(Siêu ngắn) Soạn bài Luyện tập và vận dụng Tập 1 - Kết nối tri thức

Bài viết soạn bài Luyện tập và vận dụng Tập 1 trang 157, 158, 159 siêu ngắn gọn sách Ngữ văn 10 Kết nối tri thức giúp học sinh lớp 10 dễ dàng soạn văn 10.

(Siêu ngắn) Soạn bài Luyện tập và vận dụng Tập 1 - Kết nối tri thức

Quảng cáo

1. Đọc

Ghi vào vở chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 3)

Câu 1. Văn bản thuộc loại nào?

A. Văn bản văn học

B. Văn bản thông tin 

C. Văn bản nghị luận

D. Văn bản đa phương thức 

Trả lời:

Câu 1: C

Câu 2. Câu nào trong bài viết khái quát đầy đủ đặc trưng của cảnh vật được gọi lên ở bài thơ Thiên Trường vẫn vọng

A. Bài thơ tả một cành thôn quê như muôn vàn cảnh thôn quê lúc chiều xuống. 

B. Cảnh giản đơn, đạm bạc, quê mùa mà sức chứa đựng lớn lao, kỉ 

C. Không thể nào khác là một cảnh thanh bình, yên ả, phơn phớt chút tươi vui hiền lành, thầm lặng phát ra từ một cuộc sống có phản âm no, hạnh phúc, 

D. Chiều đã tà nhưng xóm thôn chưa đi vào hoàng hôn hắn. 

Trả lời:

Câu 2: C

Quảng cáo

Câu 3. Bài viết được triển khai theo trình tự nào? 

A. Phân tích lần lượt từng câu thơ một. 

B. Giảng nghĩa từ ngữ trước, sau đó đi vào phân tích ý nghĩa các câu thơ và bài thơ,

C. Phân tích văn bản thơ, tiếp đó mở rộng liên hệ tới hoàn cảnh sáng tác và k thể của tác giả bài thơ, 

D. Nêu cảm nhận chung về bài thơ, phân tích bài thơ, đánh giá ý nghĩa của bài thơ,

Trả lời:

Câu 3: D

Trả lời câu hỏi: 

Câu 1. Những câu nào trong văn bản cho thấy tác giả Lê Trí Viễn thường xuyên đặt bài thơ vào bối cảnh ra đời của nó để thẩm bình, đánh giá?

+ Nhà thơ là thiền sư, con mắt thế tục nhưng tâm thiền.

+ Mọi sự náo loạn, đốt phá, cướp bóc, giết chóc hủy diệt dã man của giặc đã qua.

+ Từng đôi có trống, có mái chứ không tán loạn, tan tác như thời còn giặc.

+ Chuẩn bị sẵn sàng, kín đáo cho no ấm và cho hạnh phúc sinh sôi.

Quảng cáo

+ Không núi cao sông rộng, không thời gian “nghìn năm mây trắng còn bay”, không không gian “vạn lý thiền”, chỉ một khoảnh khắc chiều tà, một góc xóm nhà dân giữa dăm vạt ruộng nương vậy mà là âm vang của cả non sông, đất nước hồi sinh sau khi sạch bóng quân thù – một quân thù khét tiếng, đến đâu là ở đó cỏ cũng không còn mọc nữa.

+ “Ở đất nước này, vừa qua, đúng là để có được một bước chân trâu đi thanh bình phải trả bằng bao nhiêu xương máu, xương máu dân, cả xương máu mình”.

Câu 2. Những hiểu biết về con người và vị thế xã hội của Trần Nhân Tông đã giúp tác giả bài viết khám phá được giá trị nổi bật gì của Thiên Trường vãn vọng?

Trả lời:

- Trần Nhân Tông vốn theo đạo Phật và là người sáng lập dòng thiền Trúc Lâm theo hướng Việt Nam hóa đạo Phật.

- Bài thơ Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ta được ông sáng tác trong một dịp về thăm quê. Các vua đời Trần cho xây ở quê một hành cung gọi là cung Thiên Trường để thỉnh thoảng về nghỉ ngơi. Mỗi dịp về đó, các vua thường có thơ lưu lại, nay còn giữ được vài bài, trong đó có bài này. Bài thơ gợi được cái hồn, cái cốt của làng quê Việt Nam. Bài thơ phảng phất chất thiền thể hiện tâm hồn sâu lắng, thanh cao của bậc vua hiền tài nhân ái Trần Nhân Tông.

Câu 3. Những yếu tố nào của thơ nói chung đã được đặc biệt lưu ý xem xét, phân tích trong văn bản này?

Quảng cáo

Trả lời:

- Ngôn ngữ thơ: sử dụng từ Hán Việt, giải nghĩa các từ ngữ -> tư tưởng nội dung

- Không gian và thời gian trữ tình trong thơ

- Nhân vật trữ tình, hình ảnh thơ.

2. Viết

Chọn một trong các đề sau:

Đề 1: Hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học mà bạn yêu thích. 

Bài viết tham khảo

Mỗi người đều có một quê hương và một cảm thức khác nhau về quê hương. Trong dòng chảy miên viễn của thời gian. Vũ Đình Liên khắc khoải với nỗi lo về sự tàn phai mai một của bản sắc văn hóa. Và với “Ông đồ”, nhà thơ đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh con người hiện đại về ý thức giữ gìn bản sắc dân tộc, về những vẻ đẹp, giá trị của một thời vang bóng, để ta cần một phút lắng lại lòng mình mà suy nghĩ về quê hương, về nguồn cội, về trách nhiệm của chính mình.

Bài thơ ra đời khi ông đồ đã trở thành cái di tích của một thời tàn. Nho học đã bị thất sủng, người ta đua nhau chạy theo thời đại với chữ Pháp chữ Tây.

Hai đoạn đầu bài thơ, tác giả giới thiệu những ngày huy hoàng của ông đồ:

“Bao nhiêu người thuê viết

Tấm tắc ngợi khen tài

“Hoa tay thảo những nét

Như phượng múa rồng bay”.

Đó là khi mà chữ Nho được trọng vọng. Những nét chữ Nho đẹp, vuông vắn, tươi tắn, mang chứa trong nó những giá trị sâu rễ bền gốc của một thời kì văn hóa, và ông Đồ bằng tài hoa của mình được ngợi khen. Với một người nghệ sĩ còn gì chân quý hơn tấm lòng mến mộ của khách tứ phương. Nhưng thời thế đổi thay,bởi chẳng có gì là vĩnh viễn. Và trong dòng chảy ấy của thời gian, rất dễ cuốn đi những chân giá trị.

Trong dòng chảy ấy, ông đồ cũng không nằm ngoài số phận:

“Nhưng mỗi năm mỗi vắng

Người thuê viết nay đâu

Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đọng trong nghiên sầu...

Ông đồ vẫn ngồi đó

Qua đường không ai hay

Lá vàng rơi trên giấy

Ngoài trời mưa bụi bay.”

Ông đồ rơi vào tình cảnh một nghệ sĩ hết công chúng, một cô gái hết nhan sắc. Còn duyên kẻ đón người đưa, Hết duyên đi sớm về trưa một mình. Ông đồ vẫn ngồi đấy mà không ai hay. Ông Đồ giữa dòng đời vội vã của những con người hiện đại chỉ như một ốc đảo trơ trọi, cô đơn lạnh giá. Cái hiện thực ngoài đời là thế và chỉ có thế, nó là sự ế hàng. Nhưng ở thơ, cùng với cái hiện thực ấy còn là nỗi lòng tác giả nên giấy đỏ như nhạt đi và nghiên mực hóa sầu tủi. biện pháp nhân hóa được sử dụng rất đắt đã khiến những vật dụng vô tri như mang nặng một linh hồn, như càng thêm ám ảnh trong tâm trí người đọc. Hay nhất là cộng hưởng vào nỗi sầu thảm này là cảnh mưa phùn gió bấc. Là mưa của đất trời giăng giăng hay là nỗi giá rét và buốt lặng trong tâm hồn con người. Không biết nữa, chỉ biết rằng có một di tích tiều tụy đáng thương ngồi đấy, trong dáng ngồi bất động, giữa làn mưa bụi bay. Mùa xuân lại có lá vàng, quả là một sự đối nghịch, nhưng cái nghịch lí để lí giải sự có lí của tình cảm. Bởi giờ đây, ông đồ chỉ còn là cái di tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn, bởi vậy mà

“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu

Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?”

Người xưa có câu “thi trung hữu họa”, và ở đây với bài thơ này quả là xác đáng.Văn tả thật ít lời mà cảnh hiện ra như vẽ, không chỉ bóng dáng ông đồ mà cả cái tiêu điều của xã hội qua mắt của ông đồ. Tác giả đã có những chi tiết thật đắt: nơi ông đồ là bút mực, nơi trời đất là gió mưa, nơi xã hội là sự thờ ơ không ai hay. Thể thơ năm chữ vốn có sức biểu hiện những chuyện dâu bể, hoài niệm, đã tỏ ra rất đắc địa, nhịp điệu khơi gợi một nỗi buồn nhẹ mà thấm. Màn mưa bụi khép lại đoạn thơ thật ảm đạm, lạnh, buồn, vắng. để rồi một thoáng bâng khuâng, ta cũng phải cúi đầu soi lại mình trong câu hỏi đầy da diết và nao lòng của người nghệ sĩ:

“Năm nay đào lại nở

Không thấy ông đồ xưa

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?”

Ông đồ đã bị hất tung ra khỏi ngoài rìa xã hội, một mình bôm bút nghiên giấy mực lặng lẽ về với mảnh đất của mình. Ông đã cố bám lấy xã hội hiện đại, lũ người hiện đại chúng ta đã nhìn thấy sự cố sức của ông, đã thấy ông chới với, nhưng chúng ta đã không làm gì, để đến bây giờ quay nhìn lại, mới biết ông đã bị buông rơi tự bao giờ. Bóng dáng ông đâu phải bóng dáng của một người, của một nghề, mà là dáng của cả một thời đại, bóng dáng kí ức của chính tâm hồn chúng ta. Đến bây giờ chúng ta mới thấy luyến tiếc, nhưng quá muộn rồi. Hỏi trời, hỏi đất, hỏi người, hỏi cả một xã hội. rằng thế hệ chúng ta đã làm gì với một nét đẹp văn hóa của dân tộc, đã cuốn phăng đi có lẽ nào là cả chính mình trong xã hội nhỡn tiền. Hôm nay ngoảnh đầu nhìn lại, thảng thốt bỗng nhớ cái gọi là “ngày xưa”. Hỏi hay khấn khứa tưởng niệm, hay ân hận sám hối. đó đâu chỉ là câu hỏi, mà là lời day dứt, là tiếng nấc nghẹn của nhà thơ khi chứng kiến cảnh tượng ấy của văn hóa dân tộc. Hai câu thơ hàm súc nhất của bài, chúng ta đọc ở đấy số phận của ông đồ và nhất là đọc được thái độ, tình cảm của cả một lớp người đối với những gì thuộc về dân tộc, về ngữ pháp câu thơ này rất lạ, nhưng không ai thấy cộm: Những người muôn năm cũ. Muôn năm, thật ra chỉ là vài ba năm, nhưng nói muôn năm mới đúng, thời ông đồ đã xa lắc rồi, đã lẫn vào với những bút, những nghiên rất xa trong lịch sử. Chữ muôn năm cũ của câu trên dội xuống chữ bây giờ của câu dưới càng gợi bâng khuâng luyến nhớ.

Bằng một nỗi niềm rất riêng, một lòng yêu văn hóa xứ sở. Vũ Đình Liên đã gọi dậy trong tâm thức bạn đọc một nét đẹp văn hóa của một thời vang bóng. Để một thoáng nhìn lại mình, ta tự vấn lòng, ta đã làm chi cuộc đời ta, ta đã làm gì với sự ơ hờ, vô tâm. Ta vô tư tung thả mình, ta hồn nhiên góp phần chạy đua, đánh mất bản sắc dân tộc để đến với những thú vui thời thượng, trong khi đó mới chính là những chân giá trị vĩnh hằng cho nguồn cội mỗi cá nhân.

Đề 2: Khi được học về thần thoại và sử thi, vấn đề gì đã khiến bạn thực sự thấy hứng thú và muốn tìm hiểu sâu hơn? Hãy viết một báo cáo nghiên cứu về vấn đề đó.

Bài viết tham khảo

Sử thi "Đăm Săn" là pho sử thi nổi tiếng của người Ê-đê. Đoạn trích "Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời" là một trong những trích đoạn tiêu biểu kể lại hành trình chinh phục Nữ Thần Mặt Trời của người anh hùng Đăm Săn. Đồng thời, nó còn phản ánh diện mạo đời sống tinh thần, niềm tin cộng đồng người Ê-đê. Thông qua đoạn trích, không gian sinh hoạt của người Ê-đê được hiện lên rõ nét và trở thành một điểm nhấn thú vị, đáng để khám phá.

Trước hết, kiến trúc nhà ở của người Ê-đê trong đoạn trích "Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời" gắn liền với hình ảnh nhà sàn dài. Nhà sàn dài là kiến trúc độc đáo và đặc biệt của người Ê-đê ở Tây Nguyên. Đặc trưng của nhà dài Tây Nguyên bao gồm: hình thức của thang, cột sàn và cách bố trí vật dụng trên mặt bằng sinh hoạt. Điều này được miêu tả rất rõ trong đoạn trích ở các chi tiết: "Chồm lên hai lần, chàng leo hết cầu thang. Chàng giậm chân trên sàn sân, hai lần sàn sân làm như vỗ cánh, bảy hàng cột nhà chao qua chao lại từ đông sang tây", "cầu thang trông như cái cầu vồng", "tòa nhà dài dằng dặc", "voi vây chặt sàn sân", "các xà ngang xà dọc đều thếp vàng". Hình ảnh nhà sàn dài dằng dặc, cầu thang, xà ngang xuất hiện nhiều lần và được lặp đi lặp lại cho thấy dấu ấn kiến trúc nhà ở đặc trưng của đồng bào người Ê-đê. Tuy kiến trúc nhà ở không được miêu tả một cách tỉ mỉ nhưng những hình ảnh tiêu biểu như vậy cũng đủ để làm đồng hiện nền văn hóa đặc sắc của vùng Tây Nguyên.

Không gian nhà dài chính là nơi cư trú của người dân Ê-đê. Tại đây diễn ra rất nhiều hoạt động gắn liền với văn hóa của người Ê-đê như hội họp, ăn mừng, kể chuyện sử thi, tổ chức nghi lễ thờ cúng thần linh,... Đoạn văn trong đoạn trích "Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời" đã miêu tả lại khung cảnh của người dân như sau: "tôi tớ trải dưới một chiếu trắng, trải trên một chiếu đỏ làm chỗ ngồi cho nhà tù trưởng. Rồi họ đem thuốc sợi cả hòm đồng, thuốc lá cả sọt đại, trầu vỏ cả gùi to, không còn sợ thiếu thuốc thiếu trần cho Đăm Săn ăn, hút. Họ đốt một gà mái ấp, giết một gà mái đẻ, giã gạo trắng như hoa êpang, sáng như ánh mặt trời, nấu cơm mời khách. Họ đi lấy rượu, đem một ché tuk da lươn, một ché êbah Mnông, trên vẽ hoa kơ-ụ, dưới lượn hoa văn, tai ché hình mỏ vẹt xâu lỗ. Đó là những cái ché ngã giá phải ba voi. Ai đi lấy nước cứ đi lấy nước, ai đánh chiêng cứ đánh chiêng, ai cắm cần cứ cắm cần. Cần cắm rồi, người ta mời Đăm Săn vào uống.". Các vật dụng xuất hiện trong đoạn văn như: ché tuk, ché êbah, là những đồ vật được làm bằng gốm với hình hoa văn đa dạng, được xem là những đồ vật quý của người Ê-đê. Nó biểu thị cho sự sung túc, giàu có, phải "ngã giá bằng ba voi" mới có được.

Hơn nữa, đoạn văn còn làm nổi bật được hoạt động và tính cách của người dân Ê-đê. Để thiết đãi vị tù trưởng Đăm Săn - vị khách quý của buôn làng, người dân nô nức thi nhau mang ra những món ăn ngon nhất, những loại thuốc quý nhất để thiết đãi: thuốc sợi, thuốc lá, trầu vỏ, gà mái ấp, gà mái đẻ, gạo trắng. Người Ê-đê hiện lên với nét tính cách xởi lởi, hào phóng, nồng hậu. Những hoạt động thiết đãi tù trưởng Đăm Săn cũng chính là những hoạt động của dân làng khi tiếp đón những vị khách quý từ phương xa.

Bên cạnh đó, chi tiết "chiêng xếp đầy nhà ngoài", "cồng chất đầy nhà trong" và "ai đánh chiêng cứ đánh chiêng, ai cắm cần cứ cắm cần" đã phản ánh phong tục đánh cồng chiêng và uống rượu cần của người dân vùng Tây Nguyên. Cồng chiêng không chỉ là nhạc cụ mà nó còn chứa đựng giá trị văn hóa của cộng đồng người Ê-đê. Chính vì vậy, chi tiết Đăm Săn đến nhà Nữ Thần Mặt Trời thấy hình ảnh "chiêng xếp đầy nhà ngoài, cồng xếp đầy nhà trong" biểu thị cho sự quyền lực và giàu có. Người Ê-đê tin rằng: mỗi một chiếc cồng đều ẩn chứa một vị thần cho nên càng nhiều cồng, cồng càng cổ thì quyền lực của vị thần càng cao. Ngoài ra, tục uống rượu cần cũng là một nét đẹp văn hóa trong đời sống của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Rượu cần trong đoạn trích chính là phương tiện để gắn kết tình cảm giữa người tù trưởng Đăm Săn và Đăm Par Kvây. Rượu không chỉ đóng vai trò trong các buổi thực hành nghi lễ để cầu xin đấng thần linh mà nó còn thể hiện đầy đủ tinh thần tập thể của cộng đồng, lòng mến khách của chủ nhà. Có thể nói, những vật dụng trong căn nhà của người Ê-đê không chỉ gắn liền với hoạt động sống mà còn phản ánh được tính cách, sự giàu có, phồn vinh của cả một cộng đồng.

Đoạn trích "Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời" là đoạn trích quan trọng của sử thi "Đăm Săn". Đoạn trích không chỉ khắc họa vẻ đẹp phi thường, khát vọng mãnh liệt của người anh hùng Đăm Săn mà qua đó, chúng ta còn thấy được những nét đẹp văn hóa, đặc biệt là không gian sinh hoạt của người Ê-đê ở Tây Nguyên. Sử thi "Đăm Săn" cho thấy kiến trúc nhà dài, vật dụng gắn liền với sinh hoạt và lối sống, tính cách của đồng bào người Ê-đê. Các giá trị vật chất, tinh thần của người Ê-đê trong thời đại mới cần phải được bảo tồn và phát huy hơn nữa.

Đề 3: Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thoái quen hoặc quan niệm mà bạn cho là không phù hợp với chuẩn mực chung mà cộng đồng tạo dựng.

Bài viết tham khảo

Lần gần nhất mà bạn phải ngồi chờ đợi một ai đó là bao lâu rồi? Có lẽ thói quen đi trễ đã không còn xa lạ gì với mọi người nữa, nó gần như trở thành thói quen của rất nhiều người trong xã hội, đủ mọi tầng lớp, lứa tuổi,…và đặc biệt là ở lứa tuổi học sinh có thói quen đi học muộn với đủ mọi lí do hết sức vô lí được đưa ra.

Quản lý thời gian là một giải pháp cần thiết để khắc phục được tình trạng trễ giờ, quên thời gian,… và cần phải bố trí đủ thời gian vào buổi sáng để sẵn sàng đi học, trì hoãn các công việc không cần thiết cũng như dự đoán được các vấn đề về giao thông. Rất nhiều người không có ý thức sắp xếp, phân bổ thời gian một cách hợp lý, làm việc gì cũng chậm chạp và họ coi việc đi học muộn trở thành một việc hết sức bình thường. Việc đi đúng giờ không chỉ thể hiện bạn là một người văn minh, hiện đại mà còn là một người biết tôn trọng người khác. Chẳng hạn việc bạn thường xuyên đi trễ sẽ làm mất đi uy tín của bạn, lời hứa không còn có trọng lượng và bị đánh giá là người không đáng tin cậy. Nếu bạn nghĩ rằng đi học muộn là việc của bạn và hậu quả ra sao mình bạn chịu thì nhầm rồi nhé. Khi bạn đến lớp muộn, nó không chỉ làm gián đoạn dòng chảy của một bài giảng hoặc thảo luận, mà còn ảnh hưởng đến sự tập trung của học sinh khác, cản trở việc học của tập thể và thường ăn mòn tinh thần lớp học. Thầy cô cũng vì thế mà cảm thấy bực mình và không muốn dạy một lớp học mà có nhiều bạn vô ý thức, vô kỉ luật như vậy.

Việc mọi người đi trễ có thể do một sự cố ngẫu nhiên như: ngủ quên, tắc đường, nhỡ xe, thời tiết,…. nhưng cũng có thể đó đã trở thành một thói quen ngấm vào máu. Có rất nhiều nguyên nhân khiến các bạn đến lớp muộn, có thể là nguyên nhân chủ quan với lí do làm bài tập ngủ muộn, sáng dậy muộn,… hay nguyên nhân khách quan như việc tắc đường, xe hỏng,…. Nhưng dù có là lý do gì đi nữa thì việc đi trễ vẫn là một thói quen không tốt để lại rất nhiều hậu quả đáng tiếc và chúng ta cần từ bỏ nó ngay từ bây giờ. Tác hại của việc đi trễ là vô cùng lớn. Nếu mỗi người trong xã hội đều không coi trọng việc đúng giờ thì xã hội sẽ không thể nào tiến bộ được. Để tránh tình trạng đi học muộn, các bạn hãy tự chọn cho mình một biện pháp khắc phục phù hợp với bản thân mình, giảm thiểu tối đa thời gian bị mất bởi những lí do không cần thiết.

Đi trễ không chỉ đơn thuần là một thói quen xấu mà còn là căn bệnh bám rễ vào tư tưởng mỗi người và có thể gây nên những hậu quả khó lường nếu không được khắc phục ngay từ bây giờ. Để khắc phục thói quen đi trễ của bản thân đầu tiên bạn phải là một người biết coi trọng thời gian và đơn giản là có ý thức tôn trọng người khác và tôn trọng chính bản thân mình. Thứ nhất, bạn phải biết cách lập kế hoạch phân bổ thời gian trong ngày một cách hợp lí. Nếu bạn là người chậm chạp, lề mề trong việc chuẩn bị trước khi ra khỏi nhà thì hãy nhớ cài đồng hồ hẹn trước một chút thời gian để không bị lỡ hẹn và đi học đúng giờ. Thứ hai, nếu bạn là người đãng trí hay quên thì hãy tự lập cho mình một thời gian biểu khoa học và nhớ thường xuyên theo dõi nó để chắc chắn rằng mình không bỏ quên hay đi trễ một cuộc hẹn hay một buổi học nào cả. Và bạn cũng nên dự trù thời gian để có thể hoàn thành công việc và những việc có khả năng phát sinh thêm, tránh để quỹ thời gian của bạn bị quá tải, trôi đi một cách lãng phí.

Cha ông ta có câu: “Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời” dù biết rằng việc thay đổi thói quen từ thường xuyên đi trễ thành một người luôn đúng giờ là một việc làm rất khó nhưng không phải là không làm được. Vì vậy bạn và tôi, chúng ta đừng để đi muộn trở thành thói quen không thể sửa mà hãy cùng nhau trở thành người có thói quen làm việc khoa học và hiệu quả hơn. Hãy biết quý trọng thời gian!

3. Nói và nghe

Chọn thực hiện theo nhóm học tập một trong các nội dung sau:

Nội dung 1: Thảo luận về một vấn đề đời sống hoặc văn học có nhiều ý kiến khác nhau do các bạn tự chọn, dựa trên những hiểu biết và trải nghiệm riêng của mình (chú ý sử dụng kết hợp phương thức ngôn ngữ và phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ).

Bài nói tham khảo

Xin chào thầy cô và các bạn. Trong buổi thảo luận hôm nay, tôi sẽ thảo luận cùng mọi người một vấn đề rất đáng quan tâm trong lĩnh vực văn học, đó và vai trò của văn học trong đời sống hiện nay.

Nói đến nghệ thuật nói chung hay nói đến văn học nói riêng là nói đến muôn vàn khái niệm mà chưa bất kì ai có thể định nghĩa trọn vẹn và hoàn chỉnh. Văn học bắt nguồn từ cuộc sống thông qua những từ ngữ, hình ảnh, những bút pháp nghệ thuật mà tác giả đã tài tình vận dụng để phản ánh. Chính cuộc sống bao la, diệu kì với bao trăn trở, suy tư này lại mang tới chất liệu vô giá, phong phú và trở thành “nơi xuất phát” cho văn học. Bởi “văn học là con đẻ của đời sống (Chế Lan Viên)”, hay “văn học không phải chỉ là chuyện văn chương mà thực chất là chuyện đời (Tố Hữu)”. Văn học là nguồn sống, là linh hồn, là hơi thở của cuộc đời này.

Nhà thơ Tố Hữu đã từng nói: “Cuộc đời là điểm khởi đầu và là điểm đi tới của văn chương”. Lâu nay, do truyền thống coi trọng văn chương, nên cứ nói đến môn ngữ văn là ta nghĩ ngay đến việc môn này chỉ dạy các tác phẩm văn học…Còn nghị luận và các văn bản khác ít được chú ý. Thế nên đúng là nếu học xong bài thơ, thiên truyện hay tiểu thuyết thì ứng dụng được gì trong cuộc sống cũng rất khó chỉ ra cụ thể và có sức thuyết phục.

Nhưng Ngữ văn đâu chỉ có học thơ văn hư cấu. Học ngữ văn trước hết là để học có công cụ giao tiếp. Học để biết đọc, biết viết biết nghe nói có hiệu quả, biết đọc không chỉ là đọc to lên được chữ, từ, câu, bài mà đọc phải hiểu, phải nắm được thông tin tường minh và phải hiểu cả những ý nghĩa hàm ẩn giấu kín trong đó. Vậy thử hỏi, nếu đến nhà ga, bến tàu mà không biết đọc hoặc đọc sai thì sẽ thế nào.

Không biết viết chữ thì đã quá rõ. Không biết diễn đạt suy nghĩ và cảm xúc, tình cảm và tư tưởng của mình thì sẽ thế nào? Chỉ thử nghĩ, nếu bạn cần có một suất học bổng để đi du học hoặc muốn chuẩn bị cho cuộc trả lời phỏng vấn xin việc thì bạn làm gì? Các công thức toán, lí, hóa ra ôn tập chăng? Rõ ràng là không, mà cần phải biết viết bài bình luận, biết trình bày ý tưởng của mình một cách tự tin, độc đáo, chặt chẽ, thuyết phục…cả nói lẫn viết. Còn gì buồn hơn nếu bạn rơi vào tình trạng nghe người ta nói đùa mà lại cứ tưởng là nói thật …Học Ngữ văn tốt, bạn sẽ vận dụng vào việc nói năng, cư xử hằng ngày tế nhị hơn, có văn hóa hơn…

Ngay cả việc học các tác phẩm văn thơ tưởng như khó ứng dụng ấy vẫn rất cần. Các câu thơ hay, những nhân vật từ trong các tác phẩm cứ dần in sâu vào tâm hồn, giúp bạn sẽ sống nhân ái, vị tha hơn. Nhà văn M Gorki từng nói: “Mỗi tác phẩm là một cuộc đời”. Một lúc nào đó bạn sẽ sống, suy nghĩ và hành động như rất nhiều tình huống đã xảy ra trong tác phẩm văn học.

Không chú ý học tốt môn Ngữ văn, rất nhiều bạn ra đời rồi vẫn viết sai chính tả, ngữ pháp. Rất nhiều người dù đã tốt nghiệp đại học mà vẫn không viết được một biên bản, đơn từ, thư trao đổi, giao dịch cho đúng quy các. Họ rất lúng túng khi xem bản đồ một thành phố lớn để xác định đúng những điểm cần đến hoặc không thể trình bày nổi một ý tưởng, một dự định mà mình đã suy nghĩ một cách hiệu quả.

Thoát nạn mù chữ không có ý nghĩa là đã biết đọc hiểu. Nhiều người đọc rất to và lưu loát một văn bản nhưng vẫn không hiểu hoặc hiểu không đúng thông tin đó. Đó là nói ở các văn bản thường thấy trong đời sống. Còn đối với văn chương, rất nhiều người không thể hiểu nổi một câu thơ trong Truyện Kiều hay một cách ngôn nào đó có tính phức tạp một chút, cần phải có nhiều suy nghĩ. Nhìn từ thực trạng đó sẽ thấy vai trò và tính ứng dụng của môn học Ngữ văn trong cuộc sống là quan trọng đến mức nào.

Bên cạnh đó văn học trong xã hội hiện đại ngày nay là không thể phủ nhận. Văn học đóng vai trò như một hình thức thể hiện của từng tác giả. Một số sách phản ánh xã hội và cho phép ta hiểu hơn về thế giới mà ta đang sống.

Học tốt môn Ngữ văn là điều kiện để học các môn học khác. Trước hết phải biết đọc biết viết. Người ta vẫn thường nói phải học đọc trước rồi sau đó học để đọc là thế. Muốn học tốt các môn học khác trước hết phải đọc hiểu văn bản trong SGK mỗi môn học phải có một cách đọc riêng; nhưng tất cả đều có yêu cầu chung giống nhau là phải hiểu văn bản đó nói gì. Viết một bài về lịch sử, địa lý hay bất kì một môn học nào cũng thế thôi, đều phải vận dụng ngôn ngữ lập luận thuyết minh, giải thích, mô tả, phân tích, bình luận để làm sáng tỏ đối tượng và thuyết phục người đọc. Cuộc sống lại phát triển liên tục, cách phản ánh và mô tả, thể hiện cuộc sống luôn thay đổi.

Văn học mỗi thời lại đòi hỏi những cách đọc khác nhau. Cùng là Nguyễn Minh Châu nhưng Mảnh trăng cuối rừng và chiếc thuyền ngoài xa phải học theo cách khác nhau. Cùng là Huy Cận nhưng ở bài Tràng giang trong tập Lửa thiêng phải đọc khác. Việc học văn rất quan trọng, nhưng không phải ai cũng có thể hiểu được giá trị của nó đối với chính bản thân mỗi con người, bởi giá trị của nó nằm sâu bên trong tiềm ẩn và nuôi dưỡng tư tưởng chúng ta hàng ngày.

Chính vì thế, cho dù ở thời đại nào đi chăng nữa văn học vẫn giữ một vai trờ vô cùng quan trong trong đời sống của con người.

Phần thảo luận của tôi đến đây là kết thúc. Cảm ơn cô và các bạn đã chú ý lắng nghe.

Nội dung 2: Giới thiệu và đánh giá về một tác phẩm văn học theo danh mục được gợi ý trong các phần Củng cố, mở rộng sau mỗi bài học

Bài nói tham khảo

Xin chào thầy cô và các bạn, trong buổi trình bày hôm nay, em sẽ giới thiệu một tác phẩm liên quan đến việc trọng dụng nhân tài cho đất nước, đó là tác phẩm Chiếu cầu hiền của tác giả Ngô Thì Nhậm viết thay lời vua Quang Trung – Nguyễn Huệ.

Có thể nói rằng trong kho tàng văn học nước ta thì không chỉ có những bài thơ ngôn từ hay và mượt mà, hay là những áng văn xuôi đậm chất trữ tình. Mà còn có những thể loại riêng nhưng lại có thể góp phần đa dạng và phong phú cho nền văn học chung của nước ta. “Chiếu cầu hiền” của vua Quang Trung được xem là một tác phẩm đặc sắc nó là một bản chiếu vua ban và có sức mạnh to lớn của một quốc gia dân tộc.

“Chiếu cầu hiền” đã được viết khi mà vua Lê Chiêu Thống đã “mời” quân Thanh vào xâm lược nước ta. Lúc bấy giờ Nguyễn Huệ đã lên ngôi vua và đã lấy hiệu là Quang Trung. Quang Trung đã đem quân ra Bắc để quét sạch hết 20 vạn quân Thanh và cả bọn tay sai và bè lũ bán nước. Khi đã thua trận Lê Chiêu Thống cùng như đã cùng bọn quân Thanh đi theo Tôn Sĩ Nghị. Và lúc này thì triều Lê sụp đổ, thay thế vào đó là triều Nguyễn được vua Quang Trung lập lên. Có thể thấy rằng trước sự kiện trên đã có một quan thần trong triều Lê khả năng là do theo trung quân ái quốc lỗi thời với thời Lê. Và dường như hai là có thể do sợ hãi triều đại mới nên dường như tất cả đều trốn tránh ẩn nấp và cũng đã không ra phò tá giúp đỡ vua Quang Trung phát triển đất nước. Và khi đã đoán biết tình hình đất nước nhà như vậy Quang Trung cũng như đã liền phái Ngô Thì Nhậm để có thể thay mình viết chiếu cầu hiền dùng làm để kêu gọi những người tài giỏi ra cứu dân, giúp nước.

Qua hành động này ta như thấy được vua Quang Trung rất đỗi khôn ngoan khi đã nghĩ ra kế sách này. Đồng thời cũng đã thể hiện được việc nhà vua rất trọng người hiền tài trong thiên hạ. Ngô Thì Nhậm được thay vua Quang Trung viết “Chiếu cầu hiền” vì ông là người tài giỏi cũng là bậc bề tôi trung thành với vua. Thể “chiếu” được xem là văn thu mà vua chúa ban bố một mệnh lệnh cho dân chúng. Thật dễ thấy được vua Quang Trung đã đưa ra việc tìm người hiền tài chứ không phải ban bố những mệnh lệnh điều này cũng như đã thấy được vai trò to lớn và cấp thiết nhất là phải tìm được người hiền tài ra giúp dân giúp nước.

Trong bài chiếu có thể thấy được đầu tiên mà tác giả nói đến chính là vai trò cũng như là sức mạnh của hiền tài cho quốc gia. Chẳng thế mà dường như ta thấy ngay tên bài chiếu nọ đã nói lên được tất cả những vai trò to lớn của các bậc hiền tài. Và có thể nói rằng đó chính là nhan đề mà ta đã thấy được Thân Nhân Trung trước cũng đã viết đó là “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”. Và có thể chính vì thế tác giả cũng như đã nêu cao vai trò của người hiền tài trong cả sự nghiệp để có thể phát triển đất nước. Tác giả dường như cũng đã so sánh hiền tài như một “ sao sáng trên trời cao”. So sánh như vậy để thấy được tầm vóc của những hiền tài giống như những gì vĩnh hằng và quan trọng, rực rỡ của thiên nhiên. Đây chính là một sự tôn vinh như được khen ngợi đối với những bậc hiền tài. Mà ta như thấy được rằng dường như ở những bậc hiền tài ấy cũng như sẽ phải theo Bắc thần đó là một quy luật hiển nhiên. Người tài được biết đến là do trời sinh ra và dường như ở người tài ấy phải có phận là biết sử dụng tài năng của mình cống hiến cho đất nước. Và đây cũng là cách mà tác giả Ngô Thì Nhậm như cũng đã muốn cho sĩ phu hiền tài thấy được vua Quang Trung như thật đã biết trọng người tài và rất mực cầu hiền để cùng vua giúp nước. Từ đó như cũng đã góp phần như có thể xóa đi những nghi ngờ những nỗi sợ hãi của những bậc hiền tài. Và ta như thấy được nó rất hợp lý khi đã tạo ra chính tính chính danh và đây là một tính rất quan trọng cho chiếu cầu hiền.

Có thể thấy khi đến đoạn văn tiếp theo dường như cũng đã nói về nguyện vọng của nhà vua khi mà ông đã mong muốn những hiền tài của quốc gia ra mặt góp sức góp tài cho công cuộc xây dựng đất nước. Tác giả dường như đã đi sâu vào phân tích tình hình khó khăn của đất nước và cả chính tình hình ấy phải cần đến sự giúp đỡ của hiền tài quốc gia. Có lẽ ta như thấy được cách trình bày thẳng thắn cho thấy được ra những sự trung thực thật thà cũng như là một sự quang minh chính địa của vua Quang Trung. Cũng như thông qua đó ta thấy được sự chân thành và đó còn chính là tình cảm của nhà vua dành cho những hiền tài. Đồng thời đó còn là tâm trạng lo lắng của vua Quang Trung ở đây được ví như “trời còn tăm tối”hay là “đương ở buổi đầu của nền đại định” và cả “công việc vừa mới mở ra” đó như cũng chính là những khó khăn bức thiết của triều đại nhà Nguyễn, hơn hết đó là đất nước như cũng đang rơi vào tình thế khó khăn. Ta cũng như đã thấy được chính hình ảnh đất nước được hiện ra qua những câu văn của Ngô Thì Nhậm hiện lên thật rõ nét. Đó chính là một đất nước mà dường như ở đời đầu mới ở buổi rất khó khăn, hơn nữa là tương lai còn chưa sáng rõ. Ở buổi đầu khó khăn như vậy thì việc thiếu nhân tài thì làm sao có thể sáng được cơ chứ, và cũng chính vì thế mà vua khẩn thiết cầu hay mời hiền tài về để có thể được phụng sự giúp đỡ vua xây dựng đất nước thái bình thịnh trị. Trong buổi đầu đó thì dường như cả “kỉ cương còn nhiều khiếm khuyết, hay ngay cả việc biên ải chưa chưa yên, và nhân dân còn nhọc mệt, đức hóa của chúng chưa nhuần thấm” cùng với đó chính là “một cái cột không thể đỡ nổi một căn nhà lớn”. Khi nhìn vào thực tế thì “mưu lược một người không thể dựng nghiệp trị bình”. Và cũng chính vì thế mà ta như thấy được vua Quang Trung như thật sáng suốt biết bao khi đã biết được tầm quan trọng của người hiền tài.

Cho đến cuối cùng thì bài chiếu như đã nêu ra đó là chính sách cầu tài của vua Quang Trung. Dường như ở phần này tác giả chỉ ra những điểm nổi bật trong những đường lối chính sách của vua mà thôi. Và chúng ta có thể đánh giá đó là những chính sách công bằng cho tất cả mọi người, và cho thấy được vua Quang Trung là một vị vua anh minh, thương yêu nhân dân

Thêm vào đó nữa chính là cách tiến cử hết sức rộng mở đó chính là việc tự mình dâng sớ tâu bày tất cả các sự việc, do các quan văn quan võ tiến cử, cho phép đang sớ tự tiến cử. Thông qua bài chiếu ta thấy được tài năng biết trọng người tài, luôn lắng nghe ý kiến của quần chúng. Và đây quả thực là một tác phẩm vừa mang ý nghĩa chính trị vừa lại là một tác phẩm văn học có giá trị.

Phần trình bày, đánh giá của em đến đây là kết thúc. Cảm ơn cô và các bạn đã chú ý lắng nghe.

Nội dung 3: Lớp học của bạn đã có những hoạt động trải nghiệm gì trong thời gian qua? Hãy lập đề cương cho bản báo cáo kết quả của hoạt động trải nghiệm đó và trình bày trước nhóm học tập.

Bài nói tham khảo

Đề cương báo cáo kết quả hoạt động trải nghiệm của lớp 10A1

1. Số lượng người tham gia

Tổng số 45 người trong đó: 

- Học sinh của lớp là 40 thành viên.

- Giáo viên và đại biểu của lớp là 5 người.

2. Kết quả

- Buổi trải nghiệm diễn ra an toàn, đúng kế hoạch thực tế.

- Học sinh của lớp tham gia vui vẻ.

- Hăng say khám phá những điều lý thú, bổ ích, tích lũy được nhiều điều hay về truyền thống. lịch sử, tham quan và tìm hiểu rõ về các di tích, danh lam thắng cảnh.

- Bày tỏ lòng biết ơn đến các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh vì độc lập dân tộc.

3. Bài học kinh nghiệm

- Lớp cần tích cực nêu cao tinh thần đoàn kết.

- Cần hăng hái tham gia các hoạt động hơn.

- Mong muốn các bậc phụ huynh và GVCN tạo ra những chuyến đi ý nghĩa.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 Kết nối tri thức siêu ngắn, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên