(Siêu ngắn) Soạn bài Mùa xuân chín - Kết nối tri thức
Bài viết soạn bài Mùa xuân chín trang 50, 51, 52 siêu ngắn gọn sách Ngữ văn 10 Kết nối tri thức giúp học sinh lớp 10 dễ dàng soạn văn 10.
(Siêu ngắn) Soạn bài Mùa xuân chín - Kết nối tri thức
A/ Hướng dẫn soạn bài Mùa xuân chín
* Trước khi đọc
Câu 1 (trang 50 sgk Ngữ văn 10 Tập 1): Bạn có nhớ những bài thơ, những câu thơ nào về mùa xuân mà mình đã từng đọc?
Trả lời:
Thơ về mùa xuân: Rằm tháng giêng (Hồ Chí Minh), Vội vàng (Xuân Diệu), Cảnh ngày xuân (Nguyễn Du),...
Câu 2 (trang 50 sgk Ngữ văn 10 Tập 1): Điều gì khiến bạn có ấn tượng hay thích thú ở những bài thơ, câu thơ ấy?
Trả lời:
Những chi tiết miêu tả mùa xuân mang không khí căng tràn nhựa sống, hi vọng về một khởi đầu mới trong năm.
* Đọc văn bản
Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc:
1. Các vần được gieo trong bài thơ.
Trả lời:
vàng – sang, mây – ngây, làng – chang chang
2. Những từ ngữ có thể gợi ra nhiều nét nghĩa hoặc nhiều khả năng liên tưởng về âm thanh, hình ảnh.
Trả lời:
làn nắng ửng, khói mơ tan, lấm tấm vàng, sột sọt gió, tà áo biếc, cỏ xanh tươi, đám xuân xanh, tiếng ca vắt vẻo, mùa xuân chín, khách xa, bờ sông trắng,...
3. Những kết hợp từ ngữ ít gặp trong lời nói thông thường
Trả lời:
nắng ửng, khói mơ, sột soạt gió, sóng cỏ, đám xuân xanh, tiếng ca vắt vẻo, mùa xuân chín.
* Sau khi đọc
Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:
Câu 1 (trang 52 sgk Ngữ văn 10 Tập 1): Nhan đề bài thơ Mùa xuân chín được cấu tạo bởi những từ thuộc từ loại nào và có thể gợi ra cho bạn những liên tưởng gì?
Trả lời:
- Danh từ “mùa xuân” + động từ “chín”
- Gọi liên tưởng mùa xuân như một loại trái cây chín mọng, đang đến độ thơm ngon, ngọt lành, chờ tay người hái. Cùng đồng thời, mùa xuân chín là lúc chuẩn bị cho sự giã từ, chia xa.
Câu 2 (trang 52 sgk Ngữ văn 10 Tập 1): Trạng thái “chín” của mùa xuân trong bài thơ được thể hiện bằng những từ ngữ nào?
Trả lời:
Làn nắng ửng, khói mơ tan, lấm tấm vàng, bóng xuân sang, sóng cỏ xanh tươi, mùa xuân chín.
Câu 3 (trang 52 sgk Ngữ văn 10 Tập 1): Hãy nhận xét về ngôn từ của bài thơ trên hai khía cạnh sau:
Trả lời:
- Bài thơ có những sự lựa chọn và kết hợp ngôn từ nào khiến bạn đặc biệt chú ý? hãy nói cụ thể hơn cảm nhận của bạn về điều này.
- Ngôn từ của bài thơ đã gợi lên một khung cảnh mùa xuân như thế nào?
- Kết hợp từ đặc biệt gồm: Nhan đề gợi ra sự vận động bên trong, vừa kích thích tưởng tượng thị giác. Cấu trúc đảo ngữ, các phép nhân hóa, so sánh nhận mạnh được vẻ phơi phới của sắc xuân và sức xuân.
- Gợi khung cảnh mùa xuân tươi đẹp, không khí xuân rực rỡ, đắm say, rạo rực lòng người. Sắc xuân rực rỡ, dồi dào, con người và cảnh vật tràn đầy sức sống, giao hòa mãnh liệt với nhau.
Câu 4 (trang 52 sgk Ngữ văn 10 Tập 1): Mô tả cách ngắt nhịp và gieo vần trong bài thơ. Chỉ ra những điểm mà cách ngắt nhịp, gieo vần này có thể gây được ấn tượng đặc biệt với người đọc (chú ý đến vai trò của các dấu câu, sự biết hóa của cách ngắt nhịp, vị trí gieo vần). Từ đó, hãy so sánh mức độ chặt chẽ trong cách ngắt nhịp và gieo vần trong bài thơ này với một bài thơ trung đại làm theo thể Đường luật.
Trả lời:
- Bài thơ ngắt nhịp 4/3 hoặc 2/2/3. Gieo chủ yếu là vần chân (vàng – sang, trắng – nắng, chang – chang), bài thơ có chỗ gieo vần lưng. Cách ngắt nhịp và gieo vần linh động so với quy định về vần và nhịp trong thơ Đường luật.
- Điểm gây ấn tượng về cách ngắt nhịp, gieo vần: tạo nên sự ngân nga, vang vọng cho tổng thể bài thơ, thể hiện cảm xúc bâng khuâng, vương vấn, cảm xúc hòa mình vào sắc xuân. Yếu tố cảm xúc dẫn dắt nhịp, vần, cảm xúc cá nhân được thể hiện rõ, uyền chuyển, linh hoạt.
- So sánh:
So sánh |
Mùa xuân chín (Hàn Mặc Tử) |
Thu hứng (Đỗ Phủ) |
Cách gieo vần |
các vần chân được gieo đó là: ang, ơi, ây, ang, có sự thay đổi ở mỗi khổ thơ. Cách ngắt nhịp giữa các khổ thơ cũng có sự linh hoạt, nhằm phù hợp diễn tả tâm trạng của nhà thơ. |
Gieo vần chân ở câu 1,2,4,6,8: cùng là vần “âm”; Về cắt ngắt nhịp: ngắt nhịp 4/3 ở tất cả các câu thơ không thay đổi. |
=> Nhận xét: mức độ chặt chẽ cách ngắt nhịp, gieo vần của thơ mới không còn quá khắt khe, quy chuẩn như thơ Đường luật.
Câu 5 (trang 52 sgk Ngữ văn 10 Tập 1): Con người trong bài thơ hiện diện qua những hình ảnh nào? Hình ảnh nào gắn với nhân vật trữ tình? Hình ảnh nào là đối tượng quan sát hay nằm trong tâm tưởng của nhân vật trữ tình?
Trả lời:
- Con người hiện lên qua một nét chấm phá hoán dụ ("tà áo biếc"), miêu tả trực tiếp ("Bao cô thôn nữ hát trên đồi"), có khi hiện lên gián tiếp ("tiếng ca"), có khi hiện lên trong kí ức của nhân vật trữ tình (người chị "gánh thóc"),...
- Nhận vật trữ tình gắn với hình ảnh “khách xa”.
- Đối tượng quan sát: khung cảnh mùa xuân, nhớ về người chị của mình, hình dung về sự nhọc nhằn của người chị cũng từng có một thời xuân xanh, với những nỗi niềm trắc ẩn, thương cảm.
Câu 6 (trang 52 sgk Ngữ văn 10 Tập 1): Hình ảnh, nhịp và vần trong bài thơ có mối liên hệ như thế nào với mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình?
Trả lời:
Hình ảnh, nhịp và vẫn tương ứng với sự vận động trong mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình, vừa hoà mình vào thiên nhiên, nâng niu, trân trọng vẻ đẹp bình dị mà tràn đầy sức sống của tạo vật, của con người, lại vừa có những khoảnh khắc tách khỏi đối tượng quan sát của mình để ưu tư, trắc ẩn. Giọng điệu của bài thơ, vì thế, khi tha thiết, say sưa, nhưng cũng có khi lắng lại, trầm lại, vừa điềm tĩnh, vừa trắc ẩn.
Câu 7 (trang 52 sgk Ngữ văn 10 Tập 1): Hãy nêu cảm nhận của bạn về nhân vật trữ tình trong bài thơ.
Trả lời:
Nhân vật trữ tình của bài thơ không chỉ là một người nhạy cảm với sự sống, giao cảm với cuộc đời mà còn là một chủ thể biết suy tư, biết lo âu. Ngay khi mọi thứ đang ở độ viên mãn, lí tưởng như vậy, nhân vật trữ tình đã gợn lên nỗi u hoài về một viễn cảnh phai tàn của đời sống sau khi đạt đến trạng thái "chín". Cảm nhận được cái phù du, thoáng chốc của mọi vẻ đẹp ở cuộc đời nhưng không vì thế mà phủ nhận chúng; cảm nhận được cái hân hoan của đời người chỉ là khoảnh khắc, cái nhọc nhằn của kiếp người mới là trạng thái mòn mỏi, dài lâu, nhưng không vì thế không xúc động trước cái vui của nhân gian và đặc biệt, càng không quên cái khốn khó của đời sống.
* Viết kết nối với đọc
Bài tập (trang 52 sgk Ngữ văn 10 Tập 1): Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày cảm nhận về một câu thơ hoặc một hình ảnh trong bài thơ Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử đã gợi cho bạn nhiều ấn tượng và cảm xúc.
* Hướng dẫn:
- Hình thức:
+ Viết được đoạn văn theo đúng yêu cầu khoảng 150 chữ.
+ Đoạn văn nghị luận văn học về chi tiết đặc sắc trong bài thơ.
- Nội dung:
+ Nêu cảm nhận về một câu thơ hoặc một hình ảnh trong bài thơ Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử đã gợi cho bạn nhiều ấn tượng và cảm xúc.
+ Đảm bảo luận đề, luận điểm rõ ràng; lí lẽ, dẫn chứng xác thực, logic, thuyết phục.
Đoạn văn tham khảo:
Trong bài thơ "Mùa xuân chín" của Hàn Mặc Tử, hai câu thơ "Trong làn nắng ửng khói mơ tan/ Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng" gợi cho em nhiều suy ngẫm. Hình ảnh "làn nắng ửng" gợi cho độc giả nghĩ về một ngày mới bắt đầu bằng những tia nắng sớm ban mai trong trẻo, tươi mới chứ không phải cái nắng chói chang, gay gắt của mùa hè. Trong khi đó, "khói mơ tan" có thể là khói phát ra từ những căn bếp trong buổi sáng sớm hoặc cũng có thể là làn sương khói tinh mơ kết hợp với "làn nắng ửng" tạo cảm giác làn khói ấy đang dần tan biến để nhường chỗ cho nắng mới lên. Dưới màu vàng nhạt của nắng mới, hình ảnh "đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng" để lại cho em những hình dung về cảnh làng quê yên bình. Đó không chỉ là màu vàng của nắng mà còn là màu vàng của những mái nhà tranh. Cả không gian như ngập tràn nắng mới thể hiện hình ảnh mùa xuân tươi đẹp, căng tràn sức sống. Qua đây, tác giả gửi gắm tình yêu quê hương đất nước qua những vần thơ đặc sắc.
B/ Học tốt bài Mùa xuân chín
1/ Nội dung chính Mùa xuân chín
Với màu sắc cổ điển hài hoà với chất dân dã trẻ trung, bình dị, bài thơ “Mùa xuân chín” của Hàn Mạc Tử đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong sáng, rạo rực, say mê. Qua đó, nhà thơ gửi gắm niềm khát khao giao cảm với cuộc đời, nỗi nhớ làng quê da diết và bày tỏ nỗi trăn trở trước sự hiện hữu của cái đẹp.
2/ Bố cục văn bản Mùa xuân chín
- Gồm 3 phần
+ Phần 1: Khổ 1: Khung cảnh mùa xuân
+ Phần 2: Khổ 2+3: Tình xuân
+ Phần 3: Khổ 4: Tâm trạng nhân vật khách
3/ Tóm tắt văn bản Mùa xuân chín
Với màu sắc cổ điển hài hoà với chất dân dã trẻ trung, bình dị, bài thơ “Mùa xuân chín” của Hàn Mạc Tử đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong sáng, rạo rực, say mê. Qua đó, nhà thơ gửi gắm niềm khát khao giao cảm với cuộc đời, nỗi nhớ làng quê da diết và bày tỏ nỗi trăn trở trước sự hiện hữu của cái đẹp.
4/ Nội dung, nghệ thuật văn bản Mùa xuân chín
- Nội dung:
+ Thể hiện vẻ đẹp mùa xuân đẹp đẽ, tươi mới.
+ Niềm vui của con người khi xuân đến, tình yêu đời, khao khát giao hoà với cuộc đời, nỗi nhớ làng quê da diết.
- Nghệ thuật:
+ Tác giả sử dụng thành công các phép tu từ.
+ Ngôn ngữ thơ da diết, giàu sức sống, rộn ràng.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 Kết nối tri thức siêu ngắn, hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:
- Soạn văn 10 Kết nối tri thức (hay nhất)
- Soạn văn 10 Kết nối tri thức (ngắn nhất)
- Soạn văn 10 Kết nối tri thức (siêu ngắn)
- Giải Chuyên đề học tập Văn 10 Kết nối tri thức
- Giải lớp 10 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 10 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 10 Cánh diều (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 10 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - KNTT
- Giải sgk Toán 10 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Giải sgk Vật lí 10 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 10 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 10 - KNTT
- Giải sgk Địa lí 10 - KNTT
- Giải sgk Lịch sử 10 - KNTT
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - KNTT
- Giải sgk Tin học 10 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 10 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - KNTT