(Siêu ngắn) Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 10 trang 28 - Kết nối tri thức

Bài viết soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 28, 29 siêu ngắn gọn sách Ngữ văn 10 Kết nối tri thức giúp học sinh lớp 10 dễ dàng soạn văn 10.

(Siêu ngắn) Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 10 trang 28 - Kết nối tri thức

Quảng cáo

* Sử dụng từ Hán Việt

Câu 1 (trang 28 sgk Ngữ văn 10 Tập 1): Giải thích nghĩa của những từ ngữ Hán Việt được in đậm trong các câu văn dưới đây:

a. - Kẻ kia là một cư sĩ, trung thuần lẫm liệt, có công với tiên triều, nên Hoàng thiên cho được hưởng cúng tế ở một ngôi đền đề đền công khó nhọc. Mày là một kẻ hàn sĩ, sao dám hỗn láo, tội ác tự mình làm ra, còn trốn đi đằng nào?

(Nguyễn Dữ, Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên)

b. - [...] Xin đại vương khoan dung tha cho hắn để tỏ cái đức hiếu sinh.

(Nguyễn Dữ, Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên)

c. - Đối với những người như ngài, phép nước ngặt lắm. Nhưng biết ngài là một người có nghĩa khí, tôi muốn châm chước ít nhiều.

(Nguyễn Tuân, Chữ người tử tù)

d. - [...] Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng trẻo với những nét chữ vuông vắn tươi tắn nó nói lên những hoài bão tung hoàng của một đời con người.

(Nguyễn Tuân, Chữ người tử tù)

Quảng cáo

Trả lời:

a. - Tiên triều: triều đình được cai quản bởi đời vua trước.

- Hàn sĩ: người trí thức nghèo thời phong kiến.

b. - Khoan dung: rộng lượng, tha thứ cho người dưới mắc lỗi lầm.

- Hiếu sinh: quý trọng sinh mệnh, bảo vệ sự sống.

c. - Nghĩa khí: chí khí, khí chất của người hào hiệp, trọng lẽ phải.

d. - Hoài bão: ý muốn, khát vọng làm những điều tốt đẹp, lớn lao.

- Tung hoành: hoạt động một cách mạnh mẽ và ngang dọc theo ý muốn, không gì ngăn cản nổi.

Câu 2 (trang 28 sgk Ngữ văn 10 Tập 1): Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:

Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ. Đời ta cũng mới viết có hai bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba người bạn thân của ta thôi. Ta rất cám cái tấm lòng biệt nhõn liên tài của các người. Nào ta có biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ.

(Nguyễn Tuân, Chữ người tử tù)

Quảng cáo

a. Tìm 5 từ Hán Việt trong đoạn văn trên.

b. Thử thay thế một từ Hán Việt trong đoạn văn trên bằng 1 từ hoặc cụm từ biểu đạt ý nghĩa tương đương. Hãy đối chiếu câu, đoạn văn gốc với câu, đoạn văn mới để rút ra nhận xét về sự thay thế này.

c. Dựa vào ngữ cảnh, hãy nêu ý nghĩa của việc sử dụng các từ Hán Việt trong đoạn văn trên.

Trả lời:

a. 5 từ Hán Việt: nhất sinh, quyền thế, tứ bình, trung đường, biệt nhỡn liên tài, thiên hạ,...

b. + Nhất sinh: suốt một đời.

+ Tử bình: bộ tranh hoặc thư pháp gồm bốn bức, khổ chữ nhật có cùng một chủ đề.

+ Trung đường: còn gọi là hoành phi, làm bằng gỗ, hình chữ nhật, treo ngang ở gian giữa nhà.

+ Biệt nhỡn: cái nhìn thể hiện sự kính trọng đặc biệt.

+ Liên tài: quý trọng người có tài.

=> Sự khác biệt: các từ Hán Việt này có sắc thái cổ kính.

Quảng cáo

c. Dụng ý của tác giả: nhấn mạnh tính chất trang trọng của lời nói; phù hợp với ngữ cảnh của đoạn văn và thể hiện được lai lịch, tính cách của nhân vật Huấn Cao (người nghệ sĩ tài hoa, lịch lãm; có khí phách anh hùng, hào hiệp).

Câu 3 (trang 28 sgk Ngữ văn 10 Tập 1): Hãy tìm 6 từ Hán Việt có một trong những yếu tố tạo nên các từ sau: cương trực, hàn sĩ, hiếu sinh. Đặt một câu với mỗi từ Hán Việt tìm được.

Trả lời:

- 6 từ Hán Việt: cương nghị, trung trực, hàn vi, sĩ phu, hiếu thảo, sinh thời,...

- Đặt câu: Anh ấy đã cưới người con gái đã đi cùng anh từ thuở hàn vi.

Câu 4 (trang 28 sgk Ngữ văn 10 Tập 1): Hãy chỉ ra lỗi dùng từ Hán Việt trong các câu sau và sửa lại:

a. Việc chăm chỉ đọc sách giúp ta tích lũy được nhiều tri thức bổ ích.

b. Tại phiên tòa nơi cõi âm, nhân vật Tử Văn đã thể hiện được sự cứng cỏi, ngang tàng của hàn sĩ.

c. Thói quen học tập theo kiểu "nước đến chân mới nhảy" là một yếu điểm của nhiều bạn học sinh.

Trả lời:

a. - Dùng từ sai do nhầm lẫn về ngữ âm và chính tả: trí thức.

- Sửa lại: trí thức → tri thức.

b. - Dùng từ sai nghĩa: hàn sĩ là từ chỉ người trí thức nghèo, không phù hợp với ngữ cảnh (sự cứng cỏi, ngang tàng).

- Sửa lại: hàn sĩ → kẻ sĩ.

c. - Dùng từ sai do hiểu sai nghĩa của các yếu tố cấu tạo từ: yếu điểm – điểm quan trọng

- Sửa lại: yếu điểm → điểm yếu – điểm hạn chế, yếu kém.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 Kết nối tri thức siêu ngắn, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên