như lí trưởng, trùm Sò).

Câu 5 (trang 136 sgk Ngữ văn 10 Tập 1): Lời tự giới thiệu (qua hình thức nói lối) của nhân vật tri huyện đã giúp người xem, người đọc hiểu được điều gì về con người ông ta? Hãy so sánh lời tự giới thiệu đó của một nhân vật cụ thể trong tuồng với những lời tự giới thiệu thường gặp trong đời sống để rút ra nhận xét cần thiết.

Trả lời:

- Người đọc hiểu được tri huyện là một kẻ thuộc loại “ăn trên ngồi trốc”, hưởng đủ mùi phú quý và quen sống phóng đãng. Ông ta cậy quyền cậy thế để tự tung tự tác, bất chấp công lí, đạo lí miễn sao vơ vét được nhiều. Đây là đặc điểm chung của tầng lớp thống trị bấy giờ.

- Thông thường, trong đời sống, khi tự giới thiệu, không ai muốn nói ra những cái xấu của bản thân. Nhưng ở đây, nhân vật tri huyện đã làm điều ấy. Rõ ràng, lời thoại không phải là ngôn ngữ tự nhiên của nhân vật mà ngôn ngữ của nghệ thuật, đảm nhiệm các chức năng vừa thể hiện hành động theo tích trò đã xác định, vừa định hướng suy nghĩ, cảm nhận của khán giả, độc giả về chính sự việc đang diễn ra.

Câu 6 (trang 136 sgk Ngữ văn 10 Tập 1): Nếu được tham gia dựng lại cảnh Huyện đường trên sân khấu, bạn sẽ lưu ý điều gì về diễn xuất của diễn viên? Vì sao?

Trả lời:

- Em sẽ lưu ý diễn xuất diễn viên về:

+ Động tác và lời nói, sác thái biểu cảm phải hài hòa với các yếu tố khác như tiếng trống, kèn, nhạc.

+ Đối với vai tri huyện, những đoạn cười nên diễn một cách tự nhiên, khoái trá, bộc lộ được bản chất tham nhũng của nhân vật.

+ Vai đề lại, lính lệ nên nói năng nhỏ nhẹ, ánh mắt láo liên, cười gian xảo.

- Vì: Tuồng là thể loại nghệ thuật trình diễn trên sân khấu. Vì vậy, những chi tiết nhỏ rất quan trọng để làm nổi bật tính cách, hành động nhân vật. Từ đó nổi bật ý nghĩa nhân văn của vở tuồng.

* Viết kết nối với đọc 

Bài tập (trang 136 sgk Ngữ văn 10 Tập 1): Viết đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ về tiếng cười châm biếm của tác giả dân gian thể hiện qua đoạn trích.

* Hướng dẫn:

- Hình thức:

+ Viết được đoạn văn theo đúng yêu cầu khoảng 150 chữ.

+ Đoạn văn nghị luận trình bày suy nghĩ, quan điểm.

- Nội dung:

+ Trình bày suy nghĩ về tiếng cười châm biếm của tác giả dân gian thể hiện qua đoạn trích.

Đoạn văn tham khảo:

Vở tuồng Huyện đường đã thể hiện cái nhìn châm biếm của tác giả về thói tham nhũng, xử kiện dựa trên đồng tiền của một bộ phận quan lại thối nát vô lương tâm trong xã hội cũ. Tác giả để cho nhân vật tự giới thiệu, bộc lộ bản chất của mình thông qua lời thoại, cử chỉ và ngôn ngữ, không cần dùng đến một từ ngữ phê phán hay bình luận nào. Đây là một cách thể hiện rất khéo léo. Thông qua câu chuyện ở huyện đường, tác giả vừa châm biếm vừa phê phán tầng lớp quan lại, nhưng đồng thời cũng phơi bày trước mắt bạn đọc một xã hội lừa lọc, thủ đoạn và thiếu tình người. Tiếng cười được gửi gắm trong tác phẩm vừa sâu cay vừa mang ý nghĩa phê phán sâu sắc.

B/ Học tốt bài Huyện đường

1/ Nội dung chính Huyện đường

Văn bản kể lại thời gian trước khi vào xử án vụ trộm, tri huyện và đề lại bàn bạc nhau xử thế nào cho có lợi, có thể ăn được tiền. Thấy được sự vô lương tâm, mục ruỗng đạo đức, đê hèn của một bộ phận quan lại. 

2/ Bố cục văn bản Huyện đường

- Gồm 2 phần:

+ Phần 1: Từ đầu đến “Vào ra cũng phải chuyên cần”: Tri huyện tự bạch.

+ Phần 2: Còn lại: Đề lại và tri huyện tính toán, bày mưu để có thể lấy được tiền từ vụ xét xử.

3/ Tóm tắt văn bản Huyện đường

Văn bản kể lại thời gian trước khi vào xử án vụ trộm, tri huyện và đề lại bàn bạc nhau xử thế nào cho có lợi, có thể ăn được tiền.

4/ Nội dung, nghệ thuật văn bản Huyện đường

- Nội dung: 

+ Lên án tố cáo sự mục ruỗng, thối nát nơi quan trường phong kiến.

- Nghệ thuật:

+ Ngôn ngữ châm biếm đả kích, gấy cười.

+ Tiếng cười trào phúng, mỉa mai. 

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 Kết nối tri thức siêu ngắn, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:

Săn shopee giá ưu đãi :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên