(Siêu ngắn) Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện - Kết nối tri thức
Bài viết soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện trang 29, 30, 31, 32, 33, 34 siêu ngắn gọn sách Ngữ văn 10 Kết nối tri thức giúp học sinh lớp 10 dễ dàng soạn văn 10.
- Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện (hay nhất)
- Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện (ngắn nhất)
- Top 50 bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện
- (Chân trời sáng tạo) Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể (ngắn nhất)
- (Cánh diều) Soạn bài Viết bài văn nghị luận phân tích đánh giá một tác phẩm truyện (ngắn nhất)
(Siêu ngắn) Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện - Kết nối tri thức
* Yêu cầu
* Phân tích bài viết tham khảo:
Giá trị hay là sự vô giá của quà tặng trong truyện ngắn Quà Giáng sinh của O.Hen-ry
- Nhan đề bài viết cho biết tên truyện, tên tác giả và hướng phân tích của người viết.
- Đoạn văn 1: Giới thiệu và cung cấp thông tin khái quát về tác phẩm.
- Đoạn văn 2: Tóm tắt nội dung chính của truyện ngắn.
- Đoạn văn 3: Phân tích cốt truyện, nhân vật, tình huống truyện, lời thoại, …; Phân tích lời kết của truyện dựa vào các dẫn chứng lấy từ văn bản truyện.
- Đoạn văn 4: Nêu tác dụng của việc kể chuyện từ ngôi thứ 3 và xác định chủ đề của truyện.
- Đoạn văn 5: Nhấn mạnh và mở rộng chủ đề của truyện.
- Đoạn văn 6: Phần kết luận tóm lược các ý kiến đánh giá đã trình bày trong bài viết.
- Khẳng định giá trị của truyện: độ phổ biến, sức sống lâu bền, khả năng tái sinh, …
Gợi ý trả lời câu hỏi
Câu 1 (trang 32 sgk Ngữ văn 10 Tập 1): Vấn đề chính được bàn luận là gì?
Trả lời:
- Vấn đề chính: Giá trị hay là sự vô giá của quà tặng trong truyện ngắn “Quà giáng sinh” của O.Hen-ry.
Câu 2 (trang 32 sgk Ngữ văn 10 Tập 1): Bài nghị luận trên giúp người đọc có được hiểu biết gì về truyện ngắn Quà Giáng sinh?
Trả lời:
- Tình huống truyện độc đáo, kết truyện hấp dẫn, ngôi kể thứ ba khách quan và chủ đề câu chuyện rất sâu sắc.
Câu 3 (trang 32 sgk Ngữ văn 10 Tập 1): Tác giả bài viết đã triển khai các luận điểm theo trình tự nào?
Trả lời:
- Trình tự từ nghệ thuật đến nội dung tác phẩm.
* Thực hành viết
1. Chuẩn bị viết
- Lựa chọn một tác phẩm truyện mà bạn yêu thích, gợi cho bạn nhiều hứng thú và suy ngẫm: Truyện “Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên” – Nguyễn Dữ.
2. Tìm ý, lập dàn ý
a. Tìm ý
- Vì sao tác phẩm này được lựa chọn để phân tích, đánh giá? Điều gì khiến bạn yêu thích tác phẩm?
“Chữ người tử tù” là tác phẩm thể hiện tài năng của Nguyễn Tuân trước Cách mạng, được đánh giá là “một văn phẩm đạt gần tới sự toàn thiện, toàn mĩ”
- Câu chuyện trong truyện diễn ra như thế nào?
+ Huấn Cao là tử tù bị bắt giam chờ ngày ra pháp trường. Viên quản ngục rất yêu thích chữ Huấn Cao, đã nhiều lần biệt đãi và xin Huấn Cao cho chữ nhưng chỉ nhận lại sự khước từ lạnh lùng. Đêm cuối cùng trước khi ra pháp trường, Huấn Cao hiểu tấm lòng viên quản ngục, đã đồng ý cho chữ, cảnh cho chữ diễn ra trong nhà lao. Huấn Cao khuyên viên quản ngục những lời khuyên chân thành.
- Chủ đề của truyện là gì?
Tôn vinh cái đẹp, cái tài, khẳng định sự bất tử của cái đẹp trong cuộc đời.
- Truyện có những nét đặc sắc nào về nghệ thuật (cách xây dựng cốt truyện, tình huống truyện, nhân vật, ngôi kế, lời thoại, ...)?
+ Bút pháp lãng mạn, lý tưởng hóa: Miêu tả con người trong sự toàn mỹ;
+ Thủ pháp đối lập; Ngôn ngữ cổ kính, giàu tính tạo hình, ….
- Những câu, đoạn nào trong truyện cần được trích dẫn và phân tích để làm sáng tỏ chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật?
→ Những câu, những đoạn cần chú ý:
+ Trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống bằng tàn nhẫn, bằng lừa lọc, tính cách dịu dàng và lòng biết giá người, biết trọng người ngay của viên quan coi ngục này là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ.
+ Một kẻ biết kính mến khí phách, một kẻ biết tiếc, biết trọng người có tài, hẳn không phải là kẻ xấu hay vô tình.
+ Một ngày kia được treo ở nhà riêng mình một đôi câu đối do tay ông Huấn Cao viết, mai mốt đây, ông Huấn bị hành hình mà không kịp xin được mấy chữ thì ân hận suốt đời mất.
+ …..
- Cần nhận xét, đánh giá như thế nào về thành công hay hạn chế của tác phẩm?
+ Thành công: Đây là một tác phẩm hay, đạt gần tới sự toàn thiện, toàn mĩ.
+ Hạn chế: đối thoại đơn giản, hạn chế, mang tính chất trang trọng, thiếu tự nhiên; nhân vật Huấn Cao được lãng mạn hóa chủ nghĩa anh hùng, cảm giác không thực tế.
b. Lập dàn ý
- Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm (nhan đề, tên tác giả,...) và ý kiến khái quát của người viết về tác phẩm. Chia sẻ với người đọc lí do bạn lựa chọn tác phẩm này để phân tích, đánh giá, điều khiến bạn yêu thích tác phẩm. \
- Thân bài:
+ Tóm tắt nội dung chính của truyện.
+ Phân tích, đánh giá về chủ đề của truyện dựa trên cứ liệu dẫn ra từ tác phẩm.
+ Phân tích, đánh giá những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm. Mỗi phân tích, đánh giá đều cần có những chi tiết tiêu biểu được dẫn ra từ tác phẩm.
- Kết bài: Tóm lược các nhận định trong phần thân bài, khẳng định giá trị của tác phẩm, đưa ra một số ý tưởng mở rộng,...
Dàn ý tham khảo phân tích truyện “Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên”
a) Mở bài:
– Giới thiệu vài nét về tác giả Nguyễn Dữ và tác phẩm Truyền kì mạn lục:
+ Nguyễn Dữ là một trong những nhà văn nổi tiếng của thế kỷ thứ 15 với thể loại truyện truyền kì.
+ Truyền kì mạn lục là tác phẩm xuất sắc của ông ghi chép những chuyện li kì trong nhân gian.
– Giới thiệu đoạn trích Chuyện chức phán sự đền Tản Viên: “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” là một trong 20 truyện của tập Truyền kì mạn lục kể về câu chuyện chức quan coi việc xử án ở đền Tản Viên.
b) Thân bài
* Khái quát về tác phẩm
– Hoàn cảnh sáng tác: Chức phán sự đền Tản Viên được tác giả viết vào nửa đầu thế kỉ XVI, nội dung đề cao tinh thần khẳng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác, trừ hại cho dân của một Nho sĩ tên là Ngô Tử Văn. Qua đó, tác giả thể hiện niềm tin công lí, chính nghĩa nhất định sẽ thắng gian tà, đồng thời lên án lũ giặc xâm lược phương Bắc dù đã chết vẫn tiếp tục gây tội ác.
– Tóm tắt cốt truyện: Ngô Tử Văn châm lửa đốt ngôi đền của tên hung thần vốn là hồn ma tướng giặc họ Thôi, bởi hắn luôn nhũng nhiễu và gây ra bao tai họa cho dân chúng trong vùng. Hồn ma tướng giặc kiện tới Diêm Vương. Thổ Công báo mộng cho Tử Văn biết sự thật về kẻ cướp ngôi đền của mình và những tội ác mà hắn đã gây ra. Trước mặt Diêm Vương, Ngô Tử Văn dũng cảm tố cáo hắn với đầy đủ chứng cớ. Cuối cùng, công lí cũng được thực hiện, kẻ ác bị trừng trị. Tử Văn được tiến cử vào chức phán sự đền Tản Viên.
* Luận điểm 1: Giới thiệu nhân vật Ngô Tử Văn
– Tên: Ngô Tử Văn tên Soạn
– Quê quán: Huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang
– Tính tình: Khảng khái, nóng nảy, thấy sự gian tà thì không chịu được.
→ Cách giới thiệu trực tiếp ngắn gọn mang tính khẳng định gây chú ý người đọc
=> Giọng điệu ngợi ca định hướng cách nhìn nhận cho người đọc về những hành động tiếp theo của nhân vật.
* Luận điểm 2: Cuộc đấu tranh ở trên trần gian của Ngô Tử Văn
– Hành động đốt đền:
+ Nguyên nhân đốt đền: Tức giận trước sự hống hách, lộng hành làm hại dân chúng của hồn ma tên tướng giặc.
+ Hành động: Tắm gội chay sạch, khấn trời.
→ Đốt đền là hành động có chủ đích, cẩn trọng, không phải hành động bộc phát. Tử Văn tin tưởng vào hành động chính nghĩa của mình, lấy lòng trong sạch cùng thái độ chân thành cầu mong được trời ủng hộ. Châm lửa đốt đền, vung tay không sợ gì cả mặc cho mọi người lắc đầu lè lưỡi.
→ Hành động công khai đầy dũng cảm, quyết liệt, Tử Văn có khí phách cứng cỏi của một Nho sĩ chân chính.
=> Thể hiện sự khẳng khái, chính trực, kiên cường, dũng cảm, ý thức dân tộc mạnh mẽ của trí thức Việt.
– Cuộc gặp gỡ của Ngô Tử Văn và bách hộ họ Thôi:
+ Sau khi đốt đền, Tử Văn trở về bị “sốt nóng sốt rét”.
+ Hình ảnh hồn ma tướng giặc:Diện mạo khôi ngô, cao lớn, đầu đội mũ trụ
+ Lời nói: Mắng mỏ đe dọa, bắt Ngô Tử Văn lập lại đền.
→ Đây là một kẻ xảo trá, tham lam, hung ác.
+ Thái độ của Ngô Tử Văn: ung dung, mặc kệ vẫn ngôi ngất ngưởng, tự nhiên, không hề tỏ ra sợ hãi và chẳng thèm đối đáp với hắn một lời.
→ Thái độ của con người tự tin vào việc làm chính nghĩa.
– Cuộc gặp gỡ của Ngô Tử Văn với thổ công:
+ Thổ công: Kể lại toàn bộ sự việc mình bị hại để Tử Văn thấy được sự xảo trá, tác oai tác quái của tên tướng giặc, lo lắng cho Tử Văn.
→ Thổ công biết sự tồn tại của cái xấu nhưng cam chịu và chấp nhận, không dám đấu tranh để đòi lại công lí.
+ Thổ công bày cách để Ngô Tử Văn đối phó với tên hung thần và đối chất với Diêm Vương.
→ Tạo ra sự phát triển logic cho câu chuyện.
=> Tử Văn không còn chiến đấu đơn độc mà đã có sự hỗ trợ của thổ công.
* Luận điểm 3: Cuộc đấu tranh giành lại công lí ở Minh Ti.
– Chặng 1: Tử Văn đối đầu với những thử thách
+ Tên bách hộ họ Thôi: Tỏ vẻ khép nép, đáng thương, để kêu oan
+ Diêm Vương: Nghe theo lời tố cáo của tên tướng giặc, trách mắng, phán Tử Văn ngoan cố, bướng bỉnh
+ Thái độ của Tử Văn:
Điềm nhiên, không kinh hãi trước cảnh Minh ti rùng rợn
Một mực kêu oan, điềm tĩnh, cứng cỏi trước uy quyền của Diêm Vương và sự xảo trá giả tạo của tên tướng giặc.
– Chặng 2: Tử Văn vạch trần tội ác của tên tướng giặc
+ Khi tranh cãi, biết mình yếu thế, tên bách hộ Thôi sợ hãi, tỏ vẻ giả nhân giả nghĩa xin giảm án cho Tử Văn.
+ Tử Văn không chịu bỏ cuộc, xin Diêm Vương cho người xuống Tản Viên chứng thực
+ Diêm Vương: Chứng thực và tin lời Ngô Tử Văn, xử cho Tử Văn thắng kiện.
→ Cuộc đấu tranh đã bộc lộ khí phách, sự thông minh, cam đảm, quyết liệt của Ngô Tử Văn trên hành trình đòi lại công lí.
→ Làm rõ bộ mặt giả nhân giả nghĩa, xảo trá, giả tạo của hồn ma tên tướng giặc.
=> Cuối cùng, tính cách cương trực, thẳng thắn, quyết liệt, đầy chính nghĩa của Tử Văn đã thắng gian tà. Kết quả của cuộc chiến cho thấy ước mơ về sự công bằng của nhân dân.
* Luận điểm 4: Ngô Tử Văn nhận chức phán sự đền Tản Viên.
– Là phần thưởng cho sự khẳng khái, cương trực và dũng cảm của Ngô Tử Văn.
– Diệt trừ tận gốc cái ác, lấy lại danh dự cho thổ công, làm sáng tỏ nỗi oan khuất cho Ngô Tử Văn
– Gửi gắm khát vọng của nhân dân về một vị quan chính trực, thanh liêm.
– Cuộc gặp gỡ giữa quan phán sự và người quen cũ: Thể hiện niềm tin về một vị quan tốt, giúp nước, giúp dân.
* Đánh giá đặc sắc nghệ thuật
– Sử dụng những chi tiết kì ảo, hoang đường
– Xây dựng truyện giàu kịch tính, tình tiết lôi cuốn với kết cấu logic có mở đầu, thắt nút, cao trào, mở nút
– Xây dựng tính cách nhân vật qua lời nói và hành động
– Cách kể chuyện tự nhiên, kịch tính, thu hút người đọc.
c) Kết bài
– Khái quát lại giá trị nội dung, nghệ thuật của truyện.
– Cảm nhận của em về tác phẩm.
3. Viết
Bài viết tham khảo
Nguyễn Dữ là nhà văn nổi tiếng với cảm quan hiện thực đầy tinh tế về cuộc sống cùng sự nhạy bén trong việc sử dụng ngôn từ. Không chỉ vậy, ông còn là một nhà văn với tinh thần nhân đạo sâu sắc, mới mẻ. Điều này đã được thể hiện thông qua tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên.”
Giá trị nhân đạo là sự quan tâm đến con người mà biểu hiện của giá trị nhân đạo là lòng thương người, sự cảm thông, bênh vực con người. Mỗi một tác phẩm thì giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo biểu hiện ở khía cạnh khác nhau. Giá trị nhân đạo trong tác phẩm trước hết thể hiện ở tiếng nói lên án những thế lực xấu xa, chuyên ức hiếp dân lành. Ở làng Tử Văn sống trước có một ngôi đền linh ứng nhưng giờ đã thành ngôi đền có hồn của tên giặc xâm lược tử trận gần đó làm yêu quái trong dân gian. Hồn ma còn đút lót, dọa nạt những vị thần xung quanh. Khi có nguy cơ bị vạch mặt ở dưới âm phủ, thì hắn lại giở trò lấp liếm. Trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, tác giả đã vạch trần bộ mặt gian tà của không ít kẻ đương quyền “quen dùng chước dối lừa, thích làm trò thảm ngược”. Trong câu nói buột miệng của Tử Văn: “Sao mà nhiều thần quá vậy?” cũng cho ta thấy một hiện thực của xã hội phong kiến lúc bấy giờ: xã hội có quá nhiều kẻ hữu danh vô thực, lợi dụng địa vị, quyền thế làm điều bất chính. Nguyễn Dữ viết Truyền kì mạn lục vào giai đoạn nhà Lê suy tàn, nội chiến liên miên, cái ác hiện hữu khắp nơi, những tên quan lại thì cậy thế ức hiếp dân lành. Tiếng nói tố cáo của Nguyễn Dữ cũng chính là tố cáo những thế lực xấu xa đương thời: Bọn quan lại tham lam, nhũng nhiễu ngang nhiên vơ vét, đục khoét, ăn hối lộ, bao che kẻ ác, dung túng cho kẻ xấu lộng hành, gây ra bao nỗi oan ức, khổ sở cho dân lành.
Ngoài ra, giá trị nhân đạo của tác phẩm còn thể hiện ở tiếng nói ca ngợi chính nghĩa, mà nổi bật trong đó là hình tượng của Ngô Tử Văn. Trong khi mọi người đều sợ hãi, không dám làm gì quỷ thần ở ngôi đền gần làng thì Tử Văn cương quyết, ung dung, tắm rửa sạch sẽ, khấn trời rồi châm lửa đốt hủy ngôi đền. Hành động đó xuất phát từ mong muốn diệt trừ yêu ma, trừ hại cho dân, cũng từ đó giúp ta thấy được cốt cách của một người dũng cảm, tin vào chính nghĩa, bênh vực người lương thiện của chàng. Sự khẳng khái, cương trực của Tử Văn còn thể hiện qua thái độ của chàng với hồn ma tên tướng giặc. Khi sống hắn là kẻ xâm lược nước ta, đến khi bỏ mạng ở nước Nam thì lại tranh miếu Thổ địa, vậy mà còn láo xược dám đến mắng mỏ, đe dọa Tử Văn. Trước sự ngang ngược trắng trợn của hồn ma tướng giặc, chàng không hề khiếp sợ mà vẫn “ngồi ngất ngưởng tự nhiên”. Điều đó càng chứng tỏ một khí phách cứng cỏi, một niềm tin vào chính nghĩa, sự đúng đắn trong hành động của Ngô Tử Văn. Vì cảm kích hành động chính nghĩa của chàng mà Thổ thần đã đến dặn dò chàng, đồng thời nhận lời giúp đỡ nếu Tử Văn cần đến người làm chứng. ". Khi đối diện trước Diêm Vương uy nghiêm, Tử Văn đấu tranh vạch tội tên tướng giặc bằng những lí lẽ, bằng chứng không thể chối cãi, giọng điệu đanh thép vững vàng. Chàng không chịu khuất phục trước uy quyền, kiên quyết đấu tranh cho công lí và lẽ phải đến cùng. Và công lí đã chiến thắng cái ác, hồn ma bị trừng phạt nặng nề, còn Tử Văn thì được ban thưởng.
Truyền kỳ mạn lục là tập truyện có nhiều thành tựu nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật dựng truyện, dựng nhân vật. Nó vượt xa những truyện ký lịch sử vốn ít chú trọng đến tính cách và cuộc sống riêng của nhân vật, và cũng vượt xa truyện cổ dân gian thường ít đi sâu vào nội tâm nhân vật. Tác phẩm kết hợp một cách nhuần nhuyễn, tài tình những phương thức tự sự, trữ tình và cả kịch, giữa ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ tác giả, giữa văn xuôi, văn biền ngẫu và thơ ca. Lời văn cô đọng, súc tích, chặt chẽ, hài hòa và sinh động. Truyền kỳ mạn lục là mẫu mực của thể truyền kỳ, là "thiên cổ kỳ bút", là "áng văn hay của bậc đại gia", tiêu biểu cho những thành tựu của văn học hình tượng viết bằng chữ Hán dưới ảnh hưởng của sáng tác dân gian. Điều đó đã được thể hiện rõ rệt thông qua “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”
Có thể nói, tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” là một tác phẩm mang giá trị nhân đạo sâu sắc. Tác phẩm đã lên tiếng tố cáo những thế lực xấu xa, đồng thời thể hiện tiếng nói thông cảm, trân trọng và đồng tình dành cho sự lương thiện, cương trực của Ngô Tử Văn.
4. Chỉnh sửa, hoàn thiện
- Đọc lại bài và chỉnh sửa theo hai cấp độ: ý lớn và chi tiết. Rà soát lại xem các ý trong dàn ý đã được triển khai thành các đoạn văn sáng rõ và mạch lạc chưa. Nếu chưa hợp lí thì cần sắp xếp lại các ý.
- Xem xét các luận điểm đã được làm sáng tỏ bằng những chi tiết cụ thể từ văn bản chưa. Nếu chưa thì cần bổ sung để bảo đảm tất cả các phân tích, đánh giá đều có căn cứ thuyết phục.
- Bài viết đảm bảo tuân thủ các quy định về chính tả và quy tắc ngữ pháp. Chú ý cách sử dụng từ Hán Việt. Nếu có từ nào còn băn khoăn vì chưa hiểu thật rõ nghĩa, hãy tra cứu lại hoặc thay thế bằng từ khác.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 Kết nối tri thức siêu ngắn, hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:
- Soạn văn 10 Kết nối tri thức (hay nhất)
- Soạn văn 10 Kết nối tri thức (ngắn nhất)
- Soạn văn 10 Kết nối tri thức (siêu ngắn)
- Giải Chuyên đề học tập Văn 10 Kết nối tri thức
- Giải lớp 10 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 10 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 10 Cánh diều (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 10 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - KNTT
- Giải sgk Toán 10 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Giải sgk Vật lí 10 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 10 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 10 - KNTT
- Giải sgk Địa lí 10 - KNTT
- Giải sgk Lịch sử 10 - KNTT
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - KNTT
- Giải sgk Tin học 10 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 10 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - KNTT